Hôm nay,  

“con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ!”

09/02/200100:00:00(Xem: 159399)
Bài tham dự số: 02-161-VB 0210

Sống ở Mỹ ai cũng trải qua một lần đi thuê nhà, riêng với tôi là một sự khó khăn lớn, khi phải nói tiếng Mỹ mà cách phát âm của mình không đúng, nên mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện dùng ngay động từ “to quơ” để diễn tả....
Tôi biết làm sao đây" Đến lúc phải đi thuê nhà nên đành dẹp đi phần tự ái còn lại trong tôi để tìm cách học tiếng Mỹ.
Trước hết là phải theo các con tôi học lại, đọc lại. Chúng nó nói tiếng Mỹ như pháo Tết, thành ra khi nào nhìn các con vui, khỏe là tôi bắt đầu gạ gẫm:
- Dạy tiếng Mỹ cho mẹ với. Mẹ mà nói đúng tiếng Mỹ là mấy đứa bây đòi chi được nấy, có nhà mới thuê, có áo đẹp, có game chơi computer.
Con gái tôi 15 tuổi rất thích mặc áo đẹp ngắt lời ngay:
- Thôi mẹ đừng nói tiếng Mỹ họ cười, con mắc cở theo.
Thằng thứ hai 10 tuổi nói tiếng Việt không rành:
- Thì mẹ cứ im.
Thằng út:
- Mẹ phải gặp cô giáo, mẹ phải hát bài ABC.
Bây giờ theo thằng Út hát bài ABC thì được, mà đến gặp cô giáo thì tôi càng mắc cỡ bởi cách phát âm của mình với giọng khàn khàn nửa Pháp nửa Anh văn của thời còn đi học rơi rớt lại. Theo thằng thứ 2 cứ im thì khổ lắm, ở Mỹ mà cứ im khi cần nói tiếng Mỹ thì lòng dạ nao nao vô cùng!
Tôi nhìn chừng bé gái gạ gẫm thêm:
- Mẹ mà nói được tiếng Mỹ mẹ dẫn con đi shopping liền, mua áo đẹp mua thật nhiều áo đẹp, hai thằng nhóc mẹ mua thêm một cái TV nữa chơi game.
Mấy đứa con tôi gật gù, chúng im lặng và bắt đầu mơ mộng....
Thế là lớp học bắt đầu, cô giáo là con gái tôi, dự thính hai thằng con trai. Bây giờ tôi phải là một học sinh ngoan ngoãn vô cùng, phải nghe chúng nó đọc cho kỹ, phải đọc nhiều lần không đúng là chúng nó cười bò, đập tay xuống nền nhà, chúng nó chịu không nổi cách phát âm của tôi, nên nhiều lần làm tôi chới với mà không dám la rầy, đành dẹp hết tự ái để quyết tâm học với các con. Nếu tôi “lạng quạng” xem như “lớp học đóng cửa”. Cô giáo 15 tuổi tiếp tục:


- Do you have a house for rent" Mẹ phải đọc cho đúng.
Tôi mừng thầm câu này tôi đã đọc nhiều lần nhưng bụng vẫn sợ sai, tôi cố gắng đọc đi đọc lại cho đúng rồi đọc to và lấm lét nhìn ”cô giáo”.
- Sai, sai. Bé cười nhẹ, mẹ phải đọc theo con, theo con...
Tôi nhìn sững vào miệng bé, miệng tròn đẹp, môi hồng chúm chím, đọc và hát rất hay giọng Mỹ rồi ra lệnh cho tôi:
- I have five people in my family.
Tôi đọc đi, đọc lại, nhìn kỹ các con cách đọc lòng sung sướng vô cùng, quyết tâm học tiếng Mỹ cùng các con. Cứ như vậy tôi lần mò học theo chúng nó. Chúng cười bò. Kệ nó. Nó xé giấy tìm giấy khác. Chúng nó là con mình, miễn sao nó tiếp tục dạy cho tôi là được lắm.
Khi nói được chút tiếng Mỹ dù vẫn run run và hồi hộp, tôi vẫn cố gắng tiến lên đi thuê nhà và đối diện với người Mỹ. Mỗi lần tôi nói lên một câu là người đối diện không dùng động từ “to quơ” để diễn tả mà dùng một tràng tiếng Mỹ dài lê thê như nói với học sinh Đại Học.
Tôi mừng thì ít, vẫn buồn nhiều hơn, bụng thầm bảo dạ: “Trình độ Anh ngữ của ta vẫn còn loại bét” và cứ thế tôi tìm học thêm, học các con, học trên sách báo, trên Tivi.
Giờ đây, tôi đã có chút vốn liếng nho nhỏ để giao thiệp bên ngoài, lòng tôi thấy vui, hiểu rõ phần nào tác phong, đạo đức của người bản xứ. Cũng là lúc cho tôi kịp nghĩ rằng:
”Mọi người chung quanh tôi hiền lành và nhân đạo, nếu mình biết sống chân thật và ôn hòa, nuôi dạy các con thật tốt thì chắc chắn vùng đất mới sẽ đem lại cho tôi nhiều niềm vui thật mới”.
California 11-16-2000.
NGÔ THỊ HOE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến