Hôm nay,  

Chim Lạc Bầy

15/02/200100:00:00(Xem: 163352)
Bài tham dự số: 02-167-VB 0216

Khuyên và chồng dắt nhau tới Mỹ rất trễ. Nội cái vụ F4, thêm cái lừng chừng của Sponsor:
“Tao phải “canh me” ngày nghỉ, đổ xăng đầy bình, lái tuốt lên thủ đô D.C. điền đơn cho chắc ăn. Ba cái dịch vụ thế vì khai sanh của thời đệ nhất cộng hòa, tìm được chữ cũng trào máu họng. Nộp vô, đóng lệ phí nó biểu hồ sơ sẽ tới BangKok chờ... Đừng cám ơn tao. Dầu gì cũng là con một mẹ, anh em như tay chân...”
Bỏ ngoài tai những lời bàn ra, “con trâu chậm” kéo thêm được lão trâu chồng hơn ba mươi năm hương lửa lạnh lùng. Tội cho đàn nghé, đều trên 21, ở lại hết, còn tơ cũng ở lại. Diện PIP hết từ khuya rồi.
Trong thời gian chạy giấy tờ gặp nhiều rắc rối, chua chát, nhục nhằn quá, đôi lúc Khuyên muốn lùi bước. Bọn nghé lao xao tán vô, cơ hội hiếm có, phải chụp lấy, bỏ qua rất uổng, tụi con lớn rồi, ba mẹ đừng lo, nếu không có công ăn việc làm thì quay về tắm ao nhà với tụi con đừng mắc cỡ. Ba mẹ ăn ở phước đức được bụt BangKok thưởng đó tụi bây, cứ coi như một chuyến du lịch sau bao năm làm việc hết mình, cái ông phỏng vấn nói ba mẹ phải qua bển mới bảo lãnh cho tụi con được đi mà.
Khuyên rên rỉ: ”Nhưng xa các con... Mẹ buồn lắm!”
- Tụi con biết mà, mẹ có nhớ sau ngày 24 tháng 6 năm 1975 mẹ cũng nói ”Mẹ buồn lắm” thế mà mẹ nuôi được tụi con với ba trong trại.
Ngày 24 tháng 6 năm 1975 là ngày các sĩ quan dược lệnh đi trình diện “học tập 10 ngày.” Để rồi thành bẩy năm, mười năm, nhiều người đi không bao giờ trở về.
- Im miệng đi, nhiều lời quá, ngày mai ba mày đi đăng ký chuyến bay, chọn ngày nào sớm nhất.
- Hoan hô Mẹ, phụ nữ Việt Nam, đáng tám chữ vàng: anh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm Đang.
- Hoan hô.. Hoan hô, Í, phải muôn năm nữa chứ.
- Mẹ vĩ đại muôn năm, muôn năm...
Các con cố vui, Mẹ lại rầu thúi ruột.

Khuyên lại sụt sùi, ngay lúc chuyến bay vừa “bình phi”:
- Tụi Mỹ nó ngu quá, cho đi đoàn tụ mà lại chia cắt một gia đình khác.
- Sức mấy mà ngu, ngu mà hạng nhất thế giới. Có điều tụi nó làm việc máy móc lắm... Cũng tại mình xin đi chớ đâu phải nó ép.
- Phải thử thời vận, cũng rán đưa lưng ra chịu đấm.
- Có xôi để ăn không đó" Hai đứa trên trăm tuổi lại đòi thử thời vận nơi xứ của tuổi trẻ, năng động, tài năng...
- Anh lúc nào cũng bi quan, thiếu “tinh thần lạc quan cách mạng”
- Tôi hổng dám ” Mang dép lốp đi lên tàu Vũ trụ”.
Đó là một câu thơ của Tố Hữu ca anh hùng không gian Việt Nam đi ké phi thuyền Nga.
- Anh không thấy gia đình bác Thất sao, mới có mấy năm mà mua xe, mua nhà...
- Người ta khác, gia đình “hát ô” đông con, ưu tiên đủ thứ, mình ”ôm đóng phân” bà con bè bạn tránh như tránh tà.
Khuyên lại khóc.

Sponsor và người con gái đón vợ chồng Khuyên một sáng hè rực nắng. Trong chiếc Honda bốn bánh êm ru. Khuyên thích thú nhìn những con đường to rộng phẳng phiu đường dưới, đường trên, đường giữa đan nhau, xe chạy tới, chạy lui trong trật tự, từ phi trường về nhà không có cảnh kẹt xe hay đụng xe nào hết.
Nhìn kỹ số nhà Khuyên reo lên: Nhà đẹp quá, giống như trong tranh!
Căn nhà hai tầng màu trắng nổi bật giữa bải cỏ xanh mướt, có vài cây to và nhiều bụi hoa đủ màu đang khoe sắc, cũng có bướm bay chập chờn, con đường dốc thoai thoải im lìm, nhà nọ cách nhà kia hai khoảng sân cỏ...


- Đẹp hơn Đà lạt.
Đem valy và túi xách cất vào phòng rồi tắm rửa xong trên bàn đã có sẵn một nồi cháo, một dĩa gà xé bên cạnh chén mắm ớt đỏ lừ. Khuyên ăn thật ngon, miệng líu lo. Trên máy bay họ coi mình như gà ăn xong tắt đèn đi ngủ, vài ba tiếng sau bật đèn cho ăn cho uống rồi lại tắt đèn... ăn không được, ngủ cũng không được mệt đừ.
- Cô chú lên phòng ngủ đi, chiều ba cháu chở đi thăm thành phố.
Mở mắt ra thấy đồng hồ chỉ 6 giờ. Giường nệm đầy êm ái, khăn trải giường hoa văn trang nhã và thơm tho (giống như những căn phòng mà các khách sạn lớn của Saigon thường chiếu trên truyền hình) đã giúp Khuyên ngủ thật đã, quay qua không thấy chồng đâu, Khuyên nhoải dậy bước ra, qua hành lang xuống cầu thang.
- Chú và tôi đang lai rai chờ cô.
- Cháu Hoa đâu"
- Nó về nhà nó rồi, cuối tuần đưa chồng con tới thăm cô chú. Gia đình bác Phái, cô Định, chú Đào mới điện thoại hẹn thứ bảy, thím Đào sẽ trổ tài nấu Phở đãi.
- Em đói bụng chưa" Cơm canh sẳn sàng, cá ”sau mông” nấu canh chua hết xẩy, thịt màu vàng đỏ ngộ lắm, ngon như cá bông lau.
- Cháo gà, phở, canh chua... Mỹ gì mà in hệt Việt Nam!
-Khác lắm: Muốn đến nhà ai phải phone trước.
- Em thuộc bài rồi: Không được mặc đồ bộ hoặc bi gia ma ra khỏi nhà nè, không được hỏi lương bao nhiêu nè, không được hỏi tuổi phụ nữ nè, thấy người té không được tới đỡ dậy nè, gọi nai one one nè...
- Còn một điều hấp dẫn nữa mà em hổng biết đâu: Tối ngủ khỏi treo mùng.
- Tôi đã dặn chú ra vào phải đóng cửa để tránh ruồi muỗi.
. . .

Thư về Việt Nam.
USA ngày.. tháng ...năm
Các con thương nhớ,
... Hồi nhỏ Ba Mẹ được học “nước ta giàu và đẹp có rừng vàng biển bạc.”
Bây giờ ”Hai con ếch” biết thêm một điều nữa ”nước Mỹ cũng giàu và đẹp, hơn nước ta nhiều lắm”.
. . .

Sau 1 tuần có “sô sô”, sau hai tháng có “thẻ xanh”. Hai người di dân lại dọn đồ đạc vào valy, túi xách cho một chuyến dời đổi. Khí hậu đã được đặt ưu tiên số một, viễn ảnh mùa đông giá lạnh tuyết phủ đầy trời giúp cho các giọt máu đào cũng bớt băn khoăn tiễn em về miền Tây. Nơi ấy nhiều người Việt nhất, có tất cả các thức ăn của nước Việt, khí hậu ấm và tốt hơn và muốn về thăm con cái đường gần rẻ, tiết kiệm được bộn tiền.
Ở một phòng “se” nho nhỏ, trên hai chiếc mền xếp đôi, dưới hai chiếc nệm lớn, vợ chồng Khuyên nói chuyện thì thầm:
- Bây giờ mới thiệt là tứ cố vô thân, không biết có trụ được hay....
- Nghe nói người Việt có nhiều cơ sở làm ăn, tìm việc chắc không khó.
- Bạn anh nói càng nhiều càng phức tạp, những người di tản đã ổn định để thế hệ thứ hai vững vàng hòa vào với người bản xứ còn thế hệ thứ ba đi thẳng vào dòng chính đã là Mỹ. Những người vượt biên hoặc đi bán chính thức cũng bén rễ, đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa. Còn những người ở diện “hát ô” với nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh mau chóng thích hợp với mãnh đất tạm dung. Tất cả họ là Mỹ.
- Còn chúng ta...
- Em nghe đầy lỗ tai rồi đó... những con trâu chậm đưa lưng chịu đấm để theo voi ăn...
- Họ nói gì thây kệ, em muốn biết mình là ai"
- Là người điếc... là chim lạc bầy...
- Đúng, mình là chim lạc bầy.
. . .
Trên những con đường của khu Saigon nhỏ, để ý một chút, quý vị sẽ thấy một người lang thang nhiều đường phố để tìm bầy…

Cuối năm Canh Thìn
PHAN CHÂU HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến