Hôm nay,  

Thuê Nhà Ở Mỹ

05/01/200100:00:00(Xem: 188202)
Trong tuyển tập "Viết về nước Mỹ" do Việt Báo ấn hành, rất nhiều tác gỉa đã nói lên những tâm trạng buồn vui, những nỗi lo âu sợ hãi, những chán chường, thất vọng trong thời gian đầu đặt chân đến Mỹ. Những tâm tư ấy lâu nay được giấu kín, bây giờ mới có cơ hội bộc lộ ra trên những trang sách.

Cùng chung một ý nghĩ đó, hôm nay tôi viết hầu độc gỉa chuyện đi thuê nhà của gia đình tôi. Không biết trong số đồng hương phải đi thuê nhà, có ai gặp cảnh ngộ như tôi không"

Vào cuối năm 1990, chúng tôi tới Mỹ theo diện HO 3. Nhờ được một người cháu bảo trợ nên gia đình tôi về thành phố Westminster, miền Nam California, nơi có khá đông đồng hương cư trú. Những ngày đầu đặt chân đến xứ lạ quê người, có bà con, bạn bè quen biết là cả một diễm phúc, nhưng căn nhà cháu tôi đang ở chỉ có hai phòng ngủ nhỏ hẹp,một nhà vệ sinh. Gia đình cháu tôi đã năm người lớn nhỏ, bây giờ lại chứa thêm mười người chúng tôi nữa, cả thảy mười lăm nhân mạng, nội buổi sáng thức dậy chờ đến phiên vào đánh răng, rửa mặt cũng đã thấy khổ sở lắm rồi. May nhờ người bạn thân tốt bụng, chúng tôi chia bớt người ra tá túc hai nơi. Trong hoàn cảnh đó, chỉ mong sao sớm tìm thuê được căn nhà để trả lại sự tự do cho gia đình đứa cháu, và cũng tìm cho mình sự thoải mái sau thời gian dài chờ đợi để ra đi.

Một hôm cháu tôi cho hay đã mướn gìum chúng tôi căn nhà ba phòng ngủ, một phòng tắm, mỗi tháng trả một ngàn đô la. Vào thời điểm đó, nhà ba phòng ngủ, một phòng tắm mà một ngàn một tháng là mắc, nhưng vì qúa cần nhà nên chúng tôi mừng rỡ, theo người cháu đến xem nhà và đặt tiền deposit liền. Chủ nhà là một người Phi luật tân, còn khá trẻ. Anh ta đưa cho tôi bản hợp đồng chi chít tiếng Anh, nhìn vào tờ giấy đầy chữ mà chẳng hiểu trong đó nói gì, chỉ thấy ghi số tiền 1000 dollars., tôi cầm viết ký liền. và trao tiền cọc cho chủ. Sau khi dọn vào ở, tôi mới biết lối xóm toàn người Mỹ trắng, ban ngày họ đi làm nên rất yên tĩnh, nhưng cứ 1,2 giờ đêm lại nghe tiếng rồ máy xe rất lớn ở nhà kế cận.

Rồi một buổi sáng nọ, vợ tôi mở cửa garage quét dọn và xếp lại mấy thùng giấy cho gọn gàng. Có một cái thùng không, thằng con trai út của tôi, lúc đó mới 3 tuổi chui vào thùng ngồi chơi, còn mẹ cháu tay cầm chổi lùa vào khe thùng quét bụi. Quét dọn xong, đóng cửa garage và hai mẹ con lên nhà. Vừa lúc ấy, hai chiếc xe Cảnh sát hú còi chạy như bay tới trước sân nhà,những viên Cảnh sát Mỹ to lớn laiï trang bị súng ống, dùi cui nhìn đã phát sợ, thái độ của họ còn đáng sợ hơn. Ba nhân viên Cảnh sát bước vô nhà, mặt chúng tôi cắt không còn giọt máu, chẳng hiểu chuyện gì xảy đến cho mình thế này. Một người Cảnh sát ra lệnh cho tôi mở cửa garage lên, rồi một nhân viên Cảnh sát Việt Nam hỏi:

"Tại sao bà lại trói thằng nhỏ, bỏ vào thùng đánh đập nó""

Chúng tôi ngẩn người ra, không hiểu Ông ta nói gì. Lúc đó cháu nhỏ cũng sợ qúa, nép vào lòng mẹ. Người Cảnh sát dở áo cháu lên xem lưng, kéo quần xuống kiểm tra mông và đùi, chẳng thấy chỗ nào có dấu vết đánh đập. Vợ tôi mới kể hết đầu đuôi cho nhân viên Cảnh sát Việt Nam nghe, Ông ta dịch lại cho mấy Cảnh sát Mỹ, họ đều cười rồi chào chúng tôi ra xe. Trước khi lái đi, nhân viên Cảnh sát người Việt quay lại nói với tôi:

"Tại lối xóm họ báo là chị trói cháu bỏ vào thùng đánh đập nó".

Mới qua Mỹ được hơn một tháng, gặp cảnh này, ôi thôi cả nhà tôi thật nản, thất vọng, ai cũng bảo ở Mỹ này khó sống qúa! Rõ ràng Mỹ nó kỳ thị mình rồi, nhưng chiều hôm sau bà Mỹ già ở đầu ngõ gặp tôi, bà ấy bảo:

"Ông ở đây không ổn đâu, cái nhà bên cạnh ông, chồng nó lái xe truck 18 bánh, nó làm ca đêm, đêm nào nó cũng làm cho lối xóm phải thức giấc, nó muốn giữ căn nhà đó mai mốt cho bạn làm chung hãng nó về mướn, để nó khỏi bị "cầm len" đó mà."

Té ra tôi đã vô tình có ý nghĩ xấu cho tập thể người Mỹ. tôi thành thật xin lỗi.

Sau cú sốc bất ngờ này, vợ con tôi nhất quyết đòi đi tìm thuê nhà khác, vì vợ tôi lý luận rằng, họ đã không muốn mình ở đây thì họ sẽ tìm đủ cách, tiếng Mỹ mình không rành, mai mốt họ vu cho mình cái gì thì khốn. Tôi thấy cũng hợp lý nên nhờ bạn bè tìm nhà giúp.

Chúng tôi tìm được căn nhà thứ hai ở gần góc đường Westminster và Euclid, căn nhà khá xinh xắn, do vợ chồng người Việt làm chủ. Sau khi thỏa thuận gía cả thuê mướn và tiền deposit, nghĩ rằng đồng hương với nhau chả cần làm hợp đồng chi cho lôi thôi, nên tôi định ba ngày sau dọn đến ở. Sáng sớm hôm dọn nhà, người chủ gọi điện thoại đến, ông ta nói:"Sáng nay ông bà đừng dọn đồ tới nhá, nhà tôi bị lụt rồi". Tôi tưởng ông ta nói đùa cho vui, nhưng vợ tôi bảo, thôi mình cứ chạy xuống xem thực hư thế nào. Đến nơi qủa lụt thật, vì tối hôm trước, người thợ sửa nhà mở nước nhà tắm, anh ta quên khóa,ù nên suốt đêm nước ngập lênh láng các phòng. Tôi phải kêu thêm hai đứa con trai xuống giúp ông lột thảm, mang ra bãi cỏ cho ráo nước rồi mấy cha con tôi cùng ông chủ kéo lên mái nhà phơi cho mau khô. Chiều đến, trời kéo mây đen nghịt,mấy cha con tôi lại phải chạy xuống, kéo thảm vào nhà, sáng hôm sau kéo ra phơi tiếp.

Ở căn nhà thứ hai gần ba tháng, đột nhiên tôi nhận được giấy gọi ra hầu tòa. Rõ khổ, từ bé đến lớn, tôi chưa phải bước chân đến pháp đình bao giờ, nay sang Mỹ mới vài tháng trời đã phải vác chiếu hầu tòa. Hôm xử án, quan tòa nói rằng tôi đã vi phạm hợp đồng thuê nhà, trong hợp đồng có ghi rõ phải ở hết một năm, muốn trả nhà phải báo trước cho chủ đúng ba mươi ngày, khốn nỗi tôi mù tịt tiếng Mỹ nên ký đại, bây giờ chẳng thể cãi được.Tòa xử tôi phải bồi thường cho chủ nhà hai ngàn năm trăm đồng tiền thiệt hại và chịu mọi án phí.

Về nhà thuật lại cho cả nhà nghe, vợ con tôi đều ngao ngán, nhà tôi vừa khóc vừa nói: "Nông nỗi này, lấy tiền đâu mà đóng bây giờ, biết khổ thế này thà chịu ở lại Việt Nam cho xong". Tôi phải trấn an mãi nhà tôi mới nguôi ngoai!

Đang lúc bối rối như vậy, người chủ nhà thứ hai của tôi dẫn đến một người đàn bà ăn mặc khá sang, ông chủ giới thiệu với tôi người đàn bà này là em của ông ta, bà ấy mới mua nhà, nhưng thích cái kiểu nhà này, nên xin đến xem để về sửa theo. Tôi sẵn sàng để hai người thoải mái đi khắp trong, ngoài nhà xem xét. Sau đó độ hai tuần,ông chủ lại dẫn thêm hai ba người nữa đến và nói với tôi: "Mấy người này họ đến đo đạc nhà để về sửa nhà cho em tôi,bác làm ơn cho họ vào". Tôi cũng để mọi người thoải mái. Cứ thế, vài ba hôm lại có người đến xin xem nhà, riết rồi tôi cũng phát bực, nên gặp ông chủ tôi nói: "Cứ đà này chắc tôi phải 'mu' qúa." Chỉ đợi có thế, ông ta mừng ra mặt bảo tôi: "Bác định mu thật hả, để tôi giới thiệu cho người bạn tôi, họ cũng đang có nhà cho mướn".

Gia đình tôi dọn đến căn nhà thứ ba không bao lâu, mới biết người mà ông chủ giới thiệu là em, đã mua đứt căn nhà này, và chúng tôi chỉ là kẻ lót đường để ông ta đỡ mất mấy tháng tiền nhà, trong lúc làm thủ tục mua bán. Cả tháng trời tôi buồn rười rượi, nghĩ mà ấm ức trong lòng, phải chi tôi ăn ở luộm thuộm, tiền nhà không sòng phẳng đã đành, đằng này tôi giữ nhà cho chủ còn hơn nhà mình, tháng nào cũng trả tiền rất sớm, thế mà họ nỡ gạt gẫm mình. Đã vậy, trước khi trả nhà, tôi còn bỏ tiền ra mua sơn, sơn lại cho chủ, thuê thợ về giặt thảm hẳn hoi. Hôm giao nhà, người chủ đi từng phòng xem xét rất kỹ, có nơi ông ta còn lấy ngón tay quẹt một cái rồi dơ lên xem có bụi bậm nhiều không, Các cửa kính đều được chủ nhà kiểm tra rất kỹ, vòi nước, công tắc đèn đều hoàn hảo.Trước khi ra về ông ta còn khen: "Công nhận bác ở sạch thật", ấy vậy mà nhất định không trả cho tôi tiền deposit.

Một tuần lễ sau đó, tôi gọi điện thoại xin lại tiền cọc, chủ nhà bảo:

"Bác đợi tôi check lại gas, điện nước xong, xem có gì hư không, nếu không hư, tôi hoàn lại bác phân nửa tiền deposit, còn phân nửa tôi phải giữ lại, vì bác không giặt thảm cho tôi."ø

Tức qúa, tôi nói: "Tôi tuy ở Việt Nam mới sang, còn đang sống nhờ trợ cấp chính phủ, nhưng nếu ông chủ cảm thấy cần thì cứ giữ hết mà dùng, tôi xin biếu."

Ông ta nói:

"Không, không, tôi không lấy của bác hết đâu".

Cuối cùng tôi nói nếu ông trả thiếu tôi một đồng tôi cũng không nhận, có tiếng người vợ xen vào: "Thôi, trả hết cho bác ấy đi".

Đúng một tháng sau ông ta gọi tôi đến trả đủ, nhưng kèm theo câu nói làm tôi nhớ mãi đến bây giờ: "Tôi sợ mấy ông Việt Nam mới qua đi thuê nhà"!

Không biết lúc mới qua Mỹ, họ có phải đi thuê nhà hay không"

Đó là câu chuyện thật, câu chuyện đáng buồn của gia đình tôi, những ngày chân ướt chân ráo đến Mỹ. Nhưng chính nhờ những đau thương đó, tôi dần dần có kinh nghiệm trong việc thuê nhà. Ở Mỹ này, chẳng vội tin ai. Việc gì họ cũng căn cứ trên giấy tờ, nói miệng chẳng có giá trị, và điều quan trọng nhất vẫn là phải học biết tiếng Mỹ, phải đọc kỹ các giấy tờõ trước khi đặt bút ký vào, và phải biết tiếng Mỹ mới có thể hội nhập vào cuộc sống của xứ sở đa chủng, đa dạng này.

Tạ ơn Trời, tạ ơn người, sau mười năm ở Mỹ, dù vẫn phải đi thuê nhà, chúng tôi cũng không còn gặp cảnh đau thương như thuở ban đầu đến Mỹ.

THANH PHONG

(Bài tham dự số 127-VB 0101)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến