Hôm nay,  

Những Người Bạn Nhỏ

25/07/201600:00:00(Xem: 7624)

Tác giả: Vũ Long Hương
Bài số 4876-18-30576-vb2072516

Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cũ” kể về tình đồng hương giữa người Việt tại Raleigh, thủ phủ của bang North Carolina, nơi ông bà định cư. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Nghe ba tiếng chuông bấm cửa trước chúng tôi biết là Calvin (Trần Tất Trung), ba của cậu bé Caleb đến. Bà ngoại ra mở cửa, Calvin nói: "chào Mẹ buổi sáng", bà chào lại và hỏi thêm: "Custis có sao không?" Calvin trả lời: "Nó không sao!" rồi vội vả bước ra xe đi làm sau khi nói bye bye với con trai. Bà nói: "Vào chào ông ngoại đi con", cậu bé mặc quần ngắn đen áo màu cam mới tinh chạy vội vào tươi cười nói: "Chào ông ngoại", ông ôm cháu vào lòng hôn trán và nói:"Happy birth's day" con hôm nay được bốn tuổi". Sinh nhật trùng vào ngày quốc khánh Canada. Cậu bé nói sỏi tiếng Việt là vì từ lúc lọt lòng mẹ được bà ngoại chăm sóc dạy nói từ lời tiếng Việt và thuộc 26 chữ cái ABC trước khi đi học lớp đồng ấu.

Đêm qua đang mơ màng giấc điệp thì nghe tiếng chuông cửa, mở mắt nằm nghe tưởng mình nằm mơ nhưng không, tiếng chuông bấm vẫn tiếp tục vang lên, tôi vội chạy xuống lầu bật đèn cửa trước nhìn ra ổ khóa thì ra là Vũ Cường (Curtis), mở cửa cậu ta bước vào với gương mặt buồn so. Tôi hỏi:" Ba đuổi con hả?" Trả lời " Dạ" rồi đi vội vào phòng rửa mặt. Trời đất quỉ thần ơi! Chuyện gì xẩy ra khiến cháu tôi đi bộ 5 cây số lúc 1:30 AM sáng từ nhà Ba nó đến nhà ông bà ngoại? Đây là lần đầu tiên cậu ta đi bộ chân không, cũng may là trời mùa hè về đêm mát mẻ.

Bà ngoại hỏi thằng bé xem chuyện gì thì được biết nó bị cha rầy vì lấy lại cái điện thoại của bạn tặng làm quà bị cha cấm không cho dùng và đã lấy cất dấu, cha nó nói nó "ăn cắp", bà hối đi rửa chân lấy dép mang và đi ngủ. Tôi nói để ông gọi cho cha con biết sợ lo nhưng cậu ta cản không cho gọi thì nghe tiếng điện thoại reo biết là của Calvin, nghe bà trả lời Curtis đang ở đây và nghe tiếng bấm chuông. Thì ra Calvin đang ở trước cửa bước vào nhà nói với bà: "Nó hư lắm không phải đứa trẻ tốt" tôi hiểu ra thằng bé vì tìm lấy lại cái điện thoại của chính mình mà bị gán tội "ăn cắp".

Trong lúc bà nói chuyện với cha nó tôi dặn thằng bé: "Con về đi và nhớ xin lỗi ba, mẹ con cũng đâu có muốn con có điện thoại riêng quá sớm vậy." Nó dạ và theo cha về. Cũng may trong lúc đi bộ không có ai quấy rầy hay bị bắt cóc, hay là xe tuần cảnh thành phố Raleigh, North Carolina không thấy cậu bé tuổi vị thành niên 17 tuổi đi lang thang giữa đêm khuya mà đem về văn phòng sở, nếu chuyện này trả lời không khéo thằng bé sẽ bị bắt giao cho chánh phủ Mỹ sắp xếp người nuôi dưởng vì cha đối xử tệ trong lúc quá nghiêm khắc nổi giận xô thằng bé ngây thơ tội nghiệp ra khỏi cửa. Nó còn biết đi đâu trú thân qua đêm, chỉ biết đi bộ về nhà ngoại, chắc mẹ cháu đau lòng lắm đây!

Nhớ lại lúc Caleb hai tuổi nó quấy khóc lớn quá ba nó đem nó ra garage bỏ ngồi trên ghế rồi đóng cửa lại, vậy mà mười phút sau có xe tuần cảnh đến, cảnh sát sắc phục đến hỏi chuyện có tiếng khóc trong garage là ai? Lúc đó Calvin cũng xanh mặt khi bị hỏi bỏ đứa bé một mình hay sao? Trả lới là có cha ngồi cùng bé lý do là mẹ nó bịnh đang nằm trong phòng sợ nó khóc ồn ào quá. Cảnh sát thấy có người bịnh nên bỏ qua, nếu không chắc đã rắc rối lớn.

Chiều đến đi ăn tiệm mừng sinh nhật Caleb, nghe chị Tư của Caleb nói: "Anh Hai về đến nhà sợ dơ giường nên ngủ dưới sàn nhà", tôi nói với chị ba Krista và chị tư Katelyn của Caleb:"Được ngủ sàn nhà là may lắm rồi còn hơn ngủ ngoài sân". Tôi hỏi nhỏ khi ngồi bên cạnh cháu Vũ Cường, cháu trả lời: "Ba không có rầy." Nghe vậy ông bà ngoại mới yên tâm. Theo cách gọi của người miền Nam, Caleb gọi Curtis anh Hai, Krista là chị Ba, Katelyn là chị Tư, muốn biết tin cha nó đối xử ra sao với các cháu thì chúng tôi hỏi "người bạn nhỏ" Caleb là biết ngay thôi.

Mỗi người bạn là một bông hoa đủ màu khác nhau trong vườn đời, tuổi già không còn bay nhảy như lúc trẻ nên bạn bè thuở học trò mỗi người một nơi khó gặp nhau. Chúng tôi được an-ủi qua "người bạn nhỏ" là những cây hoa còn non mà con gái của chúng tôi để lại, cậu bé Caleb mỗi ngày mười hai tiếng nghe nói chuyện suốt, đủ mọi chuyện trừ lúc ngủ trưa xem ra cũng vui cửa vui nhà cho tuổi già.

Một hôm trước khi bãi trường, ghé qua nhà thăm các cháu, cô cháu gái tên Việt là Hoàng Thanh hay Krista 13 tuổi chỉ thích ngựa nên 5, 6 tuổi mẹ nó cho đi học cỡi ngựa, mấy năm sau thi đoạt giải nhất và nhì nhiều lần trong năm, phòng thì đầy ngựa gỗ, sành hay nhựa đủ loại, đủ cở.

Tình cờ thấy bức thư cô bé viết nên nhìn trộm xem thư gì thì ra là thư gởi cám ơn thầy giáo, thư viết như sau:

"June 2, 2016, Dear Mr. Donohue, What an amazing year in 6th grade!I have had so much fun this year with you as my homeroom teacher. Thank you for educating me in Science. I have a better understanding of the topics we learn about now. The reason why is because of your helpful worksheets. They assisted me in having a sharper understanding of the topic we were learning. I hope you continue your teaching methods to help teach students about what ever it is that you will teach. I have had a great year with you, and I wish you an awesome summer! Your student, Krista Chang."

Cô bạn nhỏ Hoàng Thanh học hành chăm chỉ nên học bạ năm nào cũng là học sinh ngoại hạng. Một ngày mùa Xuân cuối tuần đi chợ Trời gần nhà mua được cuốn sách cũ 1 dollar "Anne Frank Diary" định đọc xong sẽ cho Hoàng Thanh nhưng hỏi ra cô bé đã đọc rồi, chúng tôi biết câu chuyện này khi còn học tiểu học vậy mà đã sáu mươi năm trôi qua chưa có dịp đọc.

Cô bạn nhỏ của chúng tôi mà Caleb gọi là chị Tư tên Việt là Hoàng Liên, 7 tuổi vừa học xong lớp 1 sang năm sẽ lên lớp 2 học bạ nhiều điểm B hơn A, cô bé này không có gì đáng nói cũng chịu khó hay giúp đở người chung quanh nên cô giáo cho giấy khen cuối năm, mỗi ngày ông ngoại lái xe đón từ trường về nhà mất 15 phút, bà làm bánh nhẹ ăn lót dạ, trước khi cho ăn thì bắt đọc và trước khi lên lớp hai thì đã thuộc lòng bản cữu chương toán nhân rồi.

Lúc cô tư Hoàng Liên 3, 4 tuổi mỗi khi thấy mẹ đi làm về là khóc trước đã, đám con bốn đứa lúp xúp chạy theo mẹ trông y như đàn vịt con chạy theo mẹ vịt. Cô bé Hoàng Liên (Katelyn) rước lễ lần đầu may mắn có mẹ đở đầu Mỹ-Hằng từ bang Florida bay lên dự lễ, con gái lớn của Mỹ-Hằng là Vivi đang làm việc từ xứ trung đông Jordan bay về bang New Jersey Mỹ nghỉ phép gặp em trai là Vinh, hai chị em lái xe về Raleigh, North Carolina gặp mẹ Hằng cùng tham dự lễ với gia đình chúng tôi nên mọi người thật vui mừng gặp lại nhau.

Cuối tuần chúng tôi dung dăng dung dẻ dẫn bộ các cháu đi xem hội chợ gần nhà khoảng một dặm là công viên quốc gia North Carolina nơi hằng năm khoảng giữa tháng chín họ tổ chức hội chợ 10 ngày cho dân khắp nơi về vui chơi, mỗi đêm lúc 9:45 PM là bắt đầu bắn pháo bông 15 phút. Pháo nổ tung trên bầu trời đủ màu từ nhà có thể nhìn qua cửa sổ thấy pháo rất vui mắt, bầu trời trở lại đêm đen sau cơn mưa pháo bông vui mắt chói sáng vài giây rồi tàn lụm giống như niềm vui hay hạnh phúc của đời người.

Sau những ngày hội chợ thì đến lượt tổ chức hội chợ hoa, triển lãm bông hoa đủ loại và để bán các vật dụng thủ công, tranh vẽ, thêu đan, bánh trái có các ca sĩ địa phương đàn hát nhạc dân ca, các trò chơi v.v.. và các gánh xiệc của những người sống bằng nghiệp dĩ theo xe chở hàng đi khắp các bang để kiếm sống như những người giang hồ rày đây mai đó.

Sau hội chợ hoa thì công viên êm vắng chỉ có họp chợ vào 2 ngày thứ Bảy và Chúa nhật bán đủ loại vật dụng giá rẻ. Nơi đây hội Người Việt Raleigh thuê một hội trường tổ chức Tết Việt, lần đầu chúng tôi tham dự bà con tổ chức rất tươm tất có đến vài trăm người Việt đến chung vui Xuân cho đỡ nhớ cố hương yêu dấu xa xôi. Những nụ cười tiếng nói gọi nhau bằng tiếng Việt, quí bà quí cô gái Việt khoe sắc đẹp mặc áo dài xanh đỏ vàng tím thật bắt mắt. Cũng đủ hương vị bày bán như bánh Tét bánh Chưng, bánh tiêu bánh giò, hoa mai hoa cúc hoa đào khoe sắc thắm chen lẫn tiếng nói cười ơi ới tưởng như đang ở chợ hoa đường Nguyển-Huệ của Sàigòn năm xưa vậy. Môt nhóm cựu quân nhân người Mỹ và Việt đủ lứa tuổi sắp hàng lên sân khấu chào quốc kỳ Mỹ và VNCH và chương trình ca nhạc do các ca sĩ địa phươngđàn hát.

Những năm tháng còn lại của tuổi già cũng thấy ấm lòng nơi quê hương mới khi thấy cờ Vàng bay trong gió Xuân. Chỉ lá cờ Vàng ba sọc đỏ tôi nói với các cháu:" Hồi còn trẻ ông ngoại là soldier dưới là cờ Vàng này đó", anh hai Vũ Cường của Caleb sang năm lên lớp 12, thích nghe ông ngoại kể chuyện chiến sử Việt-Nam và nói sau này lên đại học con sẽ theo học ngành Sử, có thể do nghe kể chuyện về lính của ông ngoại chăng?.

Caleb tên Việt là Vũ Kiên là có lòng nhất trong đám, nói huyên thuyên đủ chuyện bằng tiếng Việt như là: "Nữa lớn con làm contruction (việc xây cất) con sẽ cất nhà cho ông bà ngoại". Nghe vậy cũng vui, trả lời cháu: "Cám ơn hảo ý của con trước nha" rồi thầm nghĩ lúc con lớn khôn làm nghề xây nhà chắc là ông bà không còn trên thế gian này nữa rồi, có lòng thì mang hoa đến thăm mộ ông bà khi có dịp cũng quí rồi. Thỉnh thoảng nghe" Người Bạn Nhỏ" Caleb hỏi: "Bà thương con hôn? Con thương bà, con thương ông ngoại".

Caleb một buổi trưa ngủ trễ bà hỏi tại sao con không ngủ? Cậu ta trả lời: "Con chờ mẹ, con nhớ mẹ, con muốn mẹ" chờ hoài không thấy mẹ đến nên cậu ta thiếp đi trong khi ôm con voi Dumbo làm bằng bông gòn của bà mua cho.

Đang ngồi xem tin tức dưới nhà thì bé Vũ Cường vừa ôm Dumbo vừa bú tay đến ngồi cạnh bên, tôi nói với cậu bé: "Mẹ con nói khi nào con ngủ dậy thì hôn dùm mẹ ba cái trên má" và ông ôm cháu hôn dùm mẹ, cậu bé thường hay nói: "Con nhớ mẹ, con muốn mẹ". Ông bà nhìn cháu thở dài cảm thấy tội nghiệp cháu quá. Mẹ nó đã mất vì bạo bệnh lúc nó mới hai tuổi, sinh nhật con còn nằm trên giường bệnh vẫn nhắc ông ngoại đi tìm cái áo đã mua onsale cho con trai có chữ số 2 cho cháu mặc trước khi ra đi! Vợ chồng già trên tuổi thất tuần xem các cháu như "Những Người Bạn Nhỏ" kể chuyện mua vui.

"Những Người Bạn Nhỏ" hay những "đóa hoa hương sắc" trong vườn đời của chúng tôi là như vậy đó. Những người con không còn mẹ như các cháu đang đi giữa đêm tối, thiếu mẹ như thiếu trăng sao hướng dẫn mỗi khi lạc lối.

Xin cám ơn Thượng Đế, cám ơn Đời, cám ơn Người Mỹ đã cho chúng tôi có nơi để dung thân sống sót khi chúng tôi không còn đất sống với quân xâm lăng từ phương Bắc, cám ơn thân nhân xa gần và cám ơn tình Người Đồng Hương Việt Nam trên xứ Mỹ an-ủi giúp đỡ bấy lâu. Xin ơn trên sau này khi chúng tôi gặp lại mẹ các cháu nơi Quê Trời thì những cây hoa còn nhỏ hôm nay sẽ cao lớn vững mạnh trổ hoa kết trái hương sắc trên mảnh đất tự do./.

Lễ Độc Lập Mỹ, July 4th 2016.

Vũ Long Hương

Ý kiến bạn đọc
27/07/201616:01:48
Khách
Mot bai viet that la hay, cam on tac gia
25/07/201618:19:28
Khách
Bài viết thật cảm động. Kính chúc Ông Bà sống lâu trăm tuổi để các cháu còn có chỗ dựa về mặt tinh thần.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,327,777
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.