Hôm nay,  

Thứ Sáu Mười Ba!

13/11/200200:00:00(Xem: 198391)
Người viết: Tôn Thất Tuấn Anh

Bài tham dư số 28/VBST

Tác giả Tôn Thất Tuấn Anh, ghi nghề nghiệp ngắn gọn là "đạo diễn".

Thứ Sáu Mườøi Ba là câu chuyện một ngươi trẻ gốc Á đương đầu với một tai nạn xe hơi và một phiên tòa Mỹ.


Tôi nghĩ anh nên chọn cái "deal " mà ông Biện Lý đã đưa ra cho anh. Đó là " way " tốt nhất. Tôi đã phục vụ bán thời gian cho tòa này hơn 16 năm nay, tôi biết rõ lắm. Bà tòa người Hoa chồng bả người Mỹ trắng nhưng chưa bao giờ bả xử thắng cho một người Á Đông nào, anh nên nghe tôi."
Câu nói của chị phiên dịch làm tôi thêm lo lắng. Sáng nay, trên đường lái xe đến tòa án tôi đã có linh cảm bất ổn về cái gọi là "Final court" này, và càng cảm thấy hoang mang hơn khi được biết người xử phiên tòa này lại cũng chính là bà chánh án người Hoa lần trước.
Bỗng dưng tôi cảm thấy oán ghét con người sắp sửa cầm cân nảy mực để xử cái vụ của tôi vô cùng. Chẳng lẽ ở Mỹ này công lý nằm ở cái lổ mũi lõ, mắt xanh" Chồng bả là người Mỹ trắng thì kệ bả chớ. Không lẽ bả muốn tất cả những người Á Đông đến tòa án đều phải có vợ hoặc chồng là người Mỹ trắng như bả hay sao"
Bây giờ tôi bắt đầu tin là chị phiên dịch nói đúng. Tôi nhớ lại lần ra tòa đầu tiên với thân xác mệt nhoài vì đã lái hơn năm trăm dặm đường không nghỉ, vừa thấy mặt bà chánh án là một phụ nữ Á Đông bước ra - ngày đó tôi đoán ngay bà là người Hoa- tôi khấp khởi mừng thầm quên cả mệt mỏi. Tôi hy vọng bà ta sẽ có cảm tình với dân Á châu như tôi hơn nữa tôi tin vào lẽ phải của sự thật.
Trong tòa khá đông người, tôi hồi hộp ngồi ở hàng ghế giữa chờ được gọi tên. Bỗng một nhân viên cảnh sát bước đến và hỏi tôi rằng tôi có hẹn mấy giờ, tôi trả lời là 9 giờ -lúc ấy đã gần 11 giờ- Viên cảnh sát bảo tôi bước đến cạnh cái bục dành cho bị cáo cùng năm sáu người khác. Những người đứng trước tôi lần lượt được gọi tên, đa số đều là nhận giấy phạt của tòa. Đến lượt tôi, tim tôi đập thình thịch chờ đợi bà Tòa gọi. Bỗng dưng bà đưa mắt nhìn tôi, cặp mắt soi mói mà tôi không bao giờ quên được .
- Anh tên gì " " Case number " của anh số mấy"
Tôi giật thót người ấp úng :
- Thưa bà, tôi là Tôn Thất Tuấn Anh. "Case number" của tôi là 2548 SR.
- Tôi đã gọi tên anh đâu mà anh lên đây " Anh có biết rằng anh cần phải "get line" như những người khác không" Bà nói như quát vào mặt tôi.
Đến giờ này tôi cũng không thể hiểu nổi sự vô lý của bà ta. Tôi cảm thấy trong lòng có một cái gì đó bị tổn thương. Nhìn thẳng vào mắt bà, tôi đưa tay chỉ về phía viên cảnh sát đang đứng ở góc phòng của tòa án và lớn giọng, cộc lốc :
- Tôi có giấy hẹn lúc 9 giờ. Tôi không chen hàng. Ngài cảnh sát bảo tôi lên đây .
Không thèm nhìn mặt tôi, bà quay sang đưa tập hồ sơ cho người thư ký đứng phía dưới rồi nói một cách lạnh lùng :
- Anh ngồi hàng ghế bên kia chờ đó , tôi sẽ gọi anh sau .
Từ đó cho đến khi tôi ra về bà cũng chẳng cần gọi đến tên tôi để có thể nghe bị cáo trình bày sự việc. Mọi việc bà giao cho "ngài" biện lý với bản mặt khó ưa người Mỹ trắng.
Trong căn phòng riêng chỉ có tôi với ông, "ngài" biện lý thao thao bất tuyệt về luật pháp Hoa kỳ y hệt như người cha dạy đứa con nít. Rằng nếu tôi nhận tội thì tòa chỉ xử phạt "ticket" với số tiền thấp nhất mà thôi, bằng không thì càng tốn tiền bạc và thời gian để phải ra tòa liên miên như thế này, rồi cuối cùng thì không phải là cái" ticket" 145 đồng mà thậm chí còn tăng gấp nhiều lần nữa lận. Cuộc nói chuyện kết thúc sau khi tôi trả lời về cái "deal" của "ngài" bằng một giọng lạnh tanh, chắc nịch:
- " I'm not guilty ".
Tại sao tôi lại phải nghe ông khi mà ông chẳng cần nghe sự thật nơi tôi " Tôi nghĩ như vậy . Nhận lấy tờ giấy hẹn từ tay người biện lý tôi bước ra khỏi phòng sau khi trả lời câu hỏi cuối cùng của ông rằng tôi chẳng cần Luật sư cũng không cần Phiên dịch .
Hôm ra tòa lần thứ hai cách đó khoảng hai tháng tôi cảm thấy đỡ bị xốc hơn. Cuộc hỏi đáp giữa ông chánh án và tôi diễn ra tương đối thoải mái, nhẹ nhàng. Tôi vẫn cương quyết bảo vệ sự thật (và cũng là lẽ phải của chính tôi).
Chánh án là một người Mỹ da đen cao lớn với khuôn mặt đầy vẻ phúc hậu và đôi mắt sáng nhưng dịu dàng. Xếp tập hồ sơ đưa cho người biện lý rồi chăm chú nhìn tôi đứng bình thản trên bục bị cáo, ông ôn tồn hỏi:
- Nghĩa là anh chấp thuận sẽ phải ra tòa thêm một lần nữa"
Tôi đáp " vâng " .
Rồi ông đưa cặp mắt độ lượng và cảm thông nhìn tôi nói:
- Anh theo ông biện lý để làm thủ tục cho lần sau, nếu có gì thắc mắc ông ấy sẽ giải đáp cho anh.
Tôi nhìn ông một lần nữa rồi bước theo ông biện lý. Ttự nhiên lòng thầm nhủ: phải chăng con cháu của những người Phi châu bị bán sang làm nô lệ năm xưa vẫn không sao quên được nỗi đắng cay của cha ông họ vì màu da sắc tộc - điều không chỉ riêng họ đeo mang mà ngay chính cả những người phu Trung Hoa làm đường rầy xe lửa của hơn trăm năm trước cũng không tránh khỏi sự nhục nhã ê chề. Và có phải chăng chính vì thế người chánh án da đen kia trong một phút chạnh lòng nào đó đã cảm thông được cho một người Châu á như tôi .
Tôi bước ra khỏi phòng ông biện lý người gốc Hispanic sau khi trả lời ông rằng Luật sư thì không nhưng tôi cần Phiên dịch. Tôi sợ mình không đủ sức để giải đáp và tranh luận với công tố trong một phiên tòa có tính chất quyết định như lần sắp tới. Dù sao có được một người Phiên dịch vẫn hơn, ít ra đó là người Việt Nam duy nhất trong phiên tòa mà tôi có thể giãi bày được những uẩn khúc của mình ....!
Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng . Mỉa mai thay sự cảm thông mà tôi chờ đợi ở chị phiên dịch là một câu nói màkhông hiểu chính chị có biết rằng nó mang đầy tính kỳ thị sắc tộc hay không. Bỗng nhiên tôi cảm thấy cô đơn một cách lạ lùng.Trong phút chốc tay tôi tìm lấy bàn tay nhỏ nhắn của cô bạn gái mà tôi bỏ quên đang ngồi im lặng bên tôi từ nãy giờ. Cô đưa mắt nhìn tôi. Tôi đọc được niềm cảm thông sâu thẳm trong đôi mắt đẹp u buồn mà tôi hằng yêu thương ấy.
Lúc này đây chỉ có hai chúng tôi như đêm nào đó cách đây không lâu cũng chỉ có hai chúng tôi lo lắng chăm sóc cho nhau khi những giây phút khủng khiếp, kinh hoàng ấy ập đến.


2 giờ 30 khuya . . .
Tthứ sáu, ngày 13. . .
Những giọt mưa thu đến sớm trong mùa hạ đã bắt đầu nặng hạt. Tôi cảm thấy se lạnh. Với tay mở cần gạt nước, bật thêm chút " heat" trong xe, tôi thận trọng quan sát những tấm bảng màu xanh trên đường tìm "exit " để chuyển hướng về LA. Con đường đêm giờ đây ngập tràn những bong bóng nhỏ li ti óng ánh một cách đẹp mắt dưới ánh đèn pha của chiếc xe tôi đang lăn bánh . Cô bạn gái co ro trong chiếc áo khoác mỏng dính mang theo lúc chiều này, cựa mình nhìn sang tôi khẽ nói :
- Lẽ ra mình nên để sáng hãy đi anh ạ ! Đằng nào thì cũng đến LA khi trời chưa tối, đi đêm thế này em sợ sợ làm sao ấy. Hơn nữa ...
- Hơn nữa sao " Em muốn nói gì " Tôi quay sang hỏi nhỏ.
Cô bạn gái lắc đầu không trả lời tôi, nhưng tôi hiểu điều cô muốn nói. Giữa chúng tôivới nhau bao giờ cũng có một sự đồng cảm.
Chúng tôi rất dễ bắt gặp những ý nghĩ trong đầu của nhau về hầu hết mọi vấn đề, nhất là những gì thuộc về tâm linh một chút. Tôi hiểu nổi băn khoăn của cô: Hôm nay là Thứ sáu ngày 13 . Chiều nay trong lúc thu xếp đồ đạc lên xe tôi đã nghĩ đến nó. Nhưng đó chỉ dành cho người Tây phương thôi mà! Dân Á Đông chỉ kỵ "Mùng 5 ,14 ,23, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" thôi! Tôi tự lý luận cho chính mình như vậy.
Ờ, mà tại sao người ta lại kỵ thứ sáu ngày 13 nhĩ" Có người nói đó là ngày Đức chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá, không biết có đúng không" Thôi kệ, dù sao thì cũng đã đi rồi, cẩn thận một chút thì vẫn hơn,"Trời kêu ai nấy dạ"mà! Không lẽ tới cái ngày hắc ám này thì phải xếp xó nằm nhà hay sao"


Tôi mỉm cười với những ý nghĩ vừa thoáng qua trong đầu, đôi tay giữ chặt tay lái hơn. Một tấm bảng màu xanh lộ ra ở phía xa và kế đó là "exit" bắt sang một "freeway" khác. Tôi đợi xe đến gần hầu nhìn tấm bảng cho rỏ hơn và nghĩ thầm: có thể nó là cái " freeway " mà mình đang cần tìm đây rồi. Khi chúng tôi tiến gần đến tấm bảng xanh, theo quán tính tự nhiên tôi buông chân ga " slow down" xe lại thì cũng là lúc tôi nhận ra rằng đó không phải là cái " freeway " tôi cần tìm đến.
Ngay đúng lúc ấy một vệt sáng quẹt ngang tấm kính chiếu hậu, tôi liếc thật nhanh đôi mắt ...thì... ôi thôi lù lù sau lưng tôi là một chiếc Truck khổng lồ đang lao tới. Tôi nghĩ thật nhanh: nhấn ga phóng về phía trước hay đánh tay lái sang bên phải, nhưng cả hai cách đều không kịp nữa rồi!...
Tôi không biết lúc ấy mình nghĩ gì, hay nói đúng hơn cũng chẳng có được một giây nào để nghĩ, bởi tất cả diễn ra nhanh quá, như một cái chớp mắt. ột tiếng "rầm" khô khan vang lên từ sau đít xe tôi, người tôi như muốn bung cả cái dây an toàn lao về phía trước, đầu đập mạnh vào thành cửa bên trái.
Cùng lúc với chiếc xe rung lên quay đúng một vòng thì tôi cũng cảm nhận được cái thân hình cô bạn gái tôi rung lên dữ dội. Xe tôi quay một vòng rồi dừng lại ngay ngã ba - khu vực dành cho "Emergency" ngăn giữa hai dòng "freeway" . Cùng lúc ấy chiếc "truck" lao nhanh về phía trái, tôi nghe như cả một vùng đất chuyển động khi nó lật ngang ngã sóng soài chắn kín cả con đường với bốn lằn xe chạy.
Tôi chưa kịp định thần vì giây phút kinh hoàng ấy thì bỗng vang lên một tiếng "rầm" thứ hai, tiếng của kim khí chạm nhau nghe đến rợn người. Mơ hay tĩnh đây" Tôi quay sang cô bạn gái nằm quẹo đầu bên thành cửa, thều thào hỏi dồn dập (sau này nhớ lại tôi không khỏi buồn cười vì câu hỏi ấy):
- Em có sao không " Em còn sống chứ "
- Còn sống ! Em đau đầu quá.
Song song với câu trả lời là một tiếng " rầm " thứ ba vang lên, lần này nhỏ hơn nhưng âm thanh nghe sắc gọn làm sao! Quay đầu nhìn sang bên trái, một cảnh tượng không tin nổi ở mắt tôi: chiếc"truck" lật ngang che kín cả "freeway", một chiếc "Van" nằm sau chiếc "truck" bẹp dí chỉ còn một nửa, kế đó ghê sợ hơn là chiếc "Taxi " màu vàng bị chém mất đi cả cái trần xe, khói bốc lên từ đống sắt "nhầy nhụa" im lìm.
Tôi cố gắng tung cửa xe thoát ra ngoài, nhưng không làm sao được. Nhoài người sang, tôi đỡ lấy cô bạn gái. Tôi biết cô bị chấn động mạnh -một vầng trán sưng to, bầm tím. Ôm cô vào lòng tôi nghe cô bật khóc, những giọt nước mắt vì kinh hoàng và sung sướng ..!"!"
Tiếng chân người chạy thình thịch và một giọng nói vang lên:
- Mọi người có sao không " Tất cả bình an chứ"
Một người đàn ông trung niên Mỹ trắng đập tay vào cửa sổ xe tôi hốt hoảng hỏi .
- Chúng tôi không sao, cửa không mở được, ông đến xem những người đằng kia có sao không" Tôi nói nhanh và chỉ cho người đàn ông về phía về phía đống sắt.
Tôi chỉ thật sự tĩnh lại khi những tiếng còi hụ đinh tai nhức óc vang lên. Dăm ba người lính cứu hỏa và nhân viên cứu thương chạy đến giúp tôi mở cửa xe, ân cần han hỏi. Những tiếng còi hụ mỗi lúc càng nhiều, có phải đến vài chục chiếc xe cảnh sát, cứu thương, cứu hỏa cùng với dăm ba xe của các đài truyền hình. Từ đám đông ấy, người đàn ông trung niên lúc nãy tiến đến bên tôi cất giọng :
- Tất cả đều OK , tôi phải đi đây , chúc anh chị may mắn .
Rồi ông quay đi khi tôi chưa kịp hỏi thêm điều gì . Lúc đó, tôi thầm cám ơn cái con người tốt bụng ấy vô cùng. Nhưng, thật là tội nghiệp cho chúng tôi, nào có ai biết được rằng, cũng chính cái con người "tốt bụng" đó đã đem đến biết bao phiền muộn cho chúng tôi sau này .
- Ai là người lái chiếc xe này" Một viên cảnh sát Mỹ trắng -lại Mỹ trắng- vừa bước tới tự lúc nào, nhìn tôi chỉ tay vào chiếc xe và hỏi.
- Thưa ông , là tôi . Tôi lịch sự trả lời .Vừa lúc ấy lại có thêm vài ba người cảnh sát nữa kéo đến quay quanh chúng tôi . Họ tách chúng tôi ra để lấy lời khai. Một viên cảnh sát "check" thử tôi có uống rượu hay không , tình trạng tâm thần ra sao và hỏi tôi về hãng bảo hiểm, nơi sống, nơi làm việc v...v...
- Trước đó và khi xẩy ra tai nạn anh lái ở " lane " nào"
- Lúc đó chúng tôi đang ở "lane " trong cùng .
- Anh có "change lane" hoặc dừng ở "freeway" không "
- Tôi đã "change lane" từ lâu rồi. Chúng tôi không có việc gì phải dừng ở"freeway" cả.
- Anh có thắng xe lại không" Viên cảnh sát hỏi.
- Tôi chỉ "slow down" nhưng không đạp thắng. Tôi trả lời .
Bổng dưng viên cảnh sát lớn giọng hỏi tôi câu hỏi lúc nãy:
-Anh nói lại, khi xẩy ra tai nạn anh ở "lane" nào"
Tôi cũng bực mình lớn tiếng :
- Tôi đã nói rồi. Lúc đó chúng tôi đang ở "lane" này. Vừa trả lời tôi vừa đưa tay chỉ cái "lane" trong cùng mà chúng tôi đang đứng .
- Anh có biết vì sự cẩu thả mà anh có thể giết chết người đàn bà lái chiếc "truck " cùng những người ở các xe khác hay không"
- Ông nói sao"
Tôi đổ quạu thật sự. Ôïng bảo tôi lái xe cẩu thả sao" Ông nghĩ rằng tôi không sợ chết à" Tôi cũng biết yêu quý cái sinh mạng của mình chứ !
Không hiểu vì thấy tôi nổi nóng hay vì câu trả lời mà viên cảnh sát bất ngờ im lặng .
Từ chối một vài phóng viên của một số đài truyền hình, hai chúng tôi kéo nhau ra một góc.
Trời đã tạnh mưa từ lúc nào, tôi nghe một nỗi buồn xâm chiếm cả tâm hồn. Thì ra người lái chiếc " truck " là một người đàn bà -sau này tôi biết đó là một người đàn bà Mỹ trắng- (lại Mỹ trắng thật là oan nghiệt cho chúng tôi ). Giá như lúc ấy tôi biết được rằng chiếc "truck" mà bà ta lái đâm vào tôi đã bị hỏng bộ phận thắng, gíá như tôi là một người Mỹ trắng hoặc người lái chiếc "truck" là một người thiểu so áthì biết đâu vụ việc đã kết thúc với phần thắng thuộc về chúng tôi từ lâu rồi.
Tôi bỗng thấy tủi cho cái thân phận bọt bèo trên mãnh đất tạm dung mà đã bao người phải đánh đổi bằng máu và nước mắt mới có được. Để rồi mãi mãi phải nhìn thấy những dị biệt luôn ẩn sâu trong tiềm thức giữa các màu da,sắc tộc. Có khác chăng là nó được khéo léo khoát cho tấm áo dân chủ, bình quyền một cách hay ho, tế nhị.
- Đứng lên đi ! Bà tòa ra rồi kìa .
Tiếng chị phiên dịch cắt ngang dòng hồi tưởng miên mang của tôi.Tôi đưa mắt nhìn quanh, phòng xử chỉ có hai chúng tôi và chị phiên dịch.
- Hôm nay sẽ có người cảnh sát lấy lời khai của anh lần trước và cả nhân chứng cũng sẽ ra đối chất trước tòa. Anh cố gắng nói ngắn, gọn, nhưng đầy đủ và sự thật.
Chị phiên dịch nói thật nhỏ chỉ vừa đủ tôi nghe. Tôi đoán người làm chứng kia không ai khác hơn là gã đàn ông Mỹ trắng trung niên ngày ấy .Mím chặt môi tôi nghe đăng đắng ở đầu lưỡi. Thật là mỉa mai, bởi lẽ cái gọi là nhân chứng ấy đã không và sẽ không bao giờ thấy được những gì sẩy ra, nếu có thì chính hắn cũng sẽ là nạn nhân như ba người lái xe đêm hôm ấy, vì không người lái xe nào có thể phát hiện con đường bị che kín và tất nhiên chẳng có lấy được một người nào ngoài chúng tôi khi xẩy ra tai nạn .
- Mr Tôn Thất Tuấn Anh đã có mặt chưa"
Tiếng bà chánh án phá tan sự im lặng của tất cả mọi người trong phòng .
- Vâng , tôi đã sẵn sàng. Hít một hơi thật sâu, tôi đáp .
Bỗng, một nhân viên bước vào từ căn phòng bên cạnh rồi tiến đến trước mặt bà chánh án, họ trao đổi gì đó với nhau. Có điều gì bất ổn chăng" Chợt tôi nghe tiếng bà tòa nói với người nhân viên đứng đối diện, giọng có đôi phần giận dữ :
-Tại sao lại có sự nhầm lẫn ấy" Họ cần có mặt hôm nay, chứ không phải ngày hôm qua. Anh "check" lại lần nữa để chúng tôi có thể bắt đầu .
Tôi bóp chặt bàn tay, vâng! xin bà hãy bắt đầu. Tôi đang đợi chờ cái bắt đầu của một sự thật đây. Nó đã âm ỉ, nhức nhối trong tôi biết là dường nào.
Tôi bình thản nhìn lên phía trước: nơi bà chánh án ngồi, trên tường có vẽ hình một cái cân - Cái Cân Công Lý.
Từ đâu đó, sự thật như ánh bình minh dần dần ló dạng ...

LA, Calif. ,tháng Năm,2000.
Tôn Thất Tuấn Anh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,309,181
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.