Hôm nay,  

Cứ Thế Thẳng Tiến Đi, Các Con!

26/11/200200:00:00(Xem: 319612)
Người viết: Hà Lệ Hương
Bài dự thi số 59\VBST

Việt Báo đã hân hạnh đăng tải bài thứ nhất của Hà Lệ Hương, mang tựa đề "Thương con kiểu Việt Nam." Ông hiện là một doanh gia Việt tại Los Angeles. Bằng bút pháp tinh giản, trực tiếp, bài viết thể hiện được tấm lòng của cha mẹ đối với con cái.

Đi dự cái đám giỗ nhà ông chú về, tôi vô cùng sốt ruột. Tôi đứng, ngồi không yên, khi nhớ lại bà Tham khoe:

- Tôi có hai anh, một chị. Anh đầu thì ra kỹ sư điện tử, đi làm lương gần được gần tám chục ngàn một năm. Và anh thứ ba, còn một năm nữa là ra Bác Sĩ thực tập, xiểu xiểu lương của anh phải là một trăm hai mươi ngàn một năm.

Tôi càng sốt ruột hơn khi dự đám cưới của con anh Tuân. Cả cô dâu lẫn chú rể đều là Bác sĩ. Tôi bỗng ngó về hai đứa con tôi, một trai một gái, còn đang học tà tà ở High School.

Thằng Mạnh, ráng mà học nghe con. Ba đi đâu cũng thấy con người ta đỗ đạt bác sĩ. Còn một năm nữa con ra High School cố mà lấy cho được cái bằng Bác sĩ nhé con. Tôi nói. Còn con Hương, năm nay con ra trường lên đại học rồi. Phải ráng thành bà kỹ sư cho bố mẹ nở mặt nở mày với bà con nhé.

Con Hương thì khỏi dặn dò nó cũng cố học. Có thằng Mạnh, ngày một ngày hai đòi đi sĩ quan Hải quân. Tôi kèm sát nó, bắt buộc nó phải học cho thành bác sĩ. Của đáng tội, nó sợ oai tôi mà học ngày học đêm. Nhưng trong phòng nó treo toàn hình những chiếc tàu hải quân gồ ghề. Những sĩ quan hải quân cường tráng, oai nghi. Thỉnh thoảng nó đi vắng, tôi vào lục các bài vở, thì thấy toàn những sách vở nói về hải quân.

Tuy nó lớn rồi, tôi cũng bắt nó nằm sấp, đét cho dăm roi và đe dọa:

"Mày mà không theo học cho được cái bằng Bác Sĩ, tao với mẹ mày sẽ từ mầy nghe không. Hải quân thì được bao nhiêu tiền một năm" Nói mãi mày không nghe. Hư thân đấy con ạ..."

Thằng nhỏ ngồi dậy, nước mắt chảy quanh, nhưng gương mặt không chút hối hận vì cãi lời cha mẹ. Tuần lễ sau đó, nó biệt tích, không đợi đến tôi, và mẹ nó từ nó. Sáu tháng sau tôi nhận được thư, khoe rằng nó trở thành sinh viên trường Hải Quân ở Florida.

Tôi đau khổ như có đứa con cãi lời cha mẹ, bỏ nhà ra đi... Từ đó tôi ít khi, hoặc dứt hẳn không tham dự các đình đám nữa, tránh sốt ruột. NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH. Tôi nghe hình như ai nói câu đó. Một anh chàng Mike Tyson cù bơ cù bất, ăn chợ ngủ đường. Nhờ anh có sức vóc siêu việt, nhờ anh có gương mặt sát nhân, đã trở thành một võ sĩ đại tài. Một năm anh có thể đem về ba bốn trục triệu. Anh dốt đặc cán mai, không cần. Anh ăn nói thô lỗ, không cần. Anh đối xử súc vật với bạn bè, không cần. Một câu anh nói ở cuối trận thắng: "Tôi thắng trận này nhờ uống Coca Cola." Thế là riêng khoản đó, anh có thể tóm về hai chục triệu đô của hãng Coca.

Một Micheal Jordan, tay bóng rổ với lối nhồi banh thần sầu, quỷ khốc, lối thẩy banh từ đầu, lúc nào cũng lọt rổ, làm say mê hơn hơn tỉ người khắp hoàn vũ, đã nghiễm nhiên mang về cho vợ con hơn hai trăm triệu khi anh phải giải nghệ mà tuổi đời còn quá trẻ.

Hai vợ chồng ăn mày nuôi ba con chó. Ông tập cho nó làm các trò giải trí đến các tay luyện chó nhà nghề cũng chào thua. Ông được ông bầu Las Vagas mời về tối làm bốn shows. Mỗi show mười lăm ngàn.

Một tay thiện xạ, bắn bách phát bách trúng tên Alex Anderson đã được Ngũ giác đài, rồi tỷ phú Allen Cohen mời về cận vệ, lương mỗi năm trên ba trăm ngàn, tuy suốt thời gian cận vệ, anh không hề bắn một viên.

Còn nhiều nữa, kể không hết. Mình có quyền bắt con cái học cái mình thích hay không tại Hoa Kỳ" Mình có quyền bắt nó phải thương yêu và lấy người mình thích không" Có. Nhưng nó vẫn là người cuối cùng quyết định. Mình chỉ đứng nhìn, là may.

Có ai ngờ người trốn lính Bill Cliton trở thành vị chỉ huy tối cao của Quân Lực Hoa Kỳ" Có ai ngờ thằng đánh giày Nixon ở thành phố New York trở thành vị lãnh đạo của siêu cường Mỹ quốc.. Và có ai ngờ chàng ốm đói ở vĩa hè Chicago trở thành chàng ca sĩ Frank Sinatra trên năm chục năm nổi tiếng, có trong tay hơn tỉ đô la khi tuổi già đã đến mà Schedule trình diễn vẫn còn"

Sau bốn năm, thằng con "mất dạy" của tôi trở về với nhung phục màu trắng tinh, có chiếc lon alpha gắn trên hai vai, và chiếc nón khinh đời của hải quân. Hắn to con, nói năng hoạt bát, lanh lẹ. Và nhất là hắn đến ôm nâng tôi lên nhẹ như lông hồng, cười đưa hàm răng trắng tinh, với nước da lên màu:

"Hi Dad. I'm a naval officer now. I just came here to see you and mom, and will leave here in one week. Con...không quên...mấy roi Dad oánh con...Ở trường con nói chuyện đó cho các bạn...nghe, cùng cười."

Hắn nhớ những roi tôi đánh để dạy hắn, mà hắn vẫn đi sĩ quan Hải Quân. Tôi quên phắt mình vượt biển sang đây là tìm Tự Do Dân Chủ...Tại sao tôi bắt nó phải thực hiện điều tôi thích. Tại sao tôi phải dùng roi bắt nó đi đúng con đường mình chọn" Rồi tôi nghĩ lan mang những ông trong cộng đồng chúng ta. Ai không chống Cộng theo cái "mốt" của các ông ấy, thì liền bị chụp lên trán bốn năm cái mũ to tướng.

Chỉ có nước Mỹ là "Trăm Hoa Đua Nở" chính hiệu con nai vàng. Con gái lớn của tôi, tôi cứ đinh ninh nó sẽ thành kỹ sư... Thế mà ngày nó ra trường, tôi mới vỡ lẽ con mình đậu Bác Sĩ Tâm lý học. Ừ, con thích môn đó thì cứ học cho thành tài.

Và...bao nhiêu thiên tài của đất nước như hai con tôi đã mai một" Hoặc cũng thành đấy mà thành trong bấc đắc dĩ. Tôi muốn thế hệ mai sau, con cháu mình sẽ được tự do phát triển, không kèm kẹp, không độc đoán, không phe đảng, không thân thế...

Làm sao câu "Con Vua thì lại làm vua, con thầy chùa lại quét lá đa" phải tiêu tan. Đừng như ở Bình Nhưỡng, con ông chủ tịch nước lại lên làm Chủ tịch nước, mặc dầu cái mặt như thằng thiếu tháng, để dân cả nước đói mèm mà cứ đầu đạn này đầu đạn khác. Đừng như ở Việt Nam có ông Phạm Văn Đồng giữ khư khư ghế Thủ tướng gần bốn mươi lăm năm. Đừng như Sukarno của Nam Dương, dân không lật thì giờ hãy còn là tổng thống ba mươi hai năm. Rồi Nguyễn Văn Thiệu, nước không mất thì giờ này hãy còn độc cử nhiệm kỳ thứ sáu"

Tôi trùm chăn lại suy nghĩ: Người ta kết thúc chế độ ông Ngô không hề có Tự Do Dân Chủ. Dân thấy ông Tổng Thống làm sai mà không dám nói. Hiện giờ thì tính cách đó còn bạo tợn hơn.. Có ai dám đứng giữa chợ Bến Thành bảo: "Chế độ Cộng Sản là Chế Độä tham nhũng"" Chắc người đó bị bắt đi không ngày về. Đám du học sinh ở Mỹ có phải là con ông cháu cha không" Ngoại tệ thất thoát từ đâu" Tại sao lúa có dư để trở thành nước xuất cảng gạo thứ hai trên thế giới mà dân vẫn đói"

Những câu hỏi như thế, ray rứt như thế, quay quắt như thế có gióng lên từ quốc ngoại... Nhưng chẳng có tiếng hồi âm. Cũng may hai con tôi lớn tại nước Mỹ. Cái dân chủ ăn vào tim, máu của nó hồi nào không biết.

Tôi nhớ có lần hắn bảo: "Tổng Thống Thomas Jeferson nói: 'Your idea may be defferent from mine. But I will protect it to death.'" (Ý của anh có thể khác với ý của tôi. Nhưng tôi sẽ bảo vệ nó tới chết).

Hay con Hương có thố lộ: Ba la rầy tụi con mãi. Mà quên rằng đức Phật có dạy một câu thật dân chủ: "Ta là Phật đã thành. Mà con là Phật sẽ thành." Không còn câu nào trên thế gian dân chủ hơn.

Tôi chợt nhìn hai đứa con như những cây hoa được bứng từ chậu kiểng nhỏ bé, đóng khung, ra trồng ở ngoài đất rộng rãi bao la...

Ừ, cứ thế thẳng tiến đi, các con. Ba là bóng chiều, có nhiệm vụ che mát cho các con. Và chỉ có thế. Còn cỏ non các con tự do đâm chồi, nảy lộc, sao cho vườn được sum sê xanh tươi. Chừng nào lớn, các con có thì giờ, ngồi lại với Ba. Ba sẽ kể ngọn nguồn lý do tại sao cha con mình lại lưu lạc sang mãi tận Hoa Kỳ.

HÀ LỆ HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến