Hôm nay,  

Một Cuộc Phiêu Lưu Tình Ái

05/01/200100:00:00(Xem: 162099)
(Bài tham dự số 133\VB1002)

Đầu thiên niên kỷ, tôi gọi điện thoại sang thành phố Viersen ở Đức để chúc tết chú Lâm và mời chú sang Mỹ chơi một chuyến. Chú nhận lời và hứa sẽ Mỹ du cho biết thủ đô của người Việt tị nạn nhưng thời gian thì chưa quyết định được. Sau đó ít lâu tôi nhận được thư chú:

Viersen cuối tháng 1, 2000

Vinh thân mến,

Lâu nay chú ít viết thư và gọi điện thoại cho Vinh vì chú biết Vinh quá bận: học fulltime, làm partime rồi còn lo việc nhà nữa. Chú rảnh hơn Vinh nhiều vì các em đã lớn, có gia đình và ra riêng, việc nhà, cơm nước đã có mẹ chú chu toàn. Nhưng thiên đàng không phải là đây Vinh ạ...

Chú cảm thấy cô đơn và trống vắng nơi các thành phố cổ kính và nhỏ bé nầy. Các thành phố ít ai biết đến nên có lần Vinh quên đề chữ Germany trên phong bì thì bưu điện Mỹ không biết chuyển thư nhưng Vinh viết sai zip code thì thư vẫn đến.

Vinh mời chú sang chơi chú nhận lời nhưng chú nghĩ mình nên làm một công hai việc, nhất cử lưỡng tiện vẫn tốt hơn. Lâu nay có một việc gia đình mà chú chưa có dịp tâm sự với Vinh. Bây giờ đã đến lúc chú phải nói thật để nhờ Vinh giúp chú một tay.

Chẳng giấu gì Vinh, từ ngày chú bảo lãnh mẹ chú sang thì giữa mẹ chú và thím mẹ chồng, nàng dâu- có sự mâu thuẩn trầm trọng và thím đã dọn ra riêng hơn cả năm nay. Đã nhiều lần chú và các em năn nỉ, "chiêu hồi" thím nhưng bà vẫn cương quyết không về, lại còn đưa ra một tối hậu thư buộc chú phải chọn một trong hai người, chứ hai "đối phương" không thể chung sống dưới một mái nhà.

Chú ở trong một tình thế hết sức khó xử. Mẹ chú chỉ có một mình chú, nay tuổi bả đã quá thất thập, không một chữ ngoại ngữ, lạI không có thân nhân họ hàng ở đây thì làm sao chú có thể yên tâm để mẹ chú sống một mình cho được" Mẹ chú cũng không thể về Việt Nam vì nhà cửa đã bán cả rồi.

Chú đang đi trên cái tuổi tri thiên mệnh, mẹ chú không ở đời với chú, con cái bên Âu Mỹ nầy mình cũng không nên expect nó nhiều. Thật là buồn tủi khi cuối đời chú phải lủi thủi một mình, lúc đau ốm không biết tính sao đây"

Chú là một con người hoạt động, tháo vát hay tham gia các sinh hoạt cộng đồng ở Đức để làm quen với đồng hương và biết đâu có cơ hội được gần người đẹp nhưng ở bên Đức nhất là chỗ chú ở, phần đông người Việt có gia đình, chú không tìm được ai cả.

Xin lỗi Vinh chú hơi rườm rà. Chú sẽ sang Mỹ nhưng chú nhờ Vinh xem trong đám bạn "sồn sồn" của Vinh có ai còn đang "sầu lẻ bóng", không vướng bận gia đình thì giới thiệu cho chú một bà. Biết đâu nhờ cái việc se duyên của Vinh mà chú lại có vợ với người ta. Chú hứa là khi tìm được người trong mộng chú sẽ mua vé máy bay đi Cali ngay và sẽ lấy vacation một tháng. Chú sẽ du lịch, thăm gia đình Vinh cùng diện kiến người đẹp. Nếu mà hữu duyên thiên lý thì phải tương ngộ thôi! Năng hay nan hạ hồi phân giải.

Thăm Vinh và gia đình chú đang chờ thư Vinh.

Chú Lâm

Đọc xong thư, tôi mỉm cười. Ông nầy luôn dài dòng văn tự, muốn gì nói ngay đi. Lại một cuộc phiêu lưu tình ái, một kiểu Titanic. Adventure, không chịu cận đâu xâu đấy cho đỡ tốn. Thôi cũng được! Chú tôi khôn thật. Trên đời nầy có bốn cái dại thì ông đã bán cái dại thứ nhất cho tôi là làm mai. Nhưng nghĩ đến mối thâm tình giữa hai chú cháu từ ngày còn ở bên nhà nên tôi khó mà từ chối cái dại mà chú đã nhờ.

Tôi ngồi nhẩm lại xem trong đám bạn bè quá nửa chừng xuân xanh của mình có ai còn độc thân để giới thiệu cho chú. Nhỏ Mai "never been married" nhưng lại có job tốt, có quốc tịch Mỹ thì đời nào nó chịu bỏ miền đất hứa nầy để sang cư ngụ nơi quê hương của tên Phát Xít Hitler" Nhỏ Châu thì nửa đường dứt gánh, đang hưởng alimony, child support tội vạ gì mà bay sang cái xứ chữ khó đọc, khó học, chữ viết cứ dính chùm, nói ra như khạc nhổ (có lần chú gửi thư cho tôi chú viết người Đức so sánh tiếng Pháp nói như chim hót, tiếng Anh là âm nhạc nhưng tiếng Đức là khạc nhổ). No choice.

Chỉ còn có một cách là tôi viết lời rao và đăng báo tìm bạn bốn phương giúp chú. Nhưng tôi phải viết lời rao ra sao, không dối mà không thật để các bà ở Mỹ còn viết thư cho chú chứ! Tôi soạn một lời rao ngắn gọn như sau:

"Nam, ngoài 50 tuổi, 5'6 (cỡ 1.68m) nặng 140 lbs, không vướng bận gia đình) việc làm ổn định, sức khỏe tốt, có kiến thức. Mong làm bạn quen với các bạn gái tuổi từ 45 đến 50 cùng hoàn cảnh, nếu hợp sẽ tiến xa hơn."

Trước khi gửi lời rao cho một tờ báo ở đây, tôi email cho chú xem có gì cần bổ túc sửa chữa gì không. Chú khen tôi khôn ngoan, lời rao ngắn gọn và đủ ý nhưng không nói chú hiện ở Đức để các bà bên Mỹ còn gửi thư, tuổi ngoài 50 chưa già có thể 51 hoặc 59, cứ lơ lửng cá vàng, lại có kiến thức, sức khỏe tốt, việc làm ổn định là "ăn tiền rồi!"

Một tờ báo ở quận Cam đã đăng lời rao trên, không lệ phí trong vòng một tháng. Từ ngày đăng báo mãi hơn ba tháng sau tôi không nhận được một tin tức gì của chú cả. Tôi nghĩ bụng chắc mấy bà ở Mỹ nghĩ chú ở bên Đức nên sang số de cả rồi. Nhưng không! No news, good news, câu tục ngữ đơn giản thế mà đúng.

Vào một ngày của tháng 6 lúc nửa đêm, vợ chồng tôi nghe điện thoại réo gọi. Thì ra chú Lâm gọi để cám ơn và báo tin mừng nhờ lời rao của tôi mà chú làm quen được 9 người đẹp. Chú xin lỗi vì bận viết thư tình và nói chuyện phone với nhiều người đẹp nên chú đã quên cô cháu, một bà mai gián tiếp. Giọng chú qua điện thoại thật trẻ trung, yêu đời. Thì ra con người khi bước chân vào ngưỡng cửa tình yêu và nhất là đang yêu, lại "chắc được yêu" làm cho người ta trẻ lại. Chú cho biết là chú đã sơ kết, bán kết và đang chung kết để chọn người trong mộng. Khi quyết định xong chú sẽ mua vé đi Cali. Tôi cũng mừng và không ngờ một lời rao ngắn ngọn, miễn phí mà lại "ép phê" đến thế.

Cú điện thoại giữa khuya làm cho chồng tôi thức giấc, ông cằn nhằn: "Cái chú nầy, già rồi mà không chịu yên thân. Cứ tưởng con số 9 là hên lắm. Coi chừng đồ dỗm. Đụng mấy bà ở Bolsa nầy tiền mất tật mang! Lại bày đặt sơ kết, bán kết chung kết làm như chấm thí sinh giải thưởng Việt Báo hay thi hoa hậu, tuyển lựa ca sĩ không bằng!"

Vài hôm sau chú gọi phone sang lần nữa cho hay là chú đã chọn được ba nàng tiên: một nàng ở San José, một ở Santa Ana và nàng thứ ba ở Rosemead. Tiêu chuẩn bình chọn là ngoại hình khá (dĩ nhiên chú mua trâu vẽ bóng), thư viết tỏ ra có trình độ và giọng nói qua điện thoại phải ngọt ngào êm ái như "thì thầm bên gối" vậy. Chú thú thực là yêu một lúc ba bà, bỏ người nào cũng tiếc.

Thế là chú đã mua vé máy bay đi Mỹ mà trạm dừng chân đầu tiên là San Jose sau đó lấy vé nội địa xuống quận Cam. Từ quận cam đến Rosemead vợ chồng tôi chở chú. Chú nghĩ cũng đúng mình phải tiến nhanh, tiến mạnh, kéo dài chỉ tốn tiền điện thoại quốc tế và biết đâu người đẹp đổi ý. Chú dự định trong chuyến đi Cali chú sẽ sống với Mộng Điệp, người mà chú thật nhiều hy vọng chừng 10 ngày, ở với Thanh Trúc, Santa Ana một tuần sau đó chú mới đến em ở Rosemead và những ngày sau cuối chú sẽ sang ở với vợ chồng tôi để "tường trình" kết quả.

Một buổi sáng đẹp trời cuối tháng 7 của mùa hè Cali, chiếc máy bay của hãng United đã đưa chú từ Viersen đáp xuống phi trường San José. Mộng Điệp sẽ đón chú. Một tay kéo chiếc carry on, một tay xách cặp samsonite, trong một bộ vest đen thời trang thêm một cặp kính viễn thị trông chú có dáng dấp một business man thứ thiệt, có hạng.

Vào được phi trường, không đợi lấy hành lý, chú đi vội đến một tiệm bán hoa mua ngay một dozen hoa hồng đỏ thắm, biểu hiện cho tình yêu nồng nàn để trao cho Mộng Điệp. Do những ám hiệu qui ước, cả hai nhận ra nhau ngay. Chú chưng hửng khi đụng chạm với thực tế phũ phàng! Hình ảnh một con bướm trong mộng lại thấp, mập, xấu xí như vậy sao" Nhưng chú cũng đủ can đảm làm đủ phép lịch sự xã giao: trao bó hoa cho người "trong mộng" rồi cùng nàng về khách sạn như đã hứa hẹn từ lâu.

Qua gần 10 ngày chung sống nàng mới thú thật là nàng từ Việt Nam sang Mỹ theo diện du lịch một năm nay, visa sắp hết hạn, nàng cần một Mạnh Thường Quân bảo lãnh để có thể ở lại nước ngoài vĩnh viễn! Thế mà qua thư từ và điện thoại nàng không bao giờ tiết lộ điều này! Chú đành say solong! Với đồng lương tối thiểu chỉ đủ cho một mình chú sống ở Đức làm sao có khả năng cưu mang một em có cái nhan sắc Chung Vô Diệm lại nặng kí nữa cho được" 10 ngày nặng nề trôi qua cả ăn lẫn ở mua sắm lai rai ngân sách đã chi gần 1,000 đô!

Thế rồi chú mua vé xuống Quận Cam. Vợ chồng chúng tôi đón chú ở phi trường John Wayne và chở thẳng chú đến nhà "nàng tiên" thứ hai, tên là Thanh Trúc, tuổi đời xêm xêm với chú. Cả hai là những tâm hồn đồng điệu cùng yêu văn thơ. Nhan sắc nàng hãy còn mặn mà chú không đến nỗi thất vọng. Ngày chú còn ở bên Đức nàng đã làm thơ, diển ngâm, thâu vào cassette gửi sang Đức tặng chú. Thỉnh thoảng hai người còn xướng họa Tao Đàn qua điện thoại. Thật là tình tứ lãng mạn! Đầu tháng bill điện thoại về chú hơi giật mình nhưng vẫn cảm thấy nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó!

Nàng welcom chú anytime và còn muốn chú ở lại forever nữa. Chú định chung sống với nàng hai tuần lễ và đề nghị góp gạo thổi cơm chung nhưng nàng gạt phăng đi. Nàng làm hãng, swing shift. Sáng sáng nàng và chú lái xe đi ăn sáng rồi vào shopping mall để nàng sắm sửa mỹ phẩm và mua quần áo ở Macy, Sear, J.C Penny, Robinson May... nàng không chỉ sắm cho mình và còn mua cho cả con gái nữa. Lúc đến quầy tính tiền nàng nói: Em có cái tật đi shopping mà quên đem bóp. Anh trả giùm, về nhà em sẽ đưa lại. Đã một tuần trôi qua, nàng cứ phe lờ chẳng nhắc nhở gì đến chuyện tiền bạc. Cuối tuần nàng rủ chú đi Phước Lộc Thọ. Nghe danh Asian Mall đã lâu nhưng chưa thấy nên chú cũng muốn đi cho biết. "Hướng dẫn viên du lịch" đưa chú lên lầu qua các cửa hàng nữ trang chói lọi. Nàng đi vào một tiệm vàng quen và chỉ vào một chiếc cà rá ngỏ ý muốn mua, nàng mở lời không chút ngượng miệng:

"Anh Lâm, em có một chiếc đeo ở tay trái nhưng tay phải chưa có. Anh mua cho em chiếc nầy cho đủ một cặp đi."

Chú hỏi giá bao nhiêu. Người bán nhanh nhẩu trả lời:

"Chỉ có $400 đô thôi."

Kể ra chỉ có $400 đô để sắm một chiếc nhẫn cho người yêu không phải là nhiều, nhưng sờ lại hầu bao, qua hai người đẹp, đã gần cạn khiến chú phải quay về thực tế. Chú cần phải để dành tiền để mua quà cho mẹ và các con ở Đức. Đằng nào mình cũng đi Mỹ mà. Chú đành sorry, từ chối món quà do đề nghị của người đẹp. Nàng hơi nhíu mày và vẻ mặt trở nên lạnh lùng, xa cách.

Về nhà, chờ nàng đi vắng chú gọi điện thoại cho tôi với một giọng nghiêm trọng như khi bấm 911. Mới có một tuần mà chú đã muốn về với vợ chồng tôi. Chúng tôi sang chở chú và đổi giờ ngày bay để chú có thể về Đức sớm một tuần.

Tôi cười rồi hỏi chú: "Sao, chú không gặp nàng Rosemead nữa à""

"Thú thật với Vinh là chú mậu lúi, to be broke, ở thêm nữa thì bad credit vả lại chú không còn "energy" để gặp nàng thứ ba nữa."

Trước khi rời Mỹ trở về Đức, vợ chồng chúng tôi mời chú một bữa ăn tại nhà. Ba chú cháu vừa ẩm thực, vừa rút kinh nghiệm về cuộc phiêu lưu tình ái kiểu Titanic Adventure ở Mỹ mà chú gần như là nạn nhân còn tôi là "chủ mưu".

Chồng tôi mở lời:

"Cháu đã nói với chú là các bà ở bên nầy ghê lắm! Họ nói ngọt cho mình lọt vô tròng chứ không phải lọt đến xương đâu!"

Đến lượt tôi:

"Chú và Vinh cả hai đều dại. Cổ nhân đã dạy mà không nghe. Dù mượn cơ quan ngôn luận thì Vinh vẫn là một bà mai gián tiếp, đi vào cái dại thứ nhất là làm mai. Còn chú thì nên: Bắc thang lên hỏi ông trời Lấy tiền cho gái có đòi được không" Trên đời chẳng có cái dại nào giống cái dại nào. Vinh thì mất công làm chuyện tào lao, còn chú thì mất tiền."

Chú cho biết kể từ ngày làm quen được với 9 nàng tiên giáng trần, ngân sách gia đình thâm thủng khoảng $4000 đô. Nào là tiền gửi thư (bên Đức khá đắt $6 đô la một thư), tiền điện thoại, vé máy bay khứ hồi, bao hai người đẹp, mua chút quà về nhà. Số tiền chú dành dụm cả mấy năm chỉ để vung tay trong ba tuần lễ, mà chẳng được gì.

Tôi mở lời an ủi:

"Cuộc đời của mỗi người là một chuỗi tình cờ, là một sự nối tiếp những rủi may... mấy ai học được chữ ngờ. Biết đâu trong 6 thí sinh bị chú đánh rớt và một thí sinh chú không hỏi vấn đáp lại là người tốt" Vinh cũng mong chú đừng nghĩ rằng là "Kết luận là một nơi mà con người đã mệt mỏi để suy nghĩ (A Conclusion is the place where you got tired of thinking). Ở Mỹ thì cửa nầy đóng, cửa kia mở và nhất là không bao giờ muộn."

Thấy mình triết lý vụn hơi nhiều nên tôi đọc bốn câu thơ của Tế Hanh để làm hành trang lên đường và xóa tan không khí nặng nề:

Nếu anh đi bên phải
Đường đời chắc đã gặp em
Nhưng anh lại đi bên trái
Một ngày một xa thêm!

Tôi lại đùa: "Qua Mỹ chú không chịu đi bên mặt mà đi bên trái kiểu Ăng-Lê nên chú không gặp ai cả là phải."

Ông Xã tôi thực tế hơn! Tại chú xui, chứ qua mục Tìm Bạn Bốn Phương, không thiếu gì người nên duyên chồng vợ. Thôi thì một lần Titanic Adventure cũng cho mình những kinh nghiệm sống, không thành công cũng thành nhân!

Trên đây là câu chuyện có thực 100% xảy ra trong năm 2000, tôi ghi lại đây để các bạn nam rút kinh nghiệm.

Lê Thúy Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến