Hôm nay,  

Điếc Sướng Hơn

29/12/202300:00:00(Xem: 3090)

Giai Danh Du

Tác giả Lê Đức Luận (từ trái, người thứ hai) nhận giải Danh Dự tại
Lễ Phát Giải Ra Mắt Sách VVNM 2023, Garden Grove, CA

 
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt, trước năm 1975 ông là sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975 Ông bị “tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986. Tác giả vừa nhận giải Danh Dự năm 2023


*

 

Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản.
Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý.

Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.

Lão phải sống! Nhưng lão biết với cái lý lịch ba đời nhà lão - chẳng những lão sẽ khổ nhục suốt đời mà con cái lão rồi cũng chẳng ngóc đầu lên được dưới chế độ cộng sản.

Thời điểm ấy, nhiều người ở trong hoàn cảnh như lão, muốn thoát khỏi chế độ cộng sản để tìm cuộc sống tự do và tương lai cho con cháu. Phong trào vượt biên, vượt biển bùng phát. Sự kiện này đã thôi thúc lão tìm đường vượt biên! Lão biết ra đi là “tìm sự sống trong cái chết.”  Nhưng lão liều! Thà chết còn hơn sống mà không có tự do. Lão vay mượn đó đây vừa đủ tiền cho lão và đứa con trai sáu tuổi ra đi.
   
Nhưng chuyện vượt biên của lão không thành công. Chuyến đó, chủ ghe đòi: Người lớn đóng ba cây vàng, trẻ nhỏ dưới mười tuổi đóng một nửa - thằng con sáu tuổi của lão đóng một cây rưỡi. Lão và thằng con trai đến điểm hẹn (ém quân) chờ đến giờ, có người đến đưa xuống taxi (tàu nhỏ). Nhưng người hướng dẫn, gọi là “đề lô” không đến chỗ “ém quân” dẫn cha con lão ra tàu nhỏ mà thay vào đó hai người lớn để kiếm thêm một cây rưỡi vàng, làm cha con lão lỡ chuyến - lão quay về! Vài ngày sau, biết tin: Những người xuống taxi hôm ấy đều bị công an “tóm”. Thế là may mắn cho lão - thoát tù! Từ đó, lão không còn tính chuyện vượt biên.

Nhớ lại, khi ở tù đến năm thứ tư, bẵng đi một thời gian dài, lão không được tin nhà - lão lo lắng không biết có chuyện gì xui rủi xảy ra cho vợ con lão? Sau đó, vợ một người bạn tù ra thăm chồng cho biết tin: “Vợ lão dẫn hai đứa con đi vượt biên đã hơn mười tháng nay.”
Bấy giờ, nhiều đêm lão thao thức với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui khi nghĩ vợ con lão đã thoát cảnh lầm than và tương lai con cái lão sẽ tươi sáng hơn. Nhưng lão buồn khi tưởng tượng cảnh vợ lão sẽ “theo thằng John, thằng Jack…nào đó” - quên lão! Lão ngậm ngùi … nhưng rồi tự an ủi: Như thế còn may mắn hơn là đi theo “nón cối” như vợ của vài người bạn tù cùng cảnh ngộ.
         
Đến một hôm, lão đang ngồi tư lự, sau bữa ăn chiều với chén bo bo, chan nước muối, một anh tù tự giác ghé tai nói nhỏ: “Vợ anh vừa đến lúc bốn giờ - đang ở ngoài nhà thăm nuôi.” Lão cười tỏ vẻ không tin.

Nhưng sáng hôm sau, trong lúc sắp hàng đi lao động, lão được gọi tên ra khỏi hàng - đứng đợi ở góc sân. Khi các Đội lao động ra khỏi cổng trại, một tên vệ binh đến dẫn lão ra nhà thăm nuôi. Trên đường đến nhà thăm nuôi lão nghĩ: “ Có lẽ gia đình nhờ một người nào đó đi thăm nuôi.” Khi đến nơi, thấy vợ đang đứng chờ trước cửa nhà “tiếp tân” - lão xúc động! Không ngờ lại được gặp nhau.

Trong hơn nửa giờ thăm gặp, hai vợ chồng lão phải nói “tiếng lóng” trước mặt tên cán bộ ngồi ở đầu bàn. Lão hỏi: “Anh nghe chị Thìn báo tin: “Em đưa các con về vùng kinh tế mới với ông bà ngoại?”- “Mấy tháng trước, em dẫn hai con về quê ngoại, nhưng xe tàu trở ngại, em quay về…” Vợ lão trả lời ngắn gọn, cho lão hiểu chuyện vượt biên không thành công.

Sau này, khi được về với gia đình, vợ lão kể chi tiết những gian truân trong chuyến vượt biên năm ấy: “Vợ lão dẫn hai con, theo người mối lái xuống Cần Thơ. Họ “ém” trong một căn nhỏ ven sông, chờ đến giờ sẽ cho xuống tàu nhỏ để đưa ra tàu lớn. Nhưng đêm đó công an bao vây, bắt trọn ổ đám người vuợt biên “ém” trong các nhà gần đó (khoảng ba mươi người) đưa về trại giam. Vài ngày sau, người mối lái vào trại giam đưa hai đứa con về Sài Gòn cho bà chị nuôi giúp, còn vợ lão ở lại “nếm” cơm tù cộng sản hơn sáu tháng mới được thả. Ra tù, vợ lão mất hết, phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của chị, em cật ruột.

Lão vượt biên không thành, vợ lão vượt biên không xong. Thế là lão biết số trời đã định: từ nay vợ chồng lão sẽ không còn phân ly.

Lão tin vào định mệnh. Cho nên đời lão đã trải qua nhiều thử thách và cảnh ngộ đau thương, lão cam chịu… ít khi than thở. Trải nghiệm cuộc đời, lão “ngộ” được cái lẽ vô thường trong kiếp nhân sinh. Lão cũng thấm nhuần câu chuyện “Tái ông thất mã” - trong cái rủi có cái may. Cho nên, khi gặp may mắn, lão không tự mãn; lúc xui rủi lão không tuyệt vọng. Những người quen biết, đặt cho lão cái tên là Tư Lì.

Những khi cơ khổ, lão nhớ đến mấy câu thơ trong bài Vịnh Cảnh Nghèo của cụ Nguyễn Công Trứ: “...Cơ thường đông hết hẳn sang xuân/ Trời đâu riêng khó cho ta mãi/ Vinh nhục dù ai cũng một lần.” để nuôi hy vọng.
          

Những năm sau 1975, nhiều người ở miền Nam, không thể sống nổi dưới chế độ hà khắc của cộng sản - phải trốn chạy bằng mọi cách - bất chấp hiểm nguy! Nhiều thảm cảnh đã xảy ra trên biển cả làm động lòng lương tâm nhân loại. Do vậy, nhiều nước chấp nhận cho định cư những người có thân nhân nước ngoài bảo lãnh qua chương trình ODP (ra đi có trật tự) để giảm bớt những đau thương. Sau đó có thêm chương trình HO đã cứu vớt nhiều gia đình cựu quân nhân QL/VNCH thoát cảnh lầm than.

Lương tâm và tình nhân loại đã đem đến cho gia đình lão niềm hy vọng.

Một ngày đẹp trời gia đình lão xách va-li lên phi cơ về miền đất hứa. Lúc ngồi đợi máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhất, lão còn lo sợ công an đến bắt quay về. Đến khi phi cơ cất cánh lão mới an lòng - đời lão từ đây coi như hết cơn bỉ cực.

Qua khung cửa sổ hẹp của máy bay, lão nhìn xuống thành phố Sài Gòn - những đường phố lướt qua dưới ánh nắng ban mai trong trẻo, rồi những sông rạch uốn lượn, dấu mình trong các làng mạc ven đô, rồi lặn vào các khu rừng thấp…rồi dần dần lộ ra trên những cánh đồng lúa trải dài như những nét kẽ màu trắng trên tấm thảm nhung xanh. Máy bay nghiêng cánh, lên cao - Sài Gòn nhỏ dần, rồi chỉ còn chấm đen. Mất hút! Bây giờ, chung quanh là trời xanh lồng lộng. Bên dưới là biển cả bao la. Lão thấy lòng se thắt!

Bao nhiêu năm, bị đọa đày trên quê hương khốn khổ ấy, lão muốn trốn chạy. Giờ đây, trên đường lưu vong ly biệt - căn nhà cũ, con đường xưa, lũy tre nơi thôn làng quê ngoại, cùng với những kỷ niệm thân thương thời thơ ấu, phút chốc hiện ra,  khiến lão rưng rưng …Hình ảnh quê hương khó có thể phai mờ trong ký ức.

Đến nơi đất khách, quê người, cũng như bao nhiêu gia đình tỵ nạn khác, gia đình lão được hội nhập vào xã hội văn minh Hoa Kỳ, nhờ sự giúp đỡ tận tình của người dân bản xứ. Đôi khi lão tự hỏi: “Tại sao những người cùng tổ tiên, nòi giống lại tìm cách đọa đày nhau, còn ở đây với những người xa lạ, nhưng họ lại cưu mang gia đình lão với tất cả tấm lòng nhân ái và hào sảng?”

Mấy mươi năm sống trên nước Mỹ, con cái lão được học hành tử tế, thành đạt. Lão có việc làm, được sống trong tự do, no ấm… Đến năm sáu mươi hai tuổi, lão xin về hưu sớm để an hưởng tuổi già. Lão nghĩ theo quan niệm xưa: “sáu mươi năm cuộc đời” - bây giờ đến tuổi sáu hai, lão cho như vậy đã đủ cho một đời người. Nhưng tuổi thọ của con người ngày nay tăng lên - tám mươi chưa phải là già. Nhiều người đã ví von như thế khiến lão an lòng, vui sống…

Được sống đến tám mươi tuổi, lão bảo đó là “bonus” trời cho, nhưng lão không tránh khỏi tiến trình “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Năm bảy mươi tuổi, thính giác bị lão hóa - lão bắt đầu mang bệnh điếc!

Nhưng lão lì, không mang máy trợ thính, chấp nhận bệnh điếc như một ân sủng. Lão lý luận: “Già phải mang bệnh - điếc là bệnh dễ chịu nhất để bớt nghe những chuyện thị phi - cho tâm hồn thanh thản…

Lão nhớ, hồi ở trại tù K1/Tân Lập - Vĩnh Phú, các niên trưởng, mang cấp bậc Trung tá, Đại tá, đa số đều mang bệnh điếc. Điếc giả, điếc thiệt… không ai biết được. Nhưng “điếc” mang lại sự an toàn. An toàn là thế này: Các đàn em khi gặp lại các niên trưởng thường rỉ tai to nhỏ, toàn những chuyện “giật gân, phản động”. Bọn “ăn ten” thấy vậy báo cáo với cán bộ. Thế là các “cụ” bị kêu lên làm việc, khai báo những gì đã nghe. Sự thật, chỉ là những tin đồn … nhưng các “cụ” phải khai, và phải nói sao cho khéo để đỡ đòn cho đàn em. Thế thì mệt quá! Thôi thì cứ giả điếc (có cụ điếc thiệt) để các đàn em khi gặp phải chào to, nói lớn… mà nói lớn thì đâu dám tiết lộ những chuyện bí mật phản động. Thế là quý cụ yên thân.

Khi lão điếc ở mức độ 50%, Lão bớt nghe chuyện đời thị phi, rối rắm. Ở nhà, những lúc đang say mê xem phim, hay đọc chuyện, vợ kêu rửa chén, lặt rau, lão không nghe, bà vợ bực mình càm ràm… rồi làm hết mọi thứ. Lão cứ ung dung… Nhưng “thái quá thì bất cập!” Càng già bệnh điếc càng gia tăng, khiến lão ngơ ngác như người ở “cõi trên”. Vợ con thấy vậy, khuyên lão nên đeo máy trợ thính, nhưng lão “lì” không chịu mang. Con gái lão giải thích: “Những người bị điếc mà không đeo trợ thính, lâu ngày sẽ sinh ra bệnh mất trí nhớ (alzheimer).”

Trong đời, lão sợ nhất là bị bệnh đột quỵ (stroke), thứ hai là bệnh lú lẫn (alzheimer). Cho nên lão nghe theo lời khuyên của con gái, ra Costco mua một cái máy trợ thính.

Từ ngày mang máy trợ thính, lão sinh bịnh mất ngủ.

Mỗi lần nghe những tên bình luận thời sự lếu láo trên Radio, TV, You Tube, thiếu khách quan hay nghe những người lắm chuyện khoác lác, khoe khoang… lão bực mình.

Ở nhà, mỗi khi bà vợ già càm ràm điều gì lão nghe hết đầu đuôi… Thực ra, lão chẳng làm điều gì nên tội, chỉ có việc: mặc quần hay quên kéo zipper, làm bà xấu hổ; bày biện lung tung làm bà mất công dọn dẹp; mỗi lần đi đâu bà phải tìm chìa khóa xe, cái ví cho lão… Chừng ấy chuyện mà vợ lão cứ càm ràm - lão không giận và coi đó như cách “mắng yêu của tuổi già”. Nhưng mỗi lần càm ràm, bà vợ thường nói câu kết: “chẳng được tích sự gì.” Khiến lão giận! Trong đời, lão ghét nhất những ai chê lão “vô tích sự”. Mắng thế nào cũng không làm lão tức bằng chê lão “chẳng được tích sự gì”.

Khi chưa có máy trợ thính, lão nghe tiếng được, tiếng mất - chuyện đời coi như gió thoảng, mây trôi… lão không bận tâm, chấp nhứt. Đêm về lão ngon giấc. Nay có cái máy trợ thính, lão nghe rõ sự đời lắm chuyện thị phi… Lão bực mình những chuyện bao đồng, rồi giận luôn bà vợ già hay chê lão “vô tích sự”... Khiến lão nhiều đêm mất ngủ!

Thế là, lão tuyên bố: “Điếc sướng hơn!”
 
Lê Đức Luận

Ý kiến bạn đọc
10/01/202413:34:38
Khách
Hahaha. Rất đúng đó bạn. Tôi đang muốn điếc đây nè. Ao ước được điếc đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 465,816
31/12/202308:17:00
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
25/12/202300:00:00
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
24/12/202313:31:00
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
23/12/202320:06:00
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
22/12/202300:00:00
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
22/12/202300:00:00
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
19/12/202311:18:10
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
19/12/202311:16:11
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
18/12/202313:24:00
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
15/12/202300:00:00
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.