Hôm nay,  

Hai Lần Đến Mỹ

13/11/200200:00:00(Xem: 193427)
Người viết: Lê Tiến Đức

Bài tham dự số 15\VBST

CHƯƠNG TRÌNH H.O. BỎ RƠI CÁC SĨ QUAN CHUYÊN GIA

Đó là chi tiết đáng chú ý trong bài viết này: Vì hạn định 3 năm cải tạo, chương trình HO của Mỹ đã bỏ lại Việt Nam hàng ngàn sĩ quan chuyên viên kỹ thuật, như trường hợp tác giả bài viết.

Ông Lê Tiến Đức sinh năm 1932, cựu sĩ quan Công Binh VNCH. Sau năm 1975, Cộng Sản tập trung toàn bộ sĩ quan VNCH đưa vào nhà tù. Nhưng vì nhu cầu, phải để các sĩ quan có chuyên môn như kỹ sư, bác sĩ... về trước thời hạn 3 năm.Ông Đức tốt nghiệp trường kỹ thuật Phú Thọ, "tuổi cải tạo" thiếu mất 45 ngày, không d9ược xếp vào diện HO. Các con phải vượt biên 6,7 lần tù tội mới có người đi thoát. Mãi tháng 12-1999, ông Đức mới có dịp định cư tại Mỹ theo diện dđoàn tụ.Hiện nay, ông Đức và các con sống tại San Jose.


Năm 1960, tôi được Cục Công Binh QLVNCH đề cử tham dự Khóa học căn bản xây dựng tại trường Công Binh FORT BELVOIR, bang VIRGINIA, cách WASHINGTON DC 25 miles. Đoàn chúng tôi gồm 10 người, lên đường tháng 2 năm 1960. Tên của đoàn viên được sắp theo vần, do vậy tên tôi là Đức được sắp đầu và bên cạnh tôi là chử LEADER nên nghiễm nhiên tôi làm trưởng đoàn.

Chúng tôi đi máy bay cánh quạt, bay từ Saigòn qua căn cứ CLARKFIELD của Mỹ ở PHILIPPINES, ngủ lại một đêm rồi sáng hôm sau bay tiếp, ghé đảo GUAM, đảo WAKE, đảo HAWAII và đến SAN FRANCISCO sau 14 giờ bay.
Lần đầu tiên đặt chân lên đến Mỹ, dù là hòn đảo nhỏ hay tại phi trường, chúng tôi đều được đón tiếp niềm nở, chỉ dẩn tận tình. Ấn tượng đầu tiên của tôi với nước Mỹ rất tốt đẹp. Người Mỹ gọi chúng tôi là sĩ quan đồng minh (ALLIED OFFICERS) như vậy có nghĩa là người VIỆT NAM và người MỸ đứng chung một chuyến tuyến tự do để bảo vệ đất nước.

Nghĩ ngơi tại SAN FRANCISCO 3 ngày, chúng tôi được nhân viên phụ trách đón tiếp tham khảo ý kiến và cho chúng tôi tự do chọn lựa một trong ba phương tiện di chuyển từ California đến VIRGINIA: máy bay, xe lửa, xe bus. Sau khi hội ý, chúng tôi đồng ý đi xe lửa, vòng qua các tiểu bang miền Nam để thưởng ngoạn phong cảnh.

Với người Mỹ, hễ người nào có trách nhiệm cao thì quyền lợi hưởng nhiều hơn. Vì tôi là trưởng đoàn nên họ dành cho tôi một phòng riêng biệt trong toa xe lửa với đầy đủ tiện nghi. Lẽ tất nhiên là tôi san sẽ cùng các bạn tôi những tiện nghi đó nhưng tôi muốn nêu lên đây nhận xét thứ hai về nước Mỹ là rất chu đáo và sắp xếp rất khoa học, rất thực tế trong cuộc sống hằng ngày. Năm 1960, kinh tế nước Mỹ chưa mạnh bằng bây giờ nhưng trong suốt cuộc hành trình, tôi đã chú ý quan sát để tìm hiểu thêm về nước Mỹ. Tàu xuyên qua các cánh đồng cỏ xanh mướt chăn nuôi súc vật, không khí trong lành, môi trường không bị ô nhiễm nên tuổi thọ của người dân càng ngày càng tăng cao. Những hàng cây dọc hai bên đường vừa thức giấc sau một mùa đông đã bắt đầu nẩy lộc đâm chồi. Đất nước thanh bình trong những cảm nhận đầu tiên làm tôi thèm muốn một nước Việt Nam không có chiến tranh, không có hận thù.

Sau những ngày học tập miệt mài về chuyên môn kỷ thuật, nhà trường còn tổ chức những buổi đi thăm vào cuối tuần những danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, các đài tưởng viện. Lịch sử oai hùng của công cuộc dựng nước và giữ nước làm cho người Mỹ hãnh diện về cuộc chiến đấu gian khổ của họ và cùng nhau sát cánh để kiến tạo một nước Mỹ như ngày hôm nay.
Khi đứng bên bờ sông POTOMAC trong dịp lễ hội" Hoa Anh Đào nở", tôi nhìn thấy những gia đình người Mỹ, vợ chồng con cái hớn hở vui tươi dưới rừng hoa, tôi hiểu nước Mỹ muốn làm tất cả để người dân có một cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.

Khi leo lên tháp"Tưởng niệm tổng thống GEORGE WASHINGTON",tôi hiểu người Mỹ tại sao lại trân trọng và biết ơn vị tổng thống đầu tiên của họ đến thế. Một người Mỹ da đen đỏ đứng hàng giờ cùng tôi duới chân tượng đài tổng thống ABRAHAM LINCOLN, chúng tôi chỉ đứng im lặng, ngưới nhìn và chiêm ngưỡng vị tổng thống đã cố gạt bỏ sự kỳ thị chủng tộc, đem lại sự bình đẳng giữa các mầu da và đã bỏ mình vì lý tưởng cao cả đó.

Có biết bao nhiêu điều để nói về nước Mỹ nhưng trên trang giấy nhỏ nầy không thể nói hết được. Tháng 2 năm 1961, tôi rời nước Mỹ trở về quê hương, mang theo nhiều ấn tượng tốt đẹp về một đất nước bao la hùng vĩ.

Ngày 27 tháng 12 năm 1999, 39 năm sau, tôi mới có dịp trở lại nước Mỹ lần thứ hai.
Với tấm bằng kỷ thuật xây dựng học tại Phú Thọ (Saigon) và tu nghiệp tại Hoa Kỳ, tôi cùng các sĩ quan khác có chuyên môn Kỷ thuật như bác sĩ, kỹ sư từ trại cải tạo tập trung về trước thời hạn mà chương trình HO cho phép (3 năm) là 45 ngày. Trong thời gian tôi còn ở trại tập trung cải tạo, vợ tôi tần tảo tháng ngày, thắt lưng, buộc bụng, bám lấy chợ trời LÊ THÁNH TÔN để nuôi chồng cải tạo và 7 đứa con ăn học. Rồi cũng tại chợ trời ở góc chợ Bến Thành đó, vợ tôi đã chắt chiu từng chỉ vàng một để cho chồng con vượt biên tìm chân trời TỰ DO. Nào mấy ai đi một lần mà thoát được. Tôi vượt 4 lần, 2 lần bị bắt, 2 lần bị rượt đuổi chạy được về nhà nhưng không đi thoát. Bốn đứa con tôi, đứa may mắn nhất cũng phải đi từ 2 lần mới vượt được. Đứa xui xẻo phải 7 lần ở tù mới thành công. Có 2 đứa bị tàu chết máy ngoài khơi, lênh đênh trên biển 15 ngày, mạng sống như chỉ mành treo chuông, may mà không vào bụng cá, nhờ hồng phúc của ông bà mà vào được đất liền. Chính những đứa con này đã bảo lãnh vợ chồng tôi trở lại nước Mỹ vào ngày 7 tháng 12 năm 1999 theo diện ODP.

Đến phi trường quốc tế SAN FRANCISCO vào buổi trưa, vợ chồng tôi chỉ mất 3 phút để được đóng dấu "THƯỜNG TRÚ NHÂN" vào hộ chiếu. Thủ tục nhập cảnh rất chính xác và nhanh chóng. Khi đi ngang qua cửa thứ hai để ra ngoài gặp thân nhân, tôi được một cô nhân viên rất trẻ với nụ cười tươi đón tiếp, như sợ chừng tôi không nói và nghe được tiếng Mỹ nên cô chỉ vào tấm áp phích có vẽ các loại trái cây với dòng chữ "Có mang theo loại trái cây gì thì để lại đây trước khi ra ngoài". Tôi mỉm cười đáp lễ và trã lời cô gái bằng tiếng Mỹ: "Chúng tôi xin cám ơn cô đã đón tiếp chúng tôi đến Mỹ bằng nụ cười đẹp. Tôi đã từng đến Mỹ nên am hiểu luật pháp Mỹ. Trong hành lý chúng tôi không có loại trái cây gì cả."

Cô nhân viên lại cười kèm theo đôi mắt tròn xoe: "Ông nói tiếng Mỹ rất chuẩn xác. Xin cảm ơn và xin chúc ông bà thành công trên nước Hoa Kỳ khi đoàn tụ với gia đình."
Đó là nước Mỹ trẻ trung, nước Mỹ lịch sự. Lẽ tất nhiên, dù ở đất nước nào, trong cuộc sống, khi nào cũng đáp ứng được tất cả những ý ta mong muốn. Những ngày ban đầu của việc định cư cũng phải gặp nhiều trở ngại: giờ giấc, thời tiết, nơi ăn chốn ở. Biêt bao nhiêu là sự cách biệt. Khác với suy nghĩ lúc còn ở nhà. Nhưng có một điều là chúng ta khẳng định là nước Mỹ thật lòng muốn giúp ta sớm hòa nhập vào cuộc sống mới, về y tế, về xã hội. Cái nổ lực lớn là chúng ta phải cố gắng khắc phục mọi trở ngại. Không thể ngồi một chỗ mà ỷ lại, than vản. Nước Mỹ chỉ cần chúng ta một điều: Tuân thủ luật pháp Mỹ.

Lần thứ hai đến Mỹ, vì sống ở khu dân cư, không phải ở quân trường như lần thứ nhất, tôi mới thấy rõ người Mỹ làm việc cực lực như thế nào. Vào những ngày cuối tuần, họ nghĩ ngơi thoải mái, dọn dẹp nhà cữa, đi chợ, đi mua sắm. Kinh tế phát triển, nạn thất nghiệp được đẩy lùi dần và còn tỷ lệ rất thấp, nhà cửa được xây dựng thêm, mở rộng khu dân cư, chợ búa.
Hai lần đến Mỹ, hai lời cảm ơn.
Lần thứ nhất năm 1960, trong bộ quân phục sĩ quan đồng minh, tôi cảm ơn nước Mỹ đã truyền đạt cho chúng tôi kiến thức về chuyên môn kỹ thuật để về phục vụ đất nước.

Lần thứ hai năm 1999, với cương vị người định cư, tôi cảm ơn cô gái Mỹ trẻ trung, làm nhiệm vụ tại phi trường quốc tế SAN FRANCISCO, đã tiếp đón chúng tôi với nụ cười tươi tắn, làm tôi liên tưởng đến tượng Nữ Thần Tự Do tọa lạc trên lối vào thành phố NEW YORK, tay giơ cao ngọn đuốc soi sáng cho tất cả mọi người muốn hội nhập vào vùng đất mới.

San Jose ngày 24 - 5 - 2000
Lê Tiến Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,180,134
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.