Hôm nay,  

Bạn Cũ Tình Xưa

11/01/200100:00:00(Xem: 211608)
Bài tham dự số 137-VB 0111

Tác giả sinh năm 1972, cư trú tại Louisville, hiện là kỹ sư điện toán. Đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ đợt 1, với bài “Nước Mỹ và tôi”.



"What's up girl" Đang làm gì đó cưng" Tao với anh mới về nhà, nghe message của mày để lại. Sao! Đi chơi ở Cali vui không"".
Tôi làm một tràng làm Uyển đỡ không kịp. Nhỏ cười hì hì trên điện thoại:
- Ừ, đi chơi rất là vuị Nhưng nhớ chồng quá mày ơi ! Mai mốt tao không dám đi ... hoang nữa. Đi đâu có chồng thì mới đi.
Tôi khoái chí lên giọng:
- Vậy từ nay mày đừng có thắc mắc sao tao đeo chồng hơi kỹ nhạ
Hai đứa ôm điện thoại cười khúc khích. Chồng tôi bước vào phòng, thấy tôi đang phè cánh nhạn trên giường, tay ôm phone, hai chân co rút vì lạnh. Chàng cười cười, đưa tay kéo tấm mền lại, đắp cho tôi, rồi nhẹ nhàng khép cửa, ra phòng khách xem football. Chàng biết mình đang vui thú niềm riêng.
Kể cũng lạ, bạn bè tôi có cũng nhiều, nhưng ở Mỹ này thì thân nhất với 4 nhỏ bạn quen ở trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân. Tôi rời Việt Nam năm 1988, khi đến Bataan, thì vừa đúng lúc cycle 124 bắt đầụ Năm ấy tôi vừa tròn 16 tuổi, cái tuổi chưa đủ lớn để làm người lớn, nhưng cũng không nhỏ để không biết những nỗi buồn và mất mát khi phải rời bỏ quê hương.
Tôi được xếp vào lớp Advanced ở trường PASS, do cô giáo người Phi, Reah Digan phụ trách. Ngày đầu tiên vào lớp, tôi kín đáo quan sát ... chiến trường. Xem ra sỉ số trai gái trong lớp cũng ngang ngữạ Đang nhìn quanh, tôi chợt giật mình khi thấy nhỏ Trâm ngồi cách tôi 2 cái ghế.
Tôi biết Trâm vì nó là tay chơi đàn đương cầm rất khá trong ban nhạc của trường Marie Curiẹ Tôihọc lớp 10A2, còn Trâm học 10A12. Lớp của Trâm nằmđối diện với bãi đậu xe của trường nên tôira vô cũng thường gặp nó.
Nói là biết, chứ thật ra tôi biết Trâm chứ nó không biết tôi. Số là vì nó khá "tai tiếng" trong khối lớp 10A của trường Marie Curie năm đó. Trâm nhìn xinh xắn, có tài đàn ca, lại là học sinh tuyển thẳng nên nó là cục nam châm của đám con trai và cái gai cần phải nhổ của đám con gái.
Hình như có linh tính có người đang nhìn mình, nó bất giác nhìn về phía tôi. Tôi mĩm cười với Trâm, nó cũng gật đầu. Giờ ra chơi, Trâm đi về phía tôi đang đứng ăn kem, nó nói nhìn tôi hơi quen quen. Tôi hỏi nó có phải tên Trâm học lớp 10A12 ở Marie Curie không, nó tròn xoe mắt nhìn tôi . Tôi nói tôi học lớp 10A2. "Tha hương, mộ cố tri". Tôi với nó hai đứa hợp lại nói ơi là nói. Thế là quen nhaụ
Khi quen Trâm, tôi với nó thành cặp bài trùng. Trong lớp tôi cũng thấy có vài cô bạn nhưng vì ngại nên cũng không làm quen với ai . Trong nhóm đó có Uyển và Thảo. Hai đứa nó đều ở vùng 3, nhà gần nhau, lại học chung 1 lớp nên hai đứa thân nhau ngaỵ Cũng như tôi và Trâm, Uyển đi diện ODP, còn Thảo thì diện ... vượt biên. Mà tụi tôi thường hay đùa là diện "Ô Đi Ghe".
Không biết vì duyên cớ nào, tôi cũng không nhớ, 4 đứa hợp lại chơi với nhau rất vui và thân. Ngoài Trâm, Thảo, Uyển, tôi cũng quen với Hân, cô bạn người Việt, gốc Hoạ Tính tình hiền lành, nói chuyện nhỏ nhẹ, và mặc quần áo rất là "mô đen". Lúc mới qua đảo, tôi chẳng hề biết đến keo xịt tóc (hair spray), vậy mà Hân đã xài hair spray khi còn ở Việt Nam. Gia đình Hân rất khá, có tài sản nhiềuở Việt Nam trước năm 1975. Nhà Hân bị đánh tư sản năm 1978. Tài sản dành dụm mất gần hết, nhưng cũng may mắn dấu lại một số, nên cũng không đến nổi lao đao.
Những ngày ở trại tị nạn, dù vật chất rất túng thiếu, và nỗi thương nhớ quê nhà còn đong đầy và tràn ngập trong những giấc mơ. Tôi cũng đôi phần an ủi vì quen được những cô bạn đồng lứa dễ thương. Sau giờ học, chúng tôi hay tụ nhau lại, lúc ở nhà đứa này, lúc ở nhà đứa kia để ngồi tán dóc hay ăn kem. Có lúc cả đám kéo qua nhà Trâm, chui lên gác gỗ, nói chuyện và ngũ đêm tại nhà nó.
Mà thiệt, phải ngũ trong chăn mới biết chăn có rận. Chỉ có 1 đêm mà ôi thôi bao nhiêu điều được khám phá. Nhỏ Uyển thì cứ rên là lạ nhà, khó ngũ. Còn chị Thảo nhà ta thì than nhớ Mẹ quá, không ngũ được. Tôi thì bị than phiền là tối ngũ kéo hết mền làm cả đám tụi nó teo bugi. Nhỏ Trâm thì đặt lưng xuống là kéo cò . Ba Mẹ Trâm bảo tụi tôi là đám con nít quỷ. Cả đêm sùng sục chẳng ai ngũ được.
Trong 5 năm đứa, thì Trâm, Hân và tôi sinh cùng năm, nhưng Trâm lớn tháng nhất, nên nó là chị Hai, Hân sinh sau Trâm có mấy ngày nên làm chị Ba, còn tôi là chị Tư. Thảo sinh sau tôi nhưng lớn hơn Uyển nên Thảo thứ Năm, còn Uyển là Út. Thứ tự đã phân chia rạch ròi nên mọi người đều vui vẽ và tuân theo răm rắp.
Trong 5 đứa, thì tính Trâm, Hân, và Thảo giống nhaụ Cũng trầm trầm, ít nói, giọng nói và tiếng cười nghe rất nhẹ. Còn tôi với Uyển thì khác hẵn. Giọng tôi với Uyển nghe sang sảng, mà lại thích cười đùa nên hầu như lúc nào hợp mặt, cũng chỉ nghe tiếng của 2 đứa tụi tôi .
|Rồi ngày vui cũng qua mau. Những ngày ở trại tị nạn, tuy vật chất thì hơi cơ cực, nhưng tinh thần rất vuị Vì biết mình sẽ sắp được đến nơi chân trời mới, cả nhóm đứa nào cũng háo hức chờ ngày lên đường đi Mỹ. Trong 5 đứa, thì chỉ có tôi và Hân là không có người quen ở Mỹ, nên đi diện free case. Còn 3 đứa kia thì có người quen nên tụi nó không lo lắng nhiều như tôi và Hân.
Mãn khóa học xong thì từng đứa có tên trong danh sách lên đường đi Mỹ. Trâm đi trước hết. Ngày nó đi, cả nhóm ra tiển. Đứa nào cũng bùi ngùi vì không biết tương lai mình sẽ ra sao . Biết có còn gặp lại nhau nữa không. Trâm đi, rồi đến Hân, Thảo, và Uyển. Tôi tiễn hết đứa này đi đến đứa kia mà mình thì chẳng biết đến khi nào mới được lọt trong danh sách rời trại.
Gia đình tôi không có thân nhân ở Mỹ. Toàn bộtài sản Ba Má tôi dành dụm cả đời và mang qua trại tị nạn là 5 chỉ vàng. Số vàng ấy đã được bán sạch để tiêu dùng cho 1 đại gia đình gồm ba má và 6 anh chị em trong 6 tháng. Ở lại đảo ngày nào, gia đình tôi sẽ khổ ngày đó. Ấy vậy mà, bạn bè đã có danh sách đi hết, gia đình tôi vẫn chưa nghe động tĩnh gì. Ba tôi chạy lên hỏi phái đoàn Mỹ thì họ nói là visa vào Mỹ của gia đình tôi mới hết hạn, họ phải làm lại nên cần phải chờ đợi thêm 1 thời gian nữa.
Trong lúc đang chờ đợi mòn mõi, thì tôi nhận được thư của Uyển gởi từ Mỹ về. Nó không biết tôi đi chưa, nhưng cứ gởi đại, hy vọng tôi nhận được. Uyển còn kèm theo 20 đô la Mỹ trong thư cho tôi. Thật "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Nhận thư và tiền nó gởi, tôi mừng hết sức.
Học xong 6 tháng, chờ đợi thêm 4 tháng nữa, cuối cùng thì gia đình tôi cũng có tên trong danh sách rời trại. Ngày tôi đi, chẳng còn ai quen để đưa tiễn nữa. Trời hôm ấy có mưa rơi lắc rắc, nhưng tôi chẳng buồn tí nàọ Vì lòng khấp khởi, nghĩ đến nước Mỹ, nơi có 4 con bạn già đang định cư, và những ngày tươi sáng ở phía trước. Gia đình tôi được hội thiện nguyện Công Giáo ở thành phố Louisville, Kentucky bảo trợ.
Ngày gia đình tôi đến Mỹ, hội mướn cho cả gia đình 8 người 1 căn chung cư có 2 phòng ngũ. Mỗi phòngđể 2 cái giường đôi cho 4 người. Tuy căn nhà chậthẹp nhưng gia đình tôi rất là mừng vuị Vì như vậy còn quý hơn căn nhà lụp xụp gia đình tôi sống ở Việt Nam rất nhiềụ
Nhà ở đã có hội mướn dùm, còn được trả tiền thuê nhà trước 2 tháng. Chị em tôi được nhân viên của Hội dẫn đi khám bệnh, ghi danh đi học. Ba Má tôi được Hội dẫn đi tìm việc làm. Cuộc sống những ngày mới qua, tất nhiên là cực chút, nhưng "vạn sự khởi đầu nan". Được định cư ở Mỹ, con cái được tiếp tục học hành, và không phải chạy ăn từng bữa như ở Việt Nam, Ba Má tôi rất là mãn nguyện.
Khi vừa yên ổn nơi ăn chốn ở, tôi tìm cách liên lạc ngay với mấy nhỏ bạn. Tôi có số điện thoại của Uyển nên quyết định sẽ gọi báo nó biết trước. Ngày mới qua Mỹ, nhà tôi chưa gắn điện thoại. Nhờ có người quen hướng dẫn, tôi gọi điện thoại collect call đến nhà Uyển.
Mà thiệt, lúc đó tôi đâu có biết collect call là gì. Chỉ biết mấy người qua trước nói là mình gọi nhưng không phải trả tiền. Mới qua Mỹ làm gì có tiền trả tiền điện thoại, nên tôi yên tâm, đưa số điện thoại cho người bạn bấm dùm. Cũng may là Bác Hảo, Ba của Uyển trả lời. Bác nghe tên tôi, thì nhận lời ngay.
Bác Hảo chia vui với gia đình tôi đã đến Mỹ bình an. Bác hỏi thăm tôi cùng gia đình và cuộc sống mới ở Mỹ. Nhắc đến nhà thuê do Hội mướn, Bác hỏi tôi nhà có mấy phòng. Tôi nhẫm tính trong đầu thật nhanh rồi trả lời:
- Nhà con có 5 phòng.
Giọng Bác ngạc nhiên pha lẫn chút vui mừng:
- Được tới 5 phòng kia à ! Thế thì nhà con may mắn nhé!
Tôi thành thật:
- Dạ, nhà con có 5 phòng. Hai phòng ngũ, 1 phòng tắm, 1 phòng bếp, và 1 phòng khách.
Nghe tới đây thì Bác Hảo cười lớn trên điện thoại . Bác bảo:
- Tuyết ơi, nếu như thế thì nhà con có 2 phòng, vì họ chỉ tính phòng ngũ thôị Vì mấy phòng kia thì nhà nào mà chả có. Tôi ngẩn tò te và cũng cười với Bác. Thật mình đúng là ngố Tàu, chẳng khác gì nhà quê lên tỉnh. Bác đưa điện thoại cho Uyển, nãy giờ nó đứng lóng ngóng bên Bác Hảo khi biết người trên điện thoại là tôi.
Hai đứa nghe giọng của nhau mà mừng húm. Nó chọc tôi:
- Con khỉ, mày qua hồi nào mà giờ mới điện thoại cho tao ". Tao cứ ngóng tin mày mãi. Sợ mày mê chàng Phi nào rồi không chịu đi Mỹ chớ !
Tôi cũng chọc nó:
- Phi thì tao không có mê, tao chỉ mê ... mày thôi nên khăn gói quả mướt lên đường tìm mày nè, con khỉ.
Bắt được liên lạc với Uyển rồi, tôi liên lạc tiếp với Trâm, Thảo, và Hân. Những ngày tháng vô tư ở đảo đã qua, để nhường lại cho những tháng ngày vất vã, vừa học vừa làm để lo cho tương lai ở Mỹ. Tuy bận rộn với cuộc sống mới, nhưng đứa nào cũng ráng dành chút thời gian viết thư thăm hỏi nhaụ Hay những ngày cuối tuần thì gọi điện thoại chia xẽ những vui buồn trong cuộc sống.
Tuy mỗi đứa một nơi, Uyển ở Philadelphia, Hân ở Nashville, tôi ở Louisville, Trâm ở San Diego, Thảo ở Santa Ana, nhưng tình bạn vẫn thắm thiết như những ngày ở đảo, không chút nào phai nhạt.
Hai năm thấm thoát trôi qua, Trâm, Thảo, và tôi cũng tốt nghiệp Trung Học. Uyển và Hân thì ra trường một năm sau đó. Chân trời rộng mở đón chúng tôi vào Đại Học. Con đường gian nan vất vã phía trước, nhưng đứa nào cũng động viên nhau và nâng đỡ nhau cùng tiến tới.
Năm 1991, khi tôi tốt nghiệp Trung Học và được trường University of Louisville cấp 1 học bổng toàn phần 5 năm. Tôi xin Ba Má làm một chuyến viễn hành qua California xứ ấm, tình nồng thăm Thảo và Trâm. Dĩ nhiên là Ba Má tôi nhận lời ngay.

Tôi xuống phi trường San Diego đã thấy Trâm đứng đón. Gặp nhau hai đứa quá là hớn hỡ, ôm nhau mừng. Tôi ở nhà Trâm 1 tuần, được Ba Má và gia đình Trâm chăm sóc rất là chu đáo.


Tuần kế tiếp tôi lên chơi với Thảo ở Santa Ana. Lần đầu tiên qua thăm California, lại đến ngay thủ phủ của người Việt tị nạn, tôi choáng ngợp trước cảnh mua bán sầm uất và náo nhiệt của bà con Việt Nam mình ở Mỹ. Khí hậu Cali lại ấm áp quanh năm, thật đúng là "đất lành, chim đậu" nên đồng bào Việt Nam mình về đây định cư rất là đông. Tiệm quán đông đúc và nhiều vô kể.
Thảo dành 1 tuần, đưa tôi đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh. Ở Cali, Thảo có nhiều bạn bè Việt Nam, nó cũng giới thiệu cho tôi quen biết. Những người bạn của Thảo thật dễ thương, mà chỉ gặp có 1 lần. Sau này trở lại Cali, mỗi lần gặp mặt, chúng tôi vẫn tay bắt mặt mừng, miệng tía lia thân mật như đã thân thiết từ thưở nào.
Điều làm tôi thích thú nhất là ở Cali, món ăn nào cũng có. Tôi rất là mê cái món Bánh Cuốn Tây Hồ với chả lụa và bánh cống. Mùi bánh cuốn mới đổ còn thơm mùa gạo mới, miếng chả lụa mềm mại, ăn chung với bánh cống giòn tan được dùng chung với nước mắm chua ngọt pha thật khéo . Ăn ngon tuyệt. Tiệm bánh cuốn Tây Hồ kế bên khu thương xá Phước Lộc Thọ, chắc không xa lạ gì với quý đồng hương Việt Nam mình tại Little Saigon.
Những ngày ở nhà Thảo, Mẹ Thảo thường hay nấu ăn cho hai đứa tôi. Bác nấu rất là ngon, đặcbiệt là món Bún Bò Huế vì Bác là người Huế. Ngoài Bún Bò, Bác còn làm bánh nậm gói lá chuối ăn chung với nước mắt pha, thật đậm đà hương vị quê hương.
Thường thì trước khi đi ăn trưa hay chiều, Thảo hay hỏi tôi, muốn ăn món gì. Tôi nói, thì cứ tới tiệm xem thực đơn rồi chọn. Thảo giải thích là ở đây mỗi tiệm đều có món đặc biệt, nên phải chọn món ăn trước rồi mới chọn tiệm chuyên trị về món đó. Tôi nghe thấy cũng là lạ ! Ở nơi tôi ở làm gì có được chuyện này. Cả thành phố chỉ có 1 nhà hàng Việt Nam. Món nào cũng bao hết. Làm gì có được nhiều nhà hàng để mà lựa chọn.
Có lần Thảo dắt tôi đến quán chè Hiển Khánh.Chao ôi, tôi hoa cả mắt lên. Chè khoai môn màu xanh lá dứa nằm kế bên chè táo xọn vàng tươị Sát bên là chè chuối với nước dừa trắng tinh, chè 3 màu, chè Bà Ba, chè đậu trắng. Hai tay tôi chỉ chỏ liên hồi, mắt sáng rỡ. Thiệt đúng là bị bỏ trong rừng hơi lâu, ra đồng bằng thì cái gì cũng làm cho mình mê hoặc.
"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đến California thăm Trâm và Thảo, tôi được mở mang tầm mắt và học hỏi được rất nhiều điều lý thú. Ngày tôi ra phi trường về lại Louisville, tôi hát nhỏ đủ cho 2 con bạn già nghe:- "Ngày rời Cali, em đã để quên con ... tim"! Thảo cười:
- Mày quên cái bao tử thì đúng hơn !
Cả ba đứa cười vang. Thật vậy, chắc tôi để quên cái bao tử ở xứ nàỵ
Làm một chuyến du hành ở California về. Tôi chúi đầu vào học. Phần thì bài vỡ ở Đại Học khó hơn Trung Học nhiều, phần vì gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ. Tôi vất vã vật lộn với bài vỡ với những đêm thức trắng học bài thị Có khi ngũ gục trên sách vỡ.
Trâm, Thảo, Hân, và Uyển cũng vất vã trên đại học không kém gì tôị Cả đám không đứa nào còn nhiều thời gian để viết thư nữa. Tuy vậy, đầu thập niên 1990, email bắt đầu thịnh hành. Chúng tôi đứa nào cũng có email account ở trường Đại Học, nên bắt đầu liên lạc bằng email.
Liên lạc bằng email tiện hơn viết thư tay rất nhiềụ Vì đứa nào cũng bận rộn với bài vỡ. Lại học trên trường và trong phòng Lab cả ngàỵ Có máy điện toán trước mặt, chỉ cần đánh vài dòng, nhấn nút là gởi đi. Chỉ vài giây sau là bên kia nhận được thư. Nhanh và tiện lợi, lại khỏi tốn tiền tem thư. Nhờ có email liên lạc nhanh chóng, mà cả nhóm vẫn giữa được liên lạc thường xuyên. Đôi lúc chúng tôi hẹn nhau vào IRC (mạng lưới chuyện trò) để tán dóc giải trí đôi chút, cho quên những vất vã sách đèn.
Mùa hè 1993, sau khi hoàn tất chương trình hai năm trên đại học, tôi đi thực tập cho hãng Humana trong thành phố. Trâm gọi điện thoại nói sẽ qua Canada dự đám cưới người quen, rồi sẽ ghé qua Philadelphia thăm Uyển. Tôi tức tốc gọi điện thoại cho Thảo, hỏi ý xem nó có muốn qua Philadelphia làm 1 chuyến họp mặt reunion không " Dĩ nhiên là Thảo chịu ngaỵ
Thế là Trâm, Thảo, và tôi lo thu xếp, mua vé máy bay, và chờ ngày lên đường họp mặt với Uyển sau 4 năm xa cách. Chuyến họp mặt này không có Hân vì Hân rất bận rộn việc học. Mà thật, lúc này đứa nào cũng còn là học sinh, sống bám vào gia đình và tiền financial aid nên đâu có dư dã mà nghĩ đến chuyến đi chơi. Tuy nhiên tình bạn già réo gọi, ai cũng thu xếp để làm 1 chuyến du ngoạn vùng Đông Bắc Mỹ.
Niềm vui vỡ òa khi Trâm, Thảo, và tôi gặp Uyển ở phi trường Philadelphia. Bốn đứa ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Ngày rời trại tị nạn Bataan, đâu có đứa nào biết trước được ngày mai, tương lai như thế nào. Và cũng chẳng biết có còn được gặp nhau nữa hay không" Hôm nay trên đất Mỹ, tay bắt mặt mừng. Còn gì vui hơn thế nữa. Người ta thường nói: "Ở đâu có 2 người đàn bà, thì ở đó thành cái chợ !" Ừ, thì cho là vậy đi, 4 cái miệng họp lại thành 1 cái chợ trời. Ôi thôi, cười nói không ngớt. Đứa này chọc đứa kia, nói cười luôn miệng.
Bốn đứa chui vào cái phòng nhỏ xíu của Uyển. Đứa nằm trên giường, đứa lăn dưới đất. Vali để ngỗn ngang trong căn phòng nhỏ ! Buổi tối, cả nhà chẳng ai ngũ được vì tiếng cười khúc khích trong phòng Uyển vọng ra. Cả đêm, bốn đứa trò chuyện cười đùa rôm rã, chẳng khác nào những đêm ngũ ở nhà Trâm trong trại tị nạn Bataan.
Ở Philadelphia vài ngày, chúng tôi lái xe lên phía Bắc thăm Atlantic City và New York. Lần đầu tiên tôi đến thăm tượng Nữ Thần Tự Do, đứng sừng sững trên biển Đại Tây Dương, tay giơ cao ngọn đuốc sáng rực, lòng tôi bồi hồi lắm. Tạ ơn nước Mỹ đã giang rộng cánh tay đón chào những người di dân, mà trong đó có tôi và gia đình, cùng những người bạn thân thiết.
Thăm New York xong, chúng tôi quay về Philadelphia để lái xe xuống miền Nam, thăm Washington D.C. . Tôi đứng trước bức tường thành đen bóng, có khắc tên những quân nhân Mỹ đã bỏ mình vì cuộc chiến Việt Nam. Một bông hồng cho những người đã quên mình vì chính nghĩa. Tôi thầm nghĩ đến bao chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và đồng bào tôi đã vị quốc vong thân. Đến bao giờ những hy sinh đó mới được khắc thành dòng, và được người đời tưởng niệm như người Mỹ đã dựng nên bức tường này đây.

Rồi những ngày vui cũng qua mau. Chúng tôi chia tay nhau, mỗi đứa về 1 hướng, như nhữg cánh chim bay đi khắp phương trời. Lòng bùi ngùi, bịn rịn lúc chia tay, hẹn sẽ có ngày gặp lại.
Năm tháng dần trôi, Trâm, Thảo, Hân, Uyển, và tôi lần lượt tốt nghiệp Đại Học. Đã qua rồi những năm tháng nhọc nhằn của những ngày mới qua Mỹ, và những vất vã sách đèn. Chúng tôi cũng đạt được những gì mà chúng tôi hằng mơ ước: Một kiến thức rộng mở từ trường lớp và một cuộc sống vững vàng trên xứ người.
Năm 1998 đánh dấu 10 năm chúng tôi quen biết nhau ở trại tị nạn mà chúng tôi thường đùa là "Mười Năm Tình Cũ". Tháng 5, tôi lên xe bông về nhà chồng. Thảo và Uyển làm dâu phụ cho tôi. Anh Tuấn là hôn phu của Uyển và anh Trung là bạn trai của Thảo làm rể phụ. Nhìn tôi súng sính trong bộ đồ cô dâu, hai đứa tụi nó cười rũ ra. Thật không ngờ, thời gian trôi quá mau. Mới ngày nào đặt chân đến Mỹ mà giờ đây, đứa nào cũng lớn và trưởng thành.
Ngày cưới của tôi và anh Vũ ở Louisville rất vui vì có đầy đủ bạn bè về họp mặt. Mai Thảo, connhỏ bạn cùng xóm ở Việt Nam. Hai đứa quen nhau từthưở bé tí ti, cùng học chung mẫu giáo, và chơi với nhau cho tới ngày đi Mỹ. Trâm và Ricky, hôn phucủa Trâm, Hân, Uyển và anh Tuấn, Thảo và anh Trung. Các anh chàng lần đầu gặp nhau, cứ rối tung cả lên vì đám con gái lăng xăng, nói cười luôn miệng.
Tuy chưa gặp mặt lần nào, nhưng tụi tôi cũng nghe nhắc đến tên các chàng rất là nhiều trên điện thoại và email. Ngược lại, các chàng cũng nghe tên tụi tôi riết nên chưa quen cũng thành quen. Gặp nhau mừng rối rít mà lại gặp nhau giữa ngày vui. Tôi choáng ngợp trong hạnh phúc vì được bao quanh giữa tình thương của gia đình và bạn bè thân thiết xung quanh.
Hai tháng sau, Trâm cũng lên xe hoa ở San Diego. Rất tiếc là tôi phải bay về Việt Nam gấp để dự đám tang của nhạc mẫu tôi vừa qua đời ở Sài Gòn. Tôi và nhà tôi không thể đến San Diego chung với vui Trâm và Ricky. Lòng tôi áy náy mãi, nhưng Trâm cũng cảm thông và chia sẽ nỗi mất mát to lớn của vợ chồng tôi.
Tháng tư năm sau thì đến phiên Uyển lên xe hoa về nâng khăn sửa túi cho chàng ở Philadelphia. Dĩ nhiên lần này, Thảo lại được mời làm "con sen" một lần nữa. Thảo xem chừng cũng không buồn vì chức vụ "con sen" mà tụi tôi đặt cho nó, thay thế cho danh từ dâu phụ . Vì mỗi lần làm dâu phụ thì được may thêm 1 cái áo dài miễn phí, và 1 áo dạ hội tha thướt. Ở nhóm 5 đứa, thì Thảo khéoléo tay chân hơn cả. Cắm bông, thêu thùa, may vá,thủ công. Cái gì Thảo cũng biết làm và làm rấtlà đẹp. Đám cưới của tôi, Trâm, và Uyểnđều được bàn tay khéo léo của Thảo sắp xếp vàtrang trí.
Đám cưới Uyển rất là vui, bạn bè về đầy đủ. Tiệc cưới tổ chức trong vòng thân mật của gia đình và bạn bè. Chúng tôi có những giờ phút thật vui với nhau. Hẹn nhau sẽ làm một chuyến du lịch ở đảo thần tiên Hạ Uy Di nắng ấm. Đứa nào bây giờ cũng đã ra đi làm, có công việc vững chắc, và đã thành gia thất nên chuyện đi chơi tương đối dễ dàng.
Những ngày tháng chờ mong đã đến. Tháng 11 năm 1999, chúng tôi 7 người, gặp nhau ở đảo Maui, Hawaii. Nơi vùng nhiệt đới nắng ấm tình nồng, chúng tôi tha hồ đùa vui dưới sóng. Nằm nghe tiếng sóng vỗ rì rào, chạy đi tìm những con ốc trên bãi biển. Sáng thức đậy thật sớm, lên đỉnh núi cao nhất ở Maui, ngắm mặt trời mọc và đạp xe đạp, thả dốc xuống núi, ra đến biển. Trưa thì đithăm vườn trái cây với đủ loại cây tráivùng nhiệt đới. Sống ở thành phố từ nhỏ đến lớn, lần đầu tiên tôi thấy cây chôm chôm, cây khế với trái thật nhiều treo lủng lẳng trêncành. Trông rất là vui mắt.
Nhắm mắt nhìn lại quãng đường đã qua, lòng tôi thầm cám ơn Thiên Chúa đã ban nhiều phước lành đến cho tôi cùng gia đình.
Cám ơn nước Mỹ đã bao bọc và cho chúng tôi cơ hội xây dựng một cuộc đời mới với đầy đủ phẩm vị của một con Người. Cám ơn Cha Mẹ đã hy sinh rất nhiều, chấp nhận nhiều thiệt thòi mất mát để nuôi nấng chúng con nên Ngườị Làm sao con quên được những giọt nước mắt của Ba khi nghe tin bà Nội qua đời ở Việt Nam, mà Ba từ ngày đi chưa một lần được về gặp mặt. Làm sao con quên được những ngày tuyết phủ ngập trời, Má vẫn bước đi trên con đường trơn trượt để đi làm nuôi chúng con.
Cám ơn người bạn đời, cũng là người bạn tri kỹ, đã nâng đỡ tôi rất nhiều trong cuộc sống. Làm sao quên những tháng ngày vất vã trong đại học. Có những lúc tưởng chừng qua không nỗi, nhưng "may mà có Anh, đời còn dễ thương". Cám ơn những người bạn thân thiết từ thưở hàn vi, đã cùng tôi đi một quãng đường dài, cùng chia xẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống.

Tự đáy lòng thành, xin gởi lời Tri Ân đến tất cả.

Thiên Niên Kỷ Mới, 2001
Đinh Thị Ngọc Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến