Hôm nay,  

'can Đồ' Hay 'con Đầm'

13/03/200100:00:00(Xem: 147190)
  • Tác giả :
Bài tham dự số 192-VB1205


Tiếng gà gáy ò ó o phát ra từ cái máy báo thức nhỏ làm tôi giật mình thức giấc, tôi lẩm bẩm chửi cái máy, sao hôm nay mày gáy sớm vậy.

Cũng như mọi ngày, khi nghe tiếng gáy báo thức là tôi thức dậy và chuẩn bị đi làm, nhưng vì cuộc vui tối hôm trước đã làm tôi qúa say và mệt mỏi, dẫn đến sự chậm trễ trong công việc làm của tôi.

Sở làm việc của tôi nằm ngay giữa khu phố của Mỹ Đen. Gọi là sở cho oai, chứ thực ra đó chỉ là một tiệm tạp hóa nhỏ. Ông chủ tiệm là người Việt Nam, được những ông bạn Mỹ Đen đặt cho một cái tên nghe rất là quen thuộc đối với những ai nghiền phim võ thuật Hồng Kông. Mít tờ Bruce Lee .

Lúc tôi còn ở Việt Nam, đất nước, con người và đời sống nơi xứ Mỹ rất là xa lạ đối với tôi. Mặc dù tôi cũng đã được xem trên TV, nghe trên radio và trực tiếp hơn nữa là qua những lời kể của người Việt trở về thăm Quê Hương thuật lại, nhưng tất cả đã không đủ để tôi hiểu rõ về xứ Mỹ. Trong tâm tư, tôi chỉ mong một ngày nào đó, tôi thực sự được hoà chung nhịp sống nơi xứ sở này.

Tôi đã gă.p may. Tôi đến Mỹ vào cuối năm 1998. Sau một thời gian nghỉ ngơi để làm quen cái giờ giấc trái ngược với Việt Nam, tôi được một người bạn giới thiệu đến làm việc tại một tiệm tạp hóa. Khi đứng nhìn bên ngoài, tôi thật ngạc nhiên vì thấy toàn bộ những tấm kiếng của cửa tiệm đều bị rạn nứt, có một vài chỗ đã bị lủng, nhìn thoáng qua tôi cứ tưởng đó là những lỗ lủng do đạn bắn, nhưng tôi được ông chủ tiệm cho biết, đó là kết qủa của những lần mà mấy ông Mỹ Đen ba trợn đòi mua thiếu, dĩ nhiên là ông chủ không chịu bán thiếu cho bọn chúng, dẫn đến sự tức giận, chúng bỏ ra ngoài và lấy đá chọi vào cửa rồi bỏ chạy. Tôi tò mò hỏi ông chủ:

- Sao chú không sửa và thay lại những tấm kiếng đó vậy"

- Lúc đầu khi tôi mới sang cái tiệm này, tôi cũng đã làm như cậu nghĩ vậy, nhưng chỉ được vài ngày thôi, rồi chúng lại đập bể, vì vậy tôi mặc kệ, riết rồi chúng không còn chỗ trống để mà đập nữa.

Tôi định hỏi một vài câu nữa, nhưng ông chủ cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi và bảo. Rồi cậu sẽ quen và biết tất cả những gì xảy ra khi cậu làm ở đây, có những cái thật là buồn cười và có những cài làm cho mình phải tức điên lên được. Nói tóm lại, sự thận trọng vẫn là trên hết.

Những ngày đầu đến làm việc, tôi được ông chủ chỉ dẫn cho cách sử dụng máy tính tiền, rồi làm quen với giá cả và các loại mặt hàng…. Tôi cũng chỉ biết gật gù cho qua, chứ làm sao mà nhớ hết được, vả lại Anh ngữ tôi chỉ biết dăm ba câu nên rất khó cho tôi khi tiết xúc với khách hàng. Công việc của tôi tuy nhàn hạ nhưng rất mệt óc và mỏi hai con mắt, tôi cứ phải liếc nhìn mấy cậu Mỹ Đen choai choai lúc nào cũng đòi chôm đồ bỏ vào túi. Tôi cũng thật ngạc nhiên khi thấy hiện tượng này xảy ra ở Mỹ, nhưng dần dần rồi tôi cũng quen vì chuyện đó xảy ra mỗi ngày nơi tôi làm việc. Sau một thời gian làm việc, tôi trở thành người quen thuộc với những người khách thường hay đến tiệm mua đồ. Có những ông khách rất là khó tính, có nhiều lúc khi bán đồ cho họ xong, tôi quên nói câu "thank you" thì ngay lập tức tai tôi được nghe một tràng tiếng Mỹ, toàn là những chữ "khó nghe mà dễ hiểu".

Nói về ngôn ngữ, khi mới qua Mỹ, tôi cũng chẳng rành nhiều gì về tiếng tăm, nên phải mất một thời gian khá lâu tôi mới nhớ được tên của tất cả các mặt hàng trong tiệm, vậy mà có lần tôi mắc phải lỗi lầm là đưa lộn hàng cho khách.

Có một ông khách tuổi cũng khá cao, đến tiệm hỏi mua một một hộp đèn cày "candle", tôi đưa cho ông ta một hộp bao cao su "condom", thế là tiếng lóng của Mỹ được tuôn ra từ miệng của ông ta, tôi chỉ biết bịt miệng cười và nói (sorry sir)….

"Wuz up dawg"" Tôi đỏ mặt và tức giận khi nghe một anh Mỹ Đen chào tôi khi bước vào tiệm, tôi lẩm bẩm bẩm một mình: Thằng này giám gọi mình là chó. Tôi đem chuyện này về kể cho mấy người đồng hương ở chung nhà nghe, kể xong, ai cũng nhìn tôi mà cười.

Bữa kia, tôi thật ngạc nhiên khi có anh Mỹ trắng lạ hoắc, tôi chưa gặp mặt bao giờ lại biết nick name của tôi.

- "How are you Đoàn "" Tên Mỹ chào tôi như vậy.

Tôi hớn hở về thuật lại cho mấy người ở chung nhà nghe, họ lại được một trận cười đau bụng vì tính ngây thơ của tôi. "How are you doing"" mà tôi lầm tưởng là "How are you Đoàn"".

Nói về người Mỹ mát. Vào một buổi tối, cũng như thường ngày trước khi đóng cửa tiệm, nhiệm vụ của tôi là phải sắp xếp lại đồ cho gọn gàng. Trong lúc tôi đang làm thì có một anh chàng Mỹ Đen to, cao, đầu trọc lóc hiên ngang đi vào ngồi ngay sau lưng ông chủ, nơi ông chủ đang tính tiền, tôi rất hồi hộp và lo sợ khi nhìn dáng vẻ hắn ta như là ăn cướp. Mắt hắn cứ trợn ngược lên, hai tay thì bám chặt lấy hai thành ghế, nhưng hắn không làm hại đến ai cả, tôi và ông chủ cố gắng đuổi hắn ra nhưng vô ích. Cuối cùng phải nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát. Tôi cũng đã từng gặp người mát ở Việt Nam, nhưng không đến lỗi phải hú hồn hú vía như ở xứ sở này.

Nói về kiểu ăn gian. Nếu ai đó đã trải qua hay đang trong nghề bán tiệm tạp hóa thì đều biết. Trước khi đến làm ở đây, ông chủ có căn dặn tôi rằng: Phải coi chừng, tụi Mỹ Đen thấy mình là lính mới, nó hay ăn gian và bắt nạt mình lắm đó. Đúng như vậy, bữa kia có anh chàng mua hai lon bia, giá một đồng tám xu gồm cả thuế, nó đưa cho tôi 10 đồng, tôi thối lại cho nó 8 đồng 92 xu, nó liền cãi lại và bảo rằng: Tao đưa cho mày 20 đồng. Nó còn hù tôi, nếu tôi không trả cho hắn thêm 10 đồng thì nó sẽ gọi cảnh sát đến làm việc. Cũng may cho tôi, trong hộp máy đựïng tiền không có tờ 20 đồng nào. Tôi mạnh dạn chỉ vào hộp máy tính tiền và nói nửa tiếng Việt nửa tiếng Anh: "Mày look in the máy don't có any đồng twenty đa lờ nào không"", vậy mà nó cũng ráng đưa cặp mắt lác để ngó chứ, sau đó nó nhìn tôi và nói: I'm sorry, nghe qua cũng thấy mát tai. Tôi nghĩ bụng, đúng là ăn gian kiểu Mỹ, ăn gian không được bỏ….

Nói về cái dơ và hôi. Tôi cũng thuộc vào loại ở dơ có hạng, nhưng khi qua đây, cái dơ của tôi đem ra so sánh với Mỹ thì tôi thua xa. Có rất nhiều người dơ hay vào tiệm, xin điển hình một nhân vật xếp vào loại dơ nếu đi thi thì đoạt giải nhất. Tôi cứ phải bịt mũi mỗi khi lão bước vào tiệm, một mùi hôi mà tôi không thể diễn tả sao cho quí vị ngửi được, ngay chính những người bản xứ của ông ta cũng không chịu nổi mỗi khi đứng gần ông ta. Aáy vậy mà lão luôn được coi như là một nhân vật quan trọng, lão không cần phải xếp hàng mỗi khi lão đến mua đồ, lão luôn được mọi người ưu tiên cho mua hàng trước, vậy mà lão vẫn chẳng biết điều, lão không chịu đi ra ngay cho mọi người được nhờ, lão cứ lờn vờn quanh quẩn trong tiệm, để mọi người cùng được thưởng thức mùi hôi của lão.

Nói về tình người. Vào một ngày trời mưa bão lớn, những đợt gió mạnh đã làm gãy một cây cao to ngay phía ngã tư đường gần nơi tiệm tạp hóa, cái cây to kia đã làm cho những sợi dây cao thế nằm bên dưới nó bị đứt, khiến cho cả một khu phố nơi tiệm tạp hóa bị cúp điện. Tuy vậy ông chủ tôi vẫn mở cửa phục vụ khách hàng, nhưng chỉ bán cửa sổ thôi. Mặc cho trời mưa bão, đám Mỹ Đen vẫn xếp một hàng dài chờ đến phiên mình mua đồ, đột nhiên có một người trong hàng ngã lăn ra, tay chân co giật, miệng sùi bọt trắng, trông đến là sợ, vậy mà đám người cứ thản nhiên bước qua người bị nạn để mua đồ coi như không có chuyện gì xảy ra. Ông chủ của tôi lại phải lật đật bốc điện thoại gọi xe cứu thương mà miệng cứ lẩm bẩm "đúng là sống theo kiểu mặc kệ nó của Mỹ."

Nói về cầm nhầm đồ. Không kể già hay trẻ, cứ cầm nhầm bỏ vào túi được là cầm, nhiều lúc ông chủ bắt gặp, nhưng họ chẳng biết sợ hay quê là gì, họ vần tiếp tục vào tiệm mua đồ cho dù ông chủ có luôn miệng đuổi ra khỏi tiệm. Đúng là Mỹ với Mõ, cứ tự nhiên như ruồi vậy.

Không phải cứ cái gì xấu cũng đổ dồn cho Mỹ mà quên đi những con người rất là tốt, tôi chỉ muốn kể ra đây những gì mà tôi cứ tưởng sẽ hiếm khi gặp trên xứ sở này. Nếu đem ra so sánh với Việt Nam thì …thì….Việt Nam vẫn hơn. Cái hơn tôi muốn nói ở đây không phải hơn thua về giàu hay nghèo, mà là tính Dân Tộc. Việt Nam ta tuy đã và đang còn trải qua bao đau thương gian khổ, phải sống tha phương khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng bản sắc dân tộc vẫn luôn tồn đọng trong mỗi người Việt xa quê.

ND

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến