Hôm nay,  

Chuyện Lẩm Cẩm Tại Mỹ

13/11/200200:00:00(Xem: 181271)
Người viết: Nguyễn Huỳnh Chung

Bài tham dự số: 027\VBST

Ông Nguyễn Huỳnh Chung, sanh 11934. Trướùc 1975 tại Việt Nam: dạy học, Phụ tá Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Đầu Tư VNCH. Hiện định cư tại San Diego, California. Công việc dang làm: Chuyên viên Điện tử. Dự tính tháng 4/2001 sẽ hồi hưu.


Tôi tốt nghiệp Sư Phạm Saigon, đi dạy học từ năm 1957, dạy Toán Lý Hóa tại các trường Trung học Hồ ngọc Cẩn, Trung Học Tây Ninh, An Mỹ Ở Bình Dương, Trung Học Cộng Đồng Quận 8/Saigon, Trung Học Petrus Ký, Đồng Tiến, Đắc- Lộ, Hoàng Nguyên, Hưng Đạo v-v...

Đi lính Khóa 20/TĐ. Đi Đề-lô TĐ 38/PB/QĐ III, đổi sang Dù TĐ3/PB rồi biệt phái về làm ở Nha Khảo-Thí năm 1968. Năm 1970, được anh LV Sĩ mời làm Phụ Tá/TGĐ Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Kỹ-Nghệ (IDBANK).

Tháng 4/75 sau khi miền Nam/VN bị mất vào tay CS , bị đi Cải Tạo -trải qua các trại Cải Tạo Trảng Lớn, Kà Tum và Z30 Gia Rai/Long Khánh- đến tháng 10/78 được tạm tha.

Về nhà, vợ chồng tôi làm nghề đi bán sữa bò, mỗi sáng đạp xe lọc cọc chở 4,5 lít sữa đem tới nhà mấy người bạn còn kẹt lại như các anh LV Sĩ, Nguyễn văn Hảo v v...

Có lần chị Nguyệt vợ anh Hảo hỏi tôi "Sao anh còn ở đây"". Tôi hỏi lại "Còn anh chị và các cháu tính sao"" Chị trả lời tôi với giọng hậm hực "Tôi cũng chưa biết, lúc trước trực thăng tới đậu ngay trên nóc nhà để rước đi mà tại anh Hảo không chịu đi."

Tháng 4/79, tôi vượt biên ngỏ Rạch Giá, vợ con bị kẹt lại, ba lần bị TháiLan cướp te tua, tôi đến Indonesia ở Đảo Air Raya với một cái quần xà lỏn và một cái áo thung.

Tháng12/79, tôi được đi định cư ở Houston/TX do người em út trong gia đình, du học từ năm 1963, bảo lãnh.

Sau đây là vài kỷ niệm vui buồn trên đất Mỹ:

Tôi được chú em đưa đến trường học ESL, cô giáo người Mỹ mắt xanh, tóc bạch kim rất vui vẻ và dễ mến.

Khi gần hết giờ học, cô giáo cho biết hôm nay cô bận vì phải đem con mèo đi khám Bác sĩ, nó bị con chó nhà hàng xóm cắn què chân, có thể nó phải nằm lại nhà thương đôi ba ngày và như vậy cô phải tới thăm nó mỗi ngày. Cô nói với giọng nghiêm trọng tỏ ra rất lo lắng thương mến con mèo.

Tôi sực nghĩ ra, chó mèo ở xứ nầy rất có phước. Ở xứ mình hiện giờ mọi người còn không có đủ cơm ăn, chó mèo đi rong ngoài đường là kể như mất tích luôn, người bịnh còn không có tiền đi Bác sĩ hoặc mua thuốc.

Hôm sau, gần hết giờ học, tôi hỏi cô giáo "Ba má cô còn sống không"" Cô giáo trả lời "còn sống."

"Cha mẹ cô có sống chung một nhà với cô không""

"Không. Ba mẹ tôi ở New York."

"Vậy nếu như hay tin Ba mẹ bịnh phải vào nhà thương, cô có đi thăm không""

"Không, chắc tôi điện thoại thăm mà thôi."

Nghe cô giáo trả lời xong tôi cảm thấy thật xót xa và chua chát. Tại sao ở một xứ văn minh, tân tiến vào bực nhứt trên thế giới hiện nay mà một người có học như cô lại có thể đối xử như vậy với cha mẹ.

Giữa buổi học, có 15 phút nghỉ break. Tôi thấy có nhiều bạn tới chỗ vòi nước, khom người xuống uống nước. Tôi cảm thấy khát nước nên cũng tới chỗ vòi nước, khom người xuống để uống. Nhưng lạ thật, sao tôi khom mãi mà không có nước. Tôi tự nghĩ chắc là hết nước. Nhưng, sau đó lại có người tới, khom người xuống và nước lại vọt chảy ra cho họ uống. Lạ thật, sao mà bí hiểm vậy" Hay là mình lại uống thử lần nữa xem sao. Tôi lại tới, khom người xuống chờ, chờ mãi mà không có nước chảy. Các bạn học cùng lớp đang đứng gần đó nhìn thấy, một chị người El Salvadore (sau nầy tôi mới biết, lúc đầu tôi cứ tưởng chị ta người Mỹ) bước lại gần tôi và hỏi "you tới Mỹ bao lâu rồi"" Tôi trả lời "Ba ngày". Cô ta nói "Hèn chi (nhà quê như vậy), để tôi chỉ you "how to open." Thì ra bên hông bồn nước có một núm tròn, vừa khom người xuống vừa dùng tay ấn vào núm tròn thì nước vọt ra, tha hồ mà uống. Rõ thật là xứ văn minh có khác .

Trong giờ break, tôi cảm thấy mắc tiểu, đi vòng quanh hành lang để tìm Toilette, tìm mãi mà không thấy, chỉ thấy Restroom / Men / Women. Ráng nhịn, về nhà xả bầu tâm sự. Đến bữa ăn tối, hỏi chú em "Sao trường học lớn, khang trang và lịch sự như vậy mà không có toilette để tiêu tiểu, chỉ thấy Restroom"" Chú em nói "Thì Restroom là phòng tiêu tiểu đó". Tôi bèn nói "Vậy sao, vậy mà anh cứ tưởng Restroom là phòng nghỉ ngơi." Quả thật là nhà quê .

Cuối tuần, chú em đưa tôi đi shopping ở Gemco, lần nầy tôi đã biết Restroom rôi nên vào đi tiểu. Trong phòng vệ sinh lúc đó cũng có 2 người đàn ông, một người tiểu xong đang rửa tay và xé giấy lau tay, một người đang tiểu, xong cũng rửa tay và xé giấy lau như người kia. Tôi liếc thấy và thầm nghĩ "Xứ văn minh, tới phòng vệ sinh cũng sạch sẽ và thơm phức". Tôi rửa tay xong, định xé giấy để lau, nhưng thật là quái lạ, nắm giấy kéo như 2 ông kia nhưng tại sao nó cứ ngoan cố không chịu ra, tôi ngó chung quanh hộp giấy và bụng nghĩ, xem coi nó có nút tròn ở bên hông thì ấn vào (như ở vòi nước), nhưng nhìn thật kỹ mà cũng không biết làm sao cho có giấy để lau tay. Tôi bèn bỏ hộp giấy đó và bước sang hộp giấy kế bên, bụng nghĩ có lẽ hộp giấy đó hư rồi. Nhưng hộp giấy thứ hai cũng y như hộp giấy trước, không làm sao kéo giấy ra được. Lúc bấy giờ có một người bước vào, nhìn thấy vẻ mặt của tôi thì biết ngay tôi đang muốn gì, ông ta bèn bước tới kế bên tôi và lấy tay ấn nhẹ cái cần phía dưới hộp giấy, tức thì giấy ngoan ngoãn chạy ra. Rõ thật là nhà quê mới ra tỉnh .

Trong giờ nghỉ break, tôi nhìn ra lề đường thấy có thùng thơ, thỉnh thoảng có người đến bỏ thơ vào thùng. Tôi nghĩ bụng , tối nay mình viết thơ gởi về VN. Hôm sau, chờ nghỉ break, tôi đem thơ ra bỏ vào thùng (em tôi đã cho tem để dán) .Ồ lạ thật , sao thùng thơ kín mít thế nầy, tìm bốn phía cũng không thấy một khe hở để có thể nhét thơ vào. Vậy làm sao hôm qua, rõ ràng mình thấy có người cầm thơ tới bỏ vào thùng" Tôi còn đang lúng túng, thì may đâu có một bà Mỹ đi tới, tay đang cầm 2 lá thơ, trong bụng tôi rất mừng vì đang lúng túng, không biết hỏi ai .Bà Mỹ đến cạnh thùng thơ, nhẹ nhàng nắm lấy cái vòng sắt, kéo cửa thùng thơ, bỏ thơ vào thùng, buông vòng sắt, cửa thùng thơ liền đóng kín lại .Tôi làm theo y như vậy và bỏ thơ vào thùng dễ dàng, tôi tự nghĩ "Sao dễ dàng như vậy mà không biết " Rõ thật là nhà quê "

Học ESL được 2 tuần thì hội IRC đã tìm được job cho tôi: thợ tiện, vừa học nghề vừa làm, mỗi ngày làm 10 tiếng/ 6 ngày / tuần. Mỗi tuần được lãnh $100 tiền mặt (một xưởng nhỏ do người VN làm chủ , trong phòng có 4 máy tiện ) . Làm thợ tiện được 2 ngày, qua ngày thứ ba, trong khi đứng xem để học cách mài lưỡi bào, tôi bị mạt sắt văng vào mắt, đau điếng, tưởng đâu có thể bị đui mu. Tôi đi rửa mặt, rửa mắt mà vẫn không thấy bớt đau. Ngồi ôm mắt chịu đau cả mấy tiếng đồng hồ mà cũng không có ai giúp đỡ (vì chủ không có ở đó, 2 người làm chung cũng mới qua như tôi và tới xưởng làm việc trước tôi vài ngày, nên họ cũng không biết làm sao để giúp tôi) .

Về nhà, tối hôm đó, tôi điện thoại cho vài người bạn hay sự việc, các bạn ở Cali khuyên tôi nghỉ làm, họ sẽ gởi vé máy bay sang Houston để tôi bay qua Cali và các bạn sẽ hướng dẫn, giúp tôi tìm một việc làm thích hợp.

Một trong các bạn nầy có hiền huynh Cao Trung (một nhà Địa- lý và Tử- vi nổi tiếng ở O.C) đã tận tình giúp đỡ tôi .

Sang Cali, cuối tuần, Lân, con trai út của Huynh Cao Trung đưa tôi đi thăm các bạn khác ở Inglewood ( phía Tây LA/gần LAX ). Tối đến , tôi và vài bạn khác nằm xem TV và ngủ tại phòng khách. TV đang nói tin- tức tự nhiên nhảy sang đài khác rồi tự nhiên tắt "bụp", một lúc sau lại tự động "nói chuyện, tin tức v-v... " và sau cùng nghe "bụp", TV lại tự động tắt. Tôi để ý, tại phòng khách có 4 người đang nằm im như đang ngũ, nhưng tại sao TV lại tự động ON/OFF " Sáng hôm sau tôi đem chuyện nầy hỏi Lân, Lân bèn lấy Remote on/off chỉ cho tôi và nói "Chắc ở VN chưa có loại TV nầy nên bác Chung chưa biết". Lân lúc đó mới 17 tuổi nhưng rất ngoan, lanh lợi và dễ mến .

Tháng 10 năm 1980 tôi học xong khóa Electronic Tech tại Long Beach và bắt đầu đi làm. Tôi mướn một phòng Single để ở. Cuối tuần, tôi đem quần áo dơ tới Laundry Room để giặt.

Bỏ quần áo vào máy giặt và làm đúng theo "chỉ dẫn "nhưng tại sao máy vẫn không nhúc nhích. Tôi bèn tìm Manager để hỏi, Manager cùng đi với tôi đến phòng giặt, nhìn vào máy giặt rồi ông ta đưa tay kéo cái cần bỏ tiền ra, máy tự động chạy. Ông ta nhìn tôi rồi hỏi "Bộ bên xứ you không có máy giặt hay sao mà you không biết sử dụng vậy"" Nghe cách hỏi của ông ta có vẻ xấc xược và khi dễ mình, tôi cảm thấy bực và máu Tarzan nổi lên, nhưng tôi củng cố nén lòng và trả lời " Bên xứ tao có máy giặt chớ, ở nhà tao cũng có máy giặt nữa, nhưng tao không biết sử dụng và không có dịp sử dụng"

"Are you sure " You lie."

"You không hiểu và không tin phải không""

"Yes."

Tôi bèn giải thích cho ông ta "Ở nhà tôi có vài người giúp việc, nên những việc lẩm cẩm nầy do họ phụ trách, tôi là Boss, tôi không phải làm "

Ông ta trố mắt nhìn tôi có vẻ không tin, tôi bèn nói tiếp:

"Tôi có bằng lái xe từ năm 1956 nhưng tôi lái không giỏi."

"Why""

"Bởi vì tôi có tài xế."

Một lần nửa ông ta lại trố mắt nhìn tôi (không biết ông ta đang nghĩ gì) rồi im lặng đi ra khỏi phòng.

Tháng 6 /1980 vợ và con gái tôi được đi theo diện ODP đến đoàn tụ cùng tôi tại LA sau 11 năm xa cách.

Tháng 7/1993 tôi nhận được job offer ở San Diego nên vợ chồng tôi move về San Diego. Mùa Thu năm 1995, có lần tôi đi shopping lúc trời nhá nhem tối, vừa đậu xe vào Parking thì một bà Mỹ đen đi xe Cadillac mới toanh tới đậu kế bên xe tôi. Bà ta vội vã xuống xe và đi nhanh vào bên trong, đèn xe vẫn còn cháy. Tôi vội chạy theo kêu bà ta để cho biết là bà ta quên tắt đèn xe. Bà ta vẫn bước nhanh vừa quay đầu lại nói "Never mind, nó sẽ tự động tắt sau 30 giây".

Tôi vừa đi vừa nghĩ "Sau 15 năm sống trên đất Mỹ, mình vẫn còn là anh nhà que.â "

Những chuyện lẩm cẩm như tôi vừa kể, ở xứ Cờ Hoa nầy có kể hoài cũng không hết. Tôi xin được chấm dứt nơi đây và kính chào các bạn .

San Diego, Chúa Nhựt 4-6-2000

NGUYỄN HUỲNH CHUNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến