Hôm nay,  

Con Xin Cám Ơn Cha Mẹ

13/03/200100:00:00(Xem: 166713)
Bài tham dự số: 177-VB1116

Tay trắng khi rời Việt Nam, cha mẹ tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được để tạo cho tôi một chỗ đứng trong xã hội Hoa Kỳ với văn bằng Bác Sĩ Y Khoa tốt nghiệp vào năm 24 tuổi.
Tôi viết bài này để kính gởi lời cám ơn của tôi tới cha mẹ.

Về những ngày đầu tiên
rời bỏ quê hương
Rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 29-4-75 bằng trực thăng di tản Hoa Kỳ, cha mẹ tôi, chị tôi và tôi đã đáp xuống Hàng Không Mẫu Hạm Midway lúc 4 giờ chiều cùng ngày.
Lúc đó, bầu trời u ám, thoáng chút gió nhẹ trên boong tầu, mọi người cảm thấy bớt mệt nhọc sau một ngày dài chờ đợi trực thăng. Đang thoải mái nghỉ ngơi trên chiếc Mẫu Hạm Khổng lồ này, vào khoảng độ 6 giờ chiều, một Sĩ Quan Mỹ đến hướng dẫn chúng tôi vào phòng ăn, ăn bữa cơm Mỹ đầu tiên của cuộc đời di tản, rồi tất cả mọi người được di chuyển sang thương thuyền Green Forest có nhiệm vụ hải hành tới hải cảng Phi Luật Tân Subic Bay.
Từ Subic Bay, chúng tôi được không vận tới Đảo Guam và sau cùng vào Camp Pendleton, California trong những ngày đầu của tháng Năm 1975.
Bắt đầu tái tạo cuộc đời
Sau gần 2 tháng tạm trú tại Camp Pendleton, chúng tôi rời vùng nắng ấm California để đi định cư tại St. Louis, thành phố của gió lạnh và tuyết băng dưới sự bảo trợ của 1 giáo xứ Tinh Lành thuộc tiểu bang Missouri. Được sự bảo trợ tận tình của giáo dân giáo sứ này, chúng tôi đã hội nhập nhanh chóng vào đời sống tại Hoa Kỳ.
Cha mẹ tôi bắt đầu đi làm, chúng tôi đi học, và chỉ sau một thời gian, cha mẹ tôi đã mua được 1 căn nhà rất gần trường để thuận tiện cho chúng tôi đi học.
Khi cuộc sống đã ổn định, câu hỏi mà cha mẹ tôi thường băn khoăn cố gắng tìm đáp số, đó là làm sao cho chúng tôi thành công trong xã hội Hoa Kỳ, một xã hội mà những thế hệ như chúng tôi cần được hấp thụ một nền giáo dục đầy đủ, một ý chí cương quyết hoàn thành con đường tương lai đã được lựa chọn, một khả năng nói Anh ngữ thật lưu loát, không một chút Accent.
Do đó, mỗi khi tôi đi học về (trong những ngày còn ở Trung Học) cha mẹ tôi thường hỏi : "Sau này, khi lớn lên, con sẽ làm gì"" Vì đã được cha mẹ hướng dẫn kỹ lưởng về việc chọn nghề trong tương lai, nên câu trả lời của tôi luôn luôn là: "Con muốn trở thành Bác Sĩ Y Khoa".
Mỗi ngày đều trả lời một lần "Con muốn trở thành Bác Sĩ", nên giấc mơ trở thành Bác Sĩ đã đi sâu vào tiềm thức tôi, do đó tất cả các môn học liên quan đến Y Khoa như Vạn Vật, Lý Hóa, Toán v.v... đều được tôi cố gắng học tập chuyên cần với quyết tâm sao cho đạt được số điểm A cho tất cả các bộ môn trên trong suốt 4 năm Trung Học, và điều này đã thực hiện được, không phải chỉ cho các môn học nêu trên, mà còn cho tất cả các môn học còn lại của chương trình Trung Học.
Cha mẹ tôi đã đóp góp không nhỏ cho sự thành công "Straigh A" này, tối nào cũng vậy, dù bận rộn mấy, cha mẹ tôi cũng thường xuyên chỉ dẫn thêm cho tôi tất cả những gì tôi cần tìm hiểu thêm về chương trình Trung Học, hoặc mướn một vài sinh viên giỏi ở Đại Học tới nhà hướng dẫn thêm vào những ngày cuối tuần.
Ngoài việc học chữ ra, cha mẹ tôi còn gởi tôi theo học âm nhạc và võ thuật liên tiếp 3 năm cho tới khi tôi chơi thành thạo kèn Saxophone và đạt được đai đen đệ nhất đẳng Karate.
Trình bày phần này ra đây, tôi chỉ muốn nói lên tấm lòng kính trọng đối với cha mẹ, những bậc phụ huynh tiền phong tới Hoa Kỳ với 2 bàn tay trắng.
Tôi còn nhớ cha mẹ tôi kể lại là lúc vào phi trường Tân Sơn Nhất đợi trực thăng di tản, tất cả tài sản gia đình chỉ còn một chiếc cặp xách tay trong đựng ít tiền bạc và đồ trang sức của mẹ tôi. Thấy tôi khát nước vì chờ đợi quá lâu, cha tôi, một tay cầm chiếc cặp, một tay dẫn tôi ra chỗ máy nước lấy nước cho tôi uống. Đúng lúc đó, đến lượt chúng tôi lên trực thăng nên bỏ quên chiếc cặp xách tay. Thế là hoàn toàn trắng tay, nhưng cha mẹ tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được để tạo cho tôi có một chỗ đứng trong xã hội Hoa Kỳ với văn bằng Bác Sĩ Y Khoa tốt nghiệp vào năm 24 tuổi.
Trở lại chuyện lúc còn học Trung Học, thường thường vào buổi tối, cả nhà quây quần bên lò sưởi của phòng khách (vì gia đình tôi định cư tại một tiểu bang giá lạnh băng tuyết của miền Trung Tây Hoa Kỳ, cha mẹ tôi thường khuyến khích hãy cố gắng sao cho đạt được ngôi vị thứ nhất (Valedictiorian) khi mãn khóa Trung Học.
Và đúng như dự trù, tôi đã được xếp hạng số 1 trên 500 học sinh Trung Học, và được vinh dự đọc diễn văn mãn khóa. Chủ đề của bài diễn văn này là: "Phải có một hướng đi rõ rệt cho cuộc đời."
Lý do tôi chọn chủ đề này vì tôi muốn nhắn gởi tới một số học sinh Trung Học, khi mãn khóa, thường không biết sẽ làm gì trong tương lai, đã để lãng phí một vài năm đầu tiên Đại Học, không tiến bước ngay vào con đường sự nghiệp mà mình nên lựa chọn ngay sau khi tốt nghiệp Trung Học.

Xây dựng tương lai
Trong những ngày tháng cuối cùng của lớp 12 Trung Học, và biết đã được lựa chọn vào chương trình danh dự 7 năm của Đại Học Y Khoa (học thẳng từ dự bị Y Khoa tới Đại Học Y Khoa) tôi vô cùng hân hoan vì biết rằng con đường tương lai bắt đầu mở rộng vào đúng hướng đi mà tôi thường mong ước từ lâu. Gia đình tôi cũng hết sức vui mừng trước tin tốt đẹp này. Riêng cha mẹ tôi, trong 7 năm dài tôi học ở Đại Học, đã làm việc cực kỳ vất vả để có thể giúp đỡ tôi.


Cha tôi thông thường ngày nào cũng đi làm 2 jobs, (7 ngày 1 tuần), không bao giờ nghỉ vacation, với mong mỏi dành dụm thêm được chút ít tiền bạc để giúp đở con cái đạt được ý nguyện.
Thế rồi những năm dài với bao kỷ niệm vui buồn của đời sống sinh viên y khoa cũng qua đi mau chóng, và tôi đã trở thành Bác sĩ Y Khoa vào đúng năm 24 tuổi.

Thực tập nội khoa
Sau một tháng nghỉ ngơi, tôi bắt đầu đi thực tập về nội khoa tại một bệnh viện tiểu bang ở phía cực nam của Hoa Kỳ.
Lại thêm một lần di chuyển, sắp sửa mọi chuyện và nhất là sửa soạn cho việc học tập về nội khoa được kết quả. Tại tiểu bang nắng ấm này, tôi đã trải qua rất nhiều thời giờ tận tụy, bên cạnh những bệnh nhân cần săn sóc với mong ước sao cho bệnh nhân thuyên giảm phần nào sự đau đớn thể xác mà họ đang gánh chịu.
Tôi vẫn nhớ lời cha tôi dặn trước ngày lên đường đi thực tập về nội khoa "con đừng bao giờ quên câu cứu nhân độ thếÁ mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế. Đời sống của một bác sĩ Y Khoa luôn luôn gắn liền với câu cứu nhân độ thếÁ hãy làm tất cả những gì có thể làm được để giảm thiểu tử vong cho bệnh nhân."
Ba năm thực tập về nội khoa rồi cũng qua mau, và tôi đã hoàn tất phần huấn luyện nội khoa để bước sang một lãnh vực khác, lãnh vực chuyên khoa về tim.
Đây chính là một khích lệ mới, nhưng cũng là một thử thách mới cho tôi, vì chuyên khoa này đòi hỏi tôi phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để hoàn thành chương trình học tập.

Thêm những cảm nghĩ về cha mẹ
Bây giờ, cha mẹ tôi đã đi vào lứa tuổi trên 60, các cọng tóc trên đầu đã thay đổi nhiều từ đen sang xám hoặc trắng, nhưng cha mẹ tôi vẫn còn khỏe mạnh và đặc điểm là vẫn lo lắng từng chút cho con cái, mặc dầu chúng tôi đã trưởng thành, và cũng đạt được một chỗ đứng trong xã hội tiến bộ tại Hoa Kỳ.
Trong suốt những năm dài sống chung với cha mẹ, tôi thấy cha mẹ tôi đã thật đúng khi luôn luôn dạy chúng tôi là phải có một hướng đi rõ rệt sau khi tốt nghiệp Trung Học, tuyệt đối đừng bao giờ nói rằng không biết sẽ làm nghề gì , cứ để thử một vài năm học ở Đại Học, rồi sau đó sẽ tính.
Chính cha tôi đã cho tôi biết là khi còn ở Việt Nam, sau khi đậu xong văn bằng Tú Tài Phần Hai, cha tôi đã sai lầm không đi vào Đại Học ngay như một số bạn bè đã làm, (đa số bạn bè của cha tôi đều chọn ngành Y Khoa) mà lại đi làm một số nghề không thích hợp với khả năng.
Sau khi đi làm bị thất bại nhiều lần, cha tôi tỉnh ngộ, bèn quyết tâm trở lại đại học, nhưng lúc đó đã quá muộn, bạn bè đã xong 2, 3 năm đầu Đại Học, và chính lúc đó, việc xin vào các Đại Học cũng trở nên khó khăn hơn. Rủi ro hơn nữa, vào thời điểm này, cha tôi lại nhận được lệnh nhập ngũ trường Võ Khoa Thủ Đức, nên giấc mộng Đại Học của cha tôi đã tan vỡ vô phương cứu chữa.
Ngoài ra, khi chọn nghề, phải có một cái nhìn thực tế, không chọn những nghề mà mình biết rất khó thành công. Cha mẹ tôi không bao giờ khuyến khích tôi trở thành cầu thủ bóng rổ hoặc cầu thủ football, vì với kích thước và tầm vóc của người Việt Nam, rất khó để cạnh tranh với cầu thủ Mỹ cao 7 feet, năng 250 pounds trên thao trường. Cũng đã có những trường hợp V.N thành công trong lãnh vực thể thao, nhưng đây chỉ là một con số rất nhỏ, quá nhỏ.
Do đó, đối với gia đình tôi, cha mẹ tôi và chúng tôi đã quyết định chọn một nghề dựa trên 8 năm Đại Học và nhờ được sửa soạn ngay từ lúc còn ở Trung Học, cộng thêm quyết tâm của chúng tôi, với sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ, cả 2 chị em chúng tôi đã vượt qua được chặng đường 8 năm Đại Học đã tốt nghiệp mỹ mãn đúng nghề mà 2 chị em tôi mong muốn.
Nhân đây, cũng xin đề cập đến một số vấn đề là nhiều người qua đây thường phàn nàn con cái bên này thay đổi quá nhiều, không còn kính trọng cha mẹ như khi còn ở Việt Nam.
Câu trả lời là: Nếu cha mẹ lo cho con cái chu toàn đứng cương vị của cha mẹ, thì chắc chắn 99% con cái vẫn luôn luôn kính trọng cha mẹ, nhiều khi còn kính trọng hơn bổn phận làm con phải kính trọng cha mẹ.
Làm sao không kính trọng cha mẹ được khi cha mẹ đã làm việc cực khổ đêm ngày, để tạo dựng tương lai tươi sáng cho con cái. Làm sao không kính trọng cha mẹ được khi cha mẹ chỉ là thế hệ đầu tiên tới Hoa Kỳ với 2 bàn tay trắng (tôi xin nhấn mạnh với hai bàn tay trắng) vì toàn bộ gia sản đã bỏ lại trên mảnh đất Việt Nam cách xa ngàn dậm, thế mà cha mẹ tôi, làm việc trong các hãng xưởng với đồng lương khiêm nhượng, đã làm cho giấc mơ của hai chị em tôi trở thành sự thật.
Tôi còn nhớ cha tôi kể lại rằng, khi được biết cha mẹ tôi quyết định sửa soạn cho tôi theo học ngành Y Khoa, chính chủ nhân của hãng cha tôi làm việc, đã nói với cha tôi về những khó khăn trong việc theo học ngành này, nhất là những khó khăn về phương diện tài chánh. Ông ta còn nói thêm rằng, chính ông ta, với gia sản đồ sộ của cha mẹ, mà cũng chỉ đạt được một văn bằng đại học về quản trị, hành chánh và tài chánh.
Câu trả lời của cha tôi là: "Thưa ông, đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông"" (Danh ngôn Việt Nam).
Thưa cha mẹ: Để kết luận bài viết này, con chỉ xin nói rằng: "Con xin cảm ơn cha mẹ, những bậc phụ huỵnh tuyệt hảo của con."

PHỤNG VĂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến