Hôm nay,  

Buồng Chuối Mễ

24/03/200100:00:00(Xem: 180809)
Bài tham dự số: 02-197-vb0324


Khi tôi dọn lại chung cư này thì đã có sẵn một bụi chuối ai đó đã trồng từ lúc nào rồi. Vì không ai chăm sóc nên cành lá úa vàng xác xơ. Tôi thấy tội nghiệp nên đi mua một ít phân, ngày ngày chăm bón tưới nước cho bụi chuối tốt tươi.

Không biết trải qua bao nhiêu tháng, bụi chuối của tôi cao lên xanh mướt, ngày nào tôi cũng ngắm. Nhìn bụi chuối, tôi hình dung cả vườn chuối của nhà tôi ở thành nội Huế hồi xưa lúc tôi còn nhỏ. Ba tôi trồng rất nhiều loại chuối. Bên giếng nước phía trước nhà là bụi chuối thanh tiêu. Loại chuối này không to như trái chuối già, nhưng mỗi lần ăn vừa lột vỏ là mùi hương nồng nàn cánh mũi. Tôi thích loại chuối này vì nó vừa có hương thơm ngát, vừa gợi cho tôi 2 câu thơ của bà Hồ Xuân Hương mỗi lần nghe mưa rơi trên tàu chuối:

Thánh thót tàu tiêu mấy giọt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.

Quanh vườn ba tôi trồng rất nhiều chuối mật. Người Huế thường gọi là chuối mật mốc, có lẽ vì khi chín nó có những chấm mốc đen trên vỏ và chuối càng chín thì vỏ càng mỏng, càng ngọt đậm đà.

Nói đến chuối mật tôi lại nhớ ngoại tôi. Mỗi năm, vào mùa hè ngoại thường ép chuối phơi khô. Trước khi ép, bà tước bớt phần mỏng của lớp vỏ ngoài, chừa lại lớp vỏ trong, khi đã phơi khô rồi, ăn trái chuối, cứ tưởng như ăn trái hồng khô, ngọt lịm.

Tôi nhớ hồi đó, đằng sau nhà tôi, ba tôi trồng những bụi chuối sứ. Khi còn nhỏ, tôi không thích chuối sứ, vì chuối này khi chín ăn nghe lạt lạt làm sao. Nhưng khi lớn lên tôi mới thấy cây chuối sứ dùng được rất nhiều việc. Trong một dĩa rau sống mà thiếu món chuối chát (trái chuối sứ còn xanh) sẽ không còn hương vị, nhất là khi ăn những món như lươn, ốc. Bắp chuối sứ trộn gỏi gà là hết xẩy! Đó là chưa kể lúc ăn Bún bò Huế, hay mì quãng, không có bắp chuối là không ngon. Lá chuối là món gia dụng của mỗi nhà trong những lần kỵ giỗ, đám tiệc. Tôi nhớ hồi đó, mỗi khi bên nhà thờ, họ nội, họ ngoại có đám giỗ là tôi được ăn rất nhiều loại bánh gói bằng lá chuối: bánh ít đen, bánh ít trắng, bánh nậm, bánh bột lọc...Rồi vào dịp Tết, đêm giao thừa nhà nào cũng có một nồi bánh tét, bánh chưng, không có lá chuối thì không thể gói bánh, gói tré, nem chua và chả lụa. Thân của chuối xắc thiệt mỏng, đem muối chua là một món dưa rất đưa cơm mỗi khi trời lạnh lẽo, ăn chung với cá kho hay thịt kho. Lại còn phần gốc chuối nằm phía dưới đất, ta gọi là củ chuối, đó cũng là một món ăn đở đói lòng trong thời giặc giã, cả nhà phải ăn củ chuối để sống, khi không có gạo mà ăn.

Trở lại khóm chuối nhà tôi tại Mỹ, không uổng công chăm sóc, khóm chuối ấy mỗi ngày lớn, cao thêm. Vượt lên trên hết là một cây chuối nằm ở mé hàng rào cuối sân nhà, sát với nhà bà Reina người Mễ ở chung cư bên cạnh. Cây chuối cao lắm, tàng lá phía trên ngang tầm với mái nhà, ngày nào tôi cũng ngắm cây chuối vừa thả hồn về với quê hương. Một hôm, tuốt trên ngọn cao, nhú ra màu hồng sẩm của hoa chuối. Tôi reo: “Chuối đã trổ buồng” vài ngày sau, một buổi sáng tôi thấy những hoa chuối nở ra, có một con chim nhỏ, nhỏ hơn con sâu, có cái mỏ thật dài, cứ mỗi ngày bay đến sà xuống hút hết nhụy hoa.

Khi cây chuối đã ra được 5 nải, ông xã tôi cắt bắp chuối đem vào. Cuối tuần ấy, nhà tôi được một bữa ăn gỏi gà thật ngon, cứ tưởng như ở Việt Nam vậy.

Ba tháng sau, buồng chuối vô cùng lớn trái, tôi quên nói đây là loại chuối sứ Mễ, trái nó có vỏ dày, trên vỏ có những khía lớn nhô lên. Nhìn dáng chuối, tôi thấy hơi giống với trái chuối ở quê nhà. Có lần đi chợ Mỹ, tôi đã thử mua về loại chuối này, đợi thiệt chín, tôi nấu lên hơn nữa giờ, bên trong chuối chuyển thành màu đỏ tim tím, ăn vào lại nhớ đến những trái chuối hồi xưa tôi mua ở Bắc Mỹ Thuận mỗi lần có dịp đi ngang. Tôi cũng đã bắt chước người miền Nam, có lần nấu chuối này với nước dừa nạo, bột báng, làm món chuối chưng, ăn mà nhớ quê hương miền Nam mình da diết!

Phải nói là trái chuối ở nhà tôi to hơn thứ ở chợ nhiều. Hàng xóm đi qua, ai cũng trầm trồ khen. Trái càng to, sức mạnh càng làm buồng chuối oằn về phía ngoài rào nhiều hơn. Bây giờ nó thòng xuống thấp, chỉ cao hơn tôi một cái đầu, vợ chồng bà Mễ Reina mỗi khi gặp tôi, thường dặn sau này nhớ cho nó một nải, tôi đã hứa cho nó vui lòng.

Mỗi ngày tôi say mê nhìn cây chuối, chuối to trái chừng nào thì lá chuối tơi tả chừng ấy, hình ảnh cây chuối gợi cho tôi chân dung người Mẹ Việt Nam trong gian khổ, người mẹ vẫn tận tụy, yêu thương con, mẹ chỉ nghĩ đến các con, cốt sao cho con được vui tươi, khỏe mạnh, đâu quản chi đến thân mình tàn tạ, xác xơ. Tự nhiên, tôi nhớ câu mẹ tôi xưa thường nói: “Có con cực khổ vì con, Biết bao giờ mẹ được vuông tròn như xưa!”

Tôi để ý thấy trên vỏ trái chuối bắt đầu có vài đốm đen: Chuối đã già. Tôi nửa muốn đốn cây xuống, nửa thấy tiếc vì hình tượng người Mẹ vẫn còn đậm nét trong tôi. Tôi chỉ muốn ngắm thôi.

Rồi một buổi sáng, tôi thức giấc nhìn ra mé hàng rào bỗng thấy buồng chuối biến mất. Ai đã ăn trộm rồi, cây chuối mẹ nằm nghiêng trơ trọi, ủ rũ như người đàn bà quằn quại trong nổi đau bị cướp mất con. Tôi buồn quá, tưởng như ai cứa trái tim mình. Phải chi mình có tiền, mua một nhà ở khu riêng biệt thì đâu có ai ăn trộm! Phải chi mình đừng qua Mỹ vào lúc tuổi già xế bóng! Mình đã qua Mỹ sớm hơn thì mình đã đi làm việc, dư sức có nhà rồi! Bây giờ, ở nhà lui cui bếp núc, có được một niềm vui nhỏ cũng bị ai đó tước đoạt! Tôi buồn đến nổi, vo gạo gạo đổ ra ngoài, lòng tôi chỉ nhớ cây chuối.

Hôm sau, ông xã tôi đi làm về cho hay rằng anh vừa thấy thằng Mễ sát nhà chất 1 buồng chuối lên xe, anh đến gần thì đúng là chuối của mình, anh nói: “Sao mày cắt chuối của tao"” Nó ngang ngược nói tỉnh bơ: “Tại vợ mày cho tao”. Tới đó, anh bỏ đi vào nhà. Tôi nói: “Tại sao anh không nói lại cho nó biết lỗi đã đi ăn trộm của mình” anh nói: “Chẳng lẻ mình đứng gây lộn với nó à” Tôi giận lắm và muốn nói: “Anh chỉ có tài ăn hiếp tôi, rỏ khôn nhà dại chợ” nhưng tôi đã nén lòng.

Nhớ lại, mới lúc qua Mỹ, gia đình tôi đã bị một vụ lừa gạt đau đớn, chung qui cũng vì tính thật thà đến độ của anh ấy. Điều làm tôi bực mình là anh luôn luôn nhịn thua mọi người ngoài xã hội, ai lấn lướt anh cũng được (nhưng trong gia đình, ai mà ngược ý anh thì đừng hòng được yên).

Năm ấy, lúc mới qua Mỹ, gia đình tôi được một người Việt đến lăng xăng giúp đỡ, trên danh nghĩa “Đồng hương đi trước giúp đồng hương đi sau” nên bà Hiền (tên người đó) rất được nhà tôi tin cậy. Bà ta hướng dẫn làm đơn xin Welfare, medicare, tìm chỗ mướn nhà vv...Suốt năm tháng đầu, vì không có xe, ngày nào cả nhà tôi đi bộ rã rời từ chỗ làm về nhà. Thấy nhà tôi băn khoăn tìm mua xe, bà Hiền giới thiệu một người có xe bán. Vì tin bà Hiền, tin luôn người bán, ông xã tôi vội mua ngay chiếc xe, mặc cho tôi và các con tôi ngăn cản. Vừa mua một tuần, thì xe hư, không chạy được nữa. Tìm người bán thì đã trốn mất tiêu. Té ra họ phe với nhau để gạt mình! Đem đi sửa mấy lần cũng không ổn. Thế là bao nhiêu tiền dành dụm suốt mấy tháng đi may và cắt chỉ đã tan thành...sắt phế thải.

Trở lại chuyện buồng chuối. Mấy ngày sau đó, tôi vẫn còn tức ông xã tôi đã nhịn thua thằng Mễ hằng xóm. Tôi định bụng nếu gặp tụi nó, tôi sẽ mắng một trận cho hả. Nhưng có điều tôi chưa quên: Tôi mới qua Mỹ, tiếng nước này chưa rành, mà tụi thằng Mễ, cũng không biết nhiều tiếng Mỹ, Tôi phải làm sao đây" Một buổi sáng, tôi gặp lại tụi nó. Từ xa, cả hai đứa thấy tôi bèn cúi đầu xuống. Tôi cũng làm mặt giận, ngó lơ không thèm chào như mọi khi.

Qua tuần sau, một hôm tôi nghĩ: Loại chuối này, người ta bán ở chợ có 3 pound giá 1 đồng. Có đáng gì đâu mà tôi phải buồn, giận, tiếc... Giữa một cây chuối và một người chồng bao nhiêu năm ở tù về, ta quý bên nào hơn" Thằng Mễ dù có trộm buồng chuối nhưng có ai xóa được hình tượng người mẹ ôm con trong lòng tôi. Giữa cảnh đời này, tất cả rồi cũng tan đi, hơi đâu ôm mãi một chuyện trong lòng, thật lãng nhách. Tự nhiên, tôi thấy lòng nhẹ nhàng. Tôi thực sự đã quên!

Ngọc Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,863,052
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.