Hôm nay,  

Một Ngày Làm Việc Trong Rocc

05/01/200100:00:00(Xem: 175123)
Bài tham dự số 119\VB0917

Tác giả Trần Phương là một nữ chuyên gia gốc Việt, kỹ sư của Boeing, làm việc trong ngành khoa học không gian tại Kennedy Space Center. Trong số hôm qua, Giải Thưởng Việt báo đã giới thiệu chuyện Khoa Học Không Gian. Chuyện tiếp hôm nay là công việc tại ROCC, chữ viết tắt của Range Operation Control Center, Trung Tâm Điều Khiển theo dõi tầm hoạt động của các loại hỏa tiễn.


Dù đã quá quen thuộc với giờ giấc bất thường của công việc, thói quen lười dậy sớm vẫn làm Phương ao ước được nằm nướng thêm 5, 10 phút trong tấm chăn còn ấm hơi của mình. Phải đến khi tắm xong, Phương mới thật sự sẵn sàng cho công việc của một ngày mới.

Không phải là ly café hay tách trà mà là giấc tắm sáng để cơ thể không chịu được chất cafein tỉnh táo, tươi mát bắt đầu hoạt động.

Mất 10 phút sắp thức ăn đem theo cho nguyên một ngày vì chương trình phóng có thể bị hoãn, thêm 20 phút lái xe đến sở.

ROCC, chữ viết tắt của Range Operation Control Center, Trung Tâm Điều Khiển theo dõi tầm hoạt động của các loại hỏa tiễn như Titan (dùng trong việc quan sát, dọ thám, đôi khi về thương mại tùy theo loại I, II, IV), Delta (chuyên về thời tiết, khí tượng, thương mại), Trident (đặïc biệt dành cho quân sự, thường được phóng lên từ tàu ngầm), cũng như Shuttle (có phi hành gia, phóng lên từ trung tâm không gian Kennedy).

ROCC nằm trong khu vực quân sự của Không Quân Hoa Kỳ ở Cape Canaveral, nối liền với Kennedy Space center ở Merrit Island bằng hai cầu dài. Chính dẻo đất nối này là chỗ cho du khách có thể xin thẻ được vào xem phi thuyền hay hỏa tiễn dân sự lên (xuống).

KSC chỉ chuyên về Shuttle, nghiên cứu khoa học. Còn Patrick Air Force Base lo phần vụ an ninh trong không gian. KSC cũng như PAFB đều cho những công ty (như Boeing, USA, Honeywell..) đấu thầu làm công việc, còn nhân viên của họ (NASA hay quân nhân) chỉ có nhiệm vụ kiểm soát. Khoảng 10 ngàn người làm việc cho trên dưới 20 công ty lớn nhỏ thầu việc trong hai khu vực này. Trong đó có CSR (Computer Science Raytheon) một công ty kết hợp bởi CSC và Raytheon thầu việc làm điều khiển trong trung tâm ROCC.

Là một khu vực gồm nhiều dãy nhà kiên cố, ROCC được bao bọc bởi một hàng rào sắt hai lớp, cao 3 thước và phòng gác luôn có người túc trực. Không như ở cổng ngoài, bắt buộc phải trình thẻ dán hình, tại đây, Phương có thể cho máy đọc thẻ thứ hai rồi bấm mã số cho cửa tự động mở để vào. Hôm nào quên thẻ này thì phải vào bằng cửa có người kiểm soát.

Đi ngang phòng ăn, cất thức ăn vào tủ lạnh, Phương đến phòng làm việc, mở khóa cất ví, ký tên vào máy vi tính, đọc qua xem có thư từ gì quan trọng không rồi lấy máy liên lạc, cầm tờ chương trình đến phòng họp.

Trước đó 24 tiếng đã có một buổi họp thông qua những công việc phải làm, và mỗi người được phát 1 tờ chương trình trong ngày phóng.

Hôm nay là ngày phi thuyền Discovery ra ngoài không gian, phải có mặt trước giờ phóng 3 tiếng và những dữ kiện thu thập được không phải bảo mật về quốc phòng nên mọi người cười đùa thoải mái.

Buổi họp ngắn gọn cho biết mọi việc vẫn theo đúng chương trình xong ai nấy đi lo phần vụ của mình. Phương cùng Andy, một đồng nghiệp trẻ cùng đi đến phòng máy.

Lại bấm mã số để vào. Đây là khu phòng máy dành cho Front End Processor, System Control, Master Control nên nhiệt độ luôn luôn thấp. Bước vào ghế riêng, với tay lấy chiếc áo len thật dày khoác vào người, Phương không quên nhìn lên tường, ngay sau phía chiếc ghế của mình. Hình vẽ một đống củi đang cháy do lũ bạn Mỹ nghịch ngợm dán lên để sưởi cho Phương.

Ngồi vào chỗ dành cho 2 M.C (Master Control), đeo chiếc máy liên lạc vào tai, Phương thử máy trứơc khi làm việc: Com. Check M.C. Tiếng từ đầu kia trả lời: good com.

Sau lưng là bức tường, trước mặt là một hệ thống computer. Một dàn 12 chiếc vi tính, màn ảnh thật lớn để theo dõi đường bay cho 2 M.C. Công việc của M.C. là lấy những con số từ các đài radar, telemetry ở các đảo xa cho vào computer đã program sẵn, chạy để có những dữ kiện cần cho những nơi khác. Mắt theo dõi những con số, tai nghe tin từ các nơi, miệng báo cáo dữ kiện theo chương trình.

Nói thì rất đơn giản nhưng khi làm cần phải chính xác. Công việc không khó nhọc nhưng rất căng thảng vì một lờI báo cáo sai, nhiều nơi bị ảnh hưởng. Để huấn luyện, một M.C phải tốt nghiệp đại học, mất khoảng 2 tháng cho việc điều tra lý lịch, thêm 6 tháng để học về hệ thống máy, cách xử dụng, cách liên lạc vô tuyến, cách dùng mật mã. Đây là một trong những nghề ít sợ bị thất nghiệp vì phải vừa huấn luyện, vừa làm thật.

Rất ít lần phóng suông sẻ, không phải chờ đợi. Còn hầu hết không hoãn ít thì nhiều. Nản nhất là những lần làm việc đến gần giờ phóng thì bị trục trặc nhỏ về điều kiện an toàn, phải hoãn đến hôm sau.

Lại lóc cóc dậy sớm đi làm, rồi chờ, chờ cho đám thuyền, tàu của những người phản đối bị đuổi đi, chờ cho đám mây dầy đang kéo qua dàn phóng. Chờ cho gió nhẹ đi. Lắm khi phải ở sở 14 tiếng liên tiếp. Cần ăn uống sẽ có người thay phiên.

Khi hỏa tiễn hay phi thuyền lên xong, Phương phải chạy những program khác cho Post Test mất thêm 1 tiếng nữa mới ra về được. Ngày hôm sau đi họp báo cáo ưu khuyết điểm để lấy kinh nghiệm cho lần tới. Trước khi phóng thì chạy Pre Test, họp điều nghiên. Hết phi thuyền đến hỏa tiễn thay nhau ra ngoài trái đất nên công việc lúc nào cũng bận rộn. Nhiều khi quá mệt mỏi Phương lại tự an ủi là mình cũng đang đóng góp công sức cho khoa học không gian. Một công việc mà không mấy người may mắn được làm. Nhất là khi lái xe vượt ngang hàng cây số xe đang chờ đi đến khu xem phóng thì mới thấy là mình cũng được đăc biệt chút đỉnh vì có thẻ riêng, không phải chờ.

Hãnh diện vì được làm việc trong Trung Tâm Không Gian, ngưỡng mộ nhữøng bộ óc xuất chúng, kính phục những thành quả khoa học đã đạt được nhưng nếu được hỏi câu: bạn có muốn ra ngoài không gian không thì câu trả lời của riêng Phương sẽ là không vì thường thấy các phi hành gia làm dấu Thánh Giá hay cầu nguyện trước khi bước vào trong phi thuyền.

Trân Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến