Hôm nay,  

Chuyện Ngắn Vô Đề

22/02/200100:00:00(Xem: 184996)
Bài tham dự số: 02-171-VB0222

LỜI TÁC GIẢ: Sau khi viết xong câu chuyện có thật này, chuyện một người Việt tỵ nạn ở thành phố Tacoma Washington State vào năm 1980 , tôi cứ suy nghĩ mãi mà không biết đặt tên cho câu chuyện là gì. Vì không đặt được tên cho câu chuyện thì chính đó lại là tên cho câu chuyện vậy.
Cao Huynh
*
Hai giờ đêm, tiếng chuông điện thoại chợt reo vang, Hiếu đang ngủ trên sofa tỉnh giấc quạu cọ:
- Thằng nào kỳ quá, khuya khoắt thế này mà còn phôn với phiếc.
Bà cụ Tâm, mẹ Hiếu, từ trong phòng chạy ra định nhấc ống nghe, Hiếu chặn lại:
- Thôi mẹ ạ, kệ nó.
Bà cụ lại thôi bỏ vào phòng đóng cửa lại.
Trong phòng khách tiếng chuông vẫn reo từng chập, vẫn âm thanh, khoảng cách như nhau, nhưng mỗi lúc như khẩn cấp vội vã hơn...
Hiếu nằm ngay đó, anh vẫn lì lợm thi gan cùng tiếng chuông. Cuối cùng anh đã thắng. Tiếng chuông im bặt, Hiếu lại chìm vào giấc ngủ.
Nửa giờ sau, một chiếc xe cứu thương còi hụ inh ỏi, đèn chớp nhoang nhoáng chạy vào con đường OAK bé nhỏ. Rồi đổ ngay trước cửa nhà Hiếu. Từ trên xe hai bóng đen nhảy xuống vội vã. Bấm chuông, chuông hỏng, họ đập cửa ầm ầm. Làm mấy người hàng xóm tò mò mở cửa nhìn ra.
Hiếu nghe tiếng còi hụ, tiếng đập cửa thì tim anh thót lại và tỉnh ngủ ngay. Bà cụ cũng kinh hoàng ríu cả chân chạy ra, Tùng bạn của Hiếu ở ngay nhà kế bên cũng hết hồn chạy sang. Tất cả gặp nhau ở cửa.
Một nhân viên đi cùng xe cứu thương là người Việt, ông nhìn Hiếu rồi nói gấp:
- Tôi là Long ở Trung Tâm phục vụ người Việt, anh là Hiếu phải không"
Hiếu gật đầu, Long nói tiếp:
- Nhà thương họ gọi cho anh quá trời mà không ai trả lời. Bây giờ anh phải đi ngay tức khắc, vì có một thanh niên mới tử nạn, mắt còn rất tốt, người ta muốn thay mắt cho anh.
Hiếu sửng sốt luýnh quýnh, bà cụ thì chân tay vẫn còn run cầm cập, chỉ có Tùng là bình tĩnh giục bạn:
- Đi ngay đi, cần gì tao đem vào sau.
Nhân viên y tế Mỹ cũng chỉ thốt ra được một câu:
- Hurry up! Let’s go
Long kéo Hiếu nhảy vọt lên xe, cửa đóng sầm lại. Chiếc xe hú còi chạy vụt đi. Bà Tâm vẫn lo lắng nhìn theo xe, Tùng an ủi:
- Bà đừng lo, còn có con ở kế bên đây mà.
Sự thực thì bà cụ mừng cho con, nhưng trước khi cái mừng đến cũng đã làm bà hồn bay, phách lạc. Cảnh tượng vừa rồi chợt làm bà sống lại những giây phút hãi hùng của mấy năm về trước ở quê nhà. Thời gian mà Hiếu đang lo lẩn trốn, vừa trốn cải tạo vừa để chuẩn bị vượt biển, cho nên tuần nào, tháng nào mà cán bộ, công an không đập cửa, khám nhà.
Những năm cuối cùng của cuộc chiến, Hiếu là lính bộ binh của sư đoàn 5. Trung đoàn của anh đóng ở Bình dương, Cát lái. Đời lính của một binh nhất như anh cũng chẳng có gì để nói thêm. Anh cũng như trăm ngàn người lính khác, tham dự chiến trận, hành quân diệt địch, phục kích cán bộ, du kích cộng sản lẻn về thôn xóm. Rồi trong một lần chạm địch ở thôn Mỹ Khê, tiểu đội của anh chiến đấu cực kỳ dũng cảm, trong đêm tối đã đánh bật một Trung đội du kích cộng quân khỏi địa bàn. Nhưng rồi phút chót của đêm giao chiến ấy, một quả B40 của địch phụt ngay vào nơi ẩn nấp của tiểu đội anh, anh chỉ còn cảm nhận một ánh sáng chói lòa với sức ép, sức nóng phả vào mặt... Anh không chết, nhưng cuộc chiến đã cướp đi con mắt trái của anh.


