Hôm nay,  

Cây Mùa Xuân… Muộn

07/02/200100:00:00(Xem: 201846)
Bài tham dự số: 02-159-VB 0208


“Hellen, mấy nay cô bận công việc quá hả" Sáng ra không thấy cô dùng cafe nóng nhâm nhi như mọi ngày, mà đã ôm cái Computer chúi mũi vào công việc" Thật tội nghiệp cho Hellen!” Mike, viên giám đốc bệnh viện đi ngang qua phòng tôi và nói vọng vào phòng. Thế là con bé ừ hử, ư hùm cho xong chuyện và cũng mong Mike đi cho lẹ.
Lão giám đốc bệnh viện đâu có biết con bé đang chúi đầu vào mấy trang email của lũ bạn trung học Gia Long thuở nào...
Tuy ra trường trung học cũng hai mươi năm trời. Thế mà lũ bạn vẫn thân tình với nhau như thuở áo trắng, cùng nhau mài đũng quần trên ghế nhà trường ngày nào. Đứa nào giờ cũng tay bế, tay bồng, rờ mọt phía trước, phía sau, mà vẫn mày tao chi tớ, và chỉ e thẹn chút chút khi phải ngồi trước đấng mày râu, nhưng chỉ giữ phép tắc được chừng mười phút, đâu lại vào đấy. Riết rồi các đức lang quân phải đầu hàng, không dám tham gia có mặt sánh vai bên các nàng vợ hiền nữa...
Lúc này, các công ty đua nhau quảng cáo trên Internet, nên nhà nào ở Mẽo cũng như các nước khác dường như được dùng free Internet, thế là nhịp cầu tri âm, tri kỷ của con dân Việt nam, nhất là lũ bạn đê bảy của tôi lúc nào cũng ì xèo hơn nữa. Để mở rộng phong trào gây dựng cây mùa xuâncho trẻ em mồ côi, mù lòa, tàn tật bên quê nhà như tôi đã phát động mấy năm ở nhà thương, chỗ tôi làm việc, tôi gởi email kêu gọi các bạn trung học với tôi thởu nào đóng góp, mở rộng vòng tay cứu trợ trẻ em nghèo khó bên quê nhà nhân dịp xuân Tân Tỵ.
Lá thư của tôi vừa đánh đi tuần rồi, đã được toàn thể bạn bè ở Mỹ, Úc và ngay cả Việt Nam hưởng ứng nồng nhiệt. Thật cảm động biết là bao với tấm lòng vàng của các bạn!
Mỗi sáng cũng như mỗi tối về trước khi đi ngủ, tôi chúi mắt vào mấy chục cái email, vừa xem vừa mĩm chi cười, chồng tôi đã la hoảng: ”mấy nay thấy em hơi lạ, em ôm cái Computer còn hơn ôm anh (Xin lỗi). và lại còn cười khoái chí với những dòng chữ trên email, chắc có gì something wrong (có gì tầm bậy) ở người em rồi đây! Nên đi tìm Bác Sĩ tâm thần đi em ạ.”
Trời ạ, ông chồng tôi cũng hiểu lầm tôi, định xong việc thư thả có thì giờ tôi sẽ trình bày với chồng tôi, nhưng chưa kịp thì đã...
Thương nhỏ Nga, Loan bạn tôi quá (Hội trưởng, hội phó hội đê bảy) vì biết tôi bận đủ việc từ “việc nhà, đến việc nước, việc hàng xóm làng tỏi” hai bạn đã phụ tôi list danh sách bạn bè đóng góp và viết những dòng thư kêu cứuc ủa lũ trẻ mồ côi đến khắp nơi, nào: ” các bạn engineer combuto hãy nhín chút thì giờ zàng bạc, đừng chúi mắt trên screen (màn hình) nữa, và cho xin chút tiền còm từ stock đóng góp vào quỹ trẻ mồ côi” hay ”Thu tròn ơi, bán cái hột xoàn cháy của nhỏ cũng nuôi được trăm đứa trẻ mồ côi vài tháng đấy!” Rồi đến những cái speaker (loa) Tí cận Phương ở Bắc Cali, Tí Diệu Nguyệt ở Virginia, Diệu Mỹ, Kim Yên ở Úc, Kiều Trang, Vân Hiền ở ViệtNam. Cả đến những bạn tay bồng, tay bế, bận con nhỏ như Lan Hương, Thu tròn cũng tham gia vào đài phát thanh của dân đê bảy Gia Long. Mỗi đứa một cái loa phóng thanh um lên, thế là con dân Gia Long trong và ngoài nước Mẽo đều biết và đóng góp vào công quỹ.
Mới đầu tụi tôi chỉ nghĩ giúp trẻ mồ côi bên quê nhà, nhưng vì tiền đóng góp ngày càng nhiều thêm, thế là các bạn đề nghị chia phân nữa giúp bạn nghèo và thầy cô bên quê nhà luôn. Một công hai việc. Tất cả tụi tôi hoan hỉ góp công, góp của vào việc gây dựng cây mùa xuân, đem niềm vui đến trẻ em mồ côi cũng như một chút quà đến Thầy Cô, các bạn còn lại ở quê nhà...
Nhắc đến bạn bè thuở trung học ngày nào, hình bóng Thầy Cô, bạn bè thân thương lại trở về trong ký ức tôi...
Mới thoáng đó mà đã hơn hai mươi năm. Biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời lại hiện ra trước mắt...
Mới ngày nào chân ướt chân ráo vào ngưỡng cửa trường Gia long, đứa nào cũng rụt rè, e thẹn với trường mới, bạn mới...
Lớp sáu, rồi lớp bảy, lớp tám, rồi lớp chín của bậc đệ nhất cấp trung học trôi qua. Tôi và lũ bạn thật vô tư, chẳng biết lo lắng gì cuộc đời. Miệng đứa nào cũng toe toét vui cười dễ dàng. Chuyền tay nhau miếng ô mai, miếng bánh ăn vụng trong giờ học mà cảm thấy vui sướng và cười rúc rích với nhau. Thầy cô phải nghiêm mặt để cho lũ học trò học chuyên cần hơn. Ơi mấy nhỏ bạn chắc vẫn nhớ đến lời cô Nhân, dạy địa lý cũng là cô giáo chủ nhiệm ngày nào, than phiền lũ học trò với giọng miền nam của cô: ”Thiệt là khổ ghê! kéo cái lớp này như kéo cả cái xe hủ lô, tụi con học thì có giỏi nhưng phá quá, làm sao mà giựt được cờ lớp gương mẫu xuất sắc đây.” Cô lúc nào cũng là cô giáo gương mẫu trong dạy dỗ cũng như cách ăn mặc. Lũ tụi con lúc đó lúc nào cũng cười với nhau về chiếc áo dài chấm đất của cô, rồi bắt chước nhau nhái giọng miền nam của cô...
Nhớ đến cô giáo Phi Phụng dạy toán, con vẫn nhớ đến cái khó tính của cô, các công thức toán phải thuộc làu, học cái mới phải nhớ cái cũ: Màu viết bic đỏ để ghi ngày tháng, sổ bài tập, Màu bic đen để làm toán, và phải chia làm 3 phần đều nhau, phần trả lời, phần diễn giải cách làm, phần chấm bài... sai một ly là cô khẽ đòn vào tay...


Nhớ đến cô Diệp dạy Anh văn, con vẫn nhớ hình ảnh nhỏ con của cô, nhưng rất là nhanh nhẹn. Cặp mắt cô nhìn xuống lớp qua cặp mắt cận đeo xệ trên sóng mũi nhìn lũ học trò đọc tiếng Anh: lúc ấy, cô nghe sợ quá, không biết lũ học trò đọc tiếng gì nữa. Đứa đọc trước, đứa đọc sau như chợ vỡ...
Nhớ tới thầy Nghiên dạy Anh văn đệ nhị cấp, những lời thầy giảng dạy văn phạm, ngữ vựng, và nhất là những bài văn mô tả đất nước, đời sống Mỹ đã lôi cuốn chúng con. Thầy bắt tụi con thuộc làu những bài essays thật dài: Đứa nào cũng toát mồ hôi hột mỗi lần thầy rà cây viết đỏ trên sổ điểm danh kêu lên trả bài. Đến bây giờ con vẫn còn nhớ ánh mắt vui tươi của Thầy sau làn kính cận để trễ trên sóng mũi trong giờ trả bài. Nhớ nhỏ bạn Kim Anh (anh em Đặng Tân) leo lên bục giảng vào giờ chơi và bắt chước bước đi, cái lưng còng còng, quay nhìn lũ học trò phá qua làn kính cận như Thầy. Nhớ tới Thầy Trần Tế Xương dạy văn, Thầy Hải dạy Hóa, cô Ngọc Loan dạy công dân Giáo Dục, thầy Bạch dạy Vật Lý... nhớ và nhớ tất cả...
Chúng con luôn cầu mong có dịp về lại trường củ gặp lại các Thầy Cô. Hai mươi mấy năm trời, chắc có nhiều thay đổi lắm rồi. Mỗi lần đến hè ở Mỹ, nhìn những chùm hoa phượng màu tím (ở Việt Nam hoa phượng màu đỏ cam) nở rộ và nghe bài hát: ”Hôm nay tôi trở về thăm trường củ, nhiều nét đổi thay từ mái rêu mờ...trường củ đó, bảng đen đó, nhưng bạn củ, thầy củ đâu rồi"...” là nổi buồn man mác đến lòng những đứa học trò tha hương.
Nếu ngày ấy, lũ học trò chúng con có lầm lỗi gì cho các thầy cô buồn. Chúng con xin cúi đầu nhận lỗi trước thầy cô, tuy rằng quá muộn màng phải không ạ" Tất cả những lời dạy dỗ vàng ngọc của thầy cô đi mãi vào tâm khảm chúng con. Tất cả chúng con đã học xong Đại Học bên xứ người, đó cũng là nhờ công lao dạy dỗ, tạo dựng nền tảng kiến thức trong tâm não chúng con.
Nhớ sau 1975, đất nước chìm đắm trong bóng tối giữa bàn tay sắt cai trị của Cộng Sản. Trường học, thầy cô và học trò tan tác mỗi người một nẻo. Lúc đó lũ học trò bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời thác loạn như đàn chim lạc bay, mất chim mẹ đầu đàn.
Bạn bè mỗi đứa một nơi, đứa nhanh chân đi ngoại quốc trước khi mất nước. Đứa chậm chân ở lại đất nước nhiều nhương, đói khổ, cơm độn khoai mì, bo bo đong từng bữa...Thầy cô và học trò nhìn nhau trong nước mắt như cùng chia xẻ với nhau trong nổi đắng cay...
”Tức nước vỡ bờ” người dân phải vượt sông, vượt biển, vượt rừng tìm đường sống. Bạn bè đứa may mắn đến chân trời tự do, đứa xấu số chôn vùi thân xác ngoài biển khơi, làm mồi cho cá mập hoặc bị cướp biển bắt mất... Chỉ trong một thời gian ngắn, biết bao nhiêu ngọt bùi cay đắng của dòng đời xảy ra trước mắt tôi...
Giờ đây, sống tự do trên đất nước Hoa Kỳ, những cánh chim Gia Long ngày nào giờ đã trưởng thành. Mỗi đứa chúng tôi mỗi nghành nghề, đứa ở phương bắc, đứa ở phương nam đất Mỹ, đứa ở Tây, đứa ở Âu, đứa ở Úc, đủ cả năm châu, bốn bể, nhưng tất cả chúng tôi vẫn thương yêu nhau và rất ư là dễ yêu như ngày nào.
Cầu mong tất cả các bạn trong cũng như ngoài nước Việt thân yêu gặp thật nhiều may mắn trong cuộc sống và vòng tay tương trợ thân ái ngày mỗi ngày kết chặt thêm. Cầu khấn các bạn bỏ mình ngoài biển cả đã về nơi suối vàng và cầu mong vong linh các bạn luôn phù hộ cho dân Việt mình luôn gặp thái hòa trong cuộc sống. Và nhất là những lời tri ân sâu sắc nhất của tất cả chúng con, nhưng đứa học trò Gia Long ngày nào đến tất cả thầy cô. Chúng con luôn nhớ và kính yêu thầy cô. Chúng con công thành danh toại, có được ngày nay, tất cả đều do công sức của thầy cô. ”Không thầy đố mày làm nên” Câu nói ấy mãi mãi trong lòng chúng con. Chúng con luôn cầu mong thầy cô mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi...
Giòng đời tiếp tục trôi. Bên xứ người, chúng con chạy đua theo máy móc, theo nhịp sống hối hả, theo thời gian từ sáng đến tối...
Nhưng chúng con sẽ trở về quê hương mang theo kiến thức học hỏi nơi xứ người về xây dựng lại quê hương Vietnam phú cường, hạnh phúc, ấm no, tiếp nối dòng máu anh hùng của cha ông hơn bốn ngàn năm văn hiến như thầy cô đã dạy bảo chúng con ngày nào.
Ánh nắng buổi trưa ngày đưa Ông Công, Ông Táo lên trời chiếu rọi vào phòng. Những giọt nắng lung linh trên tường như đùa vui với niềm hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng tôi cũng như các bạn tôi, mỗi đứa đóng góp một bàn tay, góp công, góp sức dựng nên cây mùa xuân đến Thầy cô, bạn bè và nhất là những đứa trẻ mồ côi, mù lòa bên quê nhà...
Orange County Heathcare.
Xuan Tan Ty 2001.
HELEN LE
Sau đây xin ghi thêm địa chỉ hai viện mồ côi tại Việt nam.
1/ Chùa Diệu Giác - Viện mồ côi có hơn trăm trẻ: 6/10 Trần Nảo Q2. Saigon
2/ Chùa Kỳ Quang - Viện mồ côi có hơn hai chục em mù lòa và trăm trẻ mồ côi 154/4 Lê Hoàng Phai P 17 Q. GÒ Vấp Phone: 8941442
Rất cần sự giúp đỡ, trông đợi tấm lòng vàng của tất cả. Cây mùa xuân không bao giờ muộn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến