Hôm nay,  

Gửi Về Blytheville 1 Bông Hồng

13/11/200200:00:00(Xem: 184803)
Người viết: Hữu Hà

Bài tham dự số 23\VBST

Tên thật: Trương Văn Hữu
Gia nhập quân chủng Hải-Quân từ năm 1960-0975
Đến Mỹ tháng 12/1979


Sau mười lăm năm khoác áo chinh chiến, cuối tháng 4/1975, tôi đang làm việc trong hậu trạm vùng 5 duyên hải.

Lòng tôi như lửa đốt khi nghe tin Đà Nẵng lọt vào tay Cộng Sản, mà trong đó có những đứa con còn nhỏ dại của tôi đang sống với cha mẹ tôi.

Năm 1973 người vợ của tôi ra đi không một lời từ giã, bỏ lại cho tôi một bầy con nhỏ mà đứa lớn nhất mới 8 tuổi còn nhỏ nhất mới 9 tháng đang còn bú sửa.

Trong đời sống quân ngũ tôi không thể ôm giữ một bầy con, nên buộc lòng phải gởi chúng về để nhờ cha mẹ tôi săn sóc nuôi nấng. Sau khi ổn định nơi làm việc tôi mới đem hai đứa lớn nhất vào Sàigòn ăn học.

Tôi làm việc cho Hậu trạm vùng 5 Duyên Hải ở Sàigòn cho đến ngày 30/4. Nhìn người ta xuống tàu ra đi, bao nhiêu lần cũng muốn đi như họ, nhưng nghĩ lại còn các con kẹt lại ở Đà Nẵng, chưa biết tin tức nên cứ nấn ná hoài chưa chịu đi thì có lệnh đầu hàng bỏ súng.

30-4-75 Cộng sản cưỡng chiếm Sàigòn. Sau khi làm mọi thủ tục trình diện tôi trở về Đà Nẵng tìm tin tức các con tôi. Trong cảnh đoàn tụ đầy nước mắt mà các con quá nhỏ dại. Thế rồi tôi chọn Đà Nẵng làm nơi sinh sống cho cha con tôi.

Tôi làm đủ nghề, đạp xích lô, kéo xe bò, vác gạo, vác than v.v...

Vì về sau 75, cha con tôi không có nhà, không có hộ khẩu, nên tôi đành gởi các con tôi lên Cô nhi viện Diệu Định để nhờ săn sóc và học hành còn tôi thì hàng đêm phải ra ngoài chợ Tam giác để ngu.û Nhìn biết được hoàn cảnh của tôi một gia đình trong xóm mà tôi thường lui tới cho tôi thuê một căn nhà để ở, rồi các con tôi cũng được vào trường học hành.

Sau hai năm sinh sống, những tưởng cuộc đời cứ thế, nhưng ác nghiệt thay, địa phuong bắt đầu có chiến dịch phát động kêu gọi mọi người dân đi vùng kinh tế mới ở Đắc lắc (Bamêthuộc). Những buổi họp hằng đêm khuyến dụ, bình bầu rút cuộc tôi không đi vì lý do cảnh gà trống nuôi con rồi kết cuộc họ chỉ định phải đi.

Đầu năm 1977, cha con tôi là một trong số gần một ngàn gia đình ra đi rời khỏi thành phố Đà Nẵng, bao nhiêu người thân ra đứng ngoài đường đưa tiễn như đưa tiễn những linh hồn qua bên kia thế giới. Lòng tôi chùng xuống vì không muốn nhận thấy bất cứ một người thân nào nên cúi mặt như một kẻ phạm tội.

Sau hai năm ở rừng núi Đắc Lắc, bao nhiêu vốn liếng tiêu tan, con tiều tụy, thân tôi ốm o gầy mòn. Những uất nghẹn hai năm qua đã tới lúc không còn chịu đựng được nữa. Một buổi sáng, tên cán bộ thôn đến hạch xách tôi đủ điều, chuẩn bị đi làm và sẳn cây rựa trên tay tôi đánh cho tên cán bộ thôn một trận.

Thế là tôi bị ghép vào tội đánh chính quyền cùng nhiều tội danh khác. Công an thôn chuyển tôi lên công an xã để làm việc, vừa bước vào phòng 3 tên cán bộ CA đánh phủ đầu tôi, sau đó trói tôi lại và đánh tiếp cho đến khi ngất xỉu chúng mới mang tôi ra bỏ trên đống rơm cạnh chuồng heo, chiều đến tên cán bộ chủ tịch xã ký giấy gởi tôi ra cải tạo ở huyện công an Krông Đắclắc.

Sau mấy tháng tù tội phòng công an huyện trả tự do cho tôi, tôi về tới nhà là bàn kế hoạch trốn vùng kinh tế mới. Cha con tôi về đến Huế thị Mẹ tôi đã mất gần một trăm ngày mà tôi không hay, vì điện tín đánh lên đều bị xé bỏ.

Trên chuyển đi buôn từ Huế vào Đà nẵng tôi nghe lời em tôi khuyên, nên vượt biên vì ở lâu sợ tin từ Đắc lắc chuyển về tôi sẽ bị bắt lại. Không còn đường nào khác hơn, tôi đành chấp nhận và đem theo 4 đứa cháu con người em. Có nổi đau khổ nào hơn khi xa các con tôi. Ngồi trên tàu vượt biển lòng tôi như ai cắt từng đoạn ruột. Sau 4 ngày đêm tôi tới Hồng Kông và định cư ở Mỹ.

Tôi được hội nhà thờ công giáo thành phố Blytheville tiểu bang Arkansas bảo trợ 2 tháng đầu rồi sau đó tôi tự túc đi làm để lo cho 4 đứa cháu.

Sáu tháng sau gia đình người em tôi cũng đến Mỹ nhưng vì hoàn cảnh cũng không mang theo cho tôi một đứa con nào cả.

Sau khi ổn định, gia đình em tôi cũng dọn về thành phố Sacramento, California và định cư ở đó. Tôi âm thầm sống một mình. Ngày đi làm về chỉ biết uống rượu khóc, có nhiều đêm mưa tuyết phủ đầy trời tôi ra đi trong sương tuyết lạnh như một người điên.

Biết được hoàn cảnh của tôi có hai người Mỹ đến thăm và an ủi. Người chị tên là Jewl và người em là Pearl Lee. Cả hai chị em đều lớn tuổi không có chồng con, sống với nhau trong một căn nhà.

Hai bà mời tôi tới nhà. Biết được hoàn cảnh, sự ngay thẳng và tính thật thà, tận tụy của tôi, cả hai bà đều nhận tôi làm con nuôi. Giới thiệu tôi với mọi người trong gia đình cùng bạn bè, lúc nào hai bà giới thiệu "Tôi có người con nuôi Vietnamese."

Trong tình thân, thấy tôi sống hài hòa, sòng phẳng, hai bà quý mến thêm. Từ đó hai bà bán cho tôi một căn nhà 4 phòng ngũ mà không đòi hỏi một điều kiện nào cả, chỉ trã hàng tháng như đi thuê ở vậy, rồi hai bà cũng cho tiền để sơn sửa trong nhà. Từ đó tôi làm chủ được một căn nhà.

Biết chuyện cha con tôi phải chia lìa nhau, hai bà rất thương. Lần hồi hai bà giới thiệu với tôi những nhà hảo tâm trong nhà thờ và thành phố để tìm sự giúp đỡ, làm thế nào để đưa các con tôi ra khỏi Việt Nam. Những năm đó các con tôi sống với cha tôi ở Huế.

Năm 1985, sau khi nhập quốc tịch Mỹ, tôi làm hồ sơ bảo lãnh các con tôi, nhưng CSVN không chấp thuận, viện lý do chúng trốn vùng kinh tế mới về không có hộ khẩu, vì thế tôi viết thư cho em tôi ở Sàigòn nhờ chuyển các con tôi vào trong đó để dễ bảo lãnh hơn.

Cũng trong thời gian đó tôi chuyển về làm cho hãng American Greeting Co. lương tương đối khá. Tôi trình bày với hai bà mẹ nuôi tôi là tôi muốn mượn tiền gởi về cho các con tôi mua ghe vượt biên, hai bà bằng lòng ra nhà băng đứng tên bảo đảm cho tôi mượn tiền.

Lần đầu, tôi mượn mười ngàn đôla để chuyễn về. Thời gian năm 86-87 một lượng vàng ở Mỹ chuyễn về VN là phải trả một ngàn đôla.

Khi nhận được thư các con tôi báo qua đã nhận tiền nhưng vẫn chưa đủ số cần thiết để có thể vuọt biên, tôi lại một lần nữa nhờ hai bà ra nhà băng bảo lãnh cho tôi mượn thêm tiền. Lần nầy tôi mượn mười lăm ngàn.

Ông giám đốc ngân hàng nói với mẹ nuôi tôi :

"Bà Jewell Lee, bà 85 tuổi rồi. Bà có biết bà chết lúc nào không mà mượn một số tiền lớn như vậy. Lỡ ông này không trả thì ai trả cho tôi""

Bà mẹ nuôi tôi trả lời:

"Nếu nó không trả thì sở đất 80 mẫu của tôi sẽ trả cho ngân hàng."

Nhờ lời nói khẳng khái đó mà tôi được mượn lần tiền thứ hai và gởi về cho các con tôi nhận đủ. Khi được tin lòng tôi mừng vô cùng mà cũng lo vô cùng. Nếu lỡ mà CSVN biết được lũ con tôi có 25 lượng vàng thì sẽ ra sao"

Năm 1988, ba tôi đột ngột từ trần, các con tôi từ Sàigòn ra lo mai táng xong trở vào để chuẩn bị vượt biên. Thời gian nầy là những tháng ngày tôi nằm ở nhà vì thất nghiệp. Tôi cố tìm việc khắp nơi mà không có. Tám tháng tiền nhà của bà mẹ nuôi tôi chưa trả, phần tiền nhà băng, điện, nước, gas, điện thoại v.v... thật là bao nhiêu lo lắng dồn dập. Tôi nghĩ tôi đang đánh một ván bài với CSVN để cứu các con tôi. Nếu chuyến đi thất bại coi như không bao giờ tôi gặp được các con tôi, chắc tôi sẽ tự tử để trừ các món nợ.

Trời Phật không phụ những ngày đêm cầu nguyện của tôi.

Một buổi sáng tháng 4/88 tôi đang nằm xem TV thì người đưa thư đem đến cho tôi một lá thư, nhìn nét chữ của con tôi cùng với địa chỉ ở Mã Lai. Tôi cầm nguyên lá thư chưa mở chạy qua nhà bà mẹ nuôi. H.ai bà ôm tôi và an ủi. Tôi mở thư và dịch cho hai bà hiểu. Hai bà sung sướng cũng khóc lóc với tôi, tôi nghẹn ngào nói "các cháu nội của mẹ sẽ đến đây nay mai".

Ngay sau đó mẹ nuôi tôi bảo tôi về thay áo quần và đi với bà xuống tòa án. Khi đến đó gặp được người quản lý quen và còn một chổ trống họ nhận cho tôi làm để có cơ hội bảo lãnh các con tôi rồi các bà chuyền tin nhau các con tôi đến được Mả Lai.

Nhà báo tới phỏng vấn, các bà mẹ trong hội EHC thì làm bánh bán lấy tiền góp mua vé máy bay. Hội nhà thờ tổ chức bán cơm gây quỹ mua vé máy bay cho các con tôi nữa. Một vị luật sư Mỹ làm hồ sơ bảo lãnh và làm giấy chứng nhận khi các con tôi đến Mỹ sẽ có việc làm ngay.

Rồi một dịp may nữa đến. Hãng Nucor Yamato Steel nhận tôi vào làm với lương khá cao. Câu chuyện tôi đuọc giúp đỡ lo cho các con vuọt biên thành đề tài đáng chú ý. Những ngày nghỉ các hội ở thành phố mời tôi tới trình bày về tình hình VN cũng sự sinh hoạt của các con trong trại tị nạn.

Ngày đón tiếp các con tôi đến Mỹ diễn ra thật tưng bừng. Hội nhà thờ, hội các bà mẹ ở thành phố, hội người Việt ở Memphis TN cùng bạn bè thân thích, nhà báo, hãng truyền hình của đài 13 cũng đến phỏng vấn và quay phim.

Khi các con tôi rời khỏi máy bay để mọi người được nhìn thấy, các bà mẹ trong hội choàng cho các con tôi mỗi đứa một vòng hoa làm 3 màu xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho lá cờ Mỹ cùng với những lá cờ Mỹ cầm tay.

Sau một tuần ổn định hội nhà thờ tổ chức một buổi lể để chào đón các con tôi, dịp nầy tôi cũng tặng một bức tranh sơn dầu do chính con trai đầu lòng tôi vẽ tại trại tị nạn. Hội EHC cũng tổ chức tịêc đón, với một cái bánh thật to với chử EHC Welcome to the USA.

Các con tôi xin được vào trường. Mỗi ngày có một cô giáo tình nguyện ở lại dạy thêm anh văn.

Khi gần tết Nguyên đán tôi trình bày với bà mẹ nuôi tôi là con tôi muốn vẽ một bức ảnh của Tổng thống Mỹ George Bush để tỏ lòng biết ơn chính phủ và nhân dân Mỹ. Bức tranh nầy khi hoàn tất được đem trưng bày trong hội nhà thờ trước khi chuyển đến cho ông Thị Trưởng thành phố gởi đi. Khi nhận được bức tranh thì Tổng Thống cũng gởi thư về cám ơn Ông Thị Trưởng và gia đình tôi.

Cha con chúng tôi cũng chọn một ngày thứ bảy để rửa xe gây quỷ cho một hội từ thiện ở thành phố, như một lời cảm ơn mà thành phố đã dành cho tôi cùng các con tôi. Mọi người hưởng ứng rất đông, bà mẹ tôi cũng bận rộn suốt ngày và mọi chi phí bà đều đài thọ.

Nhiều năm đã trôi qua. Giờ đây hai bà mẹ nuôi của tôi đều đã qua đời Trong đám tang của hai bà, có mặt cha con tôi.

Thành phố Blytheville là nơi đã cưu mang và nuôi sống tôi, cho tôi cơ hội để lo cho các con tôi đến được nơi an toàn, ăn học thành tài.

Blytheville thật là một thành phố hiền hòa và hiếu khách. Mọi cư dân tại đây đều đối xử rất tử tế với tất cả người ngoại quốc, không phân biệt chủng tộc màu da, luôn luôn mở rộng vòng tay giúp đở mọi mặt.

Kỷ niệm và những khuôn mặt bạn bè ở thành phố mà tôi không bao giờ quên như Dr Dickinson, Dr North, David Ross, Bob Gray v.v... với các bà mẹ hiền lành.

Các con tôi giờ đây đã trưởng thành, ra đời lập gia đình và vẫn đang lập nghiệp tại thành phố hiền hòa nầy.

Riêng tôi thì đã tìm về miền nắng ấm Cali để gặp lại bạn bè và người thân sau hơn mười năm sống ở xứ lạnh, nhưng tôi cũng thường về thăm các con tôi tại Blytheville. Mỗi lần trở lại, tôi đều cùng các con kính viếng mộ phần của hai bà mẹ nuôi, ngưòi mà lúc sinh tiền đã dành cho tôi nhiều thương mến. Chính tình yêu thương, lòng bao dung của hai bà mẹ nuôi đã giúp tôi đủ nghị lực, nguồn hy vọng, trí sáng tạo để phấn đấu trong cuộc sống hằng ngày. Nhờ vậy các con tôi mới có ngày hôm nay.

Xin gởi về thành phố Blytheville, tiểu bang Arkansas, một bông hồng với lời cảm ơn chân thành của gia đình chúng tôi, và cầu mong tất cả mọi người sống bình an, khỏe mạnh.

California ngày 20-5-2000

Hữu Hàø

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,016,869
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến