Hôm nay,  

Những Ngày Mới Đến Mỹ

14/03/200100:00:00(Xem: 172324)
Bài tham dự số 208-VB1221


Cuối năm 1976, Tân đưa gia đình đến định cư taiï Atlanta, thủ phủ của miền đông nam Hoa kỳ.

Với lòng phấn khởi của kẻ vừa mới đến Mỹ, sau bao ngày te tua với "đỉnh cao" và biển sâu, Tân lục lọi khắp khu tây nam thành phố nầy để tìm một việc làm. Gặp mùa Giáng Sinh đang đến, thấy hảng Sears treo bảng cần người, Tân vào điền đơn. Vài hôm sau được phòng nhân viên hảng nầy gởi thư hẹn ngày thi test.

Hôm thi test, Tân thấy chỉ có mình là da vàng, còn lại là các ông bà trắng đen già trẻ. Bài thi test thấy có đủ thứ, bây giờ nhớ lại không hết gồm tính toán, đọc hiểu tiếng Anh, văn phạm, ngữ vựng, lại có bài văn gồm nhiều câu, có đánh số, sắp đặt lung tung, để thí sinh sắp lại cho đúng vị trí theo ý nghĩa và nguyên thủy của nó.

Bài thi có giới hạn thời gian. Xong thí sinh phải thi các ngón tay, cầm sắp ráp các món đồ lớn nhỏ đặt trên bàn với tốc độ. Rồi qua màn interview, hỏi lung tung, và hỏi có khả năng nâng nặng đến 50 pound không. Tân không biết họ tuyển người vào làm giám đốc hay lao công mà bày đủ thứ test phức tạp như vậy.

Tuần lễ sau, họ gọi phone chúc mừng và cho biết Tân đã được chọn làm stock clerk với số lương $3.00/giờ. (Lương tối thiểu lúc đó là $2.75). Tân cũng chưa biết stock clerk sẽ làm công việc gì.

Mấy hôm trước đo,ù Tân cũng vừa được Cha Mỹ sponsor chỉ cho mua một chiếc xe hơi Buick to hết cở, lòng máy 8 litres đã mục sườn, giá $700 để đi lại. Ngớ ngẩn, không biếtø hãng nầy chỉ mướn làm part time, Tân cứù theo lối thường, sáng 8 giờ đến hãng trưa nghỉ một giờ, chiều 5 giờ về. Tuần sau thấy người ta bấm thẻ ra vào, Tân mới biết và bắt chước làm như thế. Được chỉ định đến làm ở chỗ bán đồ chơi, phụ giúp mấy người cashiers. Chẳng thấy ai chỉ vẻ hay sai bảo gì rõ ràng, Tân cứ sắp kệ hàng cho ngăn nắp, kéo hàng từ trong kho phía sau, bày lên kệ, và giúp khách hàng tìm món hàng họ cần mua từ trên kệ cao hoặc còn ở trong kho. Suốt ngày cứ đi, đứng, khuân, đẩy, cúi xuống, đứng lên sắp hàng hóa, chỉ dẫn cho khách hàng. Tối về nằm nhức mỏi đừ đẫn, cựa hết nỗi và ngủ như chết.

Sau vài tuần, Tân được lảnh check chưa đến $100. Họ đưa sao hay vậy, không hề thắc mắc. Mừng cho mình mới qua mà đã có việc làm, hy vọng sẽ có cơ hội thăng tiến về sau. Nên tối thứ bảy hôm đó, thấy lòng vui phơi phới, Tân lái xe chở Hà, anh bạn Việtnam mới quen ở khu nhà kế cận, anh nầy đã sang du học rồi tỵ nạn luôn, dạo chơi downtown Atlanta về đêm.

Đậu xe trên đại lộ Peachtree, con đường chính của thành phố, Tân và Hà xuống lội bộ xem đèn màu mùa Giáng sinh. Đến một đoạn thấy đèn néon đỏ lớp chớp chạy quanh với những chữ GIRLS, GIRLS. Tân và Hà vừa đi ngang tới, thì gặp vài anh Mỹ trắng, veston cà vạt, lịch sự vui vẻ chào mời vào. Tân hỏi vào đó phải trả bao nhiêu, anh Mỹ trả lời "free, free" và mở rộng cửa mời hai chàng vào.

Tiếng"Free"của Mỹ có lẽ là chữ hay nhất của ngôn ngữ, nên Tân nghe rất êm tai và vừa ý. Vì free nghĩa là tự do, không bận việc, khỏi trả tiền, và được hưởng không, mà ai lại không thích. Vừa được chính phủ Mỹ cưu mang cho vào tỵ nạn, giờ được dân Mỹ lịch sự ân cần mời mọc, nếu từ chối, Tân thấy cũng khiếm nhả.

Bước vào bên trong, Tân thấy lố nhố đàn ông Mỹ đang ngồi uống beer, rượu, hút thuốc và ngắm nhìn vào cái sân khấu nhỏ như một cái bàn tròn hơi cao lớn đặt ở chính giữa phòng. Giữa bàn tròn có một cây trụ láng lẩy thẳng đứng. Trên sân khấu nầy có một thiếu nữ trắng đẹp, đồ sộ như Marilyn Monroe, đang ưởn ẹo ôm trụ uốn éo theo tiếng nhạc jaz, khoe mông khoe ngực, tưởng chừng như thần Vénus cũng đến thế là cùng.

Tân và Hà được mời ngồi vào trong hàng ghế đặt sát vòng quanh sân khấu tròn nầy. Không biết đó là vòng ghế hạng nhất, hay hạng chót, vì gần sát tài tử biểu diển thấy rõ ràng đến cả những lông tơ, nhưng nếu người đẹp lỡ chân có thể làm đổ ly thức uống để trên bìa sân khấu vào mình khách, hoặc rủi tài tử sình bụng xả hơi thì mặt mũi những khán giả ngồi ở hàng ghế nầy sẽ lãnh đủ.

Lỡ đã vào Rome phải làm như người Roman, Tân và Hà cũng gọi beer $5/ly ra nhâm nhi, ngước cổ 45 độ, nhìn giai nhân Hoa Kỳ diễn xuất gần như 100%.

Được một lát, thì cô đó bước xuống. Cô khác núi lửa cũng hùng vĩ không kém bước lên thay. Tân đang ngước mặt chăm nhìn cô mới trên sân khấu, thình lình thấy có cánh tay ai êm ái áp choàng vào cổ chàng. Giật mình, Tân ngó qua, thì té ra cô tài tử vừa mới biểu diển xong, bước xuống đến ngồi sát bên Tân, tươi cười niềm nỡ. Cô tự giới thiệu tên là Diana. Tân cũng tự giới thiệu tên mình và anh bạn Hà kế bên. Tân chợt cảm thấy hãnh diện, vì ở đây có cả mấy chục chàng Mỹ phong lưu, lịch sự ra phết, mà cô ta không đến ngồi, mà sao lại đến ngồi tiếp chuyện với mình.

Tân thấy mình trắng tay, mới sang đến Mỹ nầy, mà sao đào hoa chiếu mệnh quá sớm, chưa phải lúc. Tân cũng phập phồng lo sợ, rủi mấy thanh niên Mỹ ngồi quanh đó nỗi máu ghen, hoặc kỳ thị màu da, đấm cho vài cái thì kể như từ chết tới bị thương. Nhưng dù có lo sợ như vậy, lúc đó Tân cũng chẳng thăng thiên hay độn thổ gì được.

Theo thói quen giao thiệp, Tân vui vẻ mời cô muốn uống gì, tuy trong lòng mong cô sẽ uống beer giống như mình thôi. Cô nói Champagne, Tân hơi chột dạ, nhưng bình tỉnh lại ngay, vì nhớ lại hôm trước đi Krogers Market, thấy champagne Mỹ cũng chỉ vài dollars thôi.

Tân gọi waiter mang Champagne ra. Tân thấy chai champagne nầy cao nho,û dung tích khoảng hơn nửa chai champagne André ở Krogers. Waiter khui mạnh đã làm phun mất một phần. Tân phải trả $25 cho chai nầy.

Diana hỏi Tân từ đâu đến. Tân ngại khai mình là dân tỵ nạn mớì từ biển vào, vì biết lúc trước đó có mấy đám dân Mỹ biểu tình phản đối việc chính phủ Mỹ nhận người tỵ nạn. Tân cũng không dám nói mình từ Việtnam, vì biết nhiều gia đình Mỹ đã đau khổ, tóc tang vì hai chữ Vietnam. Tân đáp mình từ Saigòn mới đến và sợ cô không biết Saigon là đâu nên giải thích thêm: Saigòn cũng là đô thị lớn ở Đông Nam Á, dân số đông gấp ba bốn lần Atlanta.

Trong không gian mù mờ bên ngoài chóp ánh sáng của đèn rọi trên sân khấu, và tiếng nhạc ồn ào, Tân thấy chuyện =rò bằng ngôn ngữ thông thường không thích nghi. Thêm nữa thấy cô ấy vẫn ôm mình, lẽ nào để cô chê mình là kẻ quê mùa lạnh lùng không biết xữ sự, nên Tân phải tùy cơ ứng biến: bỏ tiếng Anh, dùng ngôn ngữ quốc tế, "diển tâm tình bằng cáchï xông xáo của đôi tay." Hình như cô tài tử nầy muốn tìm cảm giác mới lạï từ Á châu mang đến. Đã bị khiêu khích, Tân phải trả lễ. (Lúc trước Tân có nghe kể: một quan chức đi công du ở Mỹ về, được các quan khác hỏi thăm xứ Mỹù ra sao, ông đáp: "Chưa đi chưa biết Hoa Kỳ, Đi rồi thì thấy cái gì cũng to." mà nay quả thật như vậy.

Nhanh như chớp, cô ấy đã uống cạn cả chai champagne. Rồi cô lại đòi uống champagne nữa. Tân nghĩ đã mời uống, thì phải mời cho đẹp luôn, đã tốn thì tốn sợ gì, thế nào cô ấy cũng uống một chai nữa là hết cở. Nên Tân gọi waiter thêm một champagne $25 nữa, nghĩ thế nào mình cũng đủ sức hào hoa lịch sự, cô ấy sẽ thỏa mãn, vui vẻ, và sẽ có cảm tưởng tốt đẹp về những người đàn ông Saigon. Tân cũng đã nhấm thử, biết là champagne thật, uống say. (Không phải kiểu whisky giả -whisktea- làm bằng nước trà nguội ở Saigon lúc trước, lính Mỹ phải trả tiền whisky thật cho mấy cô gái bán bar Saigon uống cả trăm ly không bao giờ say).

Chưa đầy một phút, cô uống cạn chai champagne thứ nhì. Chẳng chút ngại ngùng, cô xin Tân cho uống một chai nữa. Tân vừa ngạc nhiên, vừa bối rối, có ý giận vì nghĩù đàn bà mất nết, uống Champagne như uống nước lã. Liền tìm cách trả đủa cho bỏ ghét, Tân nghĩ bụng: "Mầy muốn chết, tao cho mầy chết, tao mua cho mầy một chai nữa, thế nào mầy cũng gục ra đây, đừng hòng trở lại sân khấu mà biểu diển uốn éo". Tân vội kêu waiter đem một chai champagne $25 nữa.

Như xe đang đà gia tốc, nàng nốc cạn chai champagne thứ ba nhanh hơn trước, như người ta đổ rượu vào thùng chứa. Rồi tỉnh bơ, nàng yêu cầu cho uống thêm champagne nữa. Tân choáng váng: "té ra mầy không chết, mà tao chết." Gần hết cả tiền.

Biết số tiền trong túi không còn đủ $25 để mua một chai nữa, và biết Hàø chỉ thích làø khách mời, không thích đóng góp hay cho mượn. Tài lực bất tòng tâm, biết không thể nào hơn nỗi đối phương, đã thua rõ ràng, vô phương cầm cự, hoặc thương thuyết. Chỉ còn tẫu vi thượng sách. Đến phút nầy, thuật rút lui trong trong danh dự là nghề của chàng.

Không thể chậm trể, Tân nói xin lỗi cần đi rest room gấp một phút thôi. Từ rest room ra, liếc nhìn thấy cô này quay về hướng khác, Tân vờ say lạng quạng, mất định hướng đi lạc chỗ, lạc đến gần cửa và lẹï bước ra ngoài. Hà cũng theo sau ra về.

Từ đó về sau, Tân biết mấy chỗ đó không phải là nơi giải trí của cỡ như mình. Tiền lương hai tuần, anh hùng muốn cụp cả xương sống, mà chỉ mua nổi ba chai champagne, để vui lòng giai nhân chưa tới nửa giờ, nhưng nhờ thế cũng biết thêm qua về sự vĩ đại của xứ Mỹ. Đừng thấy cái gì người ta mời free mà ham, tham của chùa là dính bẫy.

PHI HỒ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.