Hôm nay,  

Bảy Ngày tại LA

26/09/201400:00:00(Xem: 11674)

Tác giả: Sáu Steve Brown
Bài số 4341-14-29741v6092614

blank
Tác giả Sáu Steve Brown phát biểu khi nhận giải.

Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown là tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài viết mới là chuyện ông Sáu từ Ohio bay về Cali dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014.

* * *

Mới đây tôi bay từ tiểu bang Ohio qua tiểu bang California để tham dự lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2014 của Việt Báo. Lễ phát giải là chủ nhật ngày 17, tháng 8. Tôi tới LA ngày thứ Tư và gặp Paul (con trai tôi) tại sân bay. Chúng tôi đi đến căn hộ của nó trên đường Flower trong trung tâm thành phố. Năm ngoái tôi đã ở lại đó một tuần nên như là quen thuộc lắm.

Đêm đầu tiên chúng tôi quyết định đi coi xem tàu điện ngầm Metro là thế nào. Khi xuống ga xe lửa thì thấy giống những chỗ chúng tôi đã đi rồi ở các nước Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan. Như những chỗ khác khu này có đủ loại người. Tàu điện ngầm không đi bao xa chúng tôi xuống tại ga Union là trung tâm xe lửa hành khách của thành phố LA. Paul hỏi người an ninh nên chờ xe lửa đi hướng đông ở đâu. Khi tới nơi đó chờ đợi có một thanh niên chuẩn bị đánh cây đàn guitar mà có một số người đứng xung quanh. Chúng tôi qua bên kia mà vẫn rất gần thanh niên đó. Rồi cậu ta bắt đầu đánh đàn và hát. Chúng tôi nghe tiếng gì nhưng không phải là âm nhạc. Tôi đoán là sẽ nghe "Tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở", như một hàng trong bài hát Cô Hàng Xóm, nhưng không có. Khi lên tàu điện ngầm thì chỉ đi ít xa mà xuống rồi. Rồi chúng tôi đi bộ đến khu Little Tokyo coi xem. Dù trong ban đêm thì vẫn nhìn thấy ra khu này gọn gàng hơn những nơi khác chúng tôi đã đến.

Paul giải thích có dịch vụ xe hơi ở LA chở mình đi đâu rất tiện tên là Uber. Để sử dụng dịch vụ này thì phải có tài khoản với Uber trước đã. Rồi khi mình muốn đi đâu người đó chỉ cần bấm vô trang web Uber mà có bản đồ địa phượng lên mà sẽ chỉ cho mình các xe hơi của họ ở đâu. Khi kêu xe đó tới thường trong vòng 2-3 phút. Khi xe hơi đó tới Paul nói tên của tài xế. Tài xế cũng nói tên của Paul nữa. Trong bao nhiêu lần đi như thế tôi nhận xét các tài xế lịch sự lắm. Khi đến chốn cả hai tài xế và người đi sẽ đánh gía nhau để cho người khác biết họ như thế nào. Chẳng hạn như tốt, không tốt, vân vân. Hai người đó không trau đổi tiền mặt gì cả. Dịch vụ Uber có tự động lấy chi phí của tài khoản hành khách thôi. Rẻ hơn đi bằng xe taxi nhiều và rất tiện.

blank
Tác giả và hai con, - Rebekah, Paul - tại lễ phát giải VVNM 2014.

Ngày thứ năm vì Paul phải làm việc cho đến 2:30 chiều, trong buổi sáng tôi đi bộ đến cửa hàng Target mua đồ. Xong thì tôi định đi ăn sáng nhưng trên đường bộ tôi không thấy một chỗ nào vừa ý. Tôi hỏi người an ninh có biết McDonald's ở đâu không? Anh ấy trả lời là dưới ngân hàng to và cao trên đồi ở gần. Đúng rồi, ở dưới có chỗ lớn với đủ loại đồ ăn. Sau đó cả hai chúng tôi đi viện bảo tàng khoa học của LA. Có nhiều triển lãm rất thú vị như khủng long, thú vật Bắc Mỹ và Phi Châu. Cũng có nhiều loại đá qúy.

Rebekah (con gái tôi) đến gặp Paul, hai người bạn và tôi tại tiệm ăn Blossom trên đường Spring. Đây là tiệm ăn Việt Nam. Ai cũng gọi món phở theo cách thích riêng của mình. Có điều hơi kỳ cục là người hầu bạn đổ phở trên chân Paul mà nói, "sorry bout that" với cách nói không xứng hợp với hoàn cảnh. Paul bỏ qua mà ai cũng thưởng thức món ăn đó.

Ngày thứ sáu Paul và tôi đi bằng xe hơi đến Santa Monica để đi dạo chơi trên những đồi ở ngoài thành phố. Khu này tên là Santa Monica Mountains. Khi chúng tôi bắt đầu đi bộ trên đường mòn thì mặt trời nắng rồi nên nóng lắm. Khi đi ra đường mòn lên dốc liên tục nên sau 45 phút áo tôi ướt mồ hôi rồi. Khi quay lại chúng tôi thấy trung tâm thành phố LA trong thung lũng xa xôi. Vì không khí hôm đó không trong sáng cảnh đó có vẽ khác thường.Việc trở lại xe tương đối dễ dàng. Khi đến một ngã ba Paul đề nghị chúng tôi thi đua nhau trên hai đường mòn song song cho vui. Tồi đồng ý. Đường mòn Paul lên dốc rồi xuống. Còn đường mòn tôi xuống liên tục. Khi chia tay tôi nghĩ chắc tôi sẽ thắng. Khoảng chừng 20 phút sau bỗng dưng Paul hiện ra đang chạy về phía tôi. Ý là nó đã qua ngã ba ở dưới và quẹo lên. Vậy tôi bị thua. Không sao. Vui lắm.


Chiều thì gia đình Tim (con trai út của tôi) gồm vợ Tim và ba đứa con gái từ thành phố Las Vegas đến gặp nhau tại nhà Rebekah. Gặp nhau, nói chuyện một hồi, rồi vợ Tim và ba đứa con gái lên đường đi đến nhà ba má nàng tại San Pedro.

blank
Bộ xương khủng long tại viện bảo tàng khoa học LA.

Ngày thứ bảy Rebekah, Paul, Tim và tôi đi ăn sáng tại tiệm ăn LA Cafe trên đường Spring. Có một số bàn ở ngoài bên đường nên chúng tôi ngồi ở đó. Trong bốn ngày sau mỗi buổi sáng nào chúng tôi ăn ở đó. Có điều kỳ cục là mỗi lần ăn ở đó, lần nào cũng có người như là bị bịnh điên đi ngang qua. Đó là bốn người khác nhau. So sánh ở Ohio, tôi và các bạn hay gặp nhau từ lâu rồi để ăn sáng thì chưa thấy tình hình đó xảy ra bao giờ. Chiều thì chúng tôi đi gặp suôi gia tại bờ biển Redondo.

Ngày chủ nhật Rebekah và Paul chở tôi họp mặt các tác gỉa mà tham gia trong diễn đàn Viết Về Nước Mỹ. Chúng nó để tôi xuống xe rồi tiếp tục đi đến bờ biển Seal để gặp một số người khác trong gia đình và bạn bè. Các chi tiết liên quan đến họp mặt người khác đã viết đến và bài đó cũng đã đăng trong diễn đàn VVNM rồi nên tôi không cần nói gì nữa hơn là có cơ hội gặp lại bạn cũ và cũng gặp một số bạn mới nữa. Còn lễ phát giải thưởng VVNM cũng có vài người kể rồi. Nói chung, thật là vui lắm.

Một ngày tao ngộ vừa trôi qua
Người đến từ nơi gần hoặc xa
Hấp dẫn nhiều, chờ xem kết quả
Phát nhiều giải, trúng vô người nhà

Ngày thứ hai Rebekah và tôi đi chợ Việt Nam trên Đại Lộ Sunset. Chúng tôi đi bằng xe đạp mà đa số đường đi đến chợ lên dốc thôi. Đi 45 phút mới tới. Trong hai năm qua tôi đi bằng xe đặp ít lắm nên khi tới chợ tôi mệt lắm rồi. Ở trong chợ có máy lạnh nên chúng tôi cảm thấy rất thoải mái. Con gái mua đồ xong rồi chúng tôi lên xe đạp đi về. Dĩ nhiên đường về dễ dàng hơn nhiều. Hiện nay thành phố LA có nhiều làn đường đặc biệt cho xe đạp. Vậy thì vừa dễ đi vừa an toàn hơn. Trước khi đi tôi nghĩ rằng chắc đi xe đạp trong trung tâm thành phố LA sẽ là thách thức nhưng cuối cùng, không phải đâu. Thật ra tôi thích lắm.

blank
Con gái Rebekah tại chỗ tập leo lên núi.

Ngày thứ ba trong buổi sáng Rebekah và tôi đi xe đạp lần nữa. Lúc nay đi hướng khác mà có đường bằng phẳng nên dễ lắm. Trước hết chúng tôi qua khu may mặc trên đường số bảy. Khi đi hướng đông mà đi qua đường Los Angeles thì đã vô khu có nhiều người nghèo vô gia cư. Tiếng Anh khu này gọi là "Skid Row". Nói đến tên khu này thì đa số người đã biết rồi và cũng biết khu này nổi tiếng như thế nào. Những người ở đó chỉ ở trong chỗ tạm thời bên đường mà thôi. Tội nghiệp lắm.

Đi tiếp chúng tôi tới khu mỹ thuật. Tại khu này chúng tôi ghé vô chụp hình một vài tòa nhà mà có hình họa một bên. Có đủ thứ loại bức tranh tùy theo khả năng và sở thích của họa sĩ đó. Sau đó chúng tôi đi đến chỗ Rebekah và Paul hay đến để tập "leo núi" (rock climbing). Đây là lần đầu tiên tôi thấy chỗ như thế nên tôi thấy rất lạ và chắc cũng khó trèo lắm.

Sau cùng chúng tôi đi đến khu Little Tokyo coi xem và uống cà phê. Chuyến đi hôm đó Rebekah cũng đem theo con chó nhỏ cho vui. Nó ngồi trong một cái bao đặc biệt bên bánh xe phía sau. Khi đi ngang qua tôi thấy khá nhiều người chỉ con chó trên xe đạp Rebekah. Dù hôm đó đi xa và lâu hơn hôm trứơc tôi không bị mệt mỏi như lúc đó.

Chiều thì Paul và tôi đi dạo chơi tại công viên Griffith trong thành phố LA. Như năm ngoái chúng tôi nhận xét đa số người chào nhau trên đường mòn. Lắm lúc tôi nghe người ta nói dân ở LA không thân mật nhưng qua nhiều tình huống khác nhau tôi không thấy như thế đâu.

Ngày thứ tư Paul và tôi đi tiệm ăn LA Cafe lần cuối cùng rồi Paul kêu xe Uber đến chở tôi đi ra sân bay. Nói chung bảy ngày tại LA có nhiều điều hay và thú vị. Đối với một người mà trưởng thành ở nhà quê như tôi đến thành phố LA có nhiều điều lạ nhưng tôi nghĩ rằng nếu có đủ thì giờ mình có thể hoà nhập được.

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
24/07/201818:10:43
Khách
Cám ơn chú Sáu STEVE BROWN , bài viết rất thú vị , chúc sức khỏe và may mắn
11/11/201401:29:59
Khách
Chào Annie,
Cảm ơn Annie đọc bài viết tôi và có lời khen. :-)
Chúc Annie mọi sự thật tốt đep.
Sáu
09/10/201405:43:47
Khách
-Chào chú Sáu Steve Brown.
-Chú Sáu đi chơi một vòng LA ...đã quá!
-Mỗi lần đọc bài của chú Sáu, Annie hay bị ...méo mó nghề nghiệp.
- Chú viết văn bằng tiếng Việt, không có người.Mỹ nào...qua mặt chú được.
-"Văn ôn vũ luyện" chú ạ.
- Chúc chú vui ,khỏe , "ta bà" nhiều vì chú vẫn chưa cần đến cái...chân thứ ba.
Phùng Annie Kim
01/10/201400:31:26
Khách
Cảm ơn chị Phương Hoa và anh Ma Bồ đọc bài viết tôi và có lời khen.

Chị Phương Hoa,
Các cháu qua đó vì đi theo việc làm. Còn việc vợ tôi qua Cali năm sau thì chưa biết được.

Anh Ma Bồ,
Chẳng may tôi không biết nhà anh ở gần đó. Nếu biết địa chỉ lần sau tôi ghé qua thăm anh.

Chúc chị và anh mọi sự thật tốt đẹp̣̣.

Sáu
27/09/201414:24:21
Khách
Anh Sáu qua Los Angeles ở gần nhà tôi mà tôi không biết. Anh lại đi thăm những chỗ mà tôi chẳng bao giờ đến như thăm "con khủng long". Đọc bài viết này tôi mới biết có loại xe Uber, tiện lợi cho việc di chuyển. Thật là một bài viết hữu ích cho những ai đến thăm Los Angeles. Cám ơn anh Sáu.
BTM
26/09/201414:08:54
Khách
Chào anh Sáu Steve Brown,
Vậy là nhân chuyến đi Cali họp mặt Việt Báo anh đã có dịp đi thăm thú khắp nơi vui quá nhỉ? Không hiểu sao mà anh chị ở tận bên Ohio nhưng các cháu lại sống ở Nam Cali? Âu đó cũng là duyên may để anh có dịp đi về Cali nhiều hơn. Vậy mà bữa hôm họp mặt PH đâu có biết là anh đi chung vói các cháu. Năm tới nhớ đưa chị Sáu đi cùng với nha.
Cám ơn anh cho bài tuòng thuật về chuyến đi vừa rồi. Thật là thú vị, tiếng Việt của anh càng ngày càng trôi chảy hơn, lại còn kèm theo những vần thơ cảm tác nữa, thật là ngưỡng mộ!
Chúc anh chị và gia đinh an vui hạnh phúc.
Thân mến,
PH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,545,970
Bồ Tùng Ma là bút hiệu của Nguyễn Tân. Trước 1975, ông là Hải Quân Trung Tá VNCH. Sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Ông từng nhận các giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2008, và từ 5 năm qua, là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, không viết về nước Mỹ, mà về một loại ký ức sâu đậm của nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà trong trại tù cộng sản.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con - hai gái, một trai.
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Nhạc sĩ Cung Tiến