Hôm nay,  

Tạ Ơn Trời

13/03/200100:00:00(Xem: 179078)
Bài tham dự số 178-VB1118

Tháng mười một lại về, tháng của mùa Thu, của những màu lá úa vàng, của những chiếc bắp khô nâu nhạt, của những trái bí ngô da cam bóng bẩy, của những chú gà tây đã quay vàng lườm trên những tấm hình quảng cáo báo hiệu ngày Lễ Tạ Ơn đang đến.

Nếu chỉ tạ ơn Trời đã cho mưa thuận gió hòa để ruộng vườn xanh tốt đem lại của ăn dư thừa thì tôi nghĩ chưa đủ. Phải tạ ơn Thượng Đế đã sinh ra con người, đã cho ta sức khỏe để sống còn với thiên nhiên vạn vật trong vũ trụ. Phải bị đói mới biết được ăn no là sung sướng. Phải đau đớn vì bịnh tật mới biết sức khoẻ cần như thế nào. Phải bị bó buộc mới thấy cái quý giá của sự tự do. Bởi thế tôi luôn tạ ơn cho những gì tôi đang có.

Cho đến giờ phút này, mọi chuyện xảy ra trong đời tôi vẫn chỉ là theo một sự sắp đặt sẵn nào đó cuả Thượng Đế. Nói như thế vì hình như chưa bao giờ tôi dám mơ ước một điều gì. Không muốn bị thất vọng khi ước mơ không thành nên tôi không mơ ước. Đơn giản chỉ có vậy.

Cha Mẹ sanh ra, nuôi cho khôn lớn, đi học, quen bạn bè, đến tuổi lập gia đình, có người hỏi thì đi lấy chồng. Đầu năm 75, ở cái tuổi không quá sớm nhưng cũng chẳng muộn, tôi lập gia đình. Những trùng hợp lạ lùng liên tiếp xảy ra.

Sau mấy tuần lễ về quê chồng ăn tết, tôi trở lại Sài Gòn một ngày trước khi Cộng Sản chiếm Ban Mê Thuột. Đáp máy bay ra Nha Trang khi điện tín báo chồng thoát về được từ Pleiku. Vài tuần sau đó, lại theo chiếc tầu chở dầu tôi rời Cầu Đá buổi chiều hôm trước ngày Nha Trang bỏ ngỏ. Rồi ngày cuối tháng Tư, theo đoàn người lên tàu, tưởng là đi lánh bom đạn nào ngờ đi lánh nạn Cộng Sản tận Hoa Kỳ. Một xứ sở xa lạ chưa khi nào nằm trong trí tưởng của tôi.

Chúng tôi, sáu người, gồm anh, em trai, hai em gái và vợ chồng tôi đặt chân lên trại tỵ nạn Indian Town Gap, một căn cứ quân sự cũ ở Tiểu Bang Pensylvania vào tháng Năm.

Suốt ngày nằm vạ vật, chóng mặt, ói mửa vì đang ốm nghén, tôi không thiết tha gì đến mọi sự. Chồng và anh tôi tình nguyện ra làm việc trong Trung Tâm Thăm Viếng (Visistor center) trong khi chờ đợi giấy tờ bảo trợ hoàn tất.

Năm 1970, trước khi bàn giao các tàu Hải Quân cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, một số hơn 700 sĩ quan Việt được tuyển lựa để từ từ đưa sang huấn luyện về Hải Nghiệp tại trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ tên Officer Candidate School ở New Port, Rhode Island, tiểu bang nhỏ nhất, nhì của Mỹ ở vùng Đông Bắc.

Theo học khóa đầu tiên, chồng tôi thường cùng một người bạn thân (sau này họ trở thành anh em cột chèo), xuống phố ăn cơm Tàu hay tiêu khiển thì giờ vào những ngày cuối tuần ở các Tiểu Bang lân cận.

Một lần, trong tiệm ăn ở New York, hai cái đầu đen đang ăn cơm Tầu để nhớ đến hương vị quê hương thì cô hầu bàn và một người Mỹ trung niên tiến lại nhờ kiểm chứng. Ông Bragg bảo Siêm La là nước Thái Lan, cô hầu bàn cãi là Cam Bốt. Thế là họ quen nhau, tình hữu nghị Mỹ Việt bừng nở.

Ông Bragg mời hai chàng về chơi nhà, giới thiệu với vợ và ba cô con gái rất xinh đẹp đang đến tuổi cập kê.

Trong ngày lễ mãn khóa để về nước, gia đình ông bà Bragg đã vinh dự làm thượng khách của hai chàng sĩ quan Việt. Sợi giây thư liên lạc chỉ chặt chẽ trong mấy tháng đầu, sau thưa dần vì thiếu thì giờ, thiếu chữ nghĩa, lại thiếu cả tiền tem thư. Chẳng ai nhớ nó đã ngưng tự lúc nào.

Chỉ đến những ngày rảnh rỗi ở trại tỵ nạn Indian Town Gap, ông Bragg mới được nhắc đến như một vị cứu tinh. Có mấy ai biết được là hệ thống kiểm soát dân chúng của Mỹ chặt chẽ và tinh vi như thế nào. Chỉ nhờ vào mỗi cái tên, họ và thành phố mà hội Hồng Thập Tự đã giúp chúng tôi liên lạc lại được với ông Bragg trong vòng 24 giờ. Ông đã nhờ nhà thờ để tìm ngưới bảo trợ chúng tôi.

Là một gia đình trung lưu, ông chỉ có thể bảo trợ cô em gái còn độc thân, hai anh em trai về với một gia đình khá giả hơn, và chúng tôi, 4 người được một cặp chồng Do Thái, vợ Đức, không con bảo trợ.

Ngày Lễ Độc Lập cũng là ngày cưới của em tôi. Đám cưới đầu tiên trong trại Indian Town Gap. Phóng viên, nhà báo chụp hình, phỏng vấn đủ thứ. Thật trang trọng, Linh Mục Việt đã làm phép cưới cho em tôi với sự chứng giám của một cộng đồng tỵ nạn người Việt đày kín nhà thờ. Ai cũng nghĩ là chúng tôi đem theo nhiều tiền bạc.

Thật sự thì từ chiếc áo đầm cưới trắng tinh vừa khít, dài thướt tha đến chiếc bánh cưới 3 tầng cao nghễu nghện; rồi cặp nhẫn cưới bằng vàng trắng, cộng thêm beer và thức ăn nhẹ sau buổi Lễ đều là quà tặng của những người bạn Mỹ.

Những người bảo trợ cũng có mặt để rồi ngay sau bữa tiệc đã đưa chúng tôi về nhà của họ ở Connecticut.

Ông Gardner, người bảo trợ chúng tôi, một nhà triệu phú đã về hưu, chỉ hơn chồng tôi 17 tuổi, đã sắp sẵn tất cả mọi việc. Và chúng tôi, như những đứa trẻ được người lớn dẫn dắt, chỉ việc mở mắt nhìn và bước theo.

Tôi còn nhớ thật rõ, sáng ngày mùng bảy, tháng bảy năm 75, ông bà Gardner đưa hai cặp chúng tôi đi Sear. Đang sắm quần aó thì tôi lên cơn đau bụng phải đưa ngay đi cấp cứu.

Nước mắt dàn dụa, bà bảo trợ nắm tay, khóc với những cơn đau của tôi khi nghe Bác Sĩ báo tôi bị sẩy thai. Ông bà mong tôi sanh để có đứa trẻ cho vui nhà vì bà không sanh được.

Kế hoạch được thay đổi. Hai người chồng sẽ đi học vào cuối tháng 8, hai người vợ sẽ đi làm. Ngay giữa tháng 7, ông bảo trợ đã xin được cho hai người việc làm của thành phố với chức vụ nghe thật kêu: chuyên viên bảo trì thành phố. Lương lãnh $4.75 một giờ (trong khi thủa đó mức lương tối thiểu là $ 2.10). Tiền nhiều nhưng chỉ làm tạm chờ ngày khóa học khai gỉảng vì mục đích của ông bảo trợ là dạy chúng tôi biết ý nghĩa của sự lao động.

Thực sự, công việc chỉ là đi sơn lại nhà cầu công cộng ở các công viên, làm sân khấu cho những buổi trình diễn lộ thiên, theo tàu chở nước ngọt ra đảo cho dân chúng tắm... Tóm lại là chỉ để phục vụ dân chúng của thành phố Greenwich, giàu nhất nhì nước Mỹ.

Trong khi đó, hai chị em tôi làm thâu ngân cho Woolworth, một hệ thống hàng xén (bán đủ loại mặt hàng như Sear) bằng một chiếc xe cũ xin được của nhà thờ. Cuối tháng Bảy, nhờ tiền ông bảo trợ cho vay, hàng tháng trả góp theo phân lãi ngân hàng, chúng tôi mua chiếc xe Datsun mới tinh giá hai ngàn hai trăm đô la, cho hai ông chồng đi học xa, (trường cách nhà khoảng 40 dặm). Đồng thời ông Gardner cũng kiếm thêm cho chị em tôi việc làm bồi bàn cho tiệm ăn Nhật.

Chỉ trong vòng 1 năm, chúng tôi đã trả xong nợ xe và cùng mướn chung một căn appartment để dọn ra. Hai ông chồng đi học từ sáng đến tối, hai bà vợ đi làm 6 ngày một tuần từ sáng tinh mơ đến nửa đêm mới về. Chủ Nhật là ngày nghỉ để đi nhà Thờ, đi chợ, dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng cho cả tuần lễ sau. Cuộc sống bận rộn tiếp tục cho đến cuối năm 77.

Ngày hai ông chồng cùng tốt nghiệp Kỹ Sư Computer ở Đại Học Bridgeport, Connecticut. Khi mà ngành Computer còn thật là mới mẻ, ông bảo trợ đã nhìn rất xa, trông rất rộng mà hướng dẫn chúng tôi theo. Do đó mà chỉ trong vòng một tuần lễ, chồng tôi đã có việc làm, và người em rể cũng bắt đầu công việc sau đó hai tuần lễ với một công ty lớn.

Chính ông Gardner là người chọn trường, làm đơn xin học, xin học bổng, xin dịch bằng cấp để miễn học những lớp phụ cho chúng tôi đỡ tốn tiền. Và cũng chính ông nộp đơn xin việc, đưa đi phỏng vấn với các công ty. Bất cứ với công việc gì, ông ta cũng soạn thảo chương trình trước, dạy cho cách trả lời các câu hỏi theo kiểu Mỹ, cách ăn mặc cho đúng chỗ nên việc thành công là chuyện đương nhiên.

Khi đi xa, cần kiểm soát lại xe cộ, vẽ bản đồ trước cho những nơi sắp đến, mang theo những số điện thoại cần để liên lạc. Lúc ở nhà, luôn tắt đèn khi không dùng tới để tiết kiệm điện.

Phần bà bảo trợ, một người kiểu mẫu thời trang của New york, đã chỉ dẫn chị em tôi cách ăn mặc theo mùa. Cách xử dụng những vật dụng, trang trí nhà cửa, lối giao thiệp với người Mỹ.

Chúng tôi, do một cơ duyên, một may mắn nào đó, đã sống chung với ông bà bảo trợ hơn một năm, đã học được từ ông bà nói riêng, ngưới Mỹ nói chung những cái hay cuả họ, những văn minh của nước Mỹ.

Có những người chúng tôi chưa hề quen biết đã tìm đến tiệm chị em tôi làm việc để kết thân và gíúp đỡ. Người cho T.V, tủ lạnh, người cho giường chiếu, chén bát. Cả đến cái đàn dương cầm khi nhìn thấy ánh mắt ao ước của tôi. Có người đến tận nhà dạy Anh ngữ, đôi khi đưa chúng tôi đi giải trí trong những cuối tuần. Họ đã cho mà không hề đòi hỏi bất kỳ một đáp trả nào. Ôi tình người mà chúng tôi sẽ mãi suốt một đời ghi nhớ. Những Tình Người mà chúng tôi đã nhận khi đặt chân lên xứ sở này.

Ghi nhớ để luôn mong ước rằng một ngày nào đó, sẽ được đem sự hiểu biết của mình xây dựng lại một quê hương tự do, no ấm và đày tình thương yêu đồng loại, để đền đáp lại phần nào những may mắn mình đã nhận trong cuộc đời.

Với tấm lòng, tôi xin tạ ơn Trời trong những giòng trên đây.

Trân Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,344,267
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.