Hôm nay,  

Thư Cho Em Trai Nhân Ngày Father S Day

17/06/200600:00:00(Xem: 256881)

Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài số 1036-1645-358-vb170606

*

Trước 1975, Nguyễn Hữu Thời là nhà giáo, Quân nhân QLVNCH. Hiện giúp việc cho hãng Sypris Data Systems Los Angeles. Ông là tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và không ngừng khích lệ cổ võ mọi người thân tham gia giải thưởng. Bài mới nhất của ông là thư của người chị gửi em trai kể về ông Bố,  được dành cho Ngày Quân Lực VNCH, đồng thời cũng là Father’s Day.

*

New York ngày 12 tháng Sáu năm 2006

Em Tùng thân mến,

Chiều qua, em điện thọai hỏi chị ngày Father s Day năm nay gia đình chị dự định đi nghỉ ở đâu. Chị chưa kịp trả lời em thì đường dây bên kia có người gọi đến, chị xin lỗi tạm "hold" và khi nói chuyện lại  với em thì máy đã cúp. Có lẽ em vội đi đâu, chờ lâu không được. Em có biết ai gọi chị hôm qua không" Ba đấy. Ba từ Cali gọi qua, và Ba có hỏi thăm các em.

  Chị nhớ lại hồi Mẹ mất vì đạn pháo của Cộng quân vào làng mình năm 1972, em mới lên năm, Tú ba tuổi, chị mưòi. Thế mà hôm nay đã 34 năm trôi qua rồi nhỉ " Hôm ấy, bà ngoại đánh điện ra đơn vị báo tin cho Ba. LúcBa xin phép đơn vị trưởng về đến nhà thì Me đã được chôn rồi. Miền Nam nắng tháng Bảy nóng lắm! Không thể để thi hài Mẹ lâu chờ Ba về được. Lúc về nhà, Ba nói đơn vị đang hành quân sâu trong vùng Hạ lào nên xin phương tiện trở về hậu cứ thật khó khăn. Phải chờ. Thêm nữa, trận chiến đến hồi khốc liệt, ông không thể bỏ đơn vị, chiến hữu trở về ngay lo cho Mẹ được. Chị đưa Ba ra  viếng mộ phần Me; nhìn Ba thẫn thờ, nước mắt lưng tròng khi khấn vái, nói gì trước mộ Mẹ, và chị nghe thoang thoảng có tên em, tên chị, tên Tú. Bỗng chị bật khóc thành tiếng. Ba xoay người lại vỗ về an ủi chị. Cái hình ảnh và những lời nói của Ba hôm ấy, nay vẫn còn in rõ mồm một trong tâm trí chị. 

 Ở nhà với chúng ta chỉ được mấy hôm, Ba lại phải ra đi, ông hối hả trở lại chiến trường; gởi gắm chị em mình cho bà ngọai. Tháng Tư năm 1975, đạn pháo Cộng quân lại rót vào làng mình, lần nầy khủng khiếp hơn, tàn khốc hơn, người chết và bị thương nhiều hơn, nhưng may mắn chị em mình và bà ngoại thoát nạn. Lần nầy, Cộng sản chiếm giữ luôn làng, và Ba cũng biệt tích đi từ năm đó. Chị cứ tưởng Ba đã ra đi vĩnh viễn theo Me!

Chị em mình côi cút, sống quây quần bên bà Ngoại. Bao gian khổ, đói lạnh, khó khăn lúc ấy, không giấy bút nào viết ra được hết. Bây giờ, ngồi hồi tưởng lại chị thấy rùng mình, và ghê sợ, khiếp đảm quá em ơi!.  Nếu không có bà Ngoại ra tay che chở, nuôi nấng, đùm bọc thì chúng ta đâu có ngày gặp lại Ba phải không em"

Tháng Sáu năm 1984, chị đang sắc thuốc cho ngọai bỗng nghe tiếng gõ cửa dồn dập, chị chạy ra mở, và nhìn thấy một người đàn ông quần áo rách nát, da bọc xương, đen điu, tay trái ôm cái gói nhỏ, thân hình tiều tụy nhưng tiếng nói sang sảng:

-Xin lỗi cô. Đây có phải nhà bà Nhung không."

Chị giật mình, hình như chị nghe giọng nói nầy quen thuộc từ thuở nào, và như có môt sợi dây vô hình, thiêng liêng buộc chị vào người đứng đối diện. Chị đóan đúng là Ba rồi; nhưng để cho chắc hơn, chị lên tiếng hỏi:

- Bác có phải là ông Tứ không ạ"

Bỗng Ba la lên:

- Trời ơi! Quỳnh! Con gái của tôi! Sao con ra nông nỗi nầy, sao con gầy thế, các em đâu"

Thế rồi hai cha con ôm nhau khóc. Ba cho biết, Ba từ trại tù Cộng sản về đây. Tháng Tư năm 1975, Ba bị họ bắt tại mặt trận, và đem giam ngòai Bắc cho đến bây giờ. Ba về nhà được mấy tháng thì bà ngoại qua đời.

Rồi như em đã thấy, Ba lăn xả vào làm những công việc lao động cực nhọc nhất, và chia xẻ bao đắng cay với chúng ta! Năm 1986, Ba đã đem chúng ta vượt biên đến được miền đất tự do nầy.

Chị thuật lại sơ lược những chuyện đã xảy ra cho gia đình mình từ ngày Mẹ mất để em rõ phần nào những nỗi  truân chuyên gian khổ, những lo lắng bao bọc, những cô đơn trống vắng, những hy sinh cao cả  của  Ba cho chúng ta. Lúc đó, em còn quá nhỏ nên chưa ghi nhận hết những hệ lụy đã xảy ra cho Ba, cho chúng ta, và cho gia đình mình.

 Trước năm 1975, tuy Ba có những ngày phép ngắn ngủi trở về nhà; nhưng Ba đã đem đến cho chúng ta bao niềm vui chan chứa, bao ấm no, bao tự do, bao hạnh phúc. Cuối tháng Tư năm 1975, Ba biệt tích.... Bà ngoại thì đã quá già đâu còn xoay xở làm ăn gì được nữa, và chúng ta đã đói khổ, đã rách rưới, đã bị khinh rẻ, đã bị ném ra ngòai lề xã hội như thế nào, em cũng đã rõ. Bây giờ, có người thường bảo hãy quên đi dĩ vãng và chỉ nghĩ đến hiện tại, tương lai, nhưng dĩ vãng của chúng ta khi những năm còn sống dưới chế độ Cộng sản là quá đau thương, là quá chua xót, là qúa bất công, làm sao chị quên được, em! Những hy sinh, những chịu đựng gian khổ của Ba để cho chúng ta có  được ngày hôm nay, có tự do, có học vấn, có nhà cửa, có việc làm, có một cuộc sống đầy đủ, có gia đình riêng tư, không bị chèn ép, không bị bóc lột, và đặc biệt được luật pháp bảo vệ...

Công ơn trời biển ấy, chị có đâu quên được. Nếu không có Ba liều chết, chắt bóp, góp nhặt, thu xếp đem chúng ta vượt biển năm ấy, thì thử hỏi chị em mình bây giờ sẽ ra sao! Chắc chị sẽ phải lấy một ông Đài loan, ông Nam hàn, ông Mã lai, ông Tân gia ba; tuổi đáng cha chú mình hoặc kẻ  dị tật để mong thóat ra được nước ngoài hầu hy  vọng có một cuộc sống khá hơn; nhưng không chắc chắn gì phải không em" Còn em sẽ chạy xe ôm hay xin làm công nhân cho bọn tư bản Á châu, tư bản Đỏ, lương không đủ sống, bữa đói, bữa no, hàng ngày còn  phải chịu bao sự đàn áp, bao sự bóc lột của bọn chủ, và bọn cầm quyền mà chưa chắc đã được yên thân.

Thư nầy để trả lời câu hỏi của em "Ngày Father’s Day năm nay gia đình chị đi nghỉ vacation ở đâu"" Chị sẽ đem gia đình về thủ đô tỵ nạn Cộng sản ở Little Sàigòn thăm Ba, chị sẽ thu xếp rước Ba ra khỏi nursing home, và mời Ba về ở với gia đình chị cho đến cuối đời;  để chị có dịp phụng dưỡng, chăm sóc sớm hôm cho Ba, mong làm tròn chữ hiếu của người con, hầu trả một phần nào công ơn sinh thành, dưỡng dục và cảm ơn Ba đã đưa chị em chúng ta thoát khỏi cái gọi là "Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam" để có một cuộc sống tốt đẹp hôm nay.

Thư bất tận ngôn. Cầu chúc vợ chồng em và các cháu được an bình.

 Thân mến

Nguyễn Lê Đông Quỳnh
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến