Hôm nay,  

Ba Ngày Tu Học

25/01/200700:00:00(Xem: 129293)

BA NGÀY TU HỌC

 

Người viết: Trương Kim Loan

Bài số 1185-1797-505-v4240107

*

Tác giả Trương Kim Loan là Giám khảo ngành thẩm mỹ, Board of Barber and Cosmetology, hiện làm việc  tại Nha Khảo Thí Glendale, California. Bài viết về nước Mỹ thứ hai của bà kể lại ba ngày tu học đặc biệt của khóa mùa đông tại tu viện Bảo Phá .

*

Cứ mỗi năm vào dịp lễ tạ ơn (thanksgiving), chùa Diệu Pháp ở San Gabriel có tổ chức ba ngày tu học tại tu viện Bảo Pháp. Đây là tu viện được xây dựng khoảng 10 năm dưới chân núi Azusa Canyon, cũng là văn phòng II- Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất hải ngoại, do Thượng Tọa Thích Viên Lý -Tổng Thư Ký Giáo Hội trụ trì.

Khung cảnh chung quanh Tu Viện Bảo Pháp bao la rất đẹp và thơ mộng. Trên cao nhìn xuống có dòng suối chạy dài, nghe tiếng chim hót ríu rít làm lòng mình dịu lại… nên thơ lắm quý vị ạ. Nếu ai chưa từng đặt chân đến thì là một điều thiếu sót rất uổng. Đây đúng là nơi lý tưởng để tu học hoặc cho những ai cần thời gian cho tâm hồn thanh tịnh tránh xa mọi ồn ào, phức tạp của đời sống…

Sáng sớm thứ năm của ngày lễ Tạ Ơn tôi vẫn có thói quen thức sớm giống như những ngày đi làm việc phải thức dậy trước 5 giờ. Chuẩn bị hành trang lên đường cho 3 ngày tu tập.

4 giờ chiều, bắt đầu đi, theo lộ trình còn nhớ kỳ đi hồi năm ngoái. Từ nhà Khanh ra Azusa quẹo phải thẳng một mạch lên tới đó. Kỳ này khỏi phải ra xa lộ khỏe qúa chừng.

Má tôi nói đúng, tới nơi trời gần tối. Qua cổng thứ nhất bên trái là con đường đất quanh co dẫn vô tu viện làm tôi nhớ lại hồi nhỏ mỗi lần có dịp về quê được ngồi xe lôi chạy vô con đường đất hai bên đường có nhiều nhánh xoài rũ xuống trái thòng ra ngoài, tôi vói tay bứt được mấy trái đem về ăn với mắm đường ngon quá xá cỡ, dì tôi nói:

- Sao con bứt xoài của người ta"

- Chớ hỏng phải nó thòng ra ngoài là của người đi đường sao dì…"

- Muốn hái phải xin người ta con ơi.

Xe chạy qua cổng thứ nhì là có người hướng dẩn chỗ đậu xe phía bên phải và trái dưới mấy tàng cây bơ. Nguyên cả chu vi tu viện có rất nhiều cây bơ, nghe nói chổ này hồi xưa là nông trại trồng bơ. Những cây bơ lâu năm thành cổ thụ hết, có nhiều cây được cắt xén thành những hình dạng rất đẹp, tôi thấy có vài cái võng được mắc vô thân cây…Chỗ này mà nằm đọc tiểu thuyết thì thôi " hết xẫy".

Tất cả hè hụi tay xách, nách mang nào là túi ngủ, nào là xách tay. Tôi còn rinh thêm cái gối ôm dài nữa. Bà chị háy "còn bày đặt đem gối ôm nữa".

Tôi nói " Hỏng có gối ôm ngủ sao được" kệ tui".

Vô tới trong, bắt đầu kiếm giường.

Đây là một phòng thiệt lớn có nhiều hàng gường đôi. Ai tới trước thì được nằm dưới, tới sau thì leo lên nằm phía trên…lần này tôi được nằm dưới.

Sắp đặt xong xuôi chúng tôi rủ nhau đi lòng vòng ngắm cảnh…thấy bóng dáng của quý thầy tới lui sắp đặt…

Ngọc Anh buột miệng nói:

- Phải chi có Xuân ở đây thì vui biết mấy…uổng ghê…

- Thôi kệ, để lần sau, chớ để David ở nhà một mình đâu được, rủi ro bị té thì ân hận.

Đi vòng chung quanh mới thấy căn phòng này có hai cửa lớn nhìn ra hai hướng…một hướng nhìn ra tượng Phật Bà Quán Thế Âm, hướng kia xoay về giảng đường Phước Huệ. Chổ này là nơi thường xuyên họp mặt để quý thầy giảng giáo lý nhà Phật, cũng là nơi có những buổi tọa đàm rất vui.

Ban phụ trách lo rất đầy đủ, mặc dù ở ngoài trời nhưng quý thầy cho đem mấy cái máy sưởi gas lớn nên cũng đủ ấm.

Phía trên nhà nghỉ là Chánh Điện. Đây cũng là nơi để tụng niệm và học cách ngồi thiền. Tôi thích nơi rộng rãi này, vị trí nằm trên cao thoáng mát nhìn ra ngoài là núi bao bọc chung quanh thấy được cả giòng suối chạy dài xa mút phía dưới... Điểm đặc biệt là thật giản dị không sơn son thiếp vàng rườm rà nhưng rất uy nghi. Ngồi thiền tụng làm cho tôi quên đi nhiều ưu phiền.

Quý thầy luôn nhắc nhở mọi người nếu không cần thiết thì tránh đừng nói chuyện lớn tiếng, để nơi tu học được thanh tịnh, và giữ cho đầu óc bình an.

Bên phải giảng đường Phước Huệ là dãy nhà xe (mobile home) củ kỹ, cũng là chỗ nghỉ của quý thầy. Nhìn dãy nhà xe này tôi chợt có ý nghĩ "Ước gì trúng số, con sẽ xây cho quý thầy căn nhà tốt hơn, và xin thầy miếng đất nho nhỏ để con xây một viện mồ côi cho trẻ em vô phước".

Sau lưng giảng đường là khu nhà bếp. Những người lo phần ẩm thực rất là cực, thức khuya, dậy sớm nấu nướng suốt ngày. Có vài người sợ lạnh, yêu cầu thầy họp mặt ở trên Chánh Điện. Thầy Thích Viên Huy liền hội ý của tất cả mọi người để lấy quyết định chung. Ý của quí thầy muốn họp mặt ở giảng đường Phước Huệ ngoài trời nầy là để cho ban ẩm thực vừa làm việc mà cũng vừa lắng nghe quý thầy giảng. Tất cả số đông đều đồng ý với thầy…

Vấn đề ăn uống quá sức đầy đủ, ngày ba bửa, thức ăn rất ngon tôi nghĩ "ăn như vầy tôi có thể ăn chay suốt đời" thức uống thì để sẳn trên bàn suốt ngày cà phê, bánh ngọt đủ thứ….

Thầy Viên Huy thường xuyên tới lui thăm hỏi từng người….

Chương trình tu học theo đúng giờ giấc đã định sẳn có bảng niêm yết vài nơi, theo tiếng chuông, tiếng khánh báo hiệu. Quý thầy nói "phải theo đúng lịch trình để không thiếu sót phần nào hết".

Sáng sớm 5 giờ thức dậy có tiếng chuông, tiếng khánh báo thức.

Nhà vệ sinh được đặt ngay phía cửa sau. Sau màn làm vệ sinh tất cả cùng nhau lên Chánh Điện làm lễ buổi sáng hô canh tọa thiền và công phu khỏang hơn một tiếng.

Xong tất cả cùng ra sân tập thể dục theo cách chậm rãi chấp tác và Thái cực quyền (Tai Chi") do Hòa Thượng Thích Ân Huệ hướng dẩn khoảng 30 phút. Nghỉ giải lao xong tới bữa ăn sáng theo cách tự bưng ra bàn. Truớc mỗi bữa ăn mọi người cùng đứng lên cung thỉnh quý Chư Tôn Đức và cùng nhau tụng niệm trước khi ăn.

Nghỉ giải lao khoảng 15 phút sau bữa ăn sáng, kế tiếp là giờ học Phật pháp có khi một hoặc hai thầy, có khi tất cả quý thầy đều hiện diện.

Hòa thượng Thích Chánh Lạc mặc dù ở xa (Colorado) nhưng năm nào cũng có mặt. Hòa Thượng là Đệ I Phó Chủ Tịch Nội Vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp. Thầy giảng giáo lý rất hay, nói thao thao bất tuyệt. Cái đặc điểm là thầy đem thơ và lịch sử của nhiều thời đại trong bài giảng nên tất cả ai nấy cũng đều nín lặng nghe từng lời nói của thầy "không ai buồn ngủ hết".

Kỳ này ngoài Hòa thượng Chánh Lạc, Thượng tọa Thích Viên Lý (trụ trì chùa Diệu Pháp) Thượng tọa Thích Viên Huy, Thượng tọa Thích Viên Thành, Thượng tọa Thích Viên Thông (Thượng tọa Thích Ân Hụê và Thượng tọa Thích Ân Đức là người Mỹ) đặc biệt năm nay có Thượng tọa Thích Huyền Việt thuộc về Phật giáo Tây Tạng giảng dạy. Nhìn thầy nghiêm nghị, nhưng rất vui tính, giảng rất hùng hồn. Thầy dùng những lời bình dân dể hiểu đánh trúng tâm lý đạo hữu…ước gì năm sau thầy trở lại

Thầy hiện trụ trì tại chùa Bửu Môn bên Texas có nhiều phật tử là người Mỹ và giới trẻ, vì bận làm lễ khai mạc trại Huấn luyện Huynh Trưởng nên thầy không có mặt trong giờ toạ đàm buổi tối "tiếc lắm thay".

Sau giờ giáo lý là đến giờ ăn trưa (Qúa Đường) 12 giờ đến 1 giờ tại Tịnh Trai xứ, ngoài trời, dưới những cây cam trái chín vàng.

Thức ăn được sắp sẳn trên bàn, tất cả đạo hửu cùng đứng lên cung thỉnh quý Chư Tôn Đức và cùng nhau nâng chén cơm lên ngang trán tụng niệm để tỏ lòng tạ ơn Trời Phật…sau bữa ăn trưa, tất cả cùng sắp hàng một nối gót theo thầy, đi thiền hành chậm rãi vừa đi vừa niệm "Nam mô A di đà Phật" một vòng lớn chung quanh giảng đường.

Sau đó là giờ nghỉ trưa 1 tiếng. Tôi và bà chị lợi dụng giờ này để đi mua thêm sách và ngắm cảnh chụp hình…

Lúc này tôi gặp hai Sư cô là hai mẹ con cùng khoát áo cà sa.

Sư cô nhỏ rất trẻ "trên dưới hai mươi". Cô cho biết là Phật tử của chùa Diệu Pháp mười mấy năm, quyết định xuất gia từ mùa hè năm nay và cô may mắn được xuống tóc tại gốc Bồ Đề của Đức Phật bên Ấn Độ. Sư Cô mẹ (tôi không nhớ tên, có người nói Sư Cô có điểm trang). Nhìn gần, tôi thấy dường như cô có sửa mủi, xâm mắt, môi… Sau khi nói chuyện với cô tôi mới hiểu ra có thể cô xuất gia sau khi làm những việc đó và không thể tẩy ra được…

Từ 1 giờ bắt đầu học giáo lý, cô Sư trẻ nói lên những lời cám ơn quý thầy đã dạy dổ từ bao lâu nay… Những cảnh nghèo khổ bên Ấn Độ và nhất là sau cái chết của Ông Ngoại làm cho cô có ý nghĩ "cuộc đời quá ngắn ngủi" nên cô quyết định xuất gia làm nhiều người mũi lòng…

Thầy Viên Lý giải thích nhiều điều hửu lý. Thầy cho nhiều thí dụ như… muốn làm bác sĩ thì phải bỏ ra nhiều năm học hỏi, thực tập rành rẽ mới chửa bịnh cho bệnh nhân…làm sĩ quan thì phải qua nhiều khóa huấn luyện mới đeo lon và mặc quân phục.v..v…thì mới có giá trị, và thầy cũng yêu cầu những ai đừng vì quyền lợi riêng tư, lợi dụng tôn giáo đem tên chùa này, chùa nọ về VN để hoàn thành ý muốn riêng của mình….

Quý thầy nói bất cứ ai có thắc mắc về bất cứ lảnh vực nào (Đạo hay Đời) nên đem ra chia sẻ để cùng học chung…

Có một bà hỏi về chuyện gia đình… bà theo Phật, con gái theo Chúa (đã là Sơ). Ý nguyện của bà khi chết làm tang lễ theo Phật giáo, nhưng con gái nói sẽ đem Ca đoàn Nhà Thờ về làm lễ cho mẹ. Bà mẹ cảm thấy không thoải mái về chuyện này…quý thầy cho những ý kiến rất chí lý mà không đụng chạm tới tấm lòng của người con.

Thầy giảng nhiều về tu tâm. Có những phân tích giữa xuất gia và tu tại gia, giải thích về Nam Tông, Bắc Tông và Phật giáo Tây Tạng. Thầy luôn khuyến khích mọi người nên đem câu hỏi ra để mọi người cùng rút kinh nghiệm, tôi thấy đây là kinh nghiệm quí báu nhất nếu không gặp phải bây giờ nhưng có thể xãy ra sau này…

Sau giờ nghỉ giải lao là buổi tọa đàm.

Đây là thời gian vui và thoải mái nhất. Ai có đề tài gì cứ đem hết ra thầy nói "cây nhà lá vườn, đừng sợ"

Thầy Chánh Lạc được yêu cầu ưu tiên một. Thầy ngâm thơ hay lắm, thầy Viên Thông kể chuyện.. v.v…Có câu hỏi về chuyện ma…và linh hồn của những người vượt biên chết trên biển có siêu thoát không hay tại vì sợ quá mà thành ảo tưởng…"

Thầy Chánh Lạc và thầy Viên Huy giải thích cặn kẽ rất hay như quý vị thấy ban đêm mà được ăn chè nghe kể chuyện ma thì còn gì bằng (nhất là những người sợ ma như tôi…)… Có đạo hữu trẻ nói lên về kinh nghiệm và sự linh thiêng của hai lần vượt biên nên rất cám ơn nước Mỹ đã dung dưỡng chúng ta cho đến ngày hôm nay và cũng rất nhiều người thành công về mọi mặt từ thương mại đến học đường, từ việc làm từ thiện đến việc chính trường và nhất là về mặt tôn giáo giống như chúng ta đem cả một nước Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé đặt để trên xứ sở này…

Sau ba ngày xuất gia tu học trên Tu Viện Bảo Pháp, tôi đã học hỏi nhiều điều hay của mỗi thầy và rút kinh nghiệm từ những câu chia sẻ chung của quí đạo hữu. Cám ơn ban tổ chức và cô, dì, chú, bác trong ban ẩm thực đã nấu những món ăn ngon.

Tôi sẽ trở lại cùng quý thầy vào năm tới và nhân dịp lể Tạ ơn năm nay tôi xin cám ơn nước Mỹ đã cưu mang chúng tôi có được cuộc sống đầy đủ ngày hôm nay và cúi đầu cầu nguyện cho những người kém may mắn hơn và cũng nguyện cầu cho những người lính chiến bên Iraq sớm trở về với gia đình, nhất là cảm ơn quý Thầy đã bỏ nhiều công sức để lo cho ba ngày tu học của chúng tôi.

Về tới nhà với một đầu óc thảnh thơi và hình ảnh của giờ bế mạc, chụp hình lưu niệm, tay trong tay nối một vòng tròn rộng ra cùng cất tiếng ca... nhịp điệu vang vang giữa vùng đồi núi bao la ở nơi đó vẫn còn lãng vãng đâu đây.

Tôi nguyện cầu sức khỏe cho tất cả Quý Chư Tôn Đức và xin cảm tạ nước Mỹ, đất nước của Tự Do Tôn Giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 842,635,362
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
DAVEMIN.COM
Nhạc sĩ Cung Tiến