Năm 1979 mẹ con anh cùng mấy người bạn vượt biển thành công, rồi đến Mỹ và định cư ở thành phố Tacoma (Washington) nhỏ bé và hiền hòa này. Ở đây số người Việt có thể đếm trên đầu ngón tay. Họ được dân địa phương quí mến, chính quyền và các hội đoàn tôn giáo chăm lo cho đủ thứ, nhất là về mặt sức khỏe. Hiếu cũng vậy, sau khi được khám tổng quát, anh còn được một bác sĩ chuyên về nhãn khoa khám riêng một cách kỹ càng. Ông ta còn lập một hồ sơ bệnh lý về con mắt trái của anh đầy đủ, rồi chuyển sang cho bác sĩ chuyên về giải phẫu nhãn khoa của bệnh viện. Họ cho anh biết: Các dây thần kinh ở mắt trái anh còn rất tốt, chỉ có giác mạc và đồng tử bị hủy loại. Anh rất có thể được thay bằng con mắt của người khác nếu có cơ hội. Hiếu nghe vậy anh rất mừng, nhưng không biết anh sẽ đợi đến bao giờ. Vậy mà niềm mong đợi ấy đêm nay đã đến.

Hiếu đã được thay mắt và xuất viện, nhưng mắt anh vẫn phải băng và nằm trong phòng tối. Mỗi chiều đi làm về Tùng đều sang thăm và giúp bà cụ cho anh uống thuốc giảm đau và chống phản ứng, bà cụ cũng chẳng dám đi đâu, cứ ở nhà lo cho Hiếu, hỏi có ăn cái nọ cái kia không để cụ nấu. Lúc yên ổn, Hiếu ngủ là bà cụ lại ngồi nghiêm chỉnh trên ghế sofa, hai tay lần tràng hạt miệng lẩm nhẩm:
- Nam mô a di đà phật... cứu khổ cứu nạn...
Cụ rất lo vì ngày đầu Hiếu không ăn uống gì được, đến nỗi uống nước cũng nôn ọe ra, đêm thì quằn quại kêu đau, ngày thứ hai cũng chẳng khá gì hơn, có lúc cụ than thở với Tùng mà nước mắt thương con ràn rụa:
- Thấy nó yếu lắm anh ạ, sợ không...
Tùng phải vội trấn an:
- Bà đừng lo, khoa học Mỹ là nhất, chịu khó uống thuốc vài ngày là khỏi thôi.
Sang ngày thứ ba, vào một buổi chiều như thường lệ, Tùng sang thăm bạn. Vừa vào đến cửa anh chợt ngửi thấy mùi hương ngào ngạt và trong phòng khách một cái bàn thờ nhỏ vừa được lập lên vội vã, khói nhang nghi ngút, bên cạnh đĩa hoa quả lại còn có bát cơm trắng và quả trứng luộc. Căn phòng lạnh ngắt và thê lương làm Tùng nổi da gà, sau đó là cảm giác sửng sốt nghẹn ngào như dòng điện truyền mạnh khắp người, anh choáng váng, đẫn đờ chẳng phản ứng gì được, mãi sau anh mới run rẫy lắp bắp:
- Hiếu! Hiếu! Mày đi rồi sao"
Cơn đau mất bạn bây giờ mới thấm đủ, anh đau đớn la lên:
- Không! Hiếu ơi...không....
Bà cụ Tâm từ vườn lật đật chạy vào. Tùng nhìn bà cụ như sắp mếu, nhưng cụ bình thản kéo Tùng vào một góc thủ thỉ:
- Này! Thằng Hiếu từ chập sáng đỡ lắm rồi. Trời đất ơi, cháu biết không, đêm qua sau lúc cháu về nó la, nó hét, rồi nó rên rỉ...làm bác sót cả ruột gan. Bác biết ngay là cái ông Tom về đây đòi lại con mắt của nó... mà hành hạ nó. Bác vội phải đi mua ngay hoa quả, trái cây, hương nhang lập bàn thờ cúng bái, lạy xin hương hồn của ông ấy. Mà này, người chết bất đắc kỳ tử là họ thiêng lắm. Đấy, cúng xin xong một cái là thằng Hiếu đòi ăn ngay một bát cháo đầy, rồi ngủ ngon lành như con nít.
Tùng nghe xong thở phào nhẹ nhõm, anh chẳng tin những gì cụ nói, nhưng cũng ậm ừ đồng tình cho qua chuyện. Điều anh vui nhất là Hiếu chưa chết.
Dăm ba ngày sau Hiếu lành lặn, bình phục hoàn toàn. Đến tuần sau nữa anh bỏ hẳn băng và làm quen với ánh sáng bên ngoài.
Ngày Hiếu gặp gỡ bạn bè tới thăm, ai cũng tò mò nhìn vào mắt anh, một bên mắt Á đông đen nhánh, một bên mắt Tây phương xanh lè như mắt mèo. Hiếu lấy đó làm vui thích, anh nói đùa:
- Cái nhìn của tớ từ nay thông thái hơn, tinh tế hơn các cậu. Vì là cái nhìn qua con mắt Việt- Mỹ.
Tất cả phá lên cười.
Ngày Hiếu và Tùng lái xe ra nghĩa trang thăm mộ Tom, Hiếu cũng cảm thấy nhãn quan của mình khác lạ. Trời đất hôm nay sao lại quang đãng sáng sủa lạ lùng. Đồi núi như tranh vẽ, mây trắng như lụa, cỏ hoa thật sắc nét vv...có lẽ con mắt phải của anh không còn phải làm việc một mình nên thị giác và cảm nhận của anh không bị hạn chế, tầm nhìn cũng không còn giới hạn. Trước mắt anh bầu trời nước Mỹ như rộng hơn, xanh thắm hơn.

Cao Huynh 12/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến