Hôm nay,  

Ông “head” Việt Trên Đất Mỹ

15/01/200100:00:00(Xem: 152040)
Bài tham dự số 140VB 0115

Ông Phạm Văn Chính là một bỉnh bút thường dành cho Việt Báo nhiều bài vở giá trị. Bài viết nầy là bài thứ hai, sau bài “Chỗ Quê Hương Đẹp Hơn Cả” đã được chọn đăng trong quyển sách đầu “VIẾT VỀ NƯỚC MỸ”.
Theo lời ông Chính, đây là chuyện xẩy ra tại một hãng Mỹ. và ông muốn kể lại chuyện này dưới hình thức một bức thư gửi cho một người bạn thân sống tại Việt Nam.



Cali ngày 15-12 năm 2000
Hòa thân mến,

Thấm thóat tao đã sống xa xứ gần ba năm dài! Chắc Hòa còn nhớ, ngày ra đi, tao đi một mình, không có thằng bạn nào tiễn đưa. Sau bữa cơm đầy lưu luyến tại nhà Sử, tao không muốn làm phiền anh em thêm nên đã từ chối tiễn đưa của bất cứ ai, từ vợ con... Mong được Hà và anh em thông cảm...

Viết thư này sau gần ba năm sống ở một đất nước cách xa quê hương đến nửa vòng trái đất, để kể cho Hòa và qua Hòa cho tất cả bạn bè về chuyến đi từ Việt Nam sang Mỹ và một trong nhiều câu chuyện vui buồn trên đất Mỹ. Những câu chuyện vui buồn khác sẽ được lần lượt kể ở những thư sau.

Như Hà thừa biết đó, mình đi Mỹ với một tâm trạng khác hơn nhiều người. Nhiều lúc không muốn đi. Lý do là đời sống đã tạm ổn, đã bỏ ra hàng chục năm trời để khai phá đất rừng làm nơi an dưỡng tuổi về chiều, tu hành và vượt ra ngoài những phiền rộn của thế sự. Hòa còn nhớ không, miếng đất diện tích đến mười mấy mẫu tây của tao, ngay cửa ra vào có treo tấm bảng lớn “Bạch Đàn trang viên” để nhớ đến “Lệ Chi viên” của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi trồng trái vải, còn tao trồng cây bạch đàn, nguyên liệu giấy cao cấp. Cả rừng bạch đàn hàng chục ngàn cây đang độ phát triển rất tốt. Nhà cửa đã xây cất kiên cố, có cả hồ bơi, máy phát điện riêng... Vì thế khi ra đi tao phải bán rẻ cái trang trại đầy mồ hôi và nước mắt này. Một mất mát nữa trong đời...

Mỹ giàu có, nhưng đến đó với hai bàn tay trắng, tuổi tác đã cao, liệu mình hội nhập cách nào" Cái gì đang chờ đợi mình" Những ý nghĩ này nhiều lúc làm cho tao chùn bước. Nhưng rồi định mệnh an bài, một trắc ẩn thôi thúc về một tình trạng nghèo khó của dân tộc, tao lại đến Mỹ và đang viết những giòng này. Thời gian ba năm nhanh như một ánh chớp!

Máy bay cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất vào gần nửa đêm. Tao giã từ quê hương mình trong màn đêm u ám. Thành phố Sài Gòn chìm trong giấc ngủ say, yên lặng, tịch mịch, trùm phủ bằng một lớp chăn cũ! Nghĩ ngợi lung tung, cuối cùng tao ngủ thiếp đi vì mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Mặc kệ cho máy bay muốn bay đi đâu cũng được. Giao mạng cho phi công. Bỗng nhiên tao giựt mình khi tiếng nói phát ra từ chiếc loa nhỏ. Một giọng nữ bằng tiếng Anh trong trẻo của người Triều Tiên cho biết máy bay sắp hạ cánh ở phi trường Seoul. “Mình đã thật sự rời khỏi đất nước thân yêu của mình rồi!” Vừa tự nhủ tao vừa nhìn ra bên ngòai. Đúng rồi, máy bay đang từ từ hạ cánh. Nhà cửa, xe cộ, máy bay hiện ra đầy dẫy ở bên dưới. Một lần nữa, loa phát thanh lại phát ra cho biết hành khách sẽ đổi máy bay và dặn dò những điều cần thiết. Chuyến bay này, số người đi Mỹ diện HO rất ít, không quá mười nguời. Nhưng rất dễ nhận ra nhau nhờ tấm bảng IOM mang trước ngực. Xuống máy bay là có sẳn nhân viên IOM đón tiếp, hướng dẫn đến phòng chờ đợi. Nhờ đó, mọi người giảm đi nhiều bỡ ngỡ, lo ngại... Tại đây, tại phi trường này, tao bắt đầu nhận ra ý niệm nhân loại rõ hơn lúc ở Việt Nam. Người Mỹ, người Nhật, người Hoa, người Việt Nam và nhiều dân tộc khác cũng có mặt ở đây để đi và về nhiều nước khác nhau trên thế giới. Họ giống nhau vì đều là con người, nhưng khác nhau về ngôn ngữ, màu da, cách ăn mặc v.v...Và để có thể hiểu được nhau họ dùng tiếng Anh. Vì vậy, biết tiếng Anh rất cần cho những chuyến đi như thế này.

Chiếc máy bay thứ hai cất cánh từ phi trường Seoul bay thẳng sang Mỹ, hạ cánh tại phi trường Los Angeles. Các máy bay đường bay quốc tế hầu hết đều sang trọng, tiện nghi...Cung cách phục vụ ăn uống của các nữ tiếp viên luôn luôn nhã nhặn, lịch thiệp, vui vẻ, chiều đãi khách hàng. Họ chào mời bằng tiếng Anh. Hỏi khách thích ăn loại thức ăn, thức uống nào. Ngay phương tiện giải trí như âm nhạc và phim ảnh cũng có sẳn. Chỉ cần bấm nút bên tay phải là có thể nghe nhạc hoặc xem phim... Nếu thời tiết tốt, ngồi trên máy bay gần như ngồi trong phòng khách đầy tiện nghi tại nhà. Nhờ đó, hàng chục giờ bay trôi qua nhẹ nhàng, dễ chịu. Chuyến bay từ Sài Gòn sang Seoul và từ Seoul sang Mỹ may mắn đều gặp thời tiết tốt. Vì thế, các túi nôn, các vật dụng an toàn khác không ai dùng đến. Mọi người đều bình an, thoải mái suốt lộ trình khá dài.
Một nhân viên IOM khác lại đón tiếp nhóm HO ngay tại phi trường Los Angeles. Nhân viên này tự giới thiệu tên và niềm nở đón tiếp nhóm HO như một người thân làm cho mọi người cảm thấy an tâm hơn. Mười lăm phút sau, tất cả đều được cấp phát một tờ giấy cứng nhỏ gọi là:I.94 có ghi rõ ngày đến Mỹ và một nhóm 8 số. Nhân viên IOM căn dặn phải gìn giữ tờ giấy này, đừng để thất lạc. Nó là giấy tùy thân, là chứng nhận cho sự cư trú hợp pháp, là cơ sở để mình nhận được các quyền lợi về y tế, giáo dục và xã hội...

Tới đây là tới Mỹ rồi. Nhưng tới Mỹ không có nghĩa là tới chỗ định cư của mình. Tao phải đáp thêm một chuyến máy bay thứ ba nữa để đi Atlanta, tiểu bang Georgia. Tại đây gia đình một người anh họ của tao đang cư trú và đã bảo trợ cho tao. Nhưng, điều đau buồn không sao tả xiết là khi đến nơi, tao mới hay là anh chị đều đã chết! Các con của anh chị có một đứa đang ở tù! Anh chị tao đi Mỹ theo diện con lai. Thằng con lai này chẳng giúp gì được bao nhiêu, nên anh chị tao phải lao vào công việc chân tay để mưu sinh ở lứa tuổi đầu đã điểm sương và cuối cùng bỏ thân nơi đất hứa! Cái chết của anh chị tao đã gây cho tao một sự xót xa kèm theo một niềm u uất khó giải bày. Một cái chết rất lạ. Hai vợ chồng mới dành dụm được chút ít, mua được một căn nhà nhỏ. Về nhà mới ngay đêm đầu đã bị chết ngạt. Kiểu chết này không thấy xảy ra ở Việt Nam"

Cuộc sống mới bắt đầu. Một hội thiện nguyện giúp làm một số thủ tục cần thiết để hưởng trợ cấp và để đi học Anh văn. Tao được cho biết sẽ hưởng trợ cấp tám tháng, nhưng suốt thời gian này phải đi học Anh văn. Bất cứ lúc nào trong thời gian này mà tìm được việc làm, có thu nhập thì sự trợ cấp sẽ bị cắt. Ngoài tiền mặt, phiếu thực phẩm gọi là “Food Stamps”, tao cũng được trợ cấp một giấy trị bịnh nhà nước trả tiền có tên là “Medicaid”. Phải nhìn nhận đây là những trợ cấp cần thiết và quí báu. Tao tự thấy hổ thẹn khi nghĩ rằng mình chưa làm gì hữu ích mà đã được nhận sự đãi ngộ tươm tất như thế. Tao băn khoăn, lo lắng, muốn đi làm sớm để tự nuôi thân. Không thể chỉ đi học Anh văn để thụ hưởng hết tám tháng trợ cấp... Thế là tao bắt dầu chuẩn bị cho công việc kiếm ăn ở đất Mỹ.

Sau hai tháng tao thi lấy bằng lái xe. Mua ngay một chiếc xe cũ bằng hình thức trả góp rồi dấn thân vào công việc làm chân tay. Bằng cấp ở Việt Nam, trình độ Anh văn ở Việt Nam không đủ để làm việc bằng trí óc. Hoặc là đi học lại, hoặc là đi làm chân tay. Đi học lại cũng phải có người dìu dắt, giúp đỡ vì mọi thứ đều xa lạ ở xứ này. Còn đi làm chân tay thì rất dễ. Chỉ cần một số câu Anh văn thông dụng, có người giới thiệu, có sức khỏe, thử nước tiểu không thấy có chất ma túy là được thu nhận không khó khăn. Ở Atlanta, công việc chân tay lại nhiều, dễ tìm. Giá hưởng khoảng 7 đồng một giờ là giá lương phổ thông ở đây, ai cũng làm được. Bảy đồng là giá lương thấp ở Mỹ, nhưng nếu so sánh ở Việt Nam thì quả là khá lớn. Có lẽ vì thế mà ai cũng muốn đi Mỹ"...

Công việc đầu tiên của tao là giao nhận hàng (Receiving- Shipping) tại Công Ty mua bán quần áo và đồ chơi trẻ con. Tên công ty l “Kids R U.S”. Cùng làm công việc này còn có bốn người Việt Nam khác, do một người Việt Nam đứng đầu gọi là “Ông Head”. Trên Ông Head là một cô Menager người Mỹ. Công việc khá nặng nhọc dù có sự tiếp sức của một số máy móc. Các kiện hàng nặng vài ba chục kg là chuyện thường. Ngoài 40 giờ chính thức, bộ phận giao nhận thường được yêu cầu làm giờ phụ trội khi hàng về nhiều. Vì thế, sáng phải thức dậy rất sớm, từ 3, 4 giờ và về lại rất trễ 5,6 giờ chiều. Từ chỗ ở đến chỗ làm phải mất đến 45 phút lái xe trên xa lộ. Ở đây người ta ước lượng đường dài bằng thời gian lái xe chớ không bằng cây số như ở việt Nam mình. Bốn mươi phút lái xe có thể tương đương với 50, 60 chục cây số vì trên xa lộ, mọi người đều phải lái xe với tốc độ khoảng trên 100 cây số giờ. Lái xe ở xa lộ với vận tốc cao như thế, xe cộ lại rất đông đảo, nên nếu tai nạn xảy ra thì cầm chắc là chết hoặc bị thương nặng! Chỉ cần mỗi ngày phải lái xe hai lượt trên xa lộ đầy xe cộ với tốc độ cao đã làm cho tao thấy mạng sống của mình vô cùng bấp bênh. Còn việc làm thì phải theo phong cách công nghiệp. Giờ ra giờ. Làm ra làm. Nghỉ ra nghỉ. Không có chuyện lề mề như ở Việt Nam. Ngay cả bước đi cũng phải nhanh gần như chạy mới đúng phong cách công nghiệp... Điều đền bù là tiền được trả ngay vào cuối tuần. Sau một tuần làm việc cực nhọc, ai cũng cần được tờ check hay pay check trên tay. Nhưng mọi người đều phải nhớ bấm giờ vào và giờ ra vì trễ một phút cũng bị trừ lương! Đây không phải là qui luật chung của nước Mỹ. Có hãng cũng không chi li như thế.

Ngoài ông Head, giống như cọp rằn ở bên mình, công nhân còn được sự theo dõi sát của Menager, của caramen đặt đầy khắp nơi. Vậy mà khi được chui vào thùng xe chở hàng dài ba, bốn chục mét để chất hàng vào hoặc bốc hàng ra, tao vẫn có thể xả hơi năm ba phút được. Nhưng bên trong các thùng xe này thiếu hẳn không khí nên rất ngột ngạt khóc chịu.

Làm việc vất vả như thế được ba tháng thì một sự cố xẩy ra! Ông Head Việt Nam (vốn xuất thân từ cơ quan tình báo), tỏ thái độ hách dịch, bắt nạt anh em công nhân Việt Nam. Nó nhờ tài nịnh hót nên được cử làm head và nhờ làm head nên thường chỉ làm việc bằng chỉ tay năm ngón. Sau khi bắt nạt hết người này đến người khác, nó đến chỗ tao đang làm. Tao đang sắp xếp các thùng hàng theo từng chủng loại, nó tiến đến:
“Làm nhanh lên. Chậm quá vậy. Làm như thế không được đâu.”
Tao rất bực mình, nhưng cố gắng nhẫn nhịn:
“Phải sắp xếp vừa theo chủng loại, vừa kích cỡ, nên không thể làm nhanh được anh ạ.”
“Người ta làm được. Anh cũng phải làm được.”

Thằng head vừa nói vừa lắc lắc cái đầu (head) một cách hạ cấp. Ở Việt Nam, ngay sau 30.4.75, tao cũng chưa bao giờ gặp cảnh ngộ này. Nhưng để được yên thân, để được sống bình thường, tao vẫn tiếp tục chịu đựng. Tao như nghe văng vẳng đâu đây lời dạy về sự nhẫn nhục:
“Ai chửi mắng thì ta giả điếc,
Đợi cho người hết giận ta khuyên
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
Thì đâu có sinh câu thù oán...”
nên tao cố gắng giữ sự ôn tồn, nhã nhặn:
“Cô Manager căn dặn tôi phải kiểm cho thật kỹ, làm thật cẩn thận, đừng để lẫn lộn...”

Việc sắp xếp hàng vào thùng các loại quần áo trẻ con vừa phải chú ý loại vải, loại màu và cả kích thước nữa. Vì thế, nếu thiếu thận trọng sẽ lẫn lộn. Mà khi lẫn lộn, hàng bị trả về thì người sắp xếp hàng phải chịu trách nhiệm, chớ không phải thằng head. Nhẹ thì bị cảnh cáo. Nặng có thể bị cho nghỉ việc. Vậy mà thằng head cứ thúc giục hết người này tới người khác...
“Anh không cần giải thích. Nếu làm nhanh không được thì tôi chuyển anh sang việc khác.”
Thằng head vừa nói vừa nghiêng nghiêng cái mặt còn oai vệ hơn cả giám đốc nữa. Lúc này nó đang đóng vai giám đốc Công ty, chứ không nhớ mình cũng đang là một anh công nhân hạng bét ở cái xứ giàu có này. Đến đây thì tao không sao chịu đựng được nữa, những câu sấm giảng khuyên dạy về nhẫn nhục biến mất, tao nhìn thẳng vào mắt nó và nghiêm nghị nói như dạy bảo:
“Nè, anh quá quắc lắm rồi nghe. Anh im ngay cái miệng chợ Cầu Muối của anh đi. Chức head của anh là chức cọp rằn ở các chợ Sài Gòn. Có gì mà oai vệ, Có gì mà hãnh diện. Tôi không cần làm việc chung với anh nữa...”

Nghe cãi vả to tiếng, cô Manager liền chạy lại. Tao giải bày bằng tiếng Anh với cô ta và kết luận không thể làm việc với lọai người như thằng head này. Tao chấp nhận nghỉ việc...

Hòa ơi, cái vốn liếng tiếng Anh của tao tuy ít ỏi, nhưng hết sức đắc dụng trong hoàn cảnh này. Nếu tao không giải bày được bằng tiếng Anh thì thân phận công nhân của tao chắc còn khốn khó hơn nhiều... Sau khi nghe tao trình bày, cô Manager chẳng những không cho tao nghỉ việc mà lại đưa tao sang một công việc khác nhẹ hơn nhiều. Tuy không làm việc chung trong một nhóm, tao phải gặp mặt thằng head hằng ngày, nên không khí vẫn cứ ngột ngạt, khó thở. Vì vậy tao quyết định xin nghỉ việc, tìm một nơi khác gần chỗ ở hơn. Và khi nộp đơn xin nghỉ việc tao mới thấy người Mỹ họ sống có tình hơn mình. Cô Menager cứ hỏi tao thích làm việc gì cô sẽ giúp, đừng nghỉ việc. Đến khi tao nói tao đã xin được việc khác lương cao hơn ở đây, cô ta mới vui vẻ chúc tao may mắn và thành công, không yêu cầu tao ở lại nữa. Người Mỹ họ rất thực tế, luôn luôn quan niệm rằng chỗ nào tốt hơn, lương cao hơn thì cứ làm, chớ không phải vương vấn tình cảm như ta.

Hòa ơi! Đó là dấu ấn thứ hai của tao, sau cái chết của anh chị tao. Và tính đến nay tao đã làm khá nhiều chỗ, đi qua hai ba tiểu bang. Còn nhiều chuyện lý thú, nhưng thư đã dài, hẹn thư sau.

Chúc Hòa và anh em mình ở Việt Nam vui, hưởng được trọn vẹn cuộc sống bình an nơi quê hương mến yêu nhưng nghèo khổ của mình...

Thân ái,
PHẠM VĂN CHÍNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,768,368
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến