Hôm nay,  

Cu Đen

08/01/200100:00:00(Xem: 163304)
Bài tham dự số 135-VB 0109

Tên thật Trần Thị Thanh Xuân, tác giả bài “Nghề làm vườn” đăng trên Việt Báo ngày 17-10-2000. Bà Xuân tốt nghiệp Cử Nhân Thương Mại Đại Học Minh Đức 1974, Chuyên viên ngân hàng phát triển kỹ nghệ V.N. Sang Mỹ năm 1984, học kế toán tại Brookhaven College-Dallas. Làm đủ mọi nghề, nghề văn phòng cũng có, nghề lao động chân tay cũng có. Vì khoái nấu ăn nên có lúc đi cày 3 jobs một lần để cố học nghề. Bây giờ bớt làm để săn sóc cho con.



Bài viết này trước hết, xin phép được kính gởi đến ba má tôi, ông Bà Trần Văn Hướng với lòng biết ơn sâu xa của con và cháu. Và đây là chuyện của cháu...

Cháu không phải tên Đen. Tên của cháu là Dân, Võ Trần Dân. Tên Mỹ của cháu là Dan, giống Phó Tổng Thống Mỹ Đan Quayle vậy đó. Không hiểu từ lúc nào mọi người chung quanh đều đổi tên của cháu từ Dan biến thành Đen, còn thêm tiếng “Cu” ở đằng trước để trở thành...Cu Đen.

Từ lúc bắt đầu hiểu biết, Cu Đen rất thắc mắc về cái tên của mình. “Tại sao mọi người kêu con là Đen, con đâu có đen. “Tại sao lại kêu con là “Cu”... Tại sao, tại sao"""

Tôi phải giải thích cho cháu hiểu “Vì người lớn không nói được chữ Dan theo giọng Mỹ nên chử Dan biến thành Đen, vậy thôi.”

Cu Đen là đứa trẻ rất đặc biệt. Đối với tôi, cháu đặc biệt không phải vì cháu là đứa con duy nhất, nhưng vì cháu và đứa trẻ thiếu tháng. Lúc sanh ra, cháu chỉ cân nặng 1 pound 9 ounces (chưa tới 1 kg).

Tôi không mập nhưng khỏe mạnh, không hút thuốc, không uống rượu, ngay cả nước ngọt cũng rất hạn chế, chỉ thích uống sữa đậu nành hay nước lạnh hoặc nước trái cây. Về thức ăn, tôi cũng rất kỹ lưỡng, nhiều khi thèm một miếng cà hay một miếng mắn, tôi cũng nhất quyết không ăn.
Sau khi mang thai Đen đến khoảng tháng thứ sáu, Bác sĩ cho biết bị huyết áp cao. Anh cho thuốc và căn dặn tôi đủ điều, còn bảo tôi phải báo cáo tình trạng huyết áp cho anh mỗi ngày. Một hôm, sau một lần khác nhau. Bác sĩ bảo tôi “Anh thấy bụng em càng lúc càng nhỏ”. Tôi rất lo âu và sau đó một tháng. Bác Sĩ cho biết tôi phải bị mổ.

Ba ngày sau khi mổ xong, cô y tá đưa tôi xuống thăm Cu Đen ở phòng “Săn sóc Đặc biệt” của bệnh viện. Lúc cô y tá cầm cháu lên cho tôi xem, tôi không cầm được nước mắt. Đen ôm yếu, má hóp, mắt sâu, da nhăn nheo, tay chân khẳng khiu chỉ thấy da bọc xương, trông cháu còn nhỏ hơn cả con mèo con. Thấy tôi khóc, cô ý tá an ủi “Đừng khóc, đừng có mặc cảm tội lỗi. Tại vì mày bệnh, đâu có ai muốn bệnh đâu...”

Gần một tuần sau tôi về nhà nhưng Đen vẫn còn trong bệnh viện và cách ngày tôi đều vào thăm cháu. Trông Đen mặt đã có thịt và không cần thở bằng dưỡng khí nữa. Các cô y tá ở khu Săn Sóc Đặc Biệt rất tận tâm. Các cô nâng niu các cháu thiếu tháng, cho Đen mặc áo, mang găng tay và đội nón. Lúc Đen ngủ, sợ chói mắt, các cô cho cháu mang miếng nylon che ánh sáng. Thay vì cho Đen bú bầu, vì sợ mất sức, các cô y tá lấy ống nhỏ giọt nhỏ từng giọt sữa vào miệng của cháu. Phân của cháu, các cô cũng kiểm soát kỹ để xem cháu có bệnh gì không. Ai cũng nói tôi may mắn vì Đen khỏe mạnh, đầu óc phát triển bình thường, chỉ có tội thiếu cân thôi. Chung quanh Đen cũng có cháu sanh ra tuy nhiều ký nhưng phải thở bình dưỡng khí thật lâu.

Tôi thầm cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang mẹ con tôi. Tưởng tượng nếu tôi sanh Đen ở Việt Nam chưa chắc cháu có hy vọng sống sót.

Sau gần hai tháng ở bệnh viện, tuy chỉ cân nặng có 2 pounds rưỡi nhưng vì không có bệnh gì cả nên Bác Sỉ đã cho Đen về nhà.

Ba má tôi ở San Diego đã tình nguyện lên chăm sóc Cu Đen phụ với tôi gần một năm trời. Bà ngoại rất thương cháu, còn ông ngoại thì rất kỹ lưỡng. Ông tự tay súc bình sữa cho cháu mỗi ngày. Ông rửa bình rất lâu, kỹ còn hơn cả tôi nữa. Đồ chơi của Đen, ông cũng giữ gìn sạch sẽ. Ông thường nói: “Đen sanh thiếu tháng, phải giữ gìn cẩn thận vì nếu để cháu đau một cái là mệt lắm”. Mỗi lần đưa cháu đến Bác Sĩ để khám định kỳ, Bác Sĩ thường nói “Cu-Đen lớn mau là nhờ tình thương của ông bà ngoại.”

Cu Đen lớn mau, tuy mọc răng và biết đi có chậm hơn đứa trẻ bình thường. Sức khỏe của cháu cũng tốt. Không có gì trầm trọng, chỉ lúc trở trời thì bị cảm cúm vậy thôi. Nếu không nói ra, không ai biết rằng Đen là đứa trẻ thiếu tháng. Đến lúc Đen đi học là lúc tôi trở lại làm việc bình thường và nhờ chị bạn gần nhà đưa đón cháu đi học dùm tôi.

Cho đến năm Cu Đen học lớp 4, tôi quyết định nghỉ bớt việc, dành thì giờ để chăm sóc cháu nhiều hơn sau khi nghe tin bà bạn người Đại Hàn có người con vì mang súng vào trường học nên bị đuổi. Bạn thấy không. Cái gì cũng có cái giá của nó, sự lựa chọn là tùy bạn mà thôi. Bạn có thể đầu tắt mặt tối để làm nhiều tiền để rồi không có thì giờ chăm sóc con cái, hay bạn muốn dành nhiều thì giờ để dạy dỗ con cái và làm được ít tiền hơn. Đầu tư vào tương lai của con là sự lựa chọn thích hợp nhất mà tôi đã có. Tôi cũng không màng ăn diện, mua sắm cho bản thân. Đối với tôi, một cái áo mua ở Nordtrom hay ở Kmart cũng không làm tăng hay làm giảm giá trị của mình.

Dạy một đứa trẻ ở một môi trường phức tạp như ở Mỹ là một điều rất khó, nhất là đứa trẻ đó lại là con một. Tôi phải vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng với Đen. Được một điều là Đen rất gần với mẹ, hai mẹ con thường trò chuyện tâm sự với nhau (Đen nói tiếng Việt rất giỏi, giọng Huế y hệt như tôi vậy đó).

Từ 3 năm nay, tôi đã tình nguyện vào lớp của Đen để dạy cháu và các bạn cùng lớp về “Picture Person” tức là dạy về hội họa, mỹ thuật, hướng dẫn các em nặn tượng hay vẽ hình hoặc ráp hình. Đó cũng là một sự đóng góp nhỏ của tôi để đền bù phần nào sự giúp đỡ mà tôi đã nhận được từ đất nước này.

Nước Mỹ với phương tiện y khoa tối tân, với lòng nhẫn nại nhân từ của các Bác sĩ, y tá, biết bao đứa trẻ sanh ra thiếu tháng đã được lớn lên như một người bình thường để trở thành người hữu dụng cho xã hội. Tôi thấy mình thật may mắn được sống ở đất nước tự do này.

Suzie Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến