Hôm nay,  

Những Đứa Trẻ Của Chiến Tranh

05/02/200100:00:00(Xem: 180473)
Bài tham dự số: 02-156-VB0204

“Tại sao người Mỹ bỏ miền nam Việt Nam"” Câu hỏi đó cứ tiếp tục quanh quẩn trong đầu óc tôi từ khi tôi có trí khôn và tập cách suy luận theo người lớn.
Ngày miền nam Việt Nam lọt vào tay cộng sản, tôi chưa đầy mười tuổi. Tôi chỉ nhớ loáng thoáng tôi đang chạy chơi với nhỏ bạn bằng tuổi thì tôi bị gọi về. Ba tôi đang đứng lo âu giữa sân nhà, Mẹ tôi đứng cạnh ba tôi không kém phần lo âu, xa xa tôi nghe tiếng ì ầm như tiếng bom đạn. Thế là ngày hôm sau ba tôi khăn gói lên đường. Ông đi đâu" Tôi không biết, nhưng tôi không gặp ba tôi nữa.
Thời gian trôi qua, một năm, hai năm, rồi tới... 13 năm trời không có ba bên cạnh. Tôi không còn nhớ chút gì về ba tôi cả, hoàn toàn không ngay cả giọng nói, đi đứng, thói quen của ba tôi. Tất cả chỉ còn là sự cố gắng hình dung của tôi qua lời kể của mẹ và qua những tấm hình mặc đồ tây của ba tôi (hình ba tôi mặc đồ lính đã bị mẹ tôi đốt hết vì sợ Việt Cộng). Tôi dần dần hiểu là ba tôi đi “học tập cải tạo ” trong ngục tù của bọn Cộng Sản. Tôi cũng không còn thì giờ để mà ngồi nhớ nhung ba tôi, vì tôi phải dằn vặt với cơn đói mỗi ngày. Có ngày mẹ tôi nói tôi chạy ra nhà bác đầu đường mượn ít gạo hay bobo về nấu (vì gia đình nhà bác ấy có con đi vượt biên thoát được qua Mỹ nên có trợ cấp từ Mỹ). Có ngày tôi đạp xe đạp ì ạch chở mẹ tôi qua cầu Phú Nhuận để mượn tiền cô tôi để mua khoai mì cho cả nhà ăn. Cứ thế tôi lớn lên trong nghèo đói và túng thiếu nhưng mẹ tôi dạy tôi không bao giờ làm điều sai trái. Ở trường học tôi học rất khá, nhưng thua kém bạn bè về đủ mọi thứ từ miếng ăn cho đến tấm áo mặc. Những đứa bạn tôi có anh chị ở nước ngoài gởi đồ về, tôi thấy thèm được như chúng. Từ đó tôi thường mặc cảm, rúc vào một xó cho đỡ tủi thân.
Mẹ tôi bán từ từ những món đồ trong nhà để nuôi chúng tôi, ngay cả tới những cánh cửa sổ trên tường cũng được đem bán để gia đình có thể sống qua ngày. Phần chịu cực, phần khổ ngoài đời, phần nuôi ba tôi đi học tập mười ba năm trong trại tù, ngày ba tôi ra khỏi tù là ngày mẹ tôi vĩnh viễn từ bỏ tôi để đi vào thế giới nơi con người không còn thù hằn, không còn chém giết nhau nữa.
Tôi khóc tưởng như hai mắt muốn mù vì từ ngày tôi có trí khôn, chỉ có mẹ tôi là người thương tôi, nuôi tôi và gần gũi tôi nhất. Tôi biết là mẹ tôi đã hy sinh cả cuộc đời của mẹ, ở vậy một thân một mình, giữ danh tiết mà nuôi chúng tôi khôn lớn, trở thành người tốt. Tôi thù hận chiến tranh, thù hận cộng sản đã lấy đi người Mẹ yêu quý của tôi. Rồi tôi lại tự hỏi tại sao người Mỹ bất thình lình bỏ miền nam Việt Nam để đẩy những gia đình như chúng tôi vào cơn khốn cùng này" Không ai có thể giải thích cho tôi thật sự được.
Rồi gia đình tôi may mắn được đi diện HO của ba tôi sang Mỹ. Vì tiếng Anh, tiếng u còn chưa thông lắm, tôi đi làm cho người Việt Nam. Tôi làm chung với Cindy một đứa con lai. Tóc Cindy đen, mũi tẹt, còn cặp mắt và nước da thì Cindy y như Mỹ trắng nên Cindy nhìn cũng rất xinh. Chỗ chúng tôi làm thường tiếp xúc với những khách hàng. Cindy cười giỡn, chọc ghẹo, lả lướt với mọi khách hàng nam nhi. Và nếu có anh nào “cần” thì Cindy cũng sẵn sàng, chỉ cần chàng cho nàng thật nhiều quà và tiền. Rồi dần dần Cindy có tiền, Cindy đi sửa sắc đẹp cho thật giống Mỹ (mặc dù Cindy nói tiếng Mỹ như Mỹ...tho) Cindy thường kể tôi nghe rằng mẹ Cindy có 2 đứa con: Cindy lai Mỹ trắng, còn em Cindy lai Ấn Độ. Từ đó tôi hiểu rằng mẹ Cindy làm nghề gì để sống qua ngày. Có phải chăng đây là những đứa trẻ của chiến tranh. Cũng chỉ vì chiến tranh và môi trường sống đã tạo cho Cindy cách sống giống mẹ của Cindy" Tôi không trách Cindy, mà chỉ thấy thương hại cho Cindy vô cùng, vì Cindy đã không may mắn có được người mẹ như tôi, để làm tấm gương sáng cho con cái noi theo.
Tôi vừa đi học, vừa đi làm. Sáu năm sau ngày tới Mỹ, tôi lấy được bằng Đại Học Mỹ. Tôi bắt đầu vào làm hãng Mỹ và làm bạn với một số người Mỹ. Một trong số những người bạn Mỹ của tôi, Angela mời tôi về tham dự tiệc sinh nhật của cô ta. Lúc tôi tới đã có rất đông người trong phòng khách nhỏ nhắn của nhà Angela. Angela giới thiệu tôi với người nhà của cô ta. Người làm tôi chú ý nhất là người anh của Angela, anh John.


John mặc bộ đồ lính dù, đầu đội nón, bên hông có đeo khẩu súng làm tôi hơi sợ khi mới thấy anh ấy. Khi Angela giới thiệu tôi với John, anh nhoẻn một nụ cười làm tôi thấy đỡ sợ. Angela nói với tôi rằng anh John là lính Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam. Sau đó, tôi bận bịu nói chuyện với một số bạn khác và không để ý đến John nữa. Bất thình lình tôi nghe nhiều tiếng la hét dễ sợ ở góc phòng trong. Tôi cùng với mấy người bạn khác chạy ào vô trong để xem chuyện gì xảy ra. Một cảnh tượng thật khủng khiếp: John đang chĩa khẩu súng của anh về phía một người bạn trai của Angela. Angela không giám la lớn, chỉ nói mọi người giữ im lặng và lui ra ngoài bớt. Angela nói từng tiếng một nhỏ nhẹ với anh John:
“Anh John, bạn em chỉ muốn mời anh uống bia thôi, không phải là muốn làm hại gì anh cả. John, anh đang ở Mỹ, không phải là ở chiến trường Việt Nam. John, nhìn em đây. Em là em của anh, Angela nè. Bây giờ em sẽ đi thật chậm về phía anh và anh đưa em khẩu súng nghen. Hôm nay là sinh nhật của em. Những người này là bạn của em thôi...”
Vừa nói Angela vừa đi từ từ về phía John. John từ từ hồi tỉnh và nhận ra Angela và cuối cùng đưa cho Angela khẩu súng. Sau đó, Angela dìu anh vào phòng của anh ta và mọi người trở lại party.
Sau chuyện hôm đó tôi cứ thắc mắc hoài về John, người lính Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam. Rồi một hôm tôi ngồi nói chuyện với Angela trong một bữa ăn trưa ở sở làm. Angela kể tôi nghe về John. John tình nguyện tham gia quân đội Mỹ và sang Việt Nam chiến đấu vào khoảng năm 1969, lúc mà chiến trường Việt Nam đang sôi động. John bị cuộc chiến tranh đó làm anh trở nên “khá mất bình thường.” Mỗi lần anh nghe tiếng nút chai mở to, hay tiếng la hét dữ dội là anh lại “nổi khùng” rút súng ra như muốn bắn người ta. Angela kể rằng John trở về Mỹ vào đúng ngày 30-4-1975. Anh mang về một balô rất lớn sau lưng, về tới nhà anh lại đổ ra toàn rơm rạ và đất cát ở Việt Nam. Từ cuộc chiến tranh Việt Nam trở về lúc nào anh cũng như đề phòng mọi người có thể giết anh, và anh đem súng ra lau chùi mỗi ngày.
Tôi hỏi Angela về cuộc chiến tranh Việt Nam rằng tại sao Mỹ bỏ miền nam Việt Nam và để biết bao gia đình chịu cảnh tang thương và đói khổ. Angela lớn hơn tôi mười tuổi, nên có thể cô ta hiểu biết hơn tôi. Cô trả lời tôi rằng: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam quá kéo dài và khốc liệt Mỹ tốn quá nhiều tiền của, công sức và không ít những người lính Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh đó. Và đã tới cái lúc mà lính Mỹ không còn đủ thời gian để huấn luyện và đào tạo kỹ lưỡng trước khi đem được qua chiến trường Việt Nam. Ngay cả những thế hệ như anh của Angela còn quá trẻ để mà đối đầu với bọn Cộng Sản cũng phải đem qua Việt Nam chiến đấu. Vì vậy Mỹ phải bỏ miền nam Việt Nam.”
Không hiểu đó có phải là câu trả lời chính đáng cho câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu óc tôi hay không" Tôi không biết, nhưng tôi tin tưởng đó là những suy nghĩ của người Mỹ nói chung và của người bạn Mỹ của tôi nói riêng về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi không còn oán trách người Mỹ nữa vì tôi đã chính mắt thấy những cảnh đau khổ mà chính những gia đình Mỹ phải chịu đựng. Có phải là cuộc chiến tranh của họ đâu mà họ phải chịu cảnh ba họ chết, anh họ chết, gia đình lìa tan, hay có trở về cũng điên điên, khùng khùng như John" Có phải đất nước của họ đâu mà sao họ phải tốn quá nhiều tiền bạc, máu và nước mắt cho cuộc chiến tranh vô nghĩa này" Tôi chỉ còn thấy thương xót và muốn khóc thật nhiều cho đất nước Việt Nam của tôi. Một đất nước nhỏ bé nhưng cũng bị bọn Việt Cộng man rợ xâm chiếm, làm bao con người phải chết vì cái chủ nghĩa Cộng Sản phi lý, phi đạo đức đó. Để rồi dân tộc Việt Nam được gì.
Xin cám ơn những người lính Mỹ đã hy sinh cho đất nước Việt Nam của chúng tôi. Và xin cám ơn đất nước Mỹ đã cứu vớt và chấp nhận cho những người Việt tị nạn được hồi sinh sống và tạo lập sự nghiệp trên vùng đất tự do này.
Michelle Nguyen

Ý kiến bạn đọc
06/10/202405:37:29
Khách
Get ready to attempt an electrifying journey with a pack of bold and crazy <a href="https://nudemilfs.com/doctor-fingers-wife/">naked doctor fingers wife </a>. These alluring cougars aren't for the faint of heart, but for those who crave to explore the unbridled globe of desire. Are you currently prepared to take on the duty of quenching their insatiable thirst and primal wishes, or will you be swept away by their fierce enthusiasm? Immerse yourself inside our collection of explicit MILF articles and see when you have what must be done to ignite their untamed instincts and bask in pure ecstasy. Prepare yourself to conquer the unruly MILFs and witness their natural feminine power on full display.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến