Hôm nay,  

Một Chuyến Du Thuyền

24/10/201400:00:00(Xem: 14700)

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 4368-14-29768vb6102414

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều bài kể lại những sinh hoạt sống động. Bài viết mới, tuy là chuyện du hành, nhưng không thiếu nỗi đau thời cuộc, từ chuyện ông cựu tướng Mỹ bật mí vụ đồng minh tháo chạy 1975 tới vị du khách Bắc kỳ 2014 phét lác đủ thứ.

* * *

blank
Ngày lên Du thuyền Carnival Inspiration đón khách từ Long Beach.

Lần này tôi đi “cruise” là lần thứ hai. Lần trước vào khoảng giữa thập niên 90, khi sang thăm con cháu sống ở Florida. tôi được rủ đi cruise lần đầu. Du thuyền đưa đi vùng Caribean, được lên bờ, lên những đảo phong cảnh rất đẹp nhưng lâu quá rồi bây giờ không còn ấn tượng gì.

Kỳ này cô em tôi rủ vợ chồng tôi đi du thuyền Carnival Inspiration, bốc khách từ bến cảng Long Beach vào ngày 29/9/2014. Chuyến đi 4 ngày.

“Anh chị đi, em book vé luôn.”

“Chắc chị không đi đâu. Gia đình bà ấy có dớp chết vì nước nên bà sợ đi biển lắm. Chỉ mình anh thôi.”

“Vậy em tính xem tốp của mình đi bao nhiêu người nhé. Vợ chồng em, vợ chồng cô Nhung, vợ chồng cô Bé, chị Điền, anh Sanh, chị Yến và anh. Tất cả là 10 người. Em coi online rồi. Giá vé là 241 đô-la một người, cộng với 50 đô service và tip cho 4 ngày trên tàu. Kỳ này họ đưa mình đi đảo Catalina và sang Mễ bang Ensenada.”

“Ừ, em book cho anh đi thì anh cắp đít đi.”

“Anh nhớ coi lại passport, xem hết hạn chưa, khi đi nhớ mang theo.”

Vậy là sáng ngày 29 chúng tôi kêu 2 taxi đưa ra cảng Long Beach. Tiền xe họ lấy 12 đô mỗi người. Thủ tục lên tàu giống hệt như xuất cảnh, cũng trình thẻ passport, ID và giấy lên tàu. Mỗi người được cấp một thẻ nhựa có in hình chính mình, trong đó chứa những dữ kiện cá nhân. Thẻ này vừa là thẻ mở khoá cửa phòng, vừa dùng như credit card. Khi mua sắm gì trên tàu thì họ charge vào thẻ ấy. Ngày cuối, trước khi trở về, họ sẽ kê một danh sách chi phí mua sắm, và sẽ lấy tiền trong thẻ credit card thiệt của mình.

Trước khi lên tầu, từng người bị kiểm tra cũng giống như sân bay. Sau khi lấy phòng ổn định chỗ ở, chúng tôi đến phòng ăn ở tầng số 10. Ở đó có nhiều dãy để đồ ăn sắp đặt như các nhà hàng All you can eat, ăn “bao bụng” như kiểu ăn buffet ở trên đất liền, tha hồ muốn chọn món mình thích, đủ loại bò gà cá salmon, tôm nhưng không có cua. Có đầy đủ trái cây tươi, bánh ngọt và kem, tuỳ ý lựa chọn. Du khách đi trên tàu này khoảng ba ngàn người và số nhân viên phục vụ rất đông, vui vẻ trẻ trung, lâu lâu lại hỏi có cần thêm gì không?

Tôi đi qua một bàn lớn khoảng 7, 8 người đang ngồi ăn, nói tiếng Việt Nam, tôi hỏi: Việt Nam hả? Vâng. Tôi cũng Việt Nam và trở về bàn của mình. Có cậu thanh niên bỏ ăn sang nói chuyện, cho biết họ từ Úc ở bang Brisbane qua. Tôi hỏi: Bao nhiêu một vé? Chúng tôi book trên online 550 đô-la hai vé. Họ cho ăn như vầy rẻ quá, rẻ quá. Vừa phòng và ăn ở 4 đêm tính ra hơn tiền vé rồi, rẻ quá, rẻ quá, cứ nhắc đi nhắc lại hoài. Du khách trên tàu nhiều quốc tịch khác nhau, Tàu có, Ấn Độ có, Canada, Úc, Nhật, Mễ thì ít. Nhiều sắc dân ở các nước trên thế giới họ cũng book vé đi tàu này.

Tàu đang chạy ra hải phận quốc tế, cô em đưa cho tôi 4 viên thuốc say sóng nói uống trong 4 ngày coi như mỗi ngày 1 viên. Trên tàu có sòng bài và nhiều máy kéo nhưng mà họ chưa mở, phải chờ cho tàu ra hải phận quốc tế mới mở được.

Chả biết làm gì tôi mở laptop coi news và check email thì có người bạn gởi cho tôi một loại chuyện khó tin mà cam đoan có thật là vào năm 1973, cộng sản Bắc Việt từng muốn đầu hàng vô điều kiện Mỹ. Theo tài liệu bất ngờ này, các viên chức cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ cho biết sau năm 1968, cộng sản Bắc Việt đã kiệt quệ nhân sự vì hầu hết các lực lượng chính quy chủ lực của cộng sản Bắc Việt đã bị Mỹ và VNCH tiêu diệt từ hồi Tết Mậu Thân, năm 1972 lại thêm chiến dịch “Operation Linebacker” dùng B52 san bằng miền Bắc Việt Nam, CS Bắc Việt chịu không nổi đánh điện tín về phòng truyền tin Hoa Kỳ xin đầu hàng. Bản tin được gởi về Ngũ Giác Đài, nhưng Mỹ chẳng những làm lơ ý muốn đầu hàng này, mà còn ỉm luôn không cho thế giới biết. Kết quả là CIA đã đưa 79 nhân viên phòng truyền tin về nước và thay đổi hoàn toàn nhân viên mới để tránh bản tin xì ra. Ông Ted Gundorson trong thời gian chiến tranhVN là trưởng phòng điều tra làm việc với những hồ sơ tối mật của Bộ Quốc Phòng (high profile cases) gần đây ông đã tiết lộ cho biết là CS Bắc Việt vào năm 1973 đã gởi điện tín đầu hàng nhưng Mỹ đã ém nhẹm để bắt tay với Trung Cộng trong kế hoạch tiêu diệt Liên Bang Sô Viết. Mỹ đã hy sinh VNCH! Bao nhiêu Quân Cán Chính VNCH vào rọ hết. Tôi cũng ở trong số đó. Sau này ra tù được đi Mỹ theo chương trình HO.

Nhớ lại đầu năm 90, tôi sang Mỹ cùng gia đình định cư ở Westminster, California có ông Thiếu tá Sỹ đã đi năm 75 cùng ngành An ninh quân đội với tôi lại thăm. Ông hỏi: Mày còn nhớ cha “đại tá cố vấn” an ninh quân đội ở cục không? Nhớ. Bây giờ chả đã lên tướng và về hưu rồi, mày muốn lại thăm ông ấy không? Thăm làm gì! Giỡn mày, nó là Xịa gộc, biết đâu cũng moi được ít tin tức. Ừ, đi thì đi.

Sau khi được giới thiệu với ông tướng, ông ta quay ra hỏi tôi:


- How long were you been in the Communist's jail?

- Almost ten years!

- Oh my God!

- Ông còn nhớ tiếng Việt không?

- Nhớ chứ.

- Xin ông nói tiếng Việt với chúng tôi.

- Accord.

Ông nhìn tôi không phản ứng với con mắt thương hại mà có vẻ biết ơn, không biết ông muốn nói gì đây.

- Nước Mỹ chúng tôi còn mắc nợ các anh nhiều lắm.

- For what?

- Này nhé, trước tháng 4/75 chúng tôi đã có kế hoạch xây các trại định cư ở đảo Guam để đem các anh sang bên ấy. Với phương tiện của chúng tôi chỉ cần 3 ngày là bốc đi hết kể cả gia đình của các anh nhưng chuyện ấy đã không xảy ra! Rút kinh nghiệm di cư 1954, những người Công giáo và những nhân viên công chức của chế độ cũ đã được đưa vào miền Nam Việt Nam khoảng 1 triệu người. Như vậy mình đã hốt cho họ bãi rác không còn ai ở lại chống đối họ nữa nên rảnh tay xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và thành lập lực lượng võ trang để từng bước tiến hành đưa quân vào xâm chiếm miền Nam. Lần này, chúng tôi để tất cả các anh ở lại, coi như để lại mối lo CS Bắc Việt vào tiếp thu phải dọn. Chúng tôi biết chắc nó không thể giết tất cả các anh được, chỉ lẻ tẻ vài nơi ở địa phương nó đem đi thủ tiêu ngầm, còn hầu hết là nó phải nhốt các anh lại, đầu tư người và của để canh giữ các anh. CS nó đa nghi lắm, nhốt không bỏ sót người nào. Càng giữ lâu càng bất lợi, thế giới sẽ biết rõ bộ mặt thật của CS. Các anh có nghĩ chuyện ấy không?

- Các ông dã man quá đã hy sinh đồng minh cho quyền lợi của Mỹ. Chúng tôi đi tù, ở nhà vợ con đói khổ, nhiều người vợ phải làm đủ chuyện cực nhục để nuôi con, còn trong tù chúng tôi lao động cực khổ, đói ăn kiệt sức, chết dần chết mòn, gây ra bao cảnh vợ mất chồng, con mất cha, biết bao cảnh tang thương cho mọi người.

Nghĩ đến đây nước mắt tôi tuôn tràn. Ông cựu tướng Mỹ lấy napkin đưa cho tôi, tôi nghẹn lời không nói gì được nữa!

Ông ta nói tiếp:

- Bởi vậy tôi đã nói là chúng tôi còn mắc nợ các anh quá nhiều.

- Các ông đã can thiệp cho chúng tôi ra khỏi tù và cho định cư tại Mỹ theo chương trình HO.

- Chưa đủ! Rồi đây hai ba chục năm sau khi người ta bạch hóa hồ sơ mật các anh sẽ bật ngửa.

Ông này dùng tiếng Việt rất hay. Bây giờ chúng ta bật ngửa vì hồ sơ mật đã được bạch hóa: VNCH bị bán đứng!

Kỷ niệm bao giờ cũng buồn dù rằng đẹp. Loại kỷ niệm khi đồng minh tháo chạy -nói theo tựa sách của ông Bộ trưởng VNCH Nguyễn Tiến Hưng- đã không đẹp mà là buồn lại càng buồn thêm.

Thôi thì trở lại chuyện du thuyền. Như đã kể, mỗi lần chúng tôi đi ăn buffet buổi trưa phải lên tầng 10 và đi qua piscine mới vào phòng ăn. Mấy cô Mỹ nằm phơi mông phơi rốn coi cũng mát mắt nên vào ăn thấy ngon miệng lạ.

Ngày hôm sau tàu ghé vào đảo Catalina, tàu phải đậu xa bờ, có ca-nô đưa vào. Đảo này là đảo du lịch nên bán các mặt hàng du lịch như quần áo có in chữ “Catalina” để du khách mua về làm kỷ niệm. Tôi cũng ghé vào mua mấy cái áo cho cháu nội gái. Chúng tôi đi một vòng thấy chả có gì nên về lại tàu. Có người thích đi tham quan thêm thì trả tiền xe có tài xế chở đi vòng vòng lên núi.

Buồi chiều về ăn dinner, hôm đó là ngày thứ ba họ để là Mardi Gras Dinner, khách ăn được yêu cầu mặc vest và họ sắp 10 người trong band chúng tôi ngồi một bàn. Những bữa ăn tối sau đó cũng đều ngồi bàn này. Mỗi người một menu, tha hồ chọn món ăn. Mardi Gras Dinner là bữa đặc biệt nên có thêm tôm hùm, và nhiều món khác như cá salmon, gà, steak, xà lách, khoai tây, thịt trừu nấu vang, súp nhiều món lắm, ai có sức tha hồ gọi. Tráng miệng có bánh ngọt, trái cây, kem, cà phê. Bữa ăn kéo dài gần 2 tiếng, ăn xong kéo lại sòng bài, có nhiều máy kéo, sòng roulette, nhiều bàn xì-dách, ai thích thứ nào thì chơi thứ ấy.

Ngày hôm sau tàu ghé Mễ bang Ensenada. Vừa lên đất liền gặp ngay anh Bắc kỳ 75, tôi cũng Bắc kỳ mà sao tôi lại dị ứng với những anh Bắc kỳ 75. Khoác lác, nói phét cho ta đây là cái rốn của vũ trụ, ý như rằng anh chê ở đây nhà cửa sập sệ. Tôi nói tỉnh này như Cà Mau bên Việt Nam. Cà Mau bây giờ nhà lầu san sát, đường ba bốn lằn xe chạy chứ đâu lụp xụp như ở đây. Lụp xụp nhưng mà đường xá sạch sẽ chứ không như thành phố Sài Gòn mưa vừa đổ xuống là đường ngập nước, phố xá hôi tanh ngập ngụa rác rưởi. Việt Nam bây giờ văn minh tiến bộ lắm. Sao không ở bên đó sang đây làm gì? Tôi đi du lịch. Sang đây anh có trình công an cảnh sát là mình ở chỗ này hay đi đâu không? Không có. Tôi nhìn vào hai tay hắn thấy đeo hai cái nhẫn hai chỉ vàng y to tổ chảng, hỏi hắn ở Việt Nam anh có dám đeo hai cái nhẫn ra đường không? Không dám, mỗi lần ra đường tôi phải tháo ra. Vậy ở đâu có cuộc sống tốt đẹp hơn? Thôi chào anh, đừng khoác lác nữa!

Chi tiết cần nhớ nếu bạn sẽ đi du thuyền này: Ngày cuối cùng trên tàu “xeo” bạo. Giảm giá từ 30% tới 70% tất cả các mặt hàng như đồng hồ, mắt kiếng, nữ trang, quần áo và những vật kỷ niệm có chữ Carnival, tên du thuyền.

Thêm một kinh nghiệm: Bạn nào có máu đỏ đen đợi ngày chót hãy kéo máy. Ngày cuối cùng tôi nghiệm ra rằng, các máy kéo hình như cũng được set-up lại cho khách chơi nhiều cơ hội thắng hơn. Khu kéo máy trong sòng, lúc nào cũng nghe kêu leng keng rền vang mãi không dứt.

Nhìn chung, chuyến đi đáng đồng tiền bát gạo. Đúng là một cuộc du hành đầy thích thú. Sống 4 ngày trên biển người khỏe ra.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
25/10/201422:58:14
Khách
Dục ới !
Viết hay quá!Cho tôi số phỏn đi! Số phone tôi vẫn như cũ.Mến
24/10/201416:52:45
Khách
ngày cuối30/4/75 thiếu tá Lê văn Năm(ANQD) Biên Hòa tự sát, có người con trai trung uy Lê văn Liêm(Ủy Ban Liên Hop 4 bên)đi tù, không biết có đi sang MĨ khổng làm on cho biết, email về: [email protected]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,542,841
Tác giả là cư dân Arizona. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Du Học Mỹ Năm 1960" đăng ngày 11/11/2003. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Hình bên: Nick Simmons, 20 tuổi, thình lình bỏ nhà đi sống vô gia cư. Photo: Jacquelyn Martin, USA Today. Từ một tấm hình, gợi nhớ nhiều câu chuyện.
“Không biết sao cái thằng đen thủi như nó mà lấy được con vợ đẹp lắm anh ơi! Mà lại hiền lắm nha...” Đó là đoạn kết chuyện tình khó tin mà có thật, bài viết mới của Phan.
Tác giả tên thật Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75).
Trái chuối, đặc biệt vỏ chuối, (hình bên) là thần dược trị da, xoá sạch cả mụn cóc lẫn đồi mồi trên da, cải lão hoàn đồng.
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, là một thuyền nhân sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học tại Trident Technical College. Triều Phong từng góp nhiều bài viết đặc biệt. Bài mới của ông là một tự sự về Tháng Tư Đen đang trở lại.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm được chính thức công nhận là “Ngày Thế Giới Nhận Biết Về Bệnh Tự Kỷ” (World Autism Awareness Day) kể từ năm 2007.
Bài viết là một du ký độc đáo về cuộc hành hương chùa cổ tại Nam Hàn. “Quán Bên Đường” là tựa đề một trong những bài Viết Về Nước Mỹ của tác giả từ 2012.
Chuyện ông bố kể về con gái: Cô bé xin nhận phần quà sinh nhật sớm để bảo trợ giải phẫu tìm lại nụ cười cho trẻ em ở một nước xa xôi.
Dù được rủ rê, ông Tám chưa sẵn sàng thay cái áo mới để “qui cố hương”. Bài viết ngắn nhưng nhiều bâng khuâng. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến