Hôm nay,  

Tiên Lão Dương Trần Montana Sống 210 Tuổi

01/03/200100:00:00(Xem: 186690)
Bài tham dự số: 02-178-VB0302


Tự thân sững sờ trước cái tin Word News 11-2000: “Bà giáo sư về hưu Marganet Collins phát hiện một... dị nhân sống, một lão ông người da đỏ tên là Yellow Fox 210 tuổi, sờ sờ tồn tại ở Montana. Một trái tim người còn đập hơn hai thế kỷ, chứng nhân rành rành bằng xương bằng thịt của nhân loại thăng trầm, biến thiên lịch sử.
Lão ông Yellow Fox là một thể hình nhân chứng xuất hiện trần gian từ năm 1780, vào lính năm 22 tuổi, tham gia chiến tranh từ năm 1812, thấy tận mắt các làn sóng người trong và ngoài nước Mỹ ào ập săn vàng California 1840-1849. Thể lực dĩ nhiên là yếu nhiều, nhưng trí còn minh mẫn. Một bộ nhớ “siêu thực” của hồi tưởng qua những chuyện kể lại, như thấy được xe hỏa đầu tiên năm 1878 mà người bấy giờ gọi là ngựa sắt, thấy máy bay năm 1926. Đặc biệt vết khắc hằn sâu não bộ là trận động đất kinh hoàng lịch sử Mỹ tại San Francisco năm 1906, cuộc đại khủng hoảng kinh tế, quá trình cùng bộ tộc sống như thú hoang thế kỷ 18, thậm chí bóng đại thụ già cội này còn nhớ rõ Tổng Thống Gairfield bị sát hại ngày 2-7-1889. Cũng theo giáo sư Collins ông lão đang ở trại dưỡng lão địa phương, thường xuyên được đặc cách bão dưỡng, đúng hơn là bảo quản, như một di sản tuyệt quý vô giá, một pho sử sống động và niềm tin của các trí tuệ khoa học được khẳng định từ lâu qua nghiên cứu phân tích những chiếc răng còn sót lại, xương và nội tạng ông già”
Thoáng mơ... chuyện ngàn lẻ một đêm Ba Tư, rười rượi ngỡ... sắc chiều cổ tích, mắt suốt hoàng hôn lung linh hư ảo truyền kỳ...
Nhớ đọc sách báo đâu đó, các tuần báo Time, Newsweek, F.act.. thấy khắc họa dáng chiều thật đẹp, thật hoành tráng ở nhiều nơi.
Một Makgomo Sekhukhune, bà lão người Nam Phi, sống ở Petersburg, có thể được ghi tên người già nhất vào sách kỷ lục Guiness 2001, với căn cước sinh ngày 28-12-1879, tức 122 tuổi vào đúng năm nay. Trước đó, là một Louise Calment, bà cụ người Pháp, mất năm 1997 với kỷ lục hiện còn ghi 122 năm 164 ngày tuổi. Và một số chân ảnh khác, không kém phần thuyết phục: Cả thế giới, đặc biệt giới hâm mộ thể thao, đều sửng sốt khi được biết cụ Water Davenport, một cư dân miền biển Canada, 90 tuổi, đã phá kỷ lục thế giới về môn lướt ván chân trần, không sử dụng chân vịt. Vị “lão tướng” vận động viên này cao 1m77, vẫn động tác nhanh nhẹn, linh hoạt, đã khiến ban tổ chức và giới trẻ thán phục, kinh ngạc tự khẳng định: “Sự nghiệp bơi lội của tôi chỉ bắt đầu cách đây 15 năm, điều quan trọng là kiên trì tập luyện không mệt mỏi và một chế độ ăn uống phù hợp, và tôi đã làm được điều đó”
Nhưng có lẽ độc đáo nhất, nổi bật nhất là nét cao niên kiện khang của nữ giới...cao tuổi: Các bà già ở xí nghiệp thực phẩm Asago tại Nhật Bản, do bà Tsubakino thành lập từ năm 1982. Toàn bộ nữ công nhân đều trên 70 tuổi, chỉ 1 trẻ nhất...50 tuổi. Cả một tập thể nữ sinh ra từ đầu thế kỷ 20 hiện miệt mài làm việc ngày 8 giờ, đi và về bằng xe đạp, và phong cách hoạt động tỷ lệ nghịch với số tuổi, qua nụ cười luôn luôn tươi nở như không bao giờ biết mệt dù việc làm khá nặng nhọc, vất vả thường dành cho phái nam trai trẻ.

Vần vũ liên tưởng bất giác gắn liền viễn ảnh sắc chiều xưa cố hương. Cũng có những hoàng hôn đẹp của thế nhân thấm đảm sử sách. Tuy nhiên, hiếm thấy trường thọ vượt tuổi 100, và thường tuổi già tối đa trên dưới 90, ít khi trọn vẹn như “thông lệ” chúc phúc “bách niên giai lão” cho lứa đôi tác hợp sau bước vào đời.
Thế nhưng đã bao giờ, trước khi tắt lịm, nắng chiều thường bừng lên rực rỡ. Giọt nắng cuối ngày luôn tỏa nhiều tia sáng. Những tia sáng sưởi ấm cho bản thể và cả những trái tim đau. Và sinh thái cố hữu vườn nhà là chiều xuân dài của lớp người cao tuổi.
Mảnh vườn, vừa là nơi tuổi già vui sống, và là nơi làm ra của cải vật chất cho gia đình, mặc dù lắm người không đặt việc làm lên bàn cân tính toán về kinh tế mà chỉ xem thuần niềm vui sống khỏe cuối đời. Đó là hoạt ảnh con người “gọi vời cao rộng vào mảng hẹp” nơi con người sống với thiên nhiên, quý thiên nhiên và thiên nhiên cho người cả vật chất lẫn tinh thần. Thú dạo vườn hoa thơm trái ngọt, nhìn ao tôm cá lội đầy, đàn gà trong sân, chuồng heo dưới bóng râm tán lá, nghe chim ríu rít trong lồng... cũng như có người sung sướng được gợi nguồn cảm xúc thi ca trong không gian tình yêu thư giãn...
Những ông đồ, nhà nho, tao nhân mặc khách Việt Nam xưa có lẽ xem tuổi thọ chính mình khởi sắc từ...hoa. Đêm trăng chờ nở hoa quỳnh, tức chờ “cung nghênh lộc thọ” và nhành lan là hơi xuân thắm nhất cho đời. Những thiết mộc lan, chu đình lan, lan tứ quý, lan Hoàng vũ, đồng nghĩa thanh khiết trường sinh với những “vương giả chi hoa” thủy tiên, thiên trúc, mai trắng, mai đỏ, mai vàng với cúc ngân tuyền trổ hoa đổ dài như dòng suối bạc, cúc bạch ngọc liên châu trắng muốt, cánh nhỏ, đầu nở sa ngọn rủ xuống như một hàng châu, cúc hồng Thúy Kiều tím huyền óng mượt, cúc bạch khổng tước đài các dịu dàng...
Chính trong cảnh sáng chiều thanh thản mà Việt Nam xưa đã có những mẫu người siêu thọ điển hình như Đoàn Tử Quang, sĩ tử 82 tuổi vẫn lều chõng đi thi, đổ cử nhân năm 1900, sống qua 11 đời vua nhà Nguyễn, mất năm 1928, thọ 110 tuổi; tiến sĩ Nguyễn Cung Thuận, nổi tiếng văn chương cuối thế kỷ 15, đời Hậu Lê, thọ 107 tuổi và vị trạng nguyên nào đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình tức đỗ Tam Khôi, sống lâu nhất nước một thời, và cả nước xưa nay thuộc lòng tên tuổi nếu không phải là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thọ 95 tuổi"


Đó quả là những bóng hiền nhân “tiên phong đạo cốt” của sông núi biển trời thoáng rộng, ung dung tuổi hạc với bầu rượu túi thơ, tâm đắc với hoa thảo gia viên, với đường tơ cung bậc mãi mãi dư vang của Tống Biệt Hành, Hoàng Hạc Lâu, Phong Kiều dạ bạc....
Còn nữa, quên sao được Hà Tiên Nam Việt xưa có tục “thắp đèn trời”, đại lễ báo hiếu, cầu thọ cho những bậc cao niên đêm rằm tháng giêng tức Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi là “đêm bất dạ” hoặc “Tết có trăng”. Những cây đèn sáp khổng lồ, cao bằng người, sơn son thếp vàng, treo cao lồng lộng, trường củ với ca dao bất hủ: “Mỗi năm mỗi thắp đèn trời, cầu cho Cha Mẹ sống đời với con”
Miền Bắc lại có tục liên hoan “khao lão” mừng thượng thọ, đại thọ, mâm cổ linh đình, người đông như mở hội. Một không gian quánh đặc tung hô dáng đứng sừng sửng núi chiều. Một rừng hoa đăng sinh sắc chiều xuân. Cõi tâm nguyện của ước mơ, hy vọng trường sinh. Phảng phất phong tục thôn trang “gửi lửa” từ đêm 30 tháng chạp.
Lửa sáng bó rơm quấn tròn, lửa rực than hồng, lửa hừng tro trấu và lửa đượm xuyên suốt giao thừa qua 3 ngày Tết, tức giữ được cái “đỏ”, cái “lộc” cho toán gia, trong đó son “thị” đóng khung kiên định lâu dài. Ý tưởng huyền nhiệm từ một đêm lung linh có của mỗi bản thể, mỗi cộng đồng qua từng giờ khắc giao trình vũ trụ tính chất trong đại đã đi vào truyền thuyết.

Trở lại tượng điêu khắc sống Yellow Fox. Vùng sáng trong cái bạt ngàn trên 2 triệu người da đỏ ở nước Mỹ, cái biển sinh thể người sinh sôi nảy nở luân hồi từ điệp trùng hậu duệ tông đường mà tổ tiên đã có mặt ở Châu Mỹ hàng ngàn vạn năm trước khi người Châu Âu khám phá ra Châu lục mới này.
Băng trải thời gian và không gian từ khi những người Anh di cư sang Mỹ lập nghiệp cách đây 400 năm, qua nhiều thế kỷ sung đột khốc liệt giữa “chiếm đất, giữ đất” cho đến nay, trong cái tổng thể công dân Mỹ gốc hồng chủng tự trị sinh hoạt rộng rãi hầu hết các bang Hoa Kỳ, thấy quý hiếm làm sao, hùng vĩ làm sao, cái ẩn ngữ của vẻ đẹp còn đó, còn dạt dào râm ran và lắng động cái sức sinh tồn kỳ diệu của quá khứ nơi cây cổ thụ bóng xòe 210 tuổi kiên trì đường bệ giữa thanh thiên! Một vẻ đẹp ẩn dấu trên hai thế kỷ. Thật đáng hình dung tiên lão dương trần.
Qua ảnh chụp ngày 13-1-2000, ngỡ mắt già có cái nhìn siêu phàm. Hẳn là một ánh mắt ngạc nhiên có hằng hà sa số khoảnh khắc ngưng động mà khoảnh khắc kỳ thú nhất bỗng chốc chập đôi khoảnh khắc nào đó thành một, mọi sự vật trực nhãn xuất thần hiện ra, và con mắt người bất thần phát hiện. Mắt ấy tránh ra một ánh sáng, ánh sáng của tâm hồn gắn với chân dung trực tiếp nhìn ngắm và neo giữ cái bóng cùng một chiều không gian và thời gian trong mắt, và mắt thấm đẩm những tia nhìn, hằn in mồn một người và cảnh. Một ánh mắt nhìn của nhiếp ảnh gia đạt độ thâm niên từng trải biến thiên nhân thế" Và cứ vậy, nhìn quay ước sũng miên man ấn tượng dĩ vảng đã bao giờ"...
Thế rồi cái bộ nhớ...không thể không thử suy diễn bộ nhớ thần kỳ. Hẳn là một bộ nhớ có phong cách chia ngăn một cách tự dộng rạch ròi. Một bộ nhớ “siêu nhân” gồm nhiều ngăn lớn nhỏ không đếm xiết.
Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington có bộ nhật ký 6 tập do Đại Học Virginia xuất bản từ 1976-1979 với chi tiết bối cảnh lịch sử Mỹ vào thời lập quốc, viết từ năm 15 tuổi cho đến một ngày trước khi mất 14-12-1799. Thiết nghĩ não bộ Yellow Fox là pho hồi ký biết nói và đã nói vanh vách sự thật. Một sự thật cất tiếng chuẩn xác, chân phác, hùng hồn. Một hành trình dằng dặc, dai dẳng chảy dòng dài, liên hồi tràn trào, òa vỡ, xen kẽ điệp khúc dùng dằng hai cỏi đi về của những hồi ức có sẳn trong người như ngọn lửa trong tiềm thức và bản năng tự tồn còn lại để có một khoảng trời riêng, một vùng đất phát sáng.
Mơ Yellow Fox vừa bước ra khỏi những trang kinh cựu ước. Ngỡ ảo ảnh nhà tiên tri hóa đá câm lặng trong hồn già những kỷ niệm bủa vây kéo dài chiếm lĩnh để chỉ có thể rỉ giọt khẽ khàng. Gương mặt đắm chìm sắc lạnh nổi buồn" mang mang nổi sầu viễn xứ, viễn tượng thẳm sâu nào...
Mặt đất này đã có những người Peuls du cư vô vàn nghiệt ngã khắp vùng Tây Nam sa mạc Sahara. Đứng, đi nghĩ, ngủ...ngay trên cát dù nắng lửa gió mưa đời này sang đời khác nhưng họ đã sống thọ. Tiếng hát vẫn cất lên như cách đây 5000 năm cha ông đã hát: Hãy đúng dậy, hãy bước đi...nắng có đổ, cát có cháy, hãy vững vàng..Mưa đến, mưa rơi, và mọi vật lại tốt tươi...
Mặt đất này cũng đã có những người Việt Nam trường thọ với gió Lào, ngọn gió như bão lửa từ Ấn Độ Dương qua Lào, qua Trường Sơn hùng hổ đến Quảng Trị, Quảng Bình cùng bụi cát mịt mù, nóng rần thiêu đốt... Ngọn gió như ngựa chướng không cương, mỗi mùa hè tràn về hung hãn là đất đai khô kiệt, hạn hán mất mùa.
Trong cái thế giới rỏ ràng sôi bỏng vế sự chuyển động hành tinh vào ngàn năm mới, giữa cái chung của niềm vui và hy vọng về một tân kỷ nguyên, có thấp thoáng ảo mờ mà rất thực cái bóng Yellow Fox. Thân cây còn sót lại sau khi khoảng rừng đã bị đốt rẫy làm nương. Hay một cánh hoa Hoàng Kim Cúc Đông Phương, cây lão cúc lả huyền, lá to, nở hoa vương đều hướng dương, dáng đứng quân tử ngẩng nhìn trời"
Đời là tiếng khóc, tiếng cười chen nhau như định mệnh con người có buồn vui sướng khổ, có sinh ra lớn lên, già bệnh và tới lúc qua đời. Lẽ tồn vong là thế. Nhưng trước mắt giờ đây, sáng quắc như ban ngày, tiên lão Montana còn sống, đang sống... phải chăng là hiện thân chân xác hơi thở và sức sống đích thực của bản thể người"

Trần Thị Thanh Tuyền
(Đầu thiên kỷ mới)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến