Hôm nay,  

Tết Ở Wichita Kansas

13/01/200100:00:00(Xem: 219582)
Một gia đình trẻ (cháu gọi tôi bằng chú) có 2 con nhỏ, mới qua Mỹ định cư vừa 6 tháng, ở tiểu bang Kansas, Hoa kỳ. Noel đầu tiên, cái tết đầu tiên năm nay, như mọi người mới đến, còn xao động và nhớ nhà.
Cháu viết cho bà con ở quê rằng: “ Không khí lễ tết bao trùm chỗ nào mình không biết, ở đây vẫn thấy nhịp sống bình thường, đi cày sáng đi chiều về; tối thì làm bạn với vài bản nhạc và cái computer trong phòng nhỏ. Không một nao nức nào chờ đón mình, mình không có chuẩn bị gì cho Noel, cho tết cả.
“ Nhớ lại mới đây thôi, ở VN, giờ này mình đã nhận được chí ít cũng năm mười cái thiệp chúc Noel và năm mới của các Đại Gia nông sản ở VN; rồi thì rượu ngoại, thuốc lá, bánh mứt, lịch mới, sổ tay.. ê hề. Tuy nó chẳng đáng gì nhưng cứ mỗi lần mình nhìn vào nó mình thấy được cảm tình và sự tôn trọng của các đối tác, là lòng mình cảm thấy vui lắm rồi. Đi ra đường, ghé vào các quán nhậu, nhà hàng vào buổi tối, thế nào mình cũng gặp người quen; một cái gật đầu chào, một ly bia nhắp môi chia sẻ.. mình thấy ấm áp và trìu mến làm sao!
“ Oâi Sài gòn thân thương! Nơi đó có biết bao nhiêu là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Một thành phố có gần mười triệu người, nhưng chí ít cũng có vài ngàn người biết đến mình và dành cho mình một chỗ đứng, một chút tôn trọng trong lòng.
“ Sáu tháng ở đây rồi, mình chưa có một mối quan hệ nào đáng kể cả, chỉ biết ru rú sáng đi chiều về (mình hiện làm việc cho hãng máy bay Cesna). Ngôn ngữ Anh văn đối với mình chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng trong sinh hoạt sao mà xa cách thế! Thôi, đành nhủ lòng rằng mặc kệ nó, ta cứ sống và chờ đợi ở tương lai. Chuyện gì ta không làm được hôm nay hãy để con cái ta làmû thay sau này.
“ Nhưng cái thằng tôi trong người mình cứ bướng bỉnh cãi lại rằng sống như vầy thì không phải là người mà chỉ là một cái máy biết đi và suy nghĩ. Mày chỉ có vài ba mươi năm trong đời để tạo chỗ đứng trong xã hội , lẽ gì mày đã có rồi mà lại đạp đổ nó đi, làm lại từ con số không" Cơ hội khó đến lần thứ hai lắm.
“ Nghĩ lại mười năm qua, tuy không là gì nhưng mình cũng đã làm được một cái gì đó. Còn nhìn xa cho 10 năm tới mình vẫn thấy tương lai mịt mù trước mắt.”
Cháu tôi học đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức, ngành Chế Tạo Máy(!), ra trường năm 87, không dạy học một giờ nào, mà cũng không làm gì dính tới ngành học, lại làm trung gian buôn bán nông sản cho nước ngoài, cũng có tiền rủng rỉnh, mua đất xây nhà lầu, sắm xe Dream vi vút. Cháu dâu tôi đỗ cử nhân Nga văn, con một gia đình gốc Bắc di cư 54.
Chả là Wichita mùa này lạnh lắm, tuyết phủ mặt đường dày 8 đến 10 inch, nên cháu thèm độ ấm của Sydney Australia, nơi có gia đình đứa em ruột đi du học đã 4 năm nay, chưa xong tiến sĩ Y Khoa. Cháu nói với em cháu bên ấy rằng “ Tuy lạnh lẽo ở đây mà sinh hoạt mọi người vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ có nhiều tai nạn giao thông và nhiều vụ án mạng. Buổi tối quá lạnh, ngoài đường vắng vẻ, côn đồ được dịp lộng hành; chỉ mới đây nó đột nhập vào nhà một cô giáo trẻ (dạy cháu trong nhà) bắn chết 2 người đàn ông, lôi 3 phụ nữ ra ngoài hãm hiếp rồi giết luôn; có một người còn đang hấp hối, lết được tới gần một mile, báo tin cho người hàng xóm, rồi cũng ngất luôn. Cô giáo trẻ đẹp chỉ mới 25 tuổi, không hiểu tại sao mình phải chết. Mưa trên tuyết làm đường đóng băng, chạy nhanh thắng lại xe quay ngang! Thậm chí chạy chậm mà không kiểm soát được cũng tai nạn.”
“Ơn trời, anh đã qua một semester đầu tiên, 12 credits, hy vọng toàn là điểm A và B, không biết đến bao giờ mới đạt được 132 credits để lấy cái bằng đại học ở đây" Vì vừa làm vừa học không có thì giờ học rút. Vả lại bây giờ cái computer trong đầu mình không còn nhạy lắm, lâu lâu nó chập mạch, khiến mình thấy “ngu đột xuất”, hơi bí hiểu, ngày càng nhiều. Bỏ học đã lâu, chỉ biết suy nghĩ lo lắng kiếm tiền. Cái lo đó theo mình thì dễ chịu hơn là lo thi không được, bài làm không hết. Ngày xưa làm bài không được thì mình chỉ sợ quê với bạn bè,ø với “người ấy” và với bản thân; còn bây giờ thi trượt thì sẽ quê mặt với gia đình và với đám con của mình. Con cái sẽ nóûi Ba Me màhọc như vậy thì đừng có mà la con!
“ Thế mới thấy em rể mình ở Uùc quả là tài! Bao nhiêu năm đèn sách mà vẫn kiên trì và học giỏi đến như vậy! Lại còn gánh nợ vợ con trên lưng, hai vai còn chu toàn bổn phận chia xẻ với bà con trong nước với bạn bè.”
Đứa cháu dâu cử nhân Nga văn tâm tình với cô chú chồng rằng “ Chúng con qua đây nhằm mùa khai trường, lao đầu vào học hành; rồi phải thích nghi với cuộc sống mới, ổn định tinh thần, tìm công ăn việc làm, ngổn ngang nhiều thứ. Được tin con của cô, bác sĩ Dàn Khoan 6 năm qua, nay đã lên đường đi Bangkok đặc khảo 4 tháng, rồi lại đi Mỹ du học, con thật khâm phục. Em Du vốn xưa nay rất là hiếu học và ham làm. Ngày con qua đây bắt tay vào việc học lại, trăm bề khó khăn; con cứ có ý nghĩ nếu những người hiếu học thông minh như ba chị em Du mà có mặt ở đây chắc sẽ nhiều thuận lợi hơn con. Nay thì Du đã chứng minh được khả năng của mình, chắc cô chú rất vui và hãnh diện. Mẹ của con khi biết Du sắp đi Mỹ du học đã trách con sao không nghe lời , lo học Anh văn từ trước thì bây giờ đâu đến nỗi khổ cực. Lại nói về chuyện LQ Thùy My con của cô dượng, My sắp xong bậc tiến sĩ. Nhớ ngày xưa My ngần ngừ không quyết học lên tiến sĩ và con đã cản My, nói rằng đừng thèm học chi cho mệt. Vậy mà nay My sắp xong. Còn con, với mảnh bằng cử nhân Nga văn ở đây chẳng có nghĩa lý gì; thậm chí con muốn dùng tiếng Nga như một ngôn ngữ phụ để được bớt số credits của các môn chung, mà cũng không được, vì không có mở loại lớp này. Vậy là tiếng Nga trở thành tử ngữ mất rồi! Năm năm trời, ăn học cực khổ, ở đây không hề được công nhận một tí xíu nào. Dù vậy, con vẫn thấy không uổng. vì nhờ đã học đại học mà có được kinh nghiệm học , có được bạn bè thân thiết, có được một tấm chồng và biết thêm một thứ tiếng mà ít người biết! “
Cha mẹ chồng vẫn còn ở Pleiku, cháu dâu thưa gởi rằng “Ngày trước ở bên nhà xem phim có tuyết rơi con không hình dung được tuyết cũng dơ bẩn lắm. Khi rơi tuyết rất đẹp làm cho cảnh đẹp; nhiệt độ cũng không thấp lắm, chừng 30 độ F, lúc đó ai cũng thích. Mấy con con được ra chơi, nghịch tuyết, làm snowman; và đường đi cũng không khó lắm, lái xe con chỉ có cảm giác như mình đang chạy trên cát. Khi có thêm trời mưa, tuyết bắt đầu tan ra một ít, nhiệt độ đã không tăng mà có khi còn giảm xuống, lúc đó tuyết đông lại thành băng, rất là nguy hiểm. Con đi bộ mà cứ như đi trên tảng nước đá! Con lái xe, có lần con đi gấp, chưa có kinh nghiệm, đến gần ngả tư con mới thắng xe lại thì xe vẫn chạy luôn! Hú hồn, may mà không có xe nào chạy ngang nên con thoát tai nạn. Dưới cái nắng trưa gay gắt, trời vẫn lạnh căm căm, khi nào trời có gió thì càng lạnh dữ. Ai ai cũng có thói quen sáng sớm là mở ti vi xem dự báo thời tiết. Họ dự báo rất chính xác vì liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Trong xe lúc nào cũng phải có mền, có thức ăn, kẹo bánh, và lúc nào xe cũng phải được đổ đầy xăng. Bên này, mình mà để cho xe hết xăng, nằm đường là bị phạt rất nặng. Đi xe quên đem theo bằng lái, lỡ có chuyện gì cảnh sát sẽ còng tay liền. Con bắt đầu tập thói quen đi đâu phải cầm theo bóp giấy tờ vì dính dáng tới pháp luật rất là mệt.
“Chồng con đi làm hãng và gia đình đã có được bảo hiểm sức khoẻ. Hai cháu đang bị cúm nên lễ Noel chắc không đi chơi được. Y tế ở đây rất tốt vì con mới biết cháu Nhi bị yếu thính giác từ lâu. Trường Nhi học đã khám kỹ cháu 3 lần và bảo con đem cháu đi bệnh viện, lấy kết quả về trường, họ vẫn chưa an tâm, họ lại giới thiệu cháu đi khám một chuyên gia, mà lại được miễn phí vì thu nhập của tụi con rất thấp. Con cũng thấy lo âu, vì Nhi là con gái, mắt đã bị loạn thị nay lại thính giác kém thì thiệt thòi quá. Thằng em Nhi là Ben, sức khoẻ bình thường, ăn uống nhiều, mau lớn mà tính tình rất gà tồ, hay bị chị Nhi và các em họ ăn hiếp. Đi học cháu được nhiều bạn tặng hình, đem về cất vào album. Cac cháu đi học bằng schoolbus, con thường căn dặn 2 chị em phải ngồi chung với nhau đề phòng quên xuống xe đúng trạm. Vậy mà cháu Ben không chịu, chỉ thích ngồi chung với một cô bạn tên Mary Ann! (trời thần! ôâng bà nội có thấy vui không, nhóc con ở đây vậy đó!) . Hai cháu rất thích nghịch tuyết khi trời rơi ít; còn lúc tuyết dày thì cháu Ben thấp người nên lội tuyết ngập đến đầu gối đi rất khó nhọc.
Dạo này lại xảy ra nhiều vụ bắt cóc trẻ con và phụ nữ, nên con không dám để cho chúng đi một mình từ trạm bus đỗ về nha,ø dù chỉ cách có 300 met. Ngay việc lái xe nhà cũng phải cẩn thận, vừa lên xe là phải khóa cửa. Đã có trường hợp chưa kịp khóa bọn côn đồ xông vào xe uy hiếp bắt cóc. Lúc mới qua con đã bị ám ảnh vì chuyện này. Wichita vốn yên bình mà dạo này liên tiếp xảy ra nhiều tội ác, làm tụi con rất nản lòng. Cứ tưởng tượng con mình bị bắt cóc thì làm mẹ sống không được mà chết cũng không xong. Phụ nữ thì bị bắt cóc ở mọi lứa tuổi. Thật kinh sợ, đã có trường hợp bà già bị bắt cóc để hãm hiếp. Vì vậy khi vừa mới đến Mỹ ba me con đã truyền đạt liền những tin tức ấy, căn dặn cẩn thận để tự bảo vệ. Tụi con nghe mà chán nản lắm và vẫn bị ám ảnh mãi từng ngày từng giờ.
Chồng con được nghỉ lễ 10 ngày, từ trước Noel đến sau tết tây; như vậy thật là sung sướng, con chỉ ước ao nghỉ khoẻ vài ngày, xem vài cuốn phim hay và đưa các cháu đi xem phố xá. Người lớn thì không cần nhưng các cháu háo hức ham mới lạ. Nếu vì mình không thích mà bọn trẻ cụt hứng thì tội nghiệp. Thông thường xuống phố ai cũng thích dồn về vùng Southeast, có nhiều cửa hiệu lớn và tráng lệ với khu ăn uống y như ở Sagon Super Bowl của VN.

Cuộc sống ở đây khiến con người làm việc hùng hục để kiếm tiền; rồi kéo nhau đi tiêu tiền vào việc mua sắm. Việc mua sắm rất khác bên VN, mua rồi có thể trả lại hay đổi lại trong thời hạn cho phép. 15 hay 30 ngày, tùy theo cửa hàng. Không cần nói lý do, hoặc vì không còn thích nữa..
Mỹ phẩm cũng có thể mua về xài thử, nếu không hợp không thích , trả lại chẳng có sao! Bà con mình thường mang trả quần áo sau khi mặc đi dự đám cưới hoặc tiệc tùng gì đó. Cái trò nàý không lương thiện tí nào, làm ảnh hưởng uy tín dân ta ở đây nhiều lắm. Quần áo bán bên nay thấy mà mê: hàng hiệu một bộ đồ trẻ sơ sinh giá không kém một bộ đồ người lớn. Các con đi xem mà thấy sợ cho nết ăn xài của người Mỹ, họ có thể mua một đôi tấc (vớ) cả chục đô la, họ dùng nhanh lắm, chẳng thấy hư hao gì, chỉ vì mang bẩn mà lười giặt nên đem bỏ “garage sale” với giá rẻ mạt. Họ có thói quen tống tất cả quần áo dơ và các đồ nhỏ khác vào máy giặt, chứ không giặt bằng tay những thứ cần phải vò tay cho sạch. Cho nên tụi con đỡ khổ, chỉ cần mua “garage sale” về bỏ ít thuốc tẩy, vò bằng tay cho sạch , là có ngay hàng hiệu đem dùng. Nhưng phải biết nhìn thế nào là đồ tốt đồ hiệu. Mua bán bên nay ngược với bên Việt nam về giá cả và lượng hàng. Bên mình mỗi lần lễ tết thì hàng hóa khan hiếm và giá cao, còn bên nay đến lễ tết hàng hóa ê hề và sale cũng nhiều, họ không có thủ đoạn tăng giá lên cao rồi sale 50% để móc tiền người mua; sale là sale bao nhiêu phần trăm so với giá nguyên thủy thiệt sự. Cùng một cái áo đầm hàng hiệu loại sang của con nít cỡ tuổi cháu Nhi, giá bình thường là $120 đến gần lễ họ giảm còn $80, rồi xuống dần $60, lúc con đang viết cho mẹ đây họ giảm còn $28! Lúc này phải nói là hàng còn ít lắm, ai hên thì chọn được đúng thứ mình cần. Bởi vậy dân giàu thì mua trước, sau đó đến tầng lớp trung trung, rồi đến dân nghèo, ai cũng có phần cả; chỉ có ai trước ai sau mà thôi, kiếm được hàng cùng phẩm chất. Tụi con thì tự cho mình là dân bất hợp tác với các shops, thấy cái giá tối thiểu đó vẫn còn chưa thể được. Đã đi garage sale thì không có can đảm mua cái gì mới tinh hết. Vừa rồi tụi con mua một máy vi tính (để tránh tình trạng giành quyền sử dụng máy trong nhà). Khi đem máy về nhà con lại cảm thấy tiếc tiền, benø đem ra trả, họ nhận lại ngay mà không một tiếng phàn nàn!
“Mua sắm bên nay sướng như vậy đó! Cũng do bên nay là xã hội tiêu thu, họ tính đến sự thoải mái tối đa cho người tiêu dùng, đểï sau đó bị lột sạch đến đồng bạc cuối cùng, đến khi tắt thở! Người Mỹ nghèo cũng xài nhiều, đi làm công mà chốc chốc chạy ra lấy tiền xu bỏ vào máy mua Coca uống. Giá mua từ máy đắt gấp mấy lần nếu mua nguyên một thùng 24 lon đem về nhà ngày ngày đem ít lon đi làm. Họ nghèo nhưng không chịu làm như vậy. Mà vì sao lại phải uống Coca" Vừa hại sức khoẻ, vừa tăng cân, vừa tốn tiền. Con đi học thấy tụi sinh viên Mỹ Mễ lúc nào cũng ăn snack, ăn chip, uống nước ngọt liên miên. Bởi vậy tiền Bell Grant (nhà nước cho học trò nghèo) không bao giờ được phát hết mỗi năm một lần mà phải chia ra từng học kỳ để khỏi bị xài tuốt luốt vào việc ăn quà cho mập ú ra. Dân ta thì chịu thương chịu khó, ăn xài căn cơ, nên dầu lương tiền ít cỡ nào cũng tằn tiện để dành, dần dần có nhà có xe, còn anh chị Mỹ đen Mỹ trắng thì phần đông vẫn là homeless.
“ Ba má đã rõ ngày còn ở VN đã có thời tụi con sống rất thoải mái, ăn xài không hạn chế. Giờ nghĩ lại con chẳng thấy hối tiếc, vì đó là một phần đời tươi đẹp đã qua mà đâu phải ai cũng có được. Ôâng trời đã cho chúng con được dịp có nhiều lạc thú thì nay gặp thử thách, chúng con cũng sẽ cố gắng vượt qua. Thực ra hiện nay chúng con chẳng thiếu thốn gì, chỉ vì mình so sánh với láng giềng mới mình còn thua sút mà cảm thấy thiếu vậy thôi. ù Ngày trước tụi con cũng chẳng giàu có gì, chỉ vì lúc ấy con thấy mình đỡ hơn những người chung quanh mà thôi!”.
“Tết năm 2001 lần đầu tiên sống xa VN trời thật lạnh mà bầu trời đầy nắng đẹp, mặt đường tuyết vẫn chưa tan và có dấu hiệu ngày mai sẽ có đợt tuyết dày 8 inch nữa.
Chú thím H-T là người mai mối hôn nhân, cũng là người cháu BL thân cận nhất, sát vách gia đình cha mẹ ruột mình. Cháu thỏ thẻ rằng nhờ cô chú và các anh em bên nhà gửi thư thăm hỏi an ủi mà chồng cháu đã bớt buồn đôi phần. Nhưng hình như mọi người quá yêu mến làm ảnh thêm nhỏng nhẽo thở than, “than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!” Biết làm sao được" Đã chấp nhận di cư là phải làm lại từ đầu, là chấp nhận phấn đấu tạo ra sự nghiệp mới. Tụi con giờ như con sâu nằm trong cái kén, phải quên đi nỗi buồn về sự đổi thay to lớn, để phá kén vươn lên. Buồn phiền bây giờ đối với con là một thứ xa xỉ phẩm. Nhiều lúc con tự hỏi : mình cực khổ như thế để làm gì" Rồi tự trả lời: là để hy sinh cho con cái. Nhưng thực sự chúng nó có thích điều đó hay không" Nếu cho chúng nó cóđủ trí khôn, chúng nó có chọn điều đó hay không" Hay là chúng nó sẽ thấy không ưa những điều cha mẹ chúng áp đặt , cũng giống như tụi con bây giờ không thích mà phải chịu những điều mà cha mẹ đã áp đặt lên con. Đó là điều băn khoăn của con, chứ thông lệ mỗi khi buồn chán con cũng chẳng hề than thở với ai; vì chồng con thì cũng đã quá đủ buồn chán rồi; và dường như trách nhiệm về mọi điều này là do con, con xin theo cha mẹ ruột cơ mà!
Những lúc khổ tinh thần cùng cực con đành tìm quên trong việc học, chúi đầu vào sách vở và trong công việc nhà đầu tắt mặt tối. Dạo này chuyện học cũng bị khựng lại vì con mất khả năng tập trung suy nghĩ, đầu óc con cứ nghĩ vẩn vơ. Thôi thì đành phải chịu, cứ thử xem mình chịu đựng đến đâu. Ở đâu cũng có cái khó khăn cái đáng chán. Điều cốt yếu là mình đón nhận nó thế nào. Có thể điều con không thích lại là điều người khác mơ ước. Con chỉ nhận là thành công khi đạt được cái mình muốn và hạnh phúc chính là vui thích cái mình có đuợc. Đã nửa năm trôi qua, gia đình con đã làm quen được với cuộc sống mới. Chúng con 4 người sống chung trong một căn phòng chừng 12 mét vuông; dùng chung restroom với gia đình đứa em trai. Nói chung là chật chội, bất tiện nhiều lắm. Nhiều khi mọi người trở nên quặu cọ vì phải chờ nhau dùng restroom, phòng tắm đánh răng rửa mặt, bếp nấu. Những việc như vậy làm mất thì giờ vô cùng.
Trong nhà việc chợ búa phần lớn do con đảm đương bởi vì em gái con cơ thể yếu đuối còn chị hai con thì chưa biết lái xe. Trong nhà có 15 miệng ăn, thêm 2 đứa con của người em gửi nữa. Trong số này có 3 người đi làm. Cả nhà, mỗi người một nhu cầu, khi thì cần thuốc men mua ở chợ Mỹ, khi thì sữa, gạo, thịt, trái cây, rau củ hầm bà làng.. Ngày nào con cũng có việc mua sắm phải đi chợ; thứ nào mua chợ nào cho rẻ, chợ nào sale thịt, chợ nào sale trái cây. Có bằng lái mới, lúc đầu con cũng ham đi chợ lắm, để tập lái xe cho quen. Riết rồi chán, vì bây giờ mùa đông lạnh kinh khủng, đường phủ tuyết dày, rất nguy hiểm, con hết ham đi vì mệt phờ cả người.
Nói chung, cuộc sống tụi con không thể nào gọi là thoải mái được. Giải pháp dọn ra ở riêng cũng chưa làm được lúc này, vì tiền down nhà không đủ; nếu down ít thì hàng tháng trả cao không nổi; mà ra riêng còn không đủ xe đi; sắm thêm xe thì tốn kém hao hụt vào tiền để dành mua nhà! Cứ loanh quanh như một vòng tròn chưa có lối ra, chưa an cư thì làm sao lạc nghiệp"
Chiều tối về nhà thì các con cháu nhỏ nó quậy tung trời, chắc con sẽ bị bệnh thần kinh! Từ xa xưa, tụi con đã qua những tháng ngày gian khổ khi mới lấy nhau. Nay trở lại cảnh cũ sau khi đã được sống riêng biệt thoải mái mươi năm nên cũng rất khó chịu. Suốt ngày ở đây con chỉ quanh quẩn chuyện cơm nước, thì một ngày học chẳng còn được bao nhiêu thì giờ. Có lúc con muốn bỏ liều, đi thuê nhà ở. Như vậy, tiền để dành cũng không còn, lại phải mua xe, lại phải trả nhiều bill và các khoản khác! Thật như gà mắc tóc. Con nghiệm lại chính những điều chịu đựng đó làm tụi con mất tinh thần nhiều nhất. Đặc biệt cứ mỗi bữa ăn , mấy đứa nhỏ họp bầy, vừa ăn vừa quậy, nói chuyện inh ỏi, kéo dài bữa ăn vô tội vạ, vì vậy mà con ăn uống không còn thấy ngon miệng nữa, cơ thể suy yếu dần. Người lớn bực bội nhìn tụi nhỏ quậy. Hai đứa con của con vốn rất ngoan và sợ con thì nay cũng đâm ra khó dạy vì a theo đám chị em họ nó chung nhà chung bữa. Con bèn áp dụng cách mỗi tiểu gia đình ngồi chung một góc trên bàn ăn. Nhờ vậy cũng đỡ được phần nào, cha mẹ con cái có thể nói chuyện khi ăn, bữa cơm trở nên dễ chịu hơn một chút.
Con vốn rất dở chịu lạnh nên rất khổ sở vì cái lạnh Wichita. Con ra ngoài trời thì hai lỗ tai bị nhức buốt như muốn rụng luôn; còn hai bàn tay phải đeo găng, nếu không sẽ bị cứng đơ không còn cảm giác.
Cô có khuyên chồng con khi nào buồn thì đóng cửa lại mà “luyện giọng” ảnh nghe theo, con bèn dựng một dàn karaoke để giải khuây; nhưng chỉ mới dám mua một cái ampli và đầu VCR thôi, các thứ khác sẽ từ từ sắm sau. Nếu mua sớm cho đủ thì được thoải mái sớm vì cuộc đời ngắn ngủi.. nhưng cũng đành chờ. Ở đây chỉ sợ không dư thì giờ như ở VN để ngồi luyện giọng. Con chỉ ước mong chồng con khuây khỏa, giữ vững tinh thần sống để làm việc nuôi con và học hành tiến lên với đời.
Cháu tôi đáng lý tết này qua Cali thăm tôi và làm việc với Head Office của Harris Freeman & Co, đó là một đối tác mời cháu qua để làm Đại Diện Thương Mại trong mạng lưới Nông sản làm ăn với Việt nam; nhưng cháu còn do dự, muốn cùng vợ ổn định công việc ở Wichita, đi xem nhà bán lựa mua một căn đưa vợ con ra riêng. Mấy tháng nay phải ở chung nhà với cha mẹ vợ những 15 người, chật chội, nên đành phải tiếp tục kềm búa bù lon đinh vít tạm công việc qua ngày (làm cho hãng máy bay Cesna).

CẢM BIẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,058
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến