Hôm nay,  

Ba Mươi Năm Tình Cũ

14/03/200100:00:00(Xem: 176322)
Bài tham dự số 206-VB1219

Tác giả đã góp bài "Từ Seneca, vùng quê hẻo lánh" tham dự Giải Viết Về Nước Mỹ đợt 1, đã in thành sách. Bà sinh tại Mỹ Tho, cựu học sinh Nữ Trung-học Lê Ngọc-Hân, Mỹ Tho, định cư tại Mỹ từ 1975. Nghề nghiệp: Computer Operator. Sau đây là bài viết mới của bà, về mối tình mùa giáng sinh.


'Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ....'

Tôi lâng lâng thả hồn theo giọng hát Vũ Khanh mà tưởng nhớ đến ngừời xưa, mối tình đầu thời Trung học. Em Nữ Trung học Lê Ngọc-Hân và Anh trường Nguyễn Đình-Chiểu, Mỹ Tho. Ước gì giờ phút nầy có Anh bên cạnh để chúng ta cùng sống cho đến hết ngày tháng còn lại trên xứ Mỹ an bình!

Mùa Noel năm ấy, tiếng nhạc vang lên mừng chúa Giáng Sinh đâu đây làm cho lòng người rộn ràng như thúc giục mọi người hãy cùng nhau chung hưởng ngày vui nầy. Nơi Mỹ Tho tỉnh nhỏ êm đềm cũng chuẩn bị chào đón Chúa ra đơì, con đường Trưng Trắc dọc theo mé sông đến vườn hoa Lạc Hồng bừng sáng hơn mọi hôm. Các tiệm kem, tiệm ăn và rạp hát Định Tường càng thêm đông đúc. Các cô cậu hoc. trò tỉnh nhỏ được dịp ăn mặc đẹp ra phố dạo chơi.

Một chị bạn xin phép Ba Má tôi cho tôi đến nhà chị chung vui với một số anh chị khác. Vì là lần đầu tiên tôi tham dự lễ Giáng Sinh tại nhà người lạ nên tôi rất nhúc nhát e thẹn, tôi tìm một góc nhỏ ngồi thu hình đưa mắt nhìn chung quanh để xem có con bạn học quen nào không. Lúc đó tôi cảm gíác như có người đang nhìn mình. Từ phía bên kia bàn, một anh chàng vừa đàn vừa nhìn tôi miệng tủm tỉm cườị Tim tôi bỗng dưng đập thình thịch như muốn nhảy ra ngoài ngoài và một luồn cảm giác kỳ lạ dâng lên. Con bé học Đệ Lục chỉ biết may áo búp bê, ham chơi nhà chòi, nấu cơm giả bằng nồi nhom nhỏ, bây giờ đã có vấn đề!... Thế là chúng tôi quen nhau từ dạo đó. Mỗi sáng tôi đi học ngang nhà Anh, đôi khi Anh chạy ra, nhanh nhẹn đưa tôi quyển sách có kẹp lá thơ màu xanh. Buổi chiều, tôi đạp xe đạp ngang nhà Anh đưa trả quyển sách rồi cúi đầu phóng thật nhanh mà không dám quay đầu nhìn lại dù tôi biết rằng Anh đang ngơ ngẩn nhìn theo vì Anh chưa kịp nói với tôi câu nào...Đời sống tỉnh nhỏ êm đềm như tình Anh với tôi, tim đập loạn lên và chỉ biết nhìn nhau không nói mỗi khi gặp nhau. Khi về đến nhà thì hối tiếc. Cứ thế thời gian lặng lẽ trôi đi cho đến năm tôi học Đệ Nhị là lúc Anh giã từ tôi du học Canada.

Thấm thoát đã gần ba mươi năm. Ba mươi năm thật nhiều biến đổi, từ một con bé ngây thơ trở thành một thiếu phu trung niên mang nhiều cay đắng và bất hạnh vây quanh. Tôi đã được tự do sau một thời gian dài sống chung không hạnh phúc. Nhiều đêm nằm ngủ, tôi nhớ thật nhiều về những kỷ niệm xa xưa và mơ đến ngày tôi gặp lại Anh.

Các hội đoàn, hội cựu học sinh Trung học lần lượt thành lập. Chị Quỳnh, chị Thanh-Mai từ San Diego gọi điện thọai cho tôi thúc dục tôi liên lạc các bạn học cũ. Các Thầy Cô bên Montreal, Canada bàn với chồng chị Quỳnh, cựu Giáo sư Triết học cũng là cựu Giám học Trường Trung-học Nguyễn Đình-Chiểu Mỹ Tho, cũng dự tính thành lập hội Ái hữu Cựu học sinh Trung-học Lê Ngọc-Hân và Nguyễn Đình-Chiểu, Mỹ Tho.

Thê là hội đã được thành lập với hơn 40 Thầy Cô, Anh Chị cựu học sinh từ Oxnard, Los Angeles, El Monte, Rosemead Norwalk, Downey, Anaheim, Westminster, Santa Ana đến San Diego cùng nhau tề tựu đông đủ tại Quận Cam.

Chúng tôi tay bắt mặt mừng khi gặp lại các Thầy Cô và các bạn học cũ. Có những Thầy Cô tôi chỉ nghe tên và những Anh Chị tôi chưa từng biết cũng đã hiện diện. Bạn gặp nhau gọi tên ơi ới. Những giọt nước mắt tuôn rơi, mừng mừng tủi tủi. Có bao giờ ai nghĩ đến Ba mươi năm sau mình gặp lại đầy đủ Thầy Cô, bạn thân trên đất khách quê người" Tôi đến chào Cô, thưa Thầy,

"Cô còn nhớ em không""

Có một chút gì bở ngở, Cô nhìn học trò, cố moi trí nhớ của mình có hình bóng con bé nầy không"

"A! Cô nhớ ra rồi, hồi đó em có mái tóc Phương Hoài Tâm..."

"Thưa Cô, trong đời dạy học, Cô có cả ngàn học trò, còn học trò chỉ có bấy nhiêu Thầy Cô nên tụi em rất thông cảm nếu Cô không nhớ ra em!"

"Thầy ơi! Sao hồi đó Thầy nghiêm quá vậy" Tụi em không thấy Thầy cười"

"Thầy trẻ măng bị vây quanh đám con gái phá như quỷ, Thầy có run không".."

"Cô ơi! Cái răng khểnh của Cô đâu mất rồi""

Cô cười thật hiền lành:

"Các em con cái đày đàn, có đứa thành ông Bà Ngoại mà vẫn còn phá phách!"

Học trò đầu hai thứ tóc, đã già sau ba mươi năm xa cách nhưng vẫn muốn làm Cô khóc như năm nào lén để con cóc lên bàn viết của Cô...

Hương Giang bùi ngùi kể tôi nghe những chuyến về Việt Nam thăm bạn cũ. Sa vẫn ngồi lặng lẽ, cô nàng nghe nhiều hơn là nóị.

"Mày biết Dĩ đang ở San Diego" Thu-Cúc ở Brooklyn Park, Minnesota" Rỡ ở gần Seatle""

"Tao có liên lạc với con Tám ở Texas, nó dọn đi rồi biến đâu luôn. Còn Trần Thị Cúc ghé tiệm tao cho số điện thoại, tao lỡ làm mất vì hôm đó đông khách nó cũng không gọi lại."

"Thôi mầy, lỡ chồng con khó khăn có thể không tiện cho nó gọi mầỵ Bạn bè cùng lớp năm nào gần 60 đứa giờ chỉ có 8 đứa trên đất Mỹ như vậy cũng quý quá lắm rồi!"

Tuổi học trò xa xưa bừng sống dậy, vui nhộn hơn, phá phách hơn nhưng trong lòng tôi vẫn còn thiếu bóng dáng của một người. Tình cờ chị Quỳnh nói với tôi.

"Bên Canada có nhiều nhân tài, Cali có vẻ yếu quá!"

"Chi ơi, mình mới bắt đầu! Nhân tài nào chị nói em biết với"

"ĐVN"...

Tôi giật mình, ĐVN"

"Em biết anh nầy, bây giờ anh ra sao""

"Nghe nói vợ ly dị, có 2 con."

Tai tôi nghe lùng bùng. Anh cũng như tôi, đều không may mắn trong hạnh phúc! Tôi vẫn còn rùng mình sợ hãi cho cuộc sống vợ chồng quá tàn nhẫn mà tôi đã chịu đựng kéo dài hơn 20 năm. Đừng! đừng nghe! Sống một mình thảnh thơi, tự do, không ràng buộc có tốt hơn không"

Cầm trong tay số điện thoại của Anh mà tôi run rẩy. Nếu mình không duyên nợ thì hãy quên nhau đi!

Vài tuần sau chị Quỳnh ghé thăm tôi, chị nhìn tôi cô đơn ủ rũ trong căn nhà trống vắng.

"Nước Mỹ nầy có biết bao shopping, có bao nhiêu nhà hàng đang chờ em thưởng thức, sao em tự hành hạ mình, tội tình gì ở nhà cho buồn thiu. Bây giờ em tự do, Ngọc cùng tự do, hai đứa nên liên lạc, làm bạn cũng được có ai cấm cản đâu".

Tôi còn đang lừng khừng thì chị nhanh tay cầm điện thoại lên bấm số, bấm luôn nút 'spkr' cho tôi cùng nghe:

"Alô!"

"Chị Quỳnh đây. Ngọc nhớ chị không""

"Nhớ chớ! Hồi đó tôi đàn cho chị hát bài "Love portion number nine", đàn xong chị còn khen tôi đàn khá!"

Hai chị em cười vang lên thân mật như năm nào dù hơn 30 năm chưa một lần gặp lại.

"Có một người đang đợi Ngọc ở đầu điện thoại bên đây."

Tôi nghe giọng Anh rung rung xúc động:

"Có phải Lam không""....

Tuần lễ sau, dù đang bận khoá dạy tại trường Đại học nhưng Anh đã sắp xếp mua vé máy bay sang California thăm tôi.Thế là chúng tôi đã gặp lại nhau tại phi trường Los Angeles sau 30 năm xa cách...

Mùa Noel nầy tôi không còn cô đơn. Ngôi nhà trống vắng đã được tô điểm bằng những ngọn đèn chớp sáng, tiếng nhạc dịu dàng đón Chúa Hài Đồng vang vang. Bên lò sưởi, Anh đang nhìn tôi thật nồng ấm, không gian lắng đọng, đất trời như ngừng lại. Thời gian xin hãy ngừng lại giây phút nầy. Tim tôi không còn đập loạn nhưng lòng tôi run sợ. Tôi sợ tương lai đen tối. Tôi sợ lại mất Anh lần nữa ...

Hồ Thị Triều-Lam

Ý kiến bạn đọc
19/12/202416:04:00
Khách
Si eres fanatico de mujeres afro ardientes, no busques mas. <a href="https://negrasfotosporno.com/pervnana-africana-caliente-gratis-galeria/">Pervnana Africana GalerГ­a XXX</a> tiene una amplia coleccion de fotos provocativas con chicas latinas sensuales mostrando su lado mas atrevido. Desde fotografias coquetas, hay algo para todos los gustos.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến