Hôm nay,  

Nước Mỹ Là Bất Cứ Cái Gì...

26/11/200200:00:00(Xem: 322244)
Người viết: Phương Mai

Bài tham dự số 60\VBST

Chuyện kể bằng giọng ông chồng, nhưng tác giả bài viết là bà Trần Thị Phương Mai, 55 tuổi, thường trú tại Olympia, Washington. Nghề nghiệp: trồng rau cải.

Tôi đang mải mê trên T.V. coi anh chàng Tiger Woods đánh trận gofl U.S Open thì nghe tiếng kêu "anh ơi!" lảnh lót.

Đó là tiếng kêu của Phương Mai, bà xã yêu quí gọi. Tôi phải từ giã Tiger Woods chạy ra nhà sau và hỏi: "gì dzậy"". Miệng hỏi, nhưng mắt thì vẫn còn liếc cái T.V. Bà xã biết tôi đang đứng sau lưng nên đưa cao tờ Việt Báo Miền Nam vào ngay tầm mắt tôi và hỏi: "Nước Mỹ là gì"".

Câu hỏi rất dản dị, nhưng than ôi nó rất là khó trả lời. Tôi nói đại: "Nước Mỹ là nước Huê Kỳ." Nói vừa xong là tôi quay lưng đi. Vừa bước đi thì tôi nghe Phương Mai lên giọng: "Đi đâu mà lẹ dzậy, bộ anh tưởng em ngu lắm hả, ở đây 25 năm mà không biết nước Mỹ là nước Huê-Kỳ!". Biết em không hài lòng, tôi liền dịu giọng: "Em nói đúng, đâu cần ở đây lâu mới biết, nhưng mà em hỏi làm chi đây"'

Phương Mai quay mặt lại, tay thì chỉ vào tờ báo và nhỏ giọng nói: "Nè, coi nè, Việt Báo treo giải thưởng viết về nước Mỹ, cái bà này bả viết bài này coi cảm động lắm nghen, em chỉ muốn biết nước Mỹ là gì thôi chớ em đâu có kêu anh viết đâu!'

Thì ra, Việt Báo kêu gọi tham dự giải thưởng viết về nước Mỹ! Thú thật, 25 năm qua có ai hỏi mình câu cắc cớ vậy đâu. Vì tôi phải từ giã Tiger Woods nửa chừng đang nghẹn ngùng và cũng lúng túng trước câu hỏi, tôi từ từ tọa xuống sát bên vợ tôi, miệng lấp nhấp nói đại:

- Nước Mỹ là cái Melting Pot,

- Anh nói tầm bậy, Melting Pot là cái g""

- Là Cái Melting Pot

Theo tôi nghĩ, nước Mỹ là một cái Melting Pot, là một nước có nhiều giống dân tạp chủng nhứt thế giới, có một nền văn hóa phức tạp nhứt thế giới, ở Mỹ ngừơi da trắng được gọi là ngừơi Mỹ, ngừơi da đen gọi là Mỹ đen, những người da màu khác được gọi là ...người thiểu số.

Nước Mỹ là nước tự do nhứt thế giới, tự do đến nổi ngườI dân có quyền mua súng và mang súng để tự vệ, và có thể mua bao nhiêu cây súng củng được không hạn chế.

Hồi năm 1998 tại King County của tiển bang Washington có một cuộc trưng cầu dân ý buộc mổi cây súng phải có ống khóa an toàn thì lập tức liên đoàn cảnh sát và các tổ chức

chuyên trách vể an ninh của King County kêu gọi mọi người hảy "vote NO" chống lại và họ đả thắng cuộc rất vẻ vang, lý luận của họ là đặc ổ khóa vào khẩu súng đâu khác gì đoạt đi cái quyền tự do của dân đả ghi rỏ trong hiến pháp quốc gia.

Nước Mỹ dân chủ nhứt thế giới, ngườI dân Mỹ có quyền đi thưa chánh phủ hay bất cứ ai vi phạm đến công lý của họ củng phải ra hầu tòa để phân xử, dù là ông tổng thấng củng không tránh khỏi, và khi được hỏi dù chuyện gì xấu xí đến đâu củng phải khai ra. Tổng Thống Clinton đã không tránh khỏi khi tòa hỏi ông đã làm gì với người đẹp Monica và em đã làm gì cho ông và thế giớI đều biết vết hoen ố trên chiếc áo màu xanh của người đẹp là do ông làm.

Nước Mỹ là nước có nhiều luật lệ rắc rối nhứt thế giới, vì thế nước Mỹ là một nước có nhiều luật sư nhứt thế giới, Mỗi người dân Mỹ có đến 3 người luật sư biện hộ, và chánh phủ Mỹ đã phạt hãng Microsoft, một hãng software lớn nhứt thế giới, vi phạm luật độc quyền ban hành cách đây hơn 100 năm.

Ai cũng nói nước Mỹ là một thiên đành địa giới, hằng năm có đến một triệu người được nhập cư để tìm hạnh phúc, nhưng ngược lại nước Mỹ cũng là một cái nhà tù vĩ đại nhứt thế giới. Giữa năm 1999 và 2000, tổng số tù nhân tại các nhà lao của lien bang lên đến 1 triệu 5 trăm ngàn người.

Nước Mỹ là nước văn minh nhứt thế giới, và cũng là một nước thơ ấu về lịch sử (lập quốc chỉ mớI cách đây hơn 200 năm), và chỉ có một truyền thống được mọi người ở trên khắp nước chấp hành nghiêm chỉnh đó là truyền thống Lễ Tạ Ơn ( Thanksgiving)

Nước Mỹ là nước nhân đạo nhứt trên thế giới, nơi nào có tai họa là có nước Mỹ đến giúp, và nước Mỹ cũng là một nước dữ dằn nhứt trên thế giới. Trong cuộc thế chiến thứ hai Mỹ đã thả bom nguyên tử xuống đất Nhựt (Hiroshima) buộc nước này đàu hang, Và trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thả hằng triệu triệu tấn bom và vô số chất độïc cùng khắp lãnh thổ Việt Nam.

Nứơc Mỹ là một siêu cường quốc, có nhiều loại vũ khí tối tân nhứt thế giới, tham chiến bảo vệ hòa bình nhiều nơi trên thế giớI, nhưng lại là một siêu cường quốc đả thua trận ở Việt Nam, một nước ngèo nàn nhưt trên thế giới.

Nước Mỹ là nước giàu có nhứt về tài nguyên thiên nhiên, có một nền kinh tế lớn mạnh nhứt thế giới, nhưng ngược lại nước Mỹ củng là môt nước mang nợ nhiều nhứt trên thế giới (hơn 5 ngàn tỷ đô vào năm 2000),

Nước Mỹ là một nưóc mau lẹ nhứt thế giớI, đang ngồi ở nhà đói bụng, bạn muốn ăn Pizza, chỉ cần bấm điêän thoại, 5 phút sau là có người mang đến nhà một cái Pizza nóng hổi thơm phức, có thể vừa thổi vừa ăn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp thập tử nhứt sanh vả lại chỉ cần bấm 3 con số - 911 và chờ mãi không thấy xe cứu thương đến.

Nước Mỹ là một nước rất nhân đạo với thú vật nhứt là chó với mèo (Dog and Cat), các bạn nào ăn thịt chó, hạ cờ tây nhứt mực nhì phèn tam khoen tứ đốm, ở Mỹ rán mà nhịn thèm. Nếu lén lút lở ra hàng xóm biết được nó đi tố cáo thì vỡ mặt, còn bị bắt quả tang thì chỉ có nước đi tù. Tại Mỹ, chỉ có loại chó mà bạn có thể ăn thả giàn và ăn lúc nào cũng co,ù đó là (chó nóng) Hot Dog.

Nước Mỹ là nước có nhiều người Việt đến tỵ nạn nhứt thế giới, hơn một triệu người. Có nhiều hội đoàn và tổ chức của người Việt, nhiều ông chủ tịch đại diện, chia rẽ, chửi rủa, tố cáo, thưa kiện, ganh tị, bôi nhọ, chụp mũ, đánh đấm với nhau dữ nhứt trên thế giới. Nhưng Mỹ cũng là nơi có nhiều người Việt giàu lòng bác áí, âm thầm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Người Việt đã bảo lãnh hằng ngàn ngàn thân nhân và bạn bè hoặc người không quen biết khi họ cần bảo trợ để đến Mỹ định cư. Tình thương của người Việt ở Mỹ đã thể hiện nhiều nhứt qua cuộc quyên góp cả triệu đô (không có thống kê chánh thức) gởi về giúp nạn nhân bão lụt miền trung Việt Nam năm 1999.

Chúng ta có thể viết hằng ngàn ngàn quyển sách, để chê hoặïc khen nước Mỹ. Tha hồ. Chẳng có người nào nhơn danh nước Mỹ để cám ơn hay đính chánh, vì nước Mỹ có một khả năng siêu việt để biến đổi theo thời gian và không gian.

Nước Mỹ là bất cứ cái gì: hỷ, nộ, aí, ố, có giả, có chân, có nhân, có quả, có muôn hình vạn trạng và vô thường biến đổi theo hoàn cảnh môi trường, và người ta thường dùng cái chữ hơi khôi hài để gọi nước Mỹ: the Melting Pot.

PHƯƠNG MAI


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến