Hôm nay,  

Tình Bằng Hữu Vĩnh Cửu

04/03/201400:00:00(Xem: 19243)
Tác giả: Sáu Steve Brown
Bài số 4154-14-29564vb3030414


Chú Sáu Steve Brown là bút hiện của Steve Brown, một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Với bài viết thứ ba, “Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ”, ông nhận Giải Bà Trùng Quang 2013. dành cho tác giả tác phẩm nào thể hiện được sức mạnh của tiếng Việt, chữ Việt khi viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết thứ 5 của Chú Sáu.

* * *

Năm 1993 sở tôi làm báo tin là sẽ dọn đến một chỗ trong bãi sa-mạc Mojave tại tiểu bang California. Tôi đã đi đến sa mạc này mấy lần nên đã biết chắc là không muốn ở đó. Cấp trên khuyên tôi rằng nếu không muốn đi đến đó thì phải chấp nhận bất cứ công việc nào khác để ở lại tại tiểu bang Ohio. Vài tháng sau tôi được tin là tôi có thể làm việc trong một nhóm có trách nghiệm quản lý những chương trình quân sự của Không Quân Mỹ đối với các nước ngoài. Lúc đó tôi cũng làm việc cho Không Quân Mỹ nhưng trong nhóm thử kỹ thuật máy bay mới. Như thế công việc mới này hoàn toàn khác với kinh nghiệm tôi đang có. Dù vậy tôi vẫn phải chấp nhận.

Trong vòng mấy tháng đầu tiên làm việc tại sở mới tôi quen với anh Clarke. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau để bàn luận những chi tiết liên quan đến công trình chúng tôi đang cộng tác. Có lẽ khoảng chừng một năm sau, Clarke bỗng dưng nói với tôi rằng anh muốn nói chuyện về một số vấn đề tại nhà thờ của anh ấy. Chúng tôi quyệt định gặp nhau trong khi giờ ăn cơm trưa mỗi tuần một lần.

Mấy lúc gặp nhau đầu tiên anh ấy từ từ kể lại một số vấn đề trong nhà thờ đó và yêu cầu tôi góp ý về cách giải quyết như thế nào. Sau khi gặp nhau mấy lần Clarke bắt đầu nêu lên một số chuyện liên quan tới cách tin theo Đức Chúa Giê-xu. Anh ấy kể là mỗi buổi sáng thức dậy sớm đọc Kinh Thánh và cầu nguyện khoảng một tiếng đồng hồ. Tôi thấy Clarke rất sốt sắng trong việc theo Chúa. Anh ấy nói là đã đi nhà thờ suốt đời, khi đó anh ấy đã hơn năm mươi tuổi.

Clarke hiểu qua Kinh Thánh là lễ báp-têm dành đặc biệt cho những người đã tin nhận Đức Chúa Giê-xu rồi, nhưng tại nhà thờ anh ấy đi thì họ làm lễ báp-têm cho em bé. Anh ấy viết thư cho vị mục sư yêu cầu giải thích tại sao. Hồi âm nói rằng đó là tục truyền mà không có giải thích nào căn cứ vào lời Chúa (Kinh Thánh) cả. Vì vậy Clarke bắt đầu nghi ngờ giáo lý của đạo.

Qua khá nhiều lần bàn luận với tôi và sự tìm hiểu riêng, Clarke hiểu rất rõ ràng là sự cứu rỗi có căn cứ vào đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Đó là đức tin rằng Đức Chúa Giê-xu là con một của Đức Chúa Trời, Ngài chịu chết trên cây thập tự gía vì tội lỗi nhân loại, Ngài bị chôn và đến ngày thứ ba Ngài sống lại. Như vậy, theo Clarke nghĩ, sự cứu rỗi chỉ bởi ân điển Đức Chúa Trời, chứ không phải bởi việc làm của người ta (trong Kinh Thánh chữ "ân điển" nghĩa là những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta mà chúng ta không xứng đáng.)

Đã từ lâu Clarke tham gia trong một nhóm đàn ông học Kinh Thánh có khoảng chừng mười lăm người. Có một ngày anh ấy hỏi những người khác "Có ai nghĩ sự cứu rỗi chỉ vì đức tin mà thôi?" Anh ấy ngạc nhiên lắm khi thấy không có một người nào nghĩ như thế. Tất cả đều nghĩ sự cứu rỗi có căn cứ trong cả đức tin và việc làm lành nữa.

Sau vài lần gặp tình huống giống như thế bỗng dưng Clarke nhận biết rằng: dù suốt đời đi nhà thờ, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện nhưng thật ra anh ấy chưa tin nhận Đức Chúa Giê-xu. Chính khi nhận thức được như vậy là lúc anh ấy tin nhận Ngài và được cứu.

Sau đó có một sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời của Clarke.

Tháng 8 năm 2004 Clarke tìm ra là đã bị ung thư (Multiple Myeloma). Theo thông tin lúc đó 100 phần trăm người bị loại ung thư này sẽ chết trong vòng 9 năm. Khi nhận được tin dữ, Clarke vẫn thấy bình an và vui vẻ. Vì vậy có nhiều người làm việc chung muốn biết tại sao. Thường thường trong tình huống này người ta không có thái độ như thế. Đó là cơ hội rât tốt để Clarke làm chứng rằng sự bình an trong tâm hồn anh chính là điều Chúa đã làm. Vì thế Clarke có thể nói chuyện với một số người trước kia không muốn nghe gì về Đức Chúa Giê-xu cả. Và tôi nghĩ đó là một cơ hội rất thuận lợi mà Đức Chúa Trời đã xếp đặt.

Mấy tháng sáu anh ấy phải đi vô một bịnh viện tại thành phố Indianapolis cách xa chừng 100 dặm để điều trị ung thư. Vì lý do đó anh ấy không có thể tiếp tục làm việc chung với tôi nữa.

Một điều bất ngờ là sau khi điều trị xong dần dần ung thư đó giảm bớt. Cuối cùng không có một di tích nào bịnh ung thư đó còn hoạt động nữa. Sau đó Clarke tìm việc làm tại chỗ khác mà làm việc tiếp đến lúc về hưu cách đây khoảng 5 năm. Suốt thời gian đó chúng tôi vẫn tiếp tục thỉnh thoảng gặp nhau. Trong bao nhiêu lúc gặp nhau như thế tôi thấy anh ấy vẫn sống trung tín với Chúa. Biết vậy thì tôi mừng vì đó là một điều có giá trị đời đời.

Năm 2012 tôi nhận xét Clarke có vẻ càng lúc càng yếu dù ung thư đã dứt lâu rồi.

Tháng 3 năm 2013 Clarke cảm thấy không khỏe nên đi khám bịnh. Bác sĩ tìm ra Clarke bị ung thư phổi loại nặng, chỉ sống được 6-8 tháng nữa nếu không có điều trị hóa liệu pháp. Lúc đó Clarke bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, vì rất yếu rồi nên ảnh muốn đi về với Chúa sớm. Cũng như ông Phao-lô nói trong Kinh Thánh, "Tôi muốn ra đi và về ở với Đấng Christ là điều tốt hơn rất nhiều." Mặt khác Clarke biết vợ ảnh muốn ảnh qua hóa liệu pháp để có hy vọng sống lâu hơn. Cuối cùng ảnh quyết định theo phương pháp điều trị đó.

Sau khi tôi được tin Clarke bị bịnh ung thư nặng như thế tôi đi thăm viếng ảnh gần như mỗi tuần. Nhà Clarke cách nhà tôi khoảng 20 dặm. Mỗi khi gặp nhau Clarke chia sẻ nhiều điều với tôi. Chẳng hạn như khi anh đi văn phòng chịu hóa liệu pháp, tất cả bịnh nhân đến đó đều bị ung thư. Đại đa số họ đều buồn vì không chắc là sẽ sống bao lâu nữa và sợ sự chết. Những người đó hay thắc mắc những gì sẽ xảy ra sau đời này? Đó là cơ hội rất thuận lợi cho Clarke nói cho họ nghe về hy vọng của anh ta trong Đức Chúa Giê-xu. Vậy dù tôi đến thăm Clarke với mục đích khích lệ ảnh, thường thường tôi chính là người được khích lệ. Đó là một kinh nghiệm đặc biệt mà tôi sẽ không bao giờ quên. Không quên được vì đó là lần đầu tiên trong chính đời sống tôi có kinh nghiệm như thế.

Ngày 12 tháng 9 năm 2013 tôi đi Việt Nam, Campuchia, và Thái Lan năm tuần. Trong lúc tôi ở Việt Nam Clarke và tôi có trao đổi vài điện thư. Trong điện thư ngày 20 tháng 9 Clark nói, "Đức tin tôi ở trong Đấng Christ. Tôi biết, sống hay chêt, tôi thuộc về Ngài." Ngày 25 Clarke kể ảnh té ở nhà và phải đi bịnh viện giải phẫu. Anh ấy nói vài ngày sau sẽ đi giải phẫu một lần nữa. Sau đó tôi không nhận được thư của Clarke nữa, nhưng tôi không biết tại sao.

Ngày 17 tháng 10 tôi trở về Mỹ. Ngày hôm sau tôi nhắn tin cho Clarke. Mấy tiếng đồng hồ sau tôi nhận được hồi âm, nhưng hồi âm đó không phải của Clarke mà của con gái ảnh. Cô ta kể Clarke qua đời ngày 4 tháng 10 nhưng họ không biết cách liên lạc với tôi. Được tin đó lúc đầu tôi cảm thấy buồn vì biết là sẽ không bao giờ gặp lại Clarke trong đời này. Nhưng khi suy nghĩ tôi vui vẻ trở lại vì biết là sẽ gặp nhau ở thiên đàng một ngày nào đó trong tương lai. Sáu đó tôi gởi lời phân ưu cho con gái Clarke và cũng gọi điện thoại chia buồn với vợ ảnh.

Một buổi chiều, trong ngày rất lạnh mùa đông, tôi chẻ củi phía sau nhà. Sau một thời gian tôi ngồi nghỉ. Trong lúc đó bỗng dưng tôi thấy như là cả hai Clarke và tôi ngồi trong phòng khách nhà ảnh nói chuyện như lúc trước. Tôi rất nhớ những lúc đó. Cuối cùng tôi suy nghĩ đến sự thật là hiện nay anh ấy đang ở một chỗ tốt hơn nhiều. Trong tương lai chúng tôi sẽ gặp nhau ở đó, vì thế tình bạn của chúng tôi quả thật là một tình bằng hữu vĩnh cửu.

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
26/07/201820:01:26
Khách
Bài viết hay và cảm động , cám ơn Sáu rất nhiều
15/03/201421:25:47
Khách
Câu chuyện này rất hay và cảm động. Ông Clarke là một tin đồ gương mẫu giúp cho tôi nương tựa Chúa Giê-xu và yêu mến Ngài nhiều hơn.

Như Hiếu
14/03/201423:15:54
Khách
Thế tại sao không thêm một button "Xem trọn bài" vào bên cạnh những nút trang. Người nào dùng mobile phone thì bấm vào những nút "Trang x of n", còn ai dùng desktop thì có thể bấm vào nút "Xem trọn bài", tiện cho cả 2 bên.

=========================
Cám ơn bạn Thắng đã góp ý kiến. Bộ phận phát triển web ghi nhận ý kiến này và sẽ cho vào danh sách chức năng cần chú ý, xem có thể plug-in vào hệ thống được không.

Web Team
05/03/201419:44:32
Khách
Chúng tôi rất đồng ý với cách trình bày mới. Rất bắt mắt, dễ tìm đề tài, các mục muốn đọc. Nhất là rất tiện cho những độc giả muốn đọc từ các máy móc cầm tay (mobile).
Riêng mục Viết Về Nước Mỹ càng sáng tỏ hơn với lời giới thiệu của ban Biên Tập.
Cám ơn sự cố gắng cải tiến của quí báo.
05/03/201407:08:35
Khách
Toi dong y voi y kien cua Van Vo ,toi cung thay bat tien hon cach cu. Thanks.
05/03/201401:04:22
VNVN
Thiết kế mới mục đích thích hợp với tất cả mọi device nhất là các mobile phone nên chọn phương thức chia trang để giảm nhẹ dung lượng load.
Hầu hết mobile hiện nay có trữ lượng memory rất giới hạn, nên nếu load nhiều quá sẽ bị chậm đôi khi không load nỗi, thí dụ như đối với iphone đời 1, 2 hay là các android device đời đầu như Galaxy S v.v.v..
Để thích hợp với mọi ngươi, mọi nơi nhất là các nơi xa tốc độ đường truyền đôi khi còn 2G nếu load quá nhiều sẽ không load được và bị timeout.
Nói chung theo yêu cầu thời đại mới load chia trang để làm nhanh và tiện cho tất cả mọi người.
Rất cám ơn lời đóng góp của bạn Vân Võ.
Ban Biên Tập website xin chân thành ghi nhận ý kiến của bạn.
04/03/201421:20:23
Khách
Thưa Ban biên tập Việt Báo,

Xin đề nghị quí vị giữ lại cách trình bầy khi trước cho mục Viết Về Nước Mỹ, là bài viết đọc một lần từ đầu tới cuối trên màn ảnh mà không đọc từng trang như cách mới này. Đọc một lần không cần phải bấm để qua trang kế thì liền lạc hơn, còn bài bị phân thành từng trang mỗi lần qua trang phải bấm nút làm giảm hứng thú mà mạch văn cũng bị đứt đoạn. Xin cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,541,433
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006. Cư trú và làm việc tại miền Bắc California, cô luôn vui vẻ tiếp tay mọi sinh hoạt bạn hữu. Một số bài viết khác của cô được ký tên Huyền Thoại. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Sau đây là bài viết mới của cô, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Phan là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên của một số tuần báo, tạp chí xuất bản tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông liên tiếp góp nhiều bài viết về nước Mỹ,
Tác giả tên thật Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu. Với hai bài góp phần viết về nước Mỹ năm 2013, tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Trần Phương Ngôn, cho biết ông là thuyền nhân trên chiếc tàu vào loại lớn nhất, chở 246 người, con số đông nhất trong một chuyến vượt biển. Tác giả cũng đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm và chỉ mới định cư tại Hoa Kỳ từ 2004.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bài được chuyển tới bằng điện thư. Tựa đề chính chỉ là ba tiếng “Cám ơn MẸ”. Bài viết về bà mẹ chồng người Mỹ thể hiện sự yêu thương, trân trọng, đúng tinh thần chữ MẸ viết hoa. Mong tác giả sẽ có thêm bài mới và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Và liên tiếp cho thấy sức viết nhanh, viết mạnh. Nhân cuối tuần lễ Valentine, mời đọc bài viết thứ mười hai của bà.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014.
Tác giả là một viên chức liên bang, cư dân Virginia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ghi chú được kèm theo bài viết: Washington DC., mùa xuân 2014 / Thương tặng nhạc mẫu sinh nhật 89. Mong Nguyên Sơn sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ tục sơ lược vài dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago.
Nhạc sĩ Cung Tiến