Hôm nay,  

Chuyện Đỡ Buồn Năm Tân Tỵ

22/03/200100:00:00(Xem: 167438)
Bài tham dự số: 02-196-vb0323


Từ trong tiệm bánh mì Cali bước ra ở khu chợ Đồng Hương, tay xách 1 bị 5 ổ bánh mì “một tì”, tôi chợt thấy ông Tây ngồi ngay ngõ cửa... dáng điệu ủ rũ, u buồn, trước mặt có cái bảng “Homeless, need help, veteran fighting in VN” còn thêm cái nón “bầy tuồng” trong nón chứa le te mấy đồng cắc, cộng thêm tờ 1 đô... Trò này giống hệt phe cái bang ta lắm!
Ông homeless này, chẳng tỏ ý xin xỏ gì, cứ lặng lẽ trông vẻ chán đời. Tôi vốn là dân “xi cà que” động tình, động cảnh, bèn ra tay cứu trợ. Tôi bỏ gậy chống xuống, đứng chập choạng lấy ra một ổ bánh mì, chưa chịu, thêm 1 đô, chưa chịu nữa, móc thuốc lá mời hút.
Cũng đáng công lắm, ông homeless tây này trố mắt nhìn tôi, miệng thì thank you lia lịa. Ông ta còn ra thủ hiệu (làm dấu thánh giá theo công giáo) còn miệng thì nghiêm trang nói: “God bless you!”. Chưa xong, ông ta còn lôi từ sau lưng một tờ báo Việt ngữ tặng tôi.
“Chúa ơi! hôm nay con đã làm được một việc thiện” nhỏ nhặt trong trăm nghìn giáo điều của ngài răn dạy. Lòng tôi phơi phới chống gậy tửng tà đi về phía xe. Lúc tôi đang loay hoay mở cửa, bỗng thấy ai chạm nhẹ vào vai tôi, tôi giật mình quay lại. Té ra lại là ông homeless! Lúc đó thú thật mà nói, lòng tôi bấn loạn, Con mẹ nó, Ách giữa đàng mang vào cổ đây! Cái đầu đầy trí tuệ đặc sệt bia và thuốc lá của tôi hoạt động mãnh liệt. Tôi trực nhớ các quan ông, quan bà qua trước, thường nhắc nhủ tôi: “Ở xứ này, chớ nên vớ vẩn, nhất là đụng chạm vào con nít hay các “lét đì” vỡ nợ đó, ra tòa rồi tù mọt gông”. Chưa đủ, còn nêu ra ví dụ để diễn giải: “Một ông “mít” tốt bụng, đi shopping, thấy cái shopping cart nằm giữa đường, ông ta le te chạy ra đẩy vào lề. Vận xui đến, một “quan mít” bà lái xe ào tới “tung hê”... Vậy là trăm tội đổ lên đầu anh hùng cứu xe (chứ không phải anh hùng cứu mỹ nhân như trong các phim chưởng Hongkong)... phải trái, đương nhiên có các ông “cò” mẽo” giải quyết, tuy nhiên rối rắm, khổ ơi là khổ!
Trở lại ông homeless, té ra không đáng lo lắng và sợ sệt như tôi nghĩ, anh chàng này chỉ tỏ ý thích thú và thân thiện, cảm nhận cái tốt “dzỏm” của tôi và muốn vài câu trao đổi... Chết mẹ rồi! Tiếng tây, tiếng u của tôi thú thật chỉ đủ vào Liquor mua bia, thuốc lá và đánh lotto...t hằng cha cà khịa này lại muốn vấn đề gì đây" Thật ra tôi thấy hắn ta cũng chẳng nguy hiểm gì, mặc dù trên cánh tay trần có xâm loạn xị. Tò mò, tôi bèn OK, “Yes, no” với “you” cho vui! Câu được, câu không, đại loại tôi biết anh ta có chiến đấu với Cộng Sản ở Việt Nam, và anh bị mấy “mụ khỉ” trong quán Bar ở VN tập tành cho “phi” thậm chí còn dạy các ngôn ngữ “mất dạy”... đại loại.
Khi tôi và hắn lết xuống lề đường để trò chuyện, sau màn mời hút thuốc lá hắn ta bắt chuyện “ĐM you...good!” Tôi ngạc nhiên hết cở, bèn hỏi hắn, hắn mới xì ra là lúc viễn chinh, đã học được của các “kiều nữ” trong bar, Hắn còn muốn nói thêm vài câu tiếng Việt học được ở các “lò nhện “ VN, tôi vội vàng xua tay, tỏ ý thán phục... Anh ta biết tôi lính VNCH, qua theo diện HO... hí ha, hí hớ với nhau cũng vui... Lúc dùng tay, mắt liếc, miệng méo, đầu lắc, đầu gật tía lia, thế mà cũng chuyện trò rôm rả!
Nói cho cùng năm xưa khi còn chiến đấu trong quân lực, tôi bên cạnh cũng năm lần, bảy lượt có cố vấn Mỹ đồng cấp... đến bây giờ tôi chợt phân vân, mẹ kiếp! chẳng hiểu sao bọn họ hiểu được các vấn đề yêu cầu của tôi về hành quân và tiếp liệu! bây giờ lắm lúc đi “xốp” hay vào cơ quan công quyền để giải quyết giấy tờ, thủ tục liên quan đến mình. Nhiều lần họ bảo đợi nhân viên VN ra “hép” dễ hiểu tôi phát âm họ cứ ngẩng tò te.
Bố khỉ thì thôi, đang múa may phì phào thuốc lá với ông homeless, bà “le đi phớt” của tôi, thấy tôi đi lâu không về, nên chạy phăng tìm kiếm...vì cả nhà tôi đều biết tôi “xi cà que” mắt kém, lái xe rất lạng quạng.
Tôi chỉ có khả năng lái đến nhà thờ gần, chợ kế nhà, ngoài ra freeway thì miễn bàn. Viết tới đây, tôi chợt nhớ cái năm mới có bằng lái xe, một ông bạn qua trước, mới tậu được nhà ở Los Angeles, điệu mời vợ chồng tôi lên ăn tân gia. Hăng tiết vịt, tôi OK và từ chối việc bạn tôi đến đón, để tự tôi lái lên. Khi học lái, cũng được các thầy, cô đem ra freeway, tuy nhiên họ chỉ đạo diễn trong 1 đoạn ngắn vào entrance, rồi ra Exit, để biểu đi đông về Tây đi bắc về Nam... easy! Bây giờ tự mình vào trận, trước mặt xa lộ mênh mông, xe vù vù nối đuôi qua lại. Tôi điếng hồn, trong lòng chợt hối hận, chỉ tại tự ái nổi dậy.. tôi cứ lái bừa (lúc đi tôi đã coi bản đồ và vẻ vào tờ giấy gắn ngay trước mặt) đi mãi đã trên 3 tiếng đồng hồ... dù dốt kém kinh nghiệm, tôi cũng biết mình đã đi lạc, Phần mỏi mệt, phần bấn loạn vì đường xá, cộng thêm cái bà xã ngồi kế bên tru tréo, tôi oải quá quyết định thắng me nó vào lề, Chán nản tôi lật bản đồ ra ... có coi được gì đâu, tâm sự một người đi lạc chắc ai cũng biết, mấy cái đường tên tuổi phố xá nó cứ như bà bóng nhảy múa lung tung... Kệ cha nó, tôi quăng bản đồ vào xó xe, gục đầu trên tay lái, mặc kệ cái bà chằng của tôi dẫy lên như phải đỉa!
Chuyện đến cũng phải đến, mấy ông cò tuần xa lộ rề rề tới. Thấy tôi gục đầu trên tay lái, xi xa, xí xồ nghi tôi “xỉn” qua hạch hỏi mới biết tôi lạc đường. Họ vẽ và chỉ đường cho tôi đi, tôi lắc đầu “no biết” về! Báo hại phe “cò tay” phải dẫn độ cho tôi lái theo.
Trở lại chuyện, bà xã tôi tìm ra tôi đang “chim bay cò bay” với tay homeless, bà ta “tức vận” chạy lại tóm cổ áo tôi kéo lên, tôi vốn què giò, bị cú kéo bất ngờ, thế là té đùng ra đường... ông Tây homeless hoảng quá, bật dậy là lẹ làng lĩnh mất tiêu!

Tôi thường bị rầy rà là vô tích sự, chẳng làm được việc gì... quỉ thần ơi, tôi là dân tàn phế có “lai xần”, muốn tôi làm gì đây" Vụ đi mua bánh mì Cali cũng chấp hành bà ta, chẳng qua tôi “tarzan nổi giận, nói tiếng VN” cộng máu giang hồ mới đấu láo với tay homeless chút chơi mới sinh ra rầy rà. Nghĩ lại tôi tự phán xét tôi: “quá phải, quá phải” Tôi đâu có lén đi “Tiếu ngạo giang hồ” ở bên Mễ đâu. Tôi bị bà vợ này canh chừng còn ngặt nghèo hơn bọn Công an CS khi ra tù bị quản chế.
Tôi có thú vui nuôi chim và cá, lại còn đèo bồng cây kiểng. Lẽ dĩ nhiên tiêu pha lỉnh kỉnh cho các dịch vụ này không ít, à quên tôi còn bốc đồng nuôi thêm 15 con gà, chết 12, còn 3 con 2 trống 1 mái nay đã to bự lắm rồi.
Tôi thì già, đêm khó ngủ nên thức rất khuya, sáng đương nhiên dậy muộn. Khỉ thì thôi, mấy đàn em của tôi; Chim thì chít chít nhảy lên, trèo xuống đòi ăn, gà càng la toan toác, còn cá cứ lượn lên, đảo xuống đòi chạp! Bà xã tôi làm ca 1 sáng vội vả đi làm, hễ mở cửa garage thì đàn em la chí chóe, bà ta vốn tánh cẩn thận, sợ lối xóm “còm len” nên đì tôi vô hồi kỳ trận.


Xúi quẩy thì thôi, năm nay mưa đột ngột liên tục. Cái house “thổ tả” tôi thuê lại dột nặng, tôi bèn kêu sửa chữa, ông tây thợ chính bảo trì của công ty đến, chợt thấy tôi từ garage ra, rồi vội vàng đóng cửa, hắn ta tò mò “you ở trong này hả"” Bố lếu, tôi vốn biết cái bọn khỉ này, vừa đi tu sửa vừa làm công an để khó dễ phe thuê nhà...Tôi hơi bực mở toạt cửa nhà xe để chứng tỏ mình không chỉnh trang chút đỉnh cái nhà xe để cho share, Lúc đó vì “nổi vận” tôi quên bọn “đàn em” nhốt trong garage vì thời tiết lạnh, bọn này vì quen hơi tôi hằng ngày cho ăn, nên ôi thôi “hợp ca” loạn cào cào đến điếc tai. Tên Tây này thoạt đầu ngơ ngác, sau đó cười cười hỏi tôi bằng cách ra dấu tay: “cứa ngang cổ” mắt liếc vào lồng gà... tôi lặng lẽ nhún vai và lắc đầu. Hắn còn vờ vịt đến cạnh chuồng chim huýt gió “hi hố” với lũ chim Cocketail và Parakeet của tôi, rồi bỏ đi ra.
Đi làm về, bà xã tôi biết vụ việc cắn véo tôi tơi bời, miệng thì bai bải: “ngu ơi là ngu, dọn nhà khổ lắm, ông chơi ác ôn vậy, chỉ khổ mẹ con tôi thôi!” Giao kèo thuê nhà tôi nắm vững, và lại tôi đều nhốc “đàn em” của tôi và sinh hoạt với bọn chúng trong garage mà, đâu có gây phiền phức cho lối xóm.
Cái xui không hẹn mà đến, một ông bạn nối khố từ tiểu bang khác, nhân đến thăm Cali trong dịp Tết Tân Tỵ, hai vợ chồng ghé thăm tôi. Bạn củ đến từ xa nên gia đình tôi, nhất là “bà xã khó chịu” đã nguôi ngoai vui vẻ, lăng xăng lo đồ ăn thức uống, thêm vài món nhậu rậm rà.
Hai vợ chồng này qua từ 75, làm ăn nên lắm, “Xóp xung” 2,3 cái, nên chơi xộp lì xì tôi cũng nằng nặng, tôi vui bạn củ nhớ tình xưa lúc mày mò cùng nhau ở VN tróc da, trầy vẩy đi học trong hoàn cảnh khó khăn, hơn nữa lại có bao lì xì, nên cứ “hò dô ta” mời cụng ly lia lịa!
Dòm qua, ngó lại ông bạn này cũng sắp “tới bến” bèn hỏi tôi “mày làm cái trò khỉ gì mà nuôi đủ thứ loạn cào cào như sở thú vậy"” Tôi cười giả lả, chỉ là giải trí thôi. Anh bạn này, có lẻ muốn chứng tỏ mình có tay nghề trong các lãnh vực “cây cá kiểng” bèn khật khưởng xô ghế đứng lên, tay không quên lấy miếng táo trên bàn, chếnh choáng đi lại phía lồng chim trong garage. Tôi đành đi theo và mở cửa nhà xe. Phản ứng của tôi hơi chậm, hơn nữa tôi cứ nghĩ thông thường đi thăm sở thú, hay nơi nào có cây kiểng, khách đều có thú vui sờ mó, còn chẩu môi huýt sáo, tay phết qua, phất lại rồi thảy đại đồ ăn vào, mặc dầu đã có bảng đeo tòn teng ngăn ngừa. Xui ơi là Xui, ông bạn quý này lừ đừ mở luôn cửa chuồng toang hoác, rồi cười “hinh hích” coi tao nè, tay đưa nửa quả táo vào dư dứ cho chim ăn. Mấy con chim đã quen hơi tôi thường ngày, bọn nó bò lên tay tôi, đậu trên vai, rồi còn tập cho nó phát âm “Hi, bye” vv... đại loại mấy câu ngắn gọn. Ông trời thần này, hơi người lạ, lại mở tung cửa lồng, cộng thêm cử chỉ thô bạo như muốn chộp bọn chúng...nên 6 con cooketail của tôi kêu la chí chóe, bay nhảy lung tung cuối cùng vù ra cửa lồng mất tiêu. Đành chịu thôi, nghĩ mà buồn với cái lồng mà không chim.
Năm con rắn mà. Tôi sinh ra nhằm Bính Tý, là con chuột vậy năm nay tôi bị con rắn “quằm” là phải!
Khổ thì thôi, tôi thường hưởng thụ vào buổi sáng bên bình trà, nhâm nhi trước sân nhà, các cụ xưa chả nói: “Sáng nhất trảng trà, chiều dăm ba chung tửu.” Tôi học đòi các tiền bối, sáng cũng trà, chiều vài ba lon bia. Lúc tôi còn học đại “colét” bạn bè thắc mắc hỏi tôi, mày là lão già, học đòi ra cái gì" Tôi hề hề cười: “Học chứ phải làm cái gì” làm người phải có chí tiến thân, ở cái xứ sở tự do này, cửa trường mở rộng sao không học. Họ nổi giận hỏi: “vậy thì mày học cái gì” tôi lại ẩm ờ trả lời “tao định lấy cái bằng BUD” mấy tay bạn ngẩn tò te, tay này nhìn tay kia, bọn nó lầm bầm: “AA,AS, Bachetor master vv... làm khỉ gì có cái tên BUD chắc có lẽ Bachletor gì đây!” Tôi cười khì, com mạ nó, là Budweiser đó!
Đang lặng lẽ ngồi trước hiên nhà, thưởng thức hương vị đậm đà của trà sen (bạn bè về VN đem qua tặng) tôi bỗng nghe tiếng đàn nhộn nhịp vang lên, còn có giọng hát rộn ràng trên con đường trước nhà. Thấy lạ, tôi loạng choạng chống gậy ra xem: Thấy một bà Tây, tay ôm đàn guitar vừa đi vừa hát giữa tim con đường. Lúc đầu tôi hơi ngạc nhiên, sau đó chợt thấy thích thú và bị dẫn đưa vào dáng điệu và lời ca sôi bổng của bà tây này, tôi ngơ ngẩn, thầm nhủ bây giờ vẫn còn loại du ca này"
Bà ta đi khuất bóng tôi trở vào nhà ngồi nhâm nhi tiếp chung trà. Đột nhiên thấy một chiếc xe lao vụt qua, trên xe thoáng thấy hai người. Bực bội chưa, trong local mà chạy dữ vậy! Thôi rồi cái xe tử thần này, ken két dừng và lùi lại, có lẽ họ thấy tôi ngồi chềnh ềnh ngoài hiên, nên họ muốn có chuyện gì đây! Xe ngừng hai ông bà tây hối hả chạy về phía tôi ngồi. Con bà nó, lại vỡ nợ rồi" Tạm lấy lại bình tĩnh trong tư thế “ứng chiến” tôi thấy họ hỏi tôi lia lịa, mà không có thái độ tấn công. Tôi thấy an toàn, nên chống gậy đứng dậy, tai vểnh nghe họ nói... ôi thôi tràng giang, đại hải may mắn tôi đoán họ có vấn đề gì hỏi mình đây, hơn nữa họ nôn nóng như vậy chắc là quan trọng lắm. Tôi gật gà, gật gù, chợt bắt được tiếng “guitar và women” lại còn ra hiệu và nói “sing, sing” tôi mới vỡ lẻ... té ra nó đi kiếm cái bà ca sĩ lang thang ngoài phố, tôi cười thoải mái, đưa tay chỉ về hướng cái “bà Tây ca sĩ” này đã đi qua, còn cho biết cách đây độ 10 phút. Hai vợ chồng này mặt lộ vui mừng, bắt tay và thank you tá lả. Họ ba chân bốn cẳng chạy ra xe, tôi hú hồn thoát nạn, toan uống tiếp hớp trà... khốn nạn thì thôi bọn họ lại sồng sọc trở lại, níu kéo tôi, “líu la líu lô” tùm lum, tuy tôi không hiểu được trọn vẹn, nhưng tôi cũng chộp được các từ chính như: mental, anormal, vv... ý chỉ vào bà tây nghệ sĩ đó, 2 ông bà này nằn nì đòi tôi theo họ “hép” họ, vì theo tôi đoán họ cho rằng tôi thấy rỏ đường đi, nước bước. Tôi phân vân, đầu óc lùng bùng, ngần ngừ một lát, tôi OK, làm phước đi biết đâu trúng Lotto!
Hai ông bà tây này chở tôi đi vòng vo cả mấy block nhà, mà chả thấy cái bà tây khỉ tiệt kia lủi vào đâu. Trở đi trở lại mãi vẫn vô vọng, đành chịu!
Sau vụ việc này tôi không còn hứng thú uống trà ngoài hiên nữa, bèn đi tản ra phía sau để nhâm nhi trà và phì phà thuốc lá.
Đầu năm viết lách, tôi chẳng hy vọng được tuyển chọn để đăng lên báo của quý vị, mặc đầu tôi đọc Việt Báo tháng. Tôi chỉ hy vọng năm này bà “lét di phớt” của tôi “bớt cắn tôi” và tôi hưởng được câu chúc của 1 cô cháu nhỏ 11 tuổi, không biết vợ chồng anh bạn tôi chỉ chỏ thế nào, khi đến nhà thấy tôi lấp ló bao lì xì, mẹ nó thúc tay, “Chúc Tết Bác đi con” bé ta ngon lành, nói giọng lơ lớ: “Chúc bác mau ăn chóng lớn”

Xuân Tân Tỵ
LÊ ĐĂNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,101,420
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến