Hôm nay,  

“con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ!”

09/02/200100:00:00(Xem: 159389)
Bài tham dự số: 02-161-VB 0210

Sống ở Mỹ ai cũng trải qua một lần đi thuê nhà, riêng với tôi là một sự khó khăn lớn, khi phải nói tiếng Mỹ mà cách phát âm của mình không đúng, nên mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện dùng ngay động từ “to quơ” để diễn tả....
Tôi biết làm sao đây" Đến lúc phải đi thuê nhà nên đành dẹp đi phần tự ái còn lại trong tôi để tìm cách học tiếng Mỹ.
Trước hết là phải theo các con tôi học lại, đọc lại. Chúng nó nói tiếng Mỹ như pháo Tết, thành ra khi nào nhìn các con vui, khỏe là tôi bắt đầu gạ gẫm:
- Dạy tiếng Mỹ cho mẹ với. Mẹ mà nói đúng tiếng Mỹ là mấy đứa bây đòi chi được nấy, có nhà mới thuê, có áo đẹp, có game chơi computer.
Con gái tôi 15 tuổi rất thích mặc áo đẹp ngắt lời ngay:
- Thôi mẹ đừng nói tiếng Mỹ họ cười, con mắc cở theo.
Thằng thứ hai 10 tuổi nói tiếng Việt không rành:
- Thì mẹ cứ im.
Thằng út:
- Mẹ phải gặp cô giáo, mẹ phải hát bài ABC.
Bây giờ theo thằng Út hát bài ABC thì được, mà đến gặp cô giáo thì tôi càng mắc cỡ bởi cách phát âm của mình với giọng khàn khàn nửa Pháp nửa Anh văn của thời còn đi học rơi rớt lại. Theo thằng thứ 2 cứ im thì khổ lắm, ở Mỹ mà cứ im khi cần nói tiếng Mỹ thì lòng dạ nao nao vô cùng!
Tôi nhìn chừng bé gái gạ gẫm thêm:
- Mẹ mà nói được tiếng Mỹ mẹ dẫn con đi shopping liền, mua áo đẹp mua thật nhiều áo đẹp, hai thằng nhóc mẹ mua thêm một cái TV nữa chơi game.
Mấy đứa con tôi gật gù, chúng im lặng và bắt đầu mơ mộng....
Thế là lớp học bắt đầu, cô giáo là con gái tôi, dự thính hai thằng con trai. Bây giờ tôi phải là một học sinh ngoan ngoãn vô cùng, phải nghe chúng nó đọc cho kỹ, phải đọc nhiều lần không đúng là chúng nó cười bò, đập tay xuống nền nhà, chúng nó chịu không nổi cách phát âm của tôi, nên nhiều lần làm tôi chới với mà không dám la rầy, đành dẹp hết tự ái để quyết tâm học với các con. Nếu tôi “lạng quạng” xem như “lớp học đóng cửa”. Cô giáo 15 tuổi tiếp tục:


- Do you have a house for rent" Mẹ phải đọc cho đúng.
Tôi mừng thầm câu này tôi đã đọc nhiều lần nhưng bụng vẫn sợ sai, tôi cố gắng đọc đi đọc lại cho đúng rồi đọc to và lấm lét nhìn ”cô giáo”.
- Sai, sai. Bé cười nhẹ, mẹ phải đọc theo con, theo con...
Tôi nhìn sững vào miệng bé, miệng tròn đẹp, môi hồng chúm chím, đọc và hát rất hay giọng Mỹ rồi ra lệnh cho tôi:
- I have five people in my family.
Tôi đọc đi, đọc lại, nhìn kỹ các con cách đọc lòng sung sướng vô cùng, quyết tâm học tiếng Mỹ cùng các con. Cứ như vậy tôi lần mò học theo chúng nó. Chúng cười bò. Kệ nó. Nó xé giấy tìm giấy khác. Chúng nó là con mình, miễn sao nó tiếp tục dạy cho tôi là được lắm.
Khi nói được chút tiếng Mỹ dù vẫn run run và hồi hộp, tôi vẫn cố gắng tiến lên đi thuê nhà và đối diện với người Mỹ. Mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện không dùng động từ “to quơ” để diễn tả mà dùng một tràng tiếng Mỹ dài lê thê như nói với học sinh Đại Học.
Tôi mừng thì ít, vẫn buồn nhiều hơn, bụng thầm bảo dạ: “Trình độ Anh ngữ của ta vẫn còn loại bét” và cứ thế tôi tìm học thêm, học các con, học trên sách báo, trên Tivi.
Giờ đây, tôi đã có chút vốn liếng nho nhỏ để giao thiệp bên ngoài, lòng tôi thấy vui, hiểu rõ phần nào tác phong, đạo đức của người bản xứ. Cũng là lúc cho tôi kịp nghĩ rằng:
”Mọi người chung quanh tôi hiền lành và nhân đạo, nếu mình biết sống chân thật và ôn hòa, nuôi dạy các con thật tốt thì chắc chắn vùng đất mới sẽ đem lại cho tôi nhiều niềm vui thật mới”.
California 11-16-2000.
NGÔ THỊ HOE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến