Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Tôi, Người Vn Nhỏ Bé

26/11/200200:00:00(Xem: 218420)
Người viết: Nguyễn Phan Quang

Bài tham dự số 71\VBST

Sanh năm 1944. Đến Mỹ năm 80. Ngụ tại Westminster, CA

Đã hơn 20 năm tôi đến sinh sống trên đất Mỹ. Nhưng tôi biết, tôi sẽ không bao giờ quên được những giây phút đầu tiên, lúc tôi vừa xuống máy bay, chân tôi thật sự đặt trên một xư sở mà lúc xưa tôi chỉ coi là một nước trong câu chuyện thần tiên. Đó là đêm 9 tháng 4/1980.
Chiếc máy bay khổng lồ, vào gần 10 giờ đêm đó, đã đưa đám đông hành khách tạp chủng, trong đó có tôi với chừng mươi người VN nam nữ lớn bé tị nạn khác, đáp trạm sau cùng xuống vùng đất này.
Tôi, một thân một mình, tấp tểnh bước thấp bước cao, trà trộn trong đám người vừa rời khỏi cánh cửa phi cơ, trên tay xách lủng lẳng cái túi nylon có in đậm nét nhãn hiệu và danh xưng của Cao Ủy tị nạn, bên trong đựng vài món đồ tế nhuyễn mà tôi cố công "rê" suốt từ đảo Pulau Bidong qua đây làm... kỷ niệm.
Tới tận cửa phi trường đón tôi là người em trai út với một người con gái còn son trẻ, lại có chiếc răng khểnh trông rất... Việt Nam.
Trước kia em trai tôi là tên giặc lái. Tuy là em, cấp bậc, lon lá trong gia đình QLVNCH tuy nhỏ, nhưng hắn thức thời hơn tôi nhiều, nên đã nhanh chân lái máy bay sang Guam di tản hồi gần cuối tháng 4 năm 75, rồi đến Mỹ chẳng bao lâu sau đó và không biết từ lúc nào, hắn ráp nối tơ hồng với cô em này, tên là Lệ. Hai người chung sống xây dựng cuộc đời bên nhau nơi đất khách, đề huề như đôi vợ chồng, họ hoan hỉ bảo lãnh cho tôi sang Mỹ. Anh em ruột thịt lâu năm đoàn tụ, mừng mừng tủi tủi nói sao cho hết nỗi lòng. Hai đứa em (tôi coi Lệ cũng đều là người ruột thịt của tôi), đối xử với tôi bằng một tình cảm thân thương niềm nở, nhất là Lệ, em nói cười luôn miệng, thỉnh thoảng còn thêm dăm ba câu pha trò nghe ngộ nghĩnh hết sức, làm cho tôi ấm cả lòng.
Họ nhanh nhẹn dẫn tôi đến chỗ đậu một chiếc xe loại station wagon, dưới mắt tôi lúc đó, trông chiếc xe gồ ghề hết sức, tôi theo họ lên ngồi một mình nơi băng xe sau. Em trai tôi rồ ga phóng vút một cái đã nhập hẳn vào dòng xe cộ đang lao vun vút ngược xuôi trên bốn năm tuyến free-way rộng thênh thang, đan nhau qua lại, trên đầu dưới đất, tôi ngồi lõ mắt ra ngắm mà nghe... rờn rợn khắp người, rồi nghĩ thầm: "Đường xá chằng chịt xe cộ trông kinh khủng kiểu này, chắc tôi đành... chịu chết..."
Tuy tôi cố dấu kín cái mặc cảm "nhà quê" đó, nhưng chừng "đọc" được hết ý nghĩ chết nhát của tôi, cho nên em trai tôi "cảnh tỉnh":
- Lúc đầu nhìn thấy cảnh tượng xe cộ thế này, chắc anh... ớn lắm" Nhưng yên trí, rồi mọi việc sẽ quen. Tụi em hồi mới qua đây, ai cũng "rét" giống anh bây giờ. Nhưng mà đến lúc bắt buộc phải đối đầu với cuộc sống, "cỡ" nào mình cũng phải O.K hết!"

Chừng vài tháng sau, cuộc sống mới của tôi xem ra đã có chút ổn định về tinh thần, chỉ có nỗi buồn vương vấn vì xa nước nhớ quê, nên thường hay u sầu ray rứt. Thời gian 1980 chưa có dấu hiệu nào cho thấy những người Việt tỵ nạn có thể trở về thăm lại quê hương xứ sở như bây giờ.
Chuyện cấp thiết nhất, theo lời em trai tôi là :
- Bằng mọi giá, anh phải có cái bằng lái xe...
Lái một chiếc xe cho nhuần nhuyễn là việc... nhỏ, vì tôi đã từng lái xe trong quân đội. Nhưng điều khó nhất là tôi làm sao có thể nói chuyện trao đổi hoặc thông hiểu được hết các chỉ thị của viên giám khảo. Cuối cùng, sau có 3 lần thi không đủ điểm, lần thứ tư, tôi cũng được ông ta phê cho pass để vào bên trong chụp hình, mới có trong tay cái bằng lái xe hộ thân cho đến hây giờ.
Với sự giúp đỡ tiền bạc tận sức của hai em, rồi tôi cũng tậu được một chiếc xe cũ với giá ba trăm đô la lúc bấy giờ, chiếc xe màu xanh "lãng mạn", hiệu Con Bò Mộng "Maverick" trông cũng huê tình ra phết. Tôi phấn khởi như vừa mọc thêm đôi cánh, sẵn sàng đổ xăng cho đầy bình rồi thừa khi các em tôi bận đi làm hay lúc hai em đã ngủ kỹ, tôi lên xe tự tập lấy cách lái vào hoặc lái ra khỏi xa lộ.
Phương pháp này hiệu nghiệm và diễn ra tốt đẹp. Có lần, tôi chạy thật lâu, đã có đến mấy tiếng đồng hồ, xăng hết, xe tôi bị nằm đường. Một chiếc xe phú lít không biết ở đâu sáp ngay tới, chớp đèn sáng lòa.
Tôi ngồi thu mình nhỏ lại ra vẻ hiền lành trước tay lái để chuẩn bị trả lời những câu hỏi rất nghiêm nghị của ông cảnh sát giao thông, rằng tôi là người mới đến đây nên bị lạc đường. Hai ông cảnh sát biết tôi ngay tình, một ông bốc điện thoại đeo bên vai gọi báo cho em tôi biết về tình trạng "lạc lối" của tôi. Nhưng tôi nhanh trí khôn, chợt nghĩ đến cái tội chạy xe đến hết xăng mà không biết, tôi bèn xin phép được nói chuyện với em tôi bằng tiếng mẹ đẻ, cốt là để che dấu đi cái tội hết xăng, rất có thể sẽ bị phạt vì bất cẩn.
Chú em tôi bắt phone, giọng bực mình thấy rõ vì bị thằng anh cà chớn phá rầy giấc ngủ, nhưng hắn ôn tồn nói với viên cảnh sát rằng hắn sẽ đích thân đến hướng dẫn cho tôi lái xe trở về. Câu chuyện tuy chẳng có gì trầm trọng, cũng làm cho tôi thấy "quê" một cục mà cố tỉnh như ruồi.
Chẳng bao lâu, tôi đã lái xe khá rành rọt, và tôi hăng hái đi "apply job" ngay tức thì. May quá, có sẵn một công việc khá an nhàn do một vị giáo sư quen biết, đã tận tình giới thiệu, gởi gấm. Tôi cảm thấy tự tin với khả năng anh văn đọc sách báo khá "cao cấp" của mình, nhưng nghe Mỹ nói chuyện thì cứ y như vịt nghe sấm, cho nên tôi nghĩ rằng, chỉ việc đến nơi hẹn để thông qua một cuộc phỏng vấn ngắn gọn là xong. Tôi đinh ninh như vậy rồi yên tâm đợi ngày thông báo nhận việc. Nào ngờ, đến chiều tối hôm đó, vị giáo sư có tấm lòng vàng, nhiệt tình giúp cho tôi đi tìm việc làm, ông gọi điện thoại đến cho tôi:
- Sao kỳ cục vậy" Anh tự làm hỏng bét tất cả rồi...!
Tôi ngớ người ra, chưa hiểu ất giáp gì. Vị giáo sư nói tiếp, giọng hơi hơi giận :
- Người phỏng vấn đã kể lại cho tôi biết rằng mọi sự đều tốt, ngoại trừ việc hắn nghe anh khai nhiều lần lập đi lập lại, rằng anh đã đi tù tới cả mười hai năm ròng rã khi anh còn ở trong lính. Tại sao anh lại hăng hái khai ra việc này vậy"
Tôi định trí ôn lại toàn bộ cuộc phòng vấn diễn ra đầy "tinh thần cởi mở". Rõ ràng người phỏng vấn tôi rất niềm nỡ và lịch sự. Ông ta hỏi tôi câu nào, tôi "đối đáp" rành mạch dứt khoát câu đó, không có một trục trặc gì. Có điều là sau khi ông phỏng vấn tôi, ông ta có cái nhìn tôi hơi khác, ông bắt chặt bàn tay tôi với một nụ cười rất dân chủ, ông nói "thank you very much" khiến tôi càng cảm thấy tự tin, và ông ôn tồn bảo tôi hãy đi... về.
Sau này ôn lại chuyện cũ, mới hay rằng dạo đó, tôi quá giỏi anh ngữ đến nỗi hiểu sai hẳn câu hỏi của ông ta. Thật sự, ông ta đã hỏi tôi "có từng bị tù tội gì"" Không biết xui khiến thế nào, tôi lại hiểu là tôi có đi quân đội không" Vậy là tôi mới hăng hái ba hoa rằng tôi từng "phục vụ trong quân đội" (trong khi ông ta lại hiểu là tôi đi tù) tới... mười hai năm với bao nhiêu là thành tích.
Thế là tôi tiêu tùng một dịp may bằng vàng. Buồn quá, tôi chẳng biết than thở cùng ai, tiếp tục bầu bạn với cái xe cà khổ, lái chạy rông trên các nẻo đường cho vơi mối sầu... thất nghiệp.
Phải nói rằng lóng rày, tôi đã lái xe khá rành rọt như người cưỡi xe đạp. Những con đường vắng như đêm nay, tôi cứ an nhiên bẻ tay lái đổi từ hết lane nọ đến lane kia. Thật ra, cũng là cách để tôi tập "change lane" cho nó "vững" tay lái. Bất thình lình có một luồng ánh sáng từ phía sau rực chiếu vào bên trong chiếc xe tôi đang lái. Lại có cả ánh đèn mầu xanh xanh đỏ đỏ quay quay chớp chớp loạn đả tứ tung. Liếc nhìn vào tấm gương chiếu hậu, mới biết rằng, cảnh sát công lộ chiếu cố đến tôi. Tôi ngừng xe ngồi yên, hai tay để lên tay lái chờ đợi.
Một ông công lộ đặt sẵn tay trên báng súng, từ từ tiến lại xe tôi, trong khi ông một ông khác chĩa họng súng tiểu liên về phía tôi như sẵn sàng nhả đạn. Tôi hoảng quá, bấm bụng ngồi yên. Ông cảnh sát đứng trong thế tác chiến ngó tôi chăm bẳm, dõng dạc:


- Tắt máy xe, bước ra ngoài, đứng im, cấm nhúc nhích!
Tôi đối đáp ngay tình, rập theo kiểu quân trường :
- Yes, Sir!
Ông ta hét lại :
- Móc ra đưa coi bằng lái!
Tôi đáp lời :
- Yes, Sir!
Tôi móc ví, cực kỳ cung kính lễ độ chìa cái bằng lái còn rất "trong trắng" cho ông ta. Sau khi kiểm chứng bằng máy điện tử, ông ta "giáo dục" tôi như sau :
- Chúng ông nhìn thấy mày lái xe như người say rượu từ cả chục miles rồi. Rõ ràng mày không có mùi rượu, không bị say thuốc. Vì cớ gì mày lại lái xe lạng quạng khùng điên như thế"
Hết sức nhã nhặn, tôi lại trả lời :
- Yes, Sir!
- Mày có biết, lái xe như vậy là tự mày đi tìm lấy cái chết và dễ dàng làm cho người khác chết lây không"
- Yes, Sir!
Đứng tần ngần ngó nhau một lát, một viên sĩ quan tuần cảnh lắc đầu hỏi tôi :
- Mày đến đây được bao lâu"
Câu hỏi này thì tôi nghe được rõ ràng. Tôi mạnh dạn trả lời thông suốt :
- Sáu tháng!
- Mày lái xe ở đây mới có bốn tháng, không được lái cẩu thả như vậy...
Ông ta giảng giải luật lệ đến đâu thì tôi cứ ngoan hiền nói "Yes, Sir" đến đó. Nói mãi nói mãi tôi cũng chỉ có mỗi một điệp khúc "Yes, Sir". Có lẽ vì vậy mà ông sĩ quan công lộ bực mình, lườm lườm đưa trả lại cho tôi cái bằng lái xe. Ông ta nói nhỏ với viên đồng đội :
- Thằng "guy" này đần độn quá!
Viên cảnh sát kia nản chí lắc đầu :
- Tha quách nó đi cho rồi!
Tôi nghe nói vậy thì biết vậy và trong bụng mừng thầm vì thoát nạn. Đợi cho chiếc xe tuần cảnh tắt đèn chớp dông khá xa, tôi mới hoàn hồn mở máy. Lần này, tôi không dám coi thường pháp luật nước Mỹ mà lái lạng tới lạng lui nữa!
Một hôm khác buồn tình, tôi lang thang đến một khu thương xá sang trọng, thơ thẩn chắp tay sau đít rong chơi ra chiều nhàn hạ. Tôi đứng trước một gian hàng nguy nga đồ sộ, lại có cả các hình nộm đàn bà tây phương, nhìn đẹp như... thật, những pho tượng được nặn bằng sáp hay thạch cao gì đó dùng để trưng bày các kiểu y phục tân thời nửa kín nửa hở nhằm hấp dẫn người mua trông đẹp làm sao, những bức tượng giả này được đặt rải rác ở chung quanh các khu hàng.
Có pho tượng huơ tay đứng ưỡn ẹo theo kiểu... bắt chuồn chuồn, thì cũng có những hình nộm ngồi một cách rất quí phái, pho tượng nào cũng mặc quần áo thời trang mới tinh trông kín kín hở hở, hấp dẫn và sống động quá sức! Tôi tò mò rón rén lom khom bước tới một cái hình nộm để "nghiên cứu" cho tường tận hơn.
Cặp mắt tôi chiếu chăm bẳm vào cái "hình nộm" người phụ nữ đang ngồi xoạc hai ống chân dài trắng nuốt trên một cái ghế bằng đá, đôi mắt "pho tượng mẫu" này mơ màng ngước lên với ánh mắt long lanh linh động lạ thường, tia mắt xanh lơ của nàng nhìn chăm bẳm về phía tôi, y chừng như cô nàng cũng đang nhìn tôi y như nàng đang phải đề phòng một tên... mán loạn trí.
Trong đầu tôi lúc ấy thầm cảm phục những người nghệ sĩ nắn tượng của giới thời trang Tây Phương. Những tác phẩm hình nộm của họ hoàn bị đến nỗi trông y như là một người thật. Chỉ có điều khác là những bức tượng thì không bao giờ động đậy như bức tượng người đàn bà mà tôi đang cúi xuống mỗi lúc mỗi gần hơn để nhìn cho thật chính xác, thì... cha mẹ ơi! "Bức tượng" bỗng nhiên vớ lấy cái bóp đầm để bên cạnh, đứng phắt dậy với tia nhìn sáng quắc chiếu vào mặt tôi.
Nàng đứng bật dậy, ngoe nguẩy phủi váy bước thẳng một khi, tôi còn nghe được cả âm thanh hết sức bỉ thử thoát ra trên cái miệng xinh đẹp của nàng :
- Sshhì...ì...ì...!
Tôi biết ngay rằng tôi đã trông gà hóa cuốc. Đó không phải là bức tượng như tôi đã lầm lẫn là một người mẫu, mà đó chính là một phụ nữ tây phương rất đẹp bằng xương bằng thịt. Về sau, khi hiểu ra điều này, tôi thầm cám ơn trời Phật đã kịp giữ tay tôi lại. Nếu lần đó mà tôi mạnh dạn đưa một bàn tay ra... "sờ nắn" thử bức tượng thì chắc chắn tôi đã bị ra tòa vì tội sách nhiễu tình dục.
Tôi chán tôi quá sức! Nhất định tôi phải tìm đủ cách để kiếm ra được đồng tiền thì mới mong thực hiện được... chí lớn. Nghĩ rồi, tôi bặm môi lao vào cuộc tranh sống mới bằng nghề đi cắt cỏ, cái nghề giản dị và tương đối dễ kiếm tiền. Nhưng sức khỏe của tôi thì không khá. Sau một thời gian ngắn, tôi lại... chuyển nghề. Đó là cái nghề làm vệ sinh sạch sẽ cho những cao ốc với số lương cũng xứng đáng ra gì!
Rồi có một hôm tôi hì hục thông một cái bàn cầu bị nghẹt, dùng đã đủ mọi cách, nước vẫn không chảy thông, tôi đành thọc hẳn cánh tay vào ống cầu theo lối thủ công quê mẹ để lôi ra một búi băng vệ sinh phụ nữ mà ai đó đã tai quái nhét đại vào đó. Búi băng hôi hám và kinh khiếp quá khiến tôi không ăn nổi bữa cơm chiều.
Thế là tôi đành bỏ cuộc, đi xin job lau chùi những cái "cano" nho nhỏ dùng cho khách du lịch lái chơi vòng vòng trong một cái vịnh. Công việc tương đối an nhàn và lúc này, nhờ tôi có chủ tâm nên đã chắt bóp được chút tiền còm, bèn xoay kế xin đi học... nghề, cốt là để vừa được hưởng tiền tài trợ vừa để tôi luyện thêm số vốn anh ngữ nói năng đến mỏi cả hai tay của mình.
Sau đó, tôi lại xoay sở đủ mọi nghề, kể cả "nghề" đi làm Technician. Tôi "chơi" luôn hai "ca" cho... chóng giàu. Được vài năm, tôi đánh nhau với một thằng Mỹ đen có tánh rắn mắt, thằng này rất hay trêu chọc con gái Việt Nam làm chung sở. Thằng Mỹ đen này tên là Tim. Nó thường hù dọa cô Thúy, một phụ nữ Việt Nam đang có bầu với dáng dấp mỏng manh yếu đuối đến tội nghiệp. Thằng Tim thỉnh thoảng chơi trò len lén đến phía sau lưng cô Thúy đang cặm cụi hàn những chân điện bé li ti, thì thằng Tim bất thình lình hù mạnh cô Thúy một cái, làm cho cô kinh hoảng tung tóe cả mỏ hàn, co lúc cô ôm lấy lồng ngực như muốn ngất xỉu. Tôi không chịu được cảnh này sau khi cảnh cáo thằng Mỹ đen. Thằng Tim Mỹ đen dễ ngươi khi tôi bảo nó :
- Mày ngưng ngay cái trò chơi mất dạy của mày. Con Thúy đang có bầu dễ bị xỉu lắm! Mày hù nó thêm nữa là tao phạng mày lập tức.
Thằng Tim trợn mắt trề môi sừng sỏ :
- Oh Jeeeé.!!!..
Đêm đó, tôi lấy ra một sợi dây sắt xích chó đã để sẵn trong cốp xe bất ngờ quật tới tấp vào hai ống chân thằng Mỹ đen mất dạy. Kết quả, cả nó cả tôi đều được ông xếp gọi lên... cám ơn vì tội ấu đả trong sở làm, nhưng lỗi không thuộc về tôi vì tôi đã láu cá trả lời với thằng xếp rằng :
- Ông nghĩ coi, thằng Tim nó bự gấp bốn tôi, làm sao tôi dám uống thuốc liều mà quại nó trước, tôi chỉ tự vệ bằng sợi dây xích này.
Thằng xếp gốc Mễ tin lời tôi nói. Nó kết tội thằng Tim, nhưng lại đuổi cổ cả hai thằng.
Từ dịp này, tôi thề với lòng là không bao giờ đi làm sở nữa cho đến...
Tám năm sau, tôi lần mò để cố ngoi lên, trở thành một ông chủ nhỏ của một văn phòng phục vụ ngành du lịch. Công việc phát triển khả quan cho đến một hôm tôi nhận được giấy đòi tiền lên tới một con số làm cho tôi hoa cả mắt. Khi hiểu ra tự sự, tôi phát giác ra số nợ khủng khiếp này là do một người cộng sự mà tôi xem hắn như em cùng với cô thư ký mà tôi hằng đặt hết lòng tin cũng như tình cảm thân mật. Cả hai đã thâm lạm gần hết số tiền vé đã bán ra sau nhiều tháng, nhưng không chịu thanh toán cho các hãng gốc. Ôi! cái tai họa anh em cùng quê cùng xứ, tai họa ái tình.
Vậy là bao nhiêu toan tính, lao tâm khổ trí để gây dựng sự nghiệp cơ đồ, tôi đành phải chọn giải pháp khai... khánh tận để mong chạy nợ. Hồ sơ tín dụng của tôi, cho đến hôm nay, tôi vẫn ỳ ra, để nguyên như vậy, không thèm nỗ lực tẩy xóa.

Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng rút tỉa thêm được nhiều bài học thấm thía về những giấc mộng vàng son, về tình người, tình bạn, tình yêu, về những cấu trúc bòn rút của cải, tài lực cực kỳ tinh vi, tinh vi đến độ ngày nay đã trở thành hợp lý và tất cả mọi người đều răm rắp tuân theo.
Cuối cùng, tôi mới nhận ra ý nghĩ một câu của Georghiu : "Không có gì bất hạnh hơn niềm bất hạnh của một con người không còn quê hương..."
Mong sao cho sớm được quay về với nguồn cội chân phương thuần khiết của mình, của quê hương Việt Nam bé nhỏ hiền hòa.

Nguyễn Phan Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến