Hôm nay,  

Cái Ngu Của Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 217449)
Người viết: Bùi Thanh Thế

Bài tham dự số 85\VBST

Tác giả sinh tại Tây Ninh năm 1944. Nguyên là Sĩ Quan QLVNCH, Phòng 2 Bộ TTM. Sau 1975, tù 7 năm, đi Mỹ trong nhóm HO 20. Hiện ngụ tại Olympia, tiểu bang Washington, làm tại Census 2000.

Lúc sắp đi Mỹ, cuối năm 1993, tôi có đến từ giã giáo sư Trần Thọ ở Bình Dương, người bạn học cũ của tôi. Tôi đã viết thơ cho hắn nhưng không được hồi âm. Sau này mới biết, té ra bạn tôi quá nghèo không đủ tiền mua tem. Bảy năm sau, rất may mắn, tôi tìm ra địa chỉ của hắn, và được biết hắn đang mắc bị ung thư gan. Tôi đã gọi điện thoại và viết cho hắn nhiều lần, nhưng thư không đến tay. Tôi vội thay đổi cách viết; Bạn tôi nhận được, đọc rồi khen hay, và xin phép tôi cho bạn bè và em cháu của hắn xem với. Tôi OK vì mục đích của tôi chỉ có vậy thôi.

Sau đây là lá thư:

Olympia, ngày 1-6 - 1999

Thọ và gia đình thân mến,

Thôi thì thơ mày nắn nót viết gởi cho tao kể như bị mấy thằng Mỹ chậm tiến sau khi kiểm duyệt xong giấu nhẹm không dám trao tận tay cho tao đọc đỡ buồn. Cái xứ này kém văn minh vì nền văn hóa còn non trẻ, không so được với 4 ngàn năm văn hiến của mình. Mình cũng không nên trách móc chửi rủa cái thói lạc hậu của nó nhiều làm gì.

Hôm nay, sẵn dịp được nghỉ một lèo 4,5 ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day), tao viết cho mày rõ cái nếp sống mạt rệp của tao và những cái ngu ở đây nghe chơi.

Đang ngồi viết, nghe tiếng Hoàng Oanh ca nhạc tình của những năm 1960, cái thời mà tao với mày, sau giờ thực tập tại Đại Học Khoa Học, thích đi ăn trưa ở góc đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Thiện Thuật, cái quán mà sau này tao thích dẫn bạn gái tới ăn để nhớ đến mày. Riêng mày thì có khi nào mày dẫn bạn gái của mày ra bến đò Thủ Thiêm để nhớ đến tao không"

Nhớ lại hồi mới qua đây, cái gì đối với tao cũng mới lạ, khiến tao dễ dàng viết tràng giang đại hải gởi về VN, nhưng bây giờ thì khó biết được chuyện nào mày đã biết và chuyện nào chưa. Tuy nhiên, theo yêu cầu của mày, tao cũng ráng vẽ bức tranh ở đây cho mày xem.

Trời cuối xuân và sắp sửa sang hè, mới 5:30 sáng mà mặt trời đã xỏ lỗ tai, chói chan khó ngủ. Tao ra khỏi giường nệm, đi vào phòng ngủ kế bên của thằng con, đóng cửa lưới lại và hạ sáo xuống để cản ánh nắng đang rọi vào mặt nó, và kêu nó dậy đi đái.

Tao thường hay thức sớm, xuống bếp nấu nước pha cà phê, uống một mình trong phòng khách ở tầng trệt, và xem TV tin tức thế giới. Tới 7:30 thì tao mở đài BBC Luân Đôn nghe. Tám giờ thì gọi thằng con dậy để chuẩn bị cho nó đi học 8:30. Sau khi lái xe đưa nó tới trường, tao cũng lái thêm 3 cây số nữa tới trường của tao. Hôm nay tao chỉ học từ 9:00 tới 9:50. Ra giờ về, tao đi bộ khoảng 5,7 trăm thước ra bãi đậu xe. Tao thích đậu xe ở bãi xa một chút để có dịp đi bộ exercise cho khỏe người.

Về tới nhà thì bà xã tao đã thức dậy từ hồi 9:30. Sẵn dịp cà phê sáng, bà pha thêm cho tao nửa ly cà phê, vừa uống vừa tán dóc. Kế đó bà lo nấu cơm. Nếu đồ ăn có sẵn trong tủ lạnh thì mất chừng 5 phút; còn nếu nấu vài món mới thì phải tốn chừng hơn 10 phút là xong ngay, và cả hai lên ngồi vừa ăn cơm vừa nghe đài VOA. Tới 11 giờ kém 10 thì bà xã ra lái xe của bà đi làm. Chỗ bả làm cách đây chừng 1 cây số rưỡi.

Tới 12:00 tao lái chiếc "xe trành" của tao đi làm ở trường tới 4:00 mới về. Tao gọi là "xe trành" vì một người anh em hàng xóm kêu bán cho tao với giá 200 đô. Sau khi đếm bạc xong, anh ta cho lại tao 50. Chiếc xe Nissan đời 1980 mà 4,5 năm nay, tao chưa bao giờ tốn 1 đô nào cho thợ máy.

Vợ tao về nhà lúc 2:30 và lại trường đón con tao về lúc 3:20. Buổi chiều thì vợ tao đi làm lúc 4:00 và về 9:30 tối. Lúc 5:00 tao lái xe chở con tao đi học võ Nhật (Chido Kai Dojo) và 7:00 tới rước về.

Sau khi tắm rửa xong, con tao làm homework từ 8:00 tới 9:30. Sau 10 giờ tối thì cả nhà mới có dịp gặp mặt nhau, ngồi vào ăn bữa tối để nói chuyện cho vui. Ăn xong, vợ tao dọn dẹp còn tao thì đánh máy làm bài trên computer tới 11:30 hoặc 12:00 mới đi ngủ. Thứ hai, thứ tư, và thứ sáu thì như vậy, còn thứ ba và thứ năm thì tao phải đi học 7:00 sáng tới 12:00 trưa, về nhà ăn trưa vội vã rồi đi làm từ 1:00 tới 5:00 chiều, và từ 5:30 tới 9:20 tao đi học tiếp. Cũng nên nhớ rằng 9:20 tối bây giờ thì trời cũng vừa chạng vạng tối.

Thời giờ ở đây như thể tên bay; thứ hai hơi uể oải một tí nhưng vừa hết thứ ba thì cuối tuần cũng đến mau. Ngày vui nhất phải là chiều thứ sáu (weekend). Phố xá tưng bừng, tấp nập, vui hẳn lên. Có nhiều nhạc sĩ đứng đàn guitar hay thổi kèn biểu diễn và đám thanh niên nam nữ vừa đi vừa ca và nhảy múa trên vỉa hè ra vẻ mê mẩn lắm vậy. Mấy đứa con gái tô điểm nhiều lên để chủ động trong việc tìm bạn cuối tuần như đám con trai của mình đi o mèo vậy. Đèn đường vẫn còn xanh đỏ điều khiển lưu thông tới 1,2 giờ khuya. Quá giờ này thì nó cà chớp cà chớp, không còn đèn xanh nữa. Tiệc tùng đều tổ chức vào chiều thứ sáu hoặc thứ bảy, còn Chúa nhựt là ngày đi nhà thờ, rồi thì lo về, chuẩn bị cho ngày thứ hai mệt mỏi và dài lê thê.

Ở đây, mùa xuân và thu thì ngày và đêm dài tương đương với nhau, chứ mùa hè hoặc đông thì hết nói nổi. Mùa hè ngày dài vô tận, còn mùa đông thì 4:30 chiều, trời tối om, còn 8 giờ sáng thì mặt trời chưa rựng sáng. Nhớ cái hồi bên VN thức sớm, ra quán tán dóc, chờ mặt trời lên bên ly cà phê đen, bập mấy điếu thuốc Hoa Mai, và ực mấy ấm nước trà, trước còn đậm đậm sau thì lợt đớt vì chủ không bố thí thêm cho miếng trà nào, mới thấy thời gian bên mình sao nó dài ra, thong thả, và dễ thương quá.

Tiếp đến, tao kể cho mầy nghe 1 loạt các chuyện ngu ở đây. Vừa rồi báo chí Mỹ nói có một bác sĩ cà chớn (bổ túc văn hóa hay nhà giàu mua bằng cấp gì đó) mà chẩn đoán lộn cho một bệnh nhân. Người ta không có gì mà bảo là bị ung thư. Tội nghiệp, bà bệnh nhân đó bị khủng hoảng tinh thần nên thưa ra tòa làm ông bác sĩ hao tiền tốn của bộn. Bởi vậy cho nên, trường hợp của mầy, bác sĩ chẩn đoán mầy bị ung thư, tao khuyên mày, thứ nhứt, là khoan tin mấy cha nội bác sĩ, chưa gì mấy chả đã vội khuyên mầy đi tìm mấy ông thuốc bắc, may ra phước chủ may thầy.

Kế đến, tao cũng khuyên mầy, một khi tâm hồn được sảng khoái, thanh thản, không có một chút bận tâm nào trong đầu, và vui vẻ được với vợ con thì sức khỏe mình sẽ tốt hơn lên. Nụ cười là liều thuốc bổ, và phải kiếm cho mình một khía cạnh để cười mặc dù đang gặp nhiều cay đắng.

Chắc mầy còn nhớ cảnh Charlot giựt khúc bánh mì của con một võ sĩ bự con. Charlot đứng cản đường trước một ngõ hẻm, đưa lưng chịu đấm để câu giờ cho thằng con quá đói của hắn ở phía trong có đủ thì giờ nhai và nuốt. Ai có cảm động thương tâm khóc cho cái nghèo của Charlot, nhưng tụi mình cứ việc cười thoải mái.

Vừa rồi TV bên này có quay cảnh một nhà nọ có con chó con chui vào ống cống nhỏ và mắc kẹt ở sâu dưới đất. Chủ bấm 911, xe cảnh sát tới dùng máy dò xem con chó đang ở đâu. Họ đem máy móc tới đào lên để cứu con chó con, sở phí lên đến trên 10,000 đô. Cô chủ nhà béo phị ôm con chó con trong tấm khăn lông, hôn lấy hôn để, rươm rướm nước mắt khóc mừng vì đã cứu được một con chó con. Hàng xóm cũng đến đông nghẹt để hoan hô cảnh sát và chúc mừng cho chủ và cho con chó con. Mầy thấy sao"

Hôm vừa rồi, nửa khuya cảnh sát quay đèn chạy vào khu xóm của tao. Sau khi còng tay một gã đàn ông dẫn lên xe, hỏi ra mới biết là vợ hắn gọi cảnh sát vì hắn đòi cho bằng được cái chuyện mà vợ hắn nói là "Nô, Nô". Rõ ràng là thằng chồng nọ hiền và ngu quá mạng!

Nước nầy kỳ cục quá, hồi năm rồi, ông Tổng Thống bị điều tra và đưa ra Quốc Hội biểu quyết cách chức vì mang tội lạm dụng quyền hành lạng quạng với cô sinh viên tập sự. May cho ổng là Quốc Hội không đủ 2/3 túc số bất tín nhiệm, với lại cả bà vợ và cô bồ không thưa gởi gì ráo; chứ nếu thưa thì bị cách chức và ngồi tù chờ ngày ra tòa. Dân Mỹ ngu quá, họ coi ông Tổng Thống của họ không bằng một ông Chủ Tịch cấp huyện hay cấp xã bên mình. Dân chúng không biết lễ độ nên chắc còn phải học tập nhiều mới so được với ta.

Năm rồi tao cũng bị xui xẻo vì lái xe tới ngã tư có đèn đỏ chớp tắt, có nghĩa là xe nào tới trước thì đi trước. Lúc đó bốn bên không có xe nào, tao đã bớt ga, rà thắng xe, nhưng xe tao không dừng hẳn lại, và sau khi chạy một đối chừng 100 thước thì xe cảnh sát xuất hiện phía sau và quây đèn ra hiệu cho tao ngừng lại. Tao phải tấp vô lề, tắt máy, và ngồi yên trên xe (luật lệ ở đây, khi bị CS chận, mình phải ngồi yên trên xe, không được mở cửa bước xuống vì làm như vậy nó cho là mình bỏ chạy hay chống cự mà có thể bị bắn). Cảnh sát bước lại cửa tài xế xin cho coi bằng lái một cách hết sức lễ phép. Tao hơi giận và hỏi nó "Tao trật cái gì"" Nó bảo tao không dừng hẳn tại đèn đỏ và đòi xem giấy bảo hiểm của xe. Xui xẻo, khi cảnh sát hỏi giấy, tao mắc thêm một tội nữa, quên đóng tiền bảo hiểm đâu chừng 7,8 tháng gì đó.

Rốt cuộc CS ghi giấy phạt tao hai tội là 558 đô (không ngừng 78 đô + 480 không bảo hiểm). Mặt sau tờ giấy phạt có 3 phần để mình chọn: Một là tôi chịu nộp phạt hoặc 1 cái rụp hay trả gióp dài hạn. Hai là tôi không có tội gì hết và thách CS đưa ra được bằng chứng. Và ba là xin đưa vụ nầy ra tòa để tôi nói chuyện phải trái với tòa án. Tao chọn mục thứ 3 và rồi thì tòa gởi giấy mời tao ra tòa đúng 6 tháng sau.

May thay, sau khi xem hồ sơ tao chưa bao giờ bị phạt và tao đã ráng giải thích các lý do hơi có lý đôi chút, ông tòa chỉ phạt tao 130 đô. Mầy thấy Cảnh Sát ở đây ngu thiệt, phải nó xin tao 100 đô bỏ túi xài chơi thì tao OK liền vì cả hai cùng có lợi. Đằng này, phạt tao, nó có được khỉ khô gì đâu. Nghĩ mà tội cho nó chưa biết cách mần ăn.

Chuyện ngu còn dài, tao sẽ kể cho mày nghe đỡ buồn sau nầy. Nãy giờ mầy có cười được cái nào chưa" Thôi tao chúc mầy và cả gia đình được may mắn, mạnh khỏe, và vui để lo lắng và giúp đỡ cho vợ cho con sống một cuộc đời đáng sống— Bình Đẳng và Tự Do.

Thân mến,
Bùi Thanh Thế

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,309,543
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.