Hôm nay,  

Tản Mạn Mỹ Quốc

13/11/200200:00:00(Xem: 172436)
Người viết: Trần Ngọc Giang
Bài tham dự số 18/VBST

Tác giả Trần Ngọc Giang ghi sơ lược tiểu sử như sau: Năm nay 65 tuổi. Nguyên công chức Tiểu bang Washington nhưng đã hưu trí trên 2 năm nay. Hiện vẫn cư trú tại Washington. Ông Giang không gửi ảnh nhưng có hẹn sẽ gửi bổ túc.
Hai câu thơ trích dẫn đầu bài viết được ông Giang ghi chú "mượn và sửa đổi 2 câu thơ của một tác giả mà kẻ này cũng quên." Nguyên văn 2 câu này vốn trích từ một bài ca trù (hát nói) nổi tiếng của Dương Khuê: "Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì, Ngoảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu".


Hai mươi lăm thắm thoát có lâu gì
Ngoảnh mặt lại đã yên bề Hưu trí

Hai mươi lăm năm trước, tôi và gia đình đến trại tạm cư PENLETON. Tại đây những lều vải nhà binh ngang dọc thẳng tắp, tản nạn Mỹ quốc không phải là tập ghi, hồi ký v.v... mà chỉ tản nạn những câu chuyện sống động tại Mỹ đối với Kẻ quốc phá Gia phong. Do đó nói ra xin quí vị đừng cười, tôi bắt chước lối viết văn của nhà văn Tô Hoài trong "Dế mèn Phiêu lưu ký, Hoắc chiều chiều".
Với thể văn này tôi phải xin lỗi quí vị độc giả trước vì nó chẳng có đầu mà cũng không có đuôi, nhớ đâu viết đó gặp gì viết vậy, mục đích chính là giải tỏa những buồn phiền, ẩn ức trong đầu óc.
Tháng 5 rời khu lòng chảo tại PENLETON ban ngày dưới mái lều vải như một lò lửa, ngược lại đêm xuống lạnh thấu xương nằm co ro trên giường vải với 2 chiếc chăn dạ mà cái lạnh nó thành cả đêm không ngủ gì cả. Sáng dây vô nhà cầu tôi gọi là nhà cầu công cộng. Thật vậy, đây là một giẫy cầu không ngăn cách thẳng tắp, mạnh ai ngồi xuống, kẻ che mặt nhăn nhó, kẻ khác mặt mũi vui tươi.
Đến màn tắm, người người thoát y, dĩ nhiên kẻ nọ ngắm người kia thả dàn. Có một sự việc xảy ra là quân cảnh Mỹ bắt được 2 tên đực rựa đang nhìn vô phòng tắm của nữ giới. Thật là ở hoàn cảnh bi đát như vậy mà vẫn còn những kẻ hứng tình được thì thật là hết ý.
Ngày 3 bữa ăn do lính thủy Quân lục chiến Mỹ đem lại, bữa nào có món cá là dân ta chê nhưng bữa có gà thì đắt khách như tôm tươi. Mỹ thắc mắc hỏi tôi tại sao dân Mít không thích cá" Đó là đồ biển đắt tiền, ngược lại thì gà rẻ như bèo thì lại khoái khẩu. Tôi đành chịu không trả lời được.
Khi di tản có nhiều trường hợp vợ đi trước chồng đi sau nên lạc nhau. Những chuyến xe bus chở người mới tới hàng ngày cũng xảy ra nhiều chuyện vui buồn. Kẻ thì tìm được thân nhân còn kẻ khác tìm hoài không thấy. Thường xe bus tới người tìm thân nhân giơ một tấm bảng ghi tên như "THẮNG", người trên xe vui mừng quá chưa kịp nhìn kẻ cầm biển là ai vội vàng nhảy xuống xe la to THẮNG đây này và chạy vội về phía người cầm bảng. Nhưng than ôi, vậy là anh ta nhận ngay những câu như "Vô duyên. Thắng là chồng tôi chớ bộ tôi kêu anh bao giờ".
Theo nguyên tắc khi làm xong thủ tục phải có sponsor bảo lãnh mới được xuất trại. Tôi và đồng bào chả hiểu vai trò của sponsor là gì. Hỏi ra mới biết là người Tỵ nạn phải được cái Hội đoàn, nhà thờ thuộc tư nhân bão lãnh mới được ra khỏi trại. Một gia đình tỵ nạn nọ xuất trại được một tuần lễ bất ngờ sau đó họ lại trở về trại, hỏi ra được biết sponsor đem về nhà bắt làm việc như người ăn người bồi bàn, ngày họ đi làm chỉ để lại ít bánh mì trong khi đó dân tị nạn đang quen ăn ngày 3 bữa, gặp phải sponsor bắt "diet" bất đắc dĩ nên dạ dày nó hành mờ cả mắt.
Gia đình tôi được tiểu bang Washington nhận sponsor. Họ đưa đến trại tạm trú nhà binh tại tiểu bang này, ở đây được năm ngày thì có Hội đạo tin lành bảo trợ. Họ cũng chẳng phải lo gì, góp nhặt vài ba đồ đạc cũ, quần áo cũ rộng chật bất kể đưa cho, tuy vậy người Mỹ cho đồ cũng không quên tính các đồ vật cho thành tiền để trừ thuế cuối năm.
Gia đình tôi được sở Welfare cấp tiền và Foodstamp cũng tạm sống thanh bạch, nhưng Hội Đạo tìm cách kiếm ngay việc làm lao động. Vợ tôi cao có 1m53 đi rửa xe RV (Xe mobile home loại lớn) bạn thử tưởng tượng xe RV nó cao và dài như vậy, đối với người đàn bà nhỏ con yếu ớt chưa bao giờ lao động chân tay mà bây giờ phải phụ trách rửa xe lớn như thế. Có lần vợ tôi kể Mỹ nó rửa một ngày cả 7 chiếc, còn em cố lắm cũng chỉ rửa 3 chiếc vì em phải dùng thang leo lên chiếc xe còn Mỹ nó cao nên không cần.
Có một lần đứa con gái lớn đến đón mẹ thấy cảnh tượng này nó òa lên khóc và nói "Mẹ có làm việc này bao giờ mà bây giờ mẹ phải leo chèo trông giống như TARZAN leo cây". Do đó vợ tôi làm được hơn một tháng thì một buổi chiều tà trước khi ra về Mỹ gọi vô văn phòng phán "you làm rất tốt, chăm chỉ nhưng You làm chậm quá vậy ngày mai You ở nhà luôn." Thật cay đắng mùi đời tỵ nạn. (Câu "cay đắng mùi đời" này tôi mượn của cụ Hồ Biểu Chánh).
Bốn tháng sau, tôi và vợ thi vô làm công chức cho tiểu bang. Chó ngáp phải ruồi, cả hai đều qua cầu nên bắt đầu gia nhập công chức sáng vác ô đi tối vác về, đời sống tương đối đỡ nhọc nhằn hơn.
Sau đợt tỵ nạn 1975 rồi thuyền nhân, ODP và HO đến tiểu bang Washington khá đông, có một số cũng thi vô làm công chức cho tiểu bang nhưng cũng nhiều chuyển hỷ nộ ái ố. Nhiều kẻ chỉ mới qua bậc tiểu học ở Việt Nam nhưng lại khai đã tốt nghiệp Đại Học, khi thi thủ sẵn bài vở trước nên dư sức đậu để bắt những JOB như computer, accounting v.v... Có người hỏi đậu là một truyện nếu họ không có căn bản thì sao làm được" Đừng lo, vì người Việt mình sẵn có máu khôn ngoan, cùng cung cách chiều chuộng ông bà Supervisor Mỹ nên sự thành công của họ chẳng khó khăn là bao.
Sang Mỹ, đất dụng võ sở trường nhất là đối với mấy ông thông dịch viên đã làm ở Việt Nam.Nhờ số vốn Anh Ngữ sẵn có cộng với sự hiểu biết bản chất của người Mỹ nên các vị thông dịch viên này thành công ngay trong giai đoạn đầu.


Đối với dân Mỹ thì sao" Câu này nhiều thắc mắc tơ vò lắm, bề ngoài nhìn vào tưởng dân Mỹ có bản chất thật thà sốt sắng giúp đỡ mọi người bất kể màu da sắc dân. Nhưng bên trong không hẳn vậy. Có lần kẻ viết này nói với một người Mỹ có đầu óc hẹp hòi về chủng tộc và có vẻ kiêu hãnh y là người Mỹ, tôi nói lục địa này đâu có phải của Mỹ, vả lại cũng chẳng có người Mỹ nữa. Anh ta trợn mắt nhìn tôi, tôi tiếp tục nói đất này chính thống là người da trắng tới đây là từ Anh Quốc đúng không" Anh ta "Yes." Tiếp, tôi nói những phần tử người Anh đến đây lập nghiệp hầu hết là tội phạm, kẻ tha phương cầu thực và những phần tử bất hảo đúng không" Anh ta yên lặng. Tôi tiếp: ngay cả những người da trắng đến sau này từ các lục địa Âu Châu hầu hết cũng là những phần tử lang bạt kỳ hồ. Chỉ sau khoảng 100 năm trở lại đây đất Mỹ phồn vinh và phát triển là nhờ những người trí tuệ đến từ các Quốc gia Âu, Á Phi v.v...như vậy nước này đúng ra là Hiệp Chủng Quốc mới xứng tên còn gọi là Mỹ quốc e rằng chưa diễn tả được hết nguồn gốc.
Bản chất người Mỹ thì nằm trọn trong một chữ "Business". Họ chẳng có thù cũng không có bạn với một ai. Chỉ có lợi là thể hiện cho sự hợp tác. Xin hãy nhìn những chính trị gia của Mỹ, ngoài mặt họ kình chống nhau vì chính sách, họ bài bác những kẻ không cùng chính kiến, họ tạo ra những vụ việc (scandale) hầu bôi lọ đối thủ. Nhưng chung quy cũng chỉ vì quyền lợi của phe nhóm hoặc lớn hơn là quyền lợi trên bình diện quốc gia.
Phương diện truyền thông được xếp Đệ Tứ Quyền nhưng thực tế họ phải ở cương vị đệ nhất quyền mới đúng vị trí sở trường của họ. Khi 50,000 tỵ nạn Việt Nam đợt đầu đến Mỹ, Truyền Thông Mỹ đã tạo dư luận không tốt đẹp nên Việt Tỵ Nạn cũng gặp nhiều cảnh điêu đứng. Truyền thông Mỹ đi theo hướng nào có lẽ chỉ có họ hiểu rõ vì hầu hết hệ thống thông tin đại chúng của xứ sở này đều nằm trong tay giới tài Phiệt. Qua chiến tranh Việt Nam khi Mỹ muốn độc quyền nắm giữ vai trò chỉ huy, họ đã không quản ngại thay ngựa giữa đường của nền đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam. Đến năm 1975, khi đã đạt được mục tiêu chiến lược và họ không còn quyền lợi gì ở xứ sở này, người Mỹ không thay ngựa mà giết ngựa luôn. Do đó nếu đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam phải sụp đổ là lẽ đương nhiên.
Biết thân phận mình và hiểu rõ bản chất của người Mỹ, khi đến tỵ nạn tại nơi đây tôi chỉ còn một mục đích duy nhất kiếm cơm nuôi gia đình. Trong đầu óc không còn một mảy may nào tranh bá đồ vương mà dù có muốn e cũng chẳng tranh dành nổi. Chắc có một số quý vị cho kẻ này yếu thế buông xuôi vì chán đời. Xin nhận vì cuộc sống tại Mỹ kẻ này cảm nhận thấy lạc lõng khó mà hòa trộn vào một Xã hội mới.
Qua một hai giẫy phố là ta bắt gặp ít nhứt một nhà thờ và một trường học, có thể nói không ngoa trên Thế Giới không đâu nhiều nhà thờ và trường học như tại sứ cờ Hoa, nhưng tội lỗi cứ gia tăng đều đều. Câu hỏi được đặt ra tại sao vậy" Đơn giản thôi. Vì nhà thờ cũng là nơi làm Business. Trường học còn tệ hại hơn nữa, vì học sinh từ tiểu học đến trung học chưa bao giờ học Đức dục. Từ cách ăn mặc, nói năng đến hành động, học sinh Mỹ bất cần một ai. Thầy cô sợ học sinh đủ điều, la mắng cũng chẳng giám còn đánh thì thầy cô sẽ đi vô nhà đá nằm là cái chắc.
Trở lại hồi năm 1975 khi chân ướt chân ráo đến đất này người tỵ nạn bị thiếu thốn từ tinh thần tới vật chất, đi chợ muốn mua chén bát, rau cỏ phải đến chợ Tàu nhưng món Quốc Hồn Quốc Túy là nước mắm thì tìm không ra. Đến bác sĩ cùng với một thông dịch viên, Bác sĩ hỏi vợ tôi bệnh trạng vợ tôi trã lời đau "râm rẩm" ở bụng còn cháu nhỏ thì vợ tôi nói nó đi tướt. Ông thông dịch viên ngẩn người không biết dịch ra sao bèn hỏi lại đau lâm râm là đau sao vợ tôi lại bồi thêm "À tôi bị đau chằng quanh bụng" Ông thông dịch hỏi tiếp thế cháu nhỏ đi tướt là đi gì" Vợ tôi trả lời là đi cầu chảy đó. Đến đây chắc thông dịch viên không còn đủ kiên nhẫn nửa bèn to tiếng nói "Đi cầu chảy thì nói đại ra còn nói đi tướt đến ông cụ nội tôi cũng chả dịch được."
Ngày đến sở làm tôi đi xe bus, ăn mặc toàn quần áo của nhà thờ cho nên dài ngắn rộng thùng thình chẳng giống ai, trông vậy Mỹ từ supervisor đến nhân viên đều tỏ ra thương mến và giúp đở tận tình. Nhưng đến khi tôi có tiền mua được xe mới thì những ánh mắt dịu dàng, những lời nói nhẹ nhàng của người Mỹ cũng tự nhiên biến mất. Tiếp đến những năm sau tôi mua được căn nhà và ăn mặc tươm tất hơn thì từ Supervisor đến bạn bè Mỹ chung quanh đã có những dấu hiệu trù dập và ghét bỏ.
Suy luận ra thì trên đất nước Cờ Hoa này người dân Mỹ kỳ thị thì ít mà họ có tính xấu nhứt là ghen tỵ, nhất là đối tượng lại là dân thiểu số như Mít chúng ta chẳng hạn. Đến đây tôi cũng nhận thấy vạch những cái xấu của Mỹ hơi nhiều do đó cũng phải nói đến cái tốt của họ cho công bằng. Nếu so sánh những sắc dân sống trên quả địa cầu này phải công nhận phần lớn dân Mỹ có tính rất dễ thương là thật thà, thẳng thắn ít mánh mung lật lọng. Tôi xin nhắc là ít thôi chứ không phải là không có.
Dân Mỹ rất dễ nhạy cảm về xúc động nhất thời, họ cười đó khóc đó xong quên ngay trong một thời gian ngắn. Cụ thể, trong chiến tranh Việt Nam kéo dài quá lâu đã làm cho người Mỹ không đủ kiên nhẫn theo đuổi.
Sở trường thực tế của người Mỹ là lịch sự và... tàn bạo. Sáng bạn đến sở làm xếp chào hỏi bạn một cách niềm nở và khen ngợi công việc bạn làm rất tốt, buổi chiều khi tan sở xếp đến với bộ mặt rầu rĩ cho bạn biết bạn sẽ bị thôi việc trong 2 tuần lễ tới. Do đó tôi mượn câu của Tổng Thống Thiệu là đừng tin những gì Business Mỹ nói mà hãy nhìn vào những gì họ làm, vì hầu hết dân Mỹ quan niệm đồng tiền liền khúc ruột kể cả cha mẹ, vợ chồng và con cái. Họ đánh giá sự thành công không đo lường bằng đạo đức, lý trí và trí tuệ mà căn cứ bào bất cứ người nào trở nên giầu có trong một thời gian ngắn.
Nếu tản mạn về Mỹ Quốc có lẽ viết cả cuốn sách cũng chưa hết ý, kẻ này xin chấm dứt nơi đây để bàn tay được nghĩ ngơi vì computer không có, máy đánh chữ cũng không. Ngồi gò lưng với chiếc bút nguyên tử mà viết một mạch được từng này trang thưa quý vị cũng xin cảm thông cho kẻ này.

Trần Ngọc Giang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,336,978
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.