Hôm nay,  

Từ Sông Saigon Tới Hãng Thịt Bò

13/11/200200:00:00(Xem: 157867)
Người viết: Nguyễn-C-Vinh

Bài tham dự số 29/VBST

Ông Vinh sinh năm 1953, tới Mỹ vào tuổi đôi mươi. Nghề nghiệp hiện nay là Thợ Nhôm máy bay cư trú tại Wichita, Kansas 67207

(Hình: Ông bà Nguyễn C. Vinh và các con. Giải Thưởng Việt Báo hoan nghênh ảnh gia đình hoặc sinh hoạt liên quan tới bài viết tham dự.)

Chúng tôi rời Việt Nam khoảng 3 giờ chiều ngày 30-4-75 trên con tàu HQ 402. Con tàu cứu tinh này đã thoát ba lần nguy hiểm. Trên tầu, tôi và các bạn đứng trong khung của khẩu đại bác, cạnh đài chỉ huy nên chứng kiến diễn tiến rất rõ.

Lần thứ nhất, ngay khi rời bến, tầu chỉ chạy được một máy, nên bẻ lái khó khăn, cứ nhủi về một bêøn. Khi tàu đi qua nhà hàng Mỹ-Cảnh, nhìn vào bờ, đã thấy chực sẵn 2 xe tăng T54 của Cộng Sản. Hai họng tăng pháo trực thẳng vào con tàu sẵn sàng nhả đạn.

Chiếc HQ 402 mất hướng, mũi tàu từ từ đâm thẳng vào bên kia bờ Thủ-thiêm... Nhờ nỗ lực của toàn thế Thủy thủ đoàn, con Tàu trở mũi lại, chạy chậm chậm đi qua 2 chiếc tăng năm trên bờ. Tầu và tăng lặng lẽ gờm nhau, nhưng rồi không phía nào nổ súng.

Lần thứ nhì, tầu qua bồn xăng Nhà bè. Lính Cộng sản lố nhố trên bờ. Súng tua tủa... Hạm trưởng ra lệnh các khẩu đại bác trên con tàu hạ nòng sẵn sàng nhả đạn... Hai bên lại gườm súng, nhưng rồi lại không một phát đạn nổ. Con tàu lặng lẽ đi qua...

Lần thứ ba, tầu đụng phải cái đáy bắt cá... Dây cáp giăng từ bờ đến gần nửa con sông. Con tàu không thể tránh được vì chạy có một máy, đành phải chấp nhận đâm thẳng vào... Một âm thanh chát chúa vang lên khi sợi dây cáp co vào thân và đáy tàu. Tất cả chết lặng, chờ đợi, chờ đợi...lắng nghe sợi dây cáp có đi qua không hay vướng vào cánh quạt... Nhưng không, con Tàu HQ 402 lại một mình lặng lẽ đi qua, hướng về cửa biển.

Vào được đất Mỹ, tôi và các bạn được sự bảo trợ của hội Thiện nguyện đi đến thành phố nhỏ Wichita để đi làm hãng cắt thịt bò.

Trên đường đi về chỗ trọ tôi quan sát thấy cái gì cũng to lớn, sạch sẽ gọn gàng. Hai ngày đầu tiên không làm việc gì, ngoại trừ người Mỹ hướng dẫn chúng tôi đi chợ. Ngày thứ ba, bắt đầu đi làm việc.

Từ 7 giờ sáng tôi có mặt tại hãng do người Mỹ tới chở đi làm. Tôi được mặc áo choàng trắng, găng tay trắng, đội nón nhựa trắng trước khi vào nơi làm việc.

Mở cửa phòng làm việc ra thì trời ơi bò...bò... và bò. Đùi bò treo lủng lẳng trên mấy cái móc đang chạy, tôi và các bạn đứng ngẫn ngơ nhìn. Lớn quá, to qua, nhiều quá.

Phần việc của tôi là xếp bỏ thịt vào thùng, có thùng bỏ 6 cục, có thùng bỏ 4. Nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khỏi nói, mệt, làm liền tay, thịt ra lẹ quá mà nhiều loại, không biết bỏ vào thùng nào vì chữ Mỹ dán trên thùng chưa nhận diện được nên lộn thùng này, thùng kia, thịt chất đống rớt xuống sàn ào ạt chụp không được.

Đã vậy thùng giấy, nắp thùng lộn xộn bay bổng trên đầu vì chân tay lính quính chụp giựt. Cứ vậy mà mồ hôi ướt áo, dù nhiệt độ lạnh 40 độ F.

Sau vài tháng thử sức, họ cho tôi và các bạn cầm dao cắt thịt. Thịt trên dây chuyền qua ào ào, mỗi nguòi phải phải kéo cục thịt của mình vô bàn để cắt. Có khi kéo rồi, mấy người đứng cạnh nói mình chưa kéo... thế là cả bọn trong khung chỉ chỏ nói qua nói lại rồi không ai chịu kéo, để thịt trôi qua xuống dưới cuối bàn chất đống. Rốt cuộc, đành phải khuân đống thịt đó trở lại trên bàn hì hục cắt lại mệt hơn. Cứ vậy, không ai còn dám chống dao, lời qua tiếng lại nữa. Tôi và các bạn còn trẻ, còn hăng, nên cục thịt nào đến là làm xong cục đó, mấy người cai họ thích lắm, vì vậy người Việt trong hãng càng lúc càng đông.

Tiền lương cắt thịt cũng rất cao lúc bấy giờ, khoãng 5 đồng một giờ. Người Mỹ tại hãngï rất lịch sự khi giao thiệp và khi đi làm họ luôn luôn vào thẳng vấn đề, họ không đụng chạm, hạch sách...luật lệ trong hãng như vậy thì cứ thi hành.

Người Việt mình tại Wichita thời ấy ai cũng muốn xin vô làm. Hỏi nhau làm ở đâu, câu trả lời vui vẻ là làm hãng bò. Có người còn nói đó là "Trung-tâm huấn luyện Tân-binh" hoặc "nơi rèn luyện trí, dục để rồi sau đó sẽ tìm thấy ánh sánh tương lai sau này..." Lời đó với tôi không sai.

Sau hai mươi lăm năm qua nước Mỹ Tự-do đã cho tôi những sự đầy đủ mà tôi hằng mong ước. Trong thời gian đi làm tôi có vợ, có con. Các con chúng tôi hiện nay, đứa ra trường, đứa còn trong đại học.

Nước Mỹ Tự-do, công bằng, không phân biệt, đa số chịu làm việc đều có nhà có xe, rủng rỉnh dollars. Gia đình tôi nói riêng và Người Việt sống trên đất nước Mỹ nói chung đang trong vòng tay ôm của Nữ Thần TỰ-DO.

Wichita ngày 2 tháng 6 năm 2000

Nguyễn-C-Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,959,040
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.