Hôm nay,  

Tiếng Thầm Của Nhịp Tim

13/11/200200:00:00(Xem: 170288)
Người viết: TU UY TRAN

Bài tham dự số 16\vbst

Tác giả TU.UY.TRAN tên thật là TUOI TRAN, sinh năm 1944.

Trước 1975, tại Việt Nam: Sinh viên, dạy học, đi lính. Hiện là chuyên viên kỹ thuật hàng không, định cư tại Rosemead, California.

Meriden là một thành phố nhỏ bé vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Bây giờ là mùa Xuân, nắng như nhảy múa trên những chùm hoa ven đường. Bầu trời trong xanh, thỉnh thoảng vẫn có những làn gió nhẹ thoảng qua, mang chút hơi lạnh còn sót lại.
Nước Mỹ quá đẹp, nhà của tươm tất với cách kiến trúc Âu Châu, đường sá sạch sẽ, những thảm cỏ xanh mướt, vén khéo. Trị trấn này với đa số là người da trắng trung lưu. Ông bà bảo trợ của tôi là một cư dân ở đây..
Đêm qua, khi chuyến ba từ Pennsylvania về New York, chuyến bay nửa đêm đã đưa chúng tôi từ trại tị nạn về gia đình người bảo trợ. Nhìn xuyên cửa kính từ độ cao, New York là một biển ánh sáng đền, mênh mông, mút tầm mắt. Chúng tôi im lặng, nhưng tôi đã nhìn sang, bắt gặp ánh mắt lo âu của vợ tôi, chắc chắn những xao xuyến trong lòng chúng tôi đã gặp đúng tần số nhau lúc ấy.
Trời ơi! Xứ lạ quê người, vợ yếu con thơ.... Cuộc đời mình sẽ về đâu" Gia tài chỉ vỏn vẹn cái túi quân trang được phát trong trại tị nạn, chưa đầy những quần áo người lớn và trẻ con, cũ có, mới có. Nào là khăn bông, xà phòng, bàn chải, giày dép cũng ở trong đó. Trên cùng, vợ tôi gói một vài quả cam, táo, và bánh lạt để dành từ trong trại, phòng khi mấy đứa nhỏ đói.
Ông bà bảo trợ và bà con đã đến đón chúng tôi bằng ba chiếc xe Cadillac, vì họ nghĩ rằng vợ chồng tôi và ba đứa nhỏ chắc có nhiều hành lý. Tôi nói với ông bà rằng chúng tôi chỉ có cái túi này thôi, thì họ ồ lên cười. Một bà đã giúp vợ tôi bế đứa nhỏ lên xe và bà bảo trợ dìu hai đứa lớn. Tôi nhìn sang thấy vợ tôi đã rơm rớm nước mắt, còn tôi cũng nghẹn ngào im lặng. Về đến nhà mấy đứa nhỏ đã ngủ mê man từ trên xe, đặt chúng lên giường là chúng yên ấm trong giấc mơ thần tiên của tuổi thơ, còn chúng tôi nhìn căn phòng dành cho mình, từ cách trang trí, nệm, giường, tủ quần áo, toàn những thứ chắc là đắt tiền lắm. Ôi! quá đẹp, quá sang, trong phòng thoang thoảng mùi thơm dễ chịu. Chúng tôi nhìn nhau và vợ tôi khe khẽ lắc đầu...
Đêm đó chúng tôi quyết định không ngủ trên giường. Nền thảm dày, sạch trơn thì nằm cũng êm, có sao! Mình đâu dám mang chút bụi đường tị nạn làm dơ bẩn chiếc giường sang trọng kia.
Ông bà dẫn chúng tôi sang phòng tắm và khuyên nên tắm táp cho khỏe. Đây là một phòng tắm vĩ đại, có cả spa trong đó. Tôi chưa từng thấy phòng tắm một tư gia to lớn sang trọng như vậy. Những vòi nước, tay nắm đều mạ vàng. Cả hộp xà phòng cũng được mạ vàng bóng loáng, bên trong là một thỏi xà phòng mới tinh tươm. Khăn bông máng trên những giá treo cũng mạ vàng...
Nền gạch bóng loáng được cẩn theo hình hoa văn rất đẹp. Sau khi chỉ còn lại hai chúng tôi, nhìn nhau lắc đầu ngao ngán. Chúng tôi không dám dùng phòng tắm của ông bà.
Tôi để ý thấy các phòng nơi gốc tường hay bệ cửa sổ đều có trưng bày hoặc hoa kiểng, hoặc đồ sành sứ nho nhỏ xinh xinh và rất nghệ thuật. Giàn đèn phòng ăn là một tập hợp rất nhiều những thỏi thủy tinh sáng lấp lánh được treo, được giát vào với nhau bằng những sợi kim loại cũng mạ vàng.
Vào tạm cư trong ngôi nhà sang trọng này mà lòng chúng tôi vô cùng xốn xang, cứ nơm nớp sợ rằng đám con lóc nhóc của mình nghịch ngợm làm hư bể những món đồ quí của ông bà.
Ông bà có hai cô con gái vào khoảng 14,15 tuổi là hai thiếu nử rất xinh đẹp. Hai cô lịch sự chào hỏi nhưng xem ra thì không có chiều thân mật, kể cả không chơi đùa với các con chúng tôi. Chúng tôi cũng hiểu hai cô sinh trưởng ở đây và còn quá trẻ nên chắc chắn nếp nghĩ của các cô phải khác với sự thông cảm sâu xa của ông bà dành cho chúng tôi. Ông là người tị nạn Hung Gia Lợi ngay trong ngày đầu quân Xô Viết tràn sang. Bà là người Ba Lan theo cha mẹ đến đây. Hiện ông bà là chủ một cơ xướng lớn có hạng trong tiểu bang này.
Hôm sau bà con ông bà bảo trợ đã đến thăm chúng tôi với đầy nhóc đồ chơi cho các con tôi, quần áo giày dép đầy những cái túi lớn. Sau đó mọi người ra sân sau nướng thịt và ăn uống vui vẻ. Tôi nói được tiếng Anh nên những cuộc trò chuyện không trở ngại.
Buổi ăn tối ông bà muốn chúng tôi được tự nhiên nên bà đã dẫn vợ tôi vào nhà bếp, chỉ những đồ ăn trong tủ lạnh và cách xử dụng bếp gaz. Sau đó vợ tôi đã lấy hai cái trứng, một củ hành và hai quả cà để làm trứng chiên cho tất cả chúng tôi. Ông bảo trợ thấy vậy bảo rằng: "Trần, đồ ăn ở đây rất rẻ. Chỉ có hai cái trứng làm sao đủ cho gia đình ông" Riêng mình tôi, ăn sáng đã là ba cái trứng rồi".
Quả thật chúng tôi áy náy quá, không muốn làm hao tốn nhiều cho ông bà. Tuần sau tôi bắt đầu đi làm. Ban đầu còn đi cùng xe với ông và ông đã cho tôi tập lái. Sau đó là thi lấy bằng và người anh của ông bảo trợ đã bán lại chiếc xe cũ cho tôi với giá rẻ và cho trã góp.
Tháng sau đó tôi xin phép ông bà cho chúng tôi ra riêng, vì buổi tối tôi còn đi học thêm không muốn làm rầy rà giờ giấc của ông bà. Kể từ đó chúng tôi đã thuê một căn apartment khang trang mà giá cũng rẽ. Ông bà vẫn tới lui với chúng tôi và cuối tuần tôi đến nhà ông bà để phụ giúp cắt cỏ, tưới cây, trồng hoa...


Một buổi sáng mờ sương, trên đường tới sở, phía xa xa ven đường có một người đứng chờ xe quá giang, trông quen...A, thằng Tony ở khâu kế bên. Thôi, cho nó quá giang làm phước. Những xe lướt ngang chỗ nó đứng chẳng có ai dừng lại.. Có lẽ vì nước da đen đủi của nó chăng"
-Hey, man! Cám ơn, man! Nếu không có ông cho đi nhờ xe, có lẽ tôi phải bỏ làm ngày hôm nay. Tôi đón cả tiếng đồng hồ chẳng có ai ngừng cả. Sau đó tôi được biết gia đình nó rất nghèo, nó lớn nhất (19 tuổi), còn một đàn em 7 đứa. Cha nó nghiện ngập bỏ mẹ nó từ lâu.
Tôi bảo "Không sao, mỗi sáng mày cứ đợi ở đấy, tao chở mày đi làm."
"Hey,man! sao ông tốt quá vậy, tôi sẽ trả tiền xăng cho ông"
"Đừng lo Tony. Tao tới đây với hai bàn tay không, tụi mình cùng nghèo, giúp mày chút xíu ăn thua gì!"
Về nhà kể chuyện với vợ tôi, nàng bảo "Anh cẩn thận, em nghe nói tụi da đen ghê lắm à "Tôi gạt ngang "Đừng tin vậy, tùy người chớ em, thằng này hiền lành tội nghiệp"
Hôm sau giờ ăn trưa, Tony bước qua chỗ của tôi. Trên tay nó cầm lon nước và cái bao khoai chiên nhỏ xíu. Tôi nghĩ với sức vóc thanh niên như nó, ăn trưa bây nhiêu làm sao chịu cho thấu. Tan sở tới 5:30 chiều kia mà!
Phần mình, tôi lôi ổ bánh mì to tướng ra và bắt đầu tận hưởng. Ánh mắt thằng Tony lộ vẻ thèm thuồng thấy rõ. Tôi đề nghị: Để tao cắt một khúc cho mày ăn thử nghe Tony" "No, thank you, bro! I'm OK" Tôi biết là nó cũng áy náy như mình trước kia nên thôi, không ép.


Hôm sau tôi bảo vợ tôi "Em làm thêm một ổ bánh mì cho thằng Tony nó đói khát tội nghiệp." Vợ tôi tròn mắt "Trời ơi, tả tơi là mình đây chứ, nó là người Mỹ mà". Tôi bảo "Ôi, em không biết, đâu phải Mỹ nào cũng giàu" Trưa hôm ấy tôi bảo Tony "Mày xem tao có hai ổ bánh ăn đâu có hết, mày ăn giùm tôi một ổ" Tony nói "OK, bro! sao ông tốt quá vậy, trong sở này chưa có ai mời tôi món gì, thanks bro! để tôi ăn thử".
Mỗi buổi chiều thằng Tony đi thật nhanh ra bãi đậu xe, rút cái kkăn bông cũ trong túi ra lau lấy lau để cái xe của tôi trước khi tôi ra tới. Nó nhe hàm răng trắng nhởn cười hề hề "Hey, bro! coi nó cũng còn khá lắm!"


Bây giờ trời đã sang Đông, tuyết phủ đầy đường, cành cây, mái nhà trắng xóa, thật là một cảnh ngoạn mục.
Với tôi thì đã biết qua thế nào là tuyết rơi vì trước kia tôi đã từng du học Hoa Kỳ. Nhưng với vợ và các con tôi thì đây là những điều lạ lẫm đầu tiên trong đời. Hai đứa lớn cũng thích ra vò tuyết thành cục để ném nhau chơi, nhưng chỉ được một lúc là chúng sỗ mũi và khò khè ngay vì quá lạnh.
Vợ tôi cằn nhằn "Anh bày đặt cho tụi nó bịnh, sẽ làm khổ em, mau kêu nó vô nhà". Còn phần nàng vì yếu phổi nên mùa Đông ở đây tuy có đẹp có nên thơ, nhưng hơi lạnh đã không "lịch sự"với hai lá phổi của nàng. Lúc nào nàng cũng phải quấn khăn cổ, trùm đầu, mặc ba bốn áo bông trên người.
Tôi bảo "Em ơi, để anh ráng làm thêm giờ, chừng mùa Thu sau mình dành dụm được chút tiền, sẽ di chuyển về Cali ấm áp"
"Em cũng muốn như vậy, để phụ giúp với anh, trời lạnh lẽo như vầy mà anh lội tuyết đi làm, em thật xót xa quá"
"Không sao, em và ba đứa con là lẽ sống của anh đây thôi" tôi bảo. Mùa Đông lái xe là cả một điều kinh khủng. Mình không điều khiển xe mà ngược lại xe điều khiển mình. Mặt đường toàn là nước đá trơn trợt. Dĩ nhiên tai nạn xảy ra mỗi đầu đường gốc phố, ven xe lộ xe tông vào nhau dồn cục. Có những chiều tan sở về đến nhà đã 11 giờ đêm, chỉ vì lái xe thật chậm và có khi phải chờ cho nhân viên tuần lưu giải tỏa những chỗ tai nạn dồn đống.
Về đến nhà ngó lên tầng lầu hai, nơi cửa sổ là thấy ngay vợ tôi đứng đó với ánh mắt mừng rỡ. Tôi vẫy vẫy tay như báo cho nàng biết mọi sự OK rồi lật đật giở nắp máy xe ra, lục đục tháo bình battery, rồi khệ nệ ôm lên lầu. Bởi vì đêm nay theo tin thời tiết cho biết nhiệt độ sẽ xuống trừ 20 độ. Với sức lạnh này ngày mai không cách chi "đề" cho nổ máy được, vậy phải giữ ấm bình điện thôi. Ngày mai lại lục đục gắn vào trước khi đi làm, lại phải cạo đá đóng trên kính xe. Cứ thế mà chịu cho qua hết mùa Đông.
Hôm ấy là một buổi chiều sẫm tối mùa Đông, chủ nhật. Vợ tôi bảo "Anh à, tủ lạnh đã hết đồ ăn để em làm cơm cho anh ngày mai, anh đi chợ mua một ít rau thịt về cho em". Tôi lôi cái xe cà tàng ra đi chợ. Lúc ôm hai túi đồ ăn ra xe để ra về nhà, thì một người Mỹ to lớn hiện ra, râu ria xồm xàm hai cánh tay đầy những vết xâm, hắn mặc áo ngắn tay dù trời lạnh. Thấy nguy tôi lùi lại nhưng không kịp nữa, hắn đã dồn tôi sát vào chiếc xe. Một tay hắn chận vào cổ họng tôi, tay kia nắm lại thành quả đấm dứ ngay mặt tôi bảo "Mother f..., đưa tiền đây!" Tôi ú ớ và theo phản ứng, buông hai túi đồ ăn để xô hắn ra. Rau, thịt, đổ xuống đầy mặt đất. Nhưng hắn to quá xô đẩy chẳng ăn nhằm gì. Hắn dộng tôi một quả ngay miệng dập môi, sưng vều lên và máu chảy ướt áo. Không thoát nổi nhưng tôi la to lên "Help!" Cùng lúc ấy một người đạp xe từ chổ giặt sấy, trên vai đeo một túi đồ vừa trờ tới. ..Ai" A! thằng Tony đi giặt đồ đó mà! tôi cố la to "Tony!" Rất nhanh Tony quăng túi đồ và nhào vô ôm hắn kéo ra. Bị phá đám, hắn lồng lộn "Mày muốn chết"" Rồi hắn quay sang đối phó với Tony. Tôi nghe rõ tiếng la của Tony:"Mr. Tran, run! run!" Thoát vòng tay hắn tôi chạy về phía tiệm giặt và la to "Help! Help!". Lúc tôi quay đầu lại xem Tony có sao không thì cùng lúc thấy hắn giơ chiếc ghế xếp bằng sắt giáng xuống đầu Tony nghe "bốp" một tiếng. Tội nghiệp Tony, nó ngã dài trên mặt đất nằm im.
Security của chợ gọi cảnh sát ngay cấp kỳ. Tôi thành thật khai báo những gì xảy ra, sau này tôi biết tên cướp giật xâm mình là một kẻ chích choác và có tiền án. Cảnh sát còng hắn dẫn đi, Tony được cứu tỉnh và đưa vào bệnh viện.
Hôm sau vợ chồng toi đến bệnh viện thăm Tony, nó đã tỉnh táo và trò chuyện được chỉ còn đầu rất đau. Mẹ và em của Tony cũng có mặt. Tôi nói với bà: "Tôi rất buồn cho những gì xảy đến cho Tony, vì cứu tôi mà Tony phải chịu nguy hiểm, tôi thật áy náy trong lòng" Bà nói "Ông Trần, Tony đã nói với tôi nhiều về ông, nó rất cảm mến ông, cũng may bác sĩ nói không hề gì, chỉ vài hôm sau là khỏi"
Nhìn người đàn bà da màu với bầy con nheo nhóc này, tôi hiểu thêm vì sao Tony chỉ có bữa ăn trưa là một bao đậu phộng nhỏ, hoặc có hôm là một bao khoai sấy mà thôi.


Năm sau, vào khoảng cuối Thu, chúng tôi quyết định rời MERIDEN để về CALIFORNIA. Tôi nói với Tony: "Chiếc xe của tao bây giờ trị giá chừng trăm bạc, tao muốn bán cũng không bán được ngay. Tuy nó cũ nhưng còn xài được vài năm nữa. Mày không có xe, tao cho mày. Đây, giấy tờ sang nhượng tao đã ký, điền tên mày vào đây. Ngày mai đi sang tên ngay"
"Hey, bro! tôi đâu có tiền trã cho ông"" "Tao đã nói cho mày free mà! "Hey, bro! ông định rời nơi đây thật sao"". Tôi nghe được nỗi nghẹn ngào trong những lời này của nó...
Hôm tiễn đưa chúng tôi rời MERIDEN, nơi trạm xe Bus xuyên bang, có gia đình của ông bà bảo trợ và bà con, những người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trên bước đường nhập vào đời sống ở Hoa Kỳ. Có cả bà giáo của hai đứa con tôi. Tất cả không nói năng gì thêm, sau lời cầu chúc chúng tôi may mắn và thượng lộ bình an. Chúng tôi nghẹn ngào nói lời tạm biệt và hứa sẽ giữ liên lạc.
Khuất trong một góc của trạm Bus station, bây giờ Tony mới bước ra nó cầm một gói nhỏ trao cho đứa con tôi, nói rằng: Đây là món đồ chơi nó thích nhất từ thuở nó trạc tuổi con tôi, còn cất kỹ mãi đến giờ. Nó dặn con tôi khi nào lấy ra chơi thì nhớ tới nó.
Khi chúng tôi nói lời từ biệt, Tony chỉ nói được hai tiếng "Good luck" rồi lặng im. Tôi nhìn thấy hai giọt nước long lanh trong khóe mắt của nó...
Thì ra trái tim bao giờ cũng đập một điệu nhịp nhàng, yêu thương không phân biệt màu da chủng tộc. Chỉ có khối óc với những toan tính đo lường và lo âu. Khối óc đó làm cho trái tim trở nên hồi hộp, khó thở, có khi làm cho tim tắt nghẹn.
Nếu nói được, trái tim sẽ bảo rằng: Xin để cho tôi yên, tôi sẽ tấu một bản nhạc nhịp nhàng, êm ái và yêu thương cho tới những nốt cuối của đời mình.

TU.UY.TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến