Hôm nay,  

Vùng Đất của Cơ Hội

23/09/201400:00:00(Xem: 10225)

Tác giả: Lý Anh Tuấn
Bài số 4338-14-29738v3092314

Tác giả sinh năm 1963, vượt biển, đến Mỹ từ 1989, an cư tại San Jose, công việc: Kỹ thuật viên xét nghiệm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện. Mong Lý Anh Tuấn sẽ tiếp tục viết.

* * *

Hai mươi lăm năm trước, tôi đã được định cư tại Hoa Kỳ vào mùa Thu tại Oklahoma city, sau ba (3) chuyến bay từ phi trường Manila, Phi Luật Tân, qua Seatles rồi đến Oklahoma city vào tháng Chín, 1989.

Ông anh thứ năm của tôi đã bảo lãnh tôi từ trại tỵ nạn thuộc đảo Palawan, Phi luật Tân.

Anh tôi rời quê hương ngày 30/4/1975 trong những giờ phút cuối cùng của Miền Nam khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng vô điều kiện với cộng sản Việt Nam.

Phần mình, khi biến cố tháng Tư 75 xảy ra, tôi còn là một thiếu niên 12 tuổi, không thể hiểu gì về thời cuộc. Nhưng chỉ ít năm sau, từ 1979 tới 1984, bọn trai trẻ mới lớn ở miền Nam như tôi đã được nhà nước cộng sản cho nếm mùi chết chóc. Hàng ngày, phường khóm ra sức lùng sục bắt nhập ngũ để đưa sang chiến trường Cam Bu Chia. Một số bạn bè của tôi đã bỏ xác tại đó và một vài người đã tật nguyền vì bị bom gài bẩy của Trung cộng.

Trước tình trạng này, để thoát khỏi cái gọi là "nghiã vụ quân sự" của cộng sản VN, tôi bằng mọi cách phải vượt biển. Sau hai chuyến vượt biển bất thành, thêm mấy năm trốn chui trốn nhủi, cuối cùng tôi cũng đến được đảo Palawan, Phi Luật Tân.

Tôi đến OK city vào cuối tháng Chín, trời cũng đã vào Thu, lá vàng bắt đầu rơi lác đác, thành phố vắng vẻ, buồn và ảm đạm lắm. Anh em sau 15 năm gặp lại cùng nhau hàn huyên, tâm sự những đoạn đường mà anh em tôi đã trải qua rồi cuối cùng đoàn tụ tại OK city này.

Anh tôi tuyên bố, nếu tôi muốn định cư ở OK này thì phải vào Đại học 4 năm thì mới hy vọng có tương lai sáng lạn, vì ở OK này không có nhiều công việc làm, làm công nhân thì vất vả lắm. Anh tôi cũng đưa ra một lựa chọn nữa là về San Jose, California làm điện tử nhàn nhã, khí hậu mát mẻ, nắng ấm tình nồng và có thể vưà đi làm và đi học hai năm Trung Cấp Điện Tử (Electronic Technian).

Sau một đêm suy nghĩ, tôi quyết định sẽ về San Jose, Cali vì một số lý do. Khi đến đất Mỹ, tôi đã 28 tuổi, việc học hành gián đoạn đã khá lâu, trí óc bị mai một sau những năm lẩn trốn công an cộng sản, phải lăn lộn kiếm sống ở Sàigon.Vả lại, tôi còn một người Mẹ già cũng được bảo lãnh qua San Jose trước tôi một năm.

Thế là tôi và anh tôi quyết định trong vòng hai tháng tôi phải đậu được lái xe ở tiểu bang Oklahoma trước khi qua San Jose, Cali với lý do ở Cali xe cộ đông lắm khó mà lấy bằng lái xe. Với vốn Anh Văn học ở Trung Học VN, học chui ở Sàigon trong thời gian trốn "nghiã vụ quân sự" bằng sách vở, tài liệu của trường sinh ngữ quân đội của hai người anh đi Hải quân để lại và trau giồi thêm khi ở trại tỵ nạn, tôi dễ dàng vượt qua và lấy được bằng lái xe ở tiểu bang OK. Đó cũng là "bằng cấp" đầu tiên của tôi khi đặt chân trên đất Mỹ.

Sắp đến ngày tôi phải từ biệt OK city để về San Jose, thì vào ngày 17/10/1989 San Francisco bị động đất. Đây là trận động đất được đặt tên là " Loma Priete" 6.9 theo điạ chấn khế làm rung chuyễn San francisco và các vùng phụ cận như San Jose, San Clara vv... làm mọi người hoảng sợ California sẽ chìm xuống biển sẽ biến mất trên bản đồ của nước Mỹ, một số người quen biết của tôi khuyên tôi từ bỏ ý định về Cali để định cư, ngay cả cô bạn gái của tôi (sau này là vợ của tôi) từ New Orleans, Lousiana điện thoại cho tôi khuyên tôi đừng về San Jose nguy hiểm lắm lắm... thậm chí có người quen gọi tôi là "anh hùng xa lộ" nói thật lúc đó tôi như "thằng điếc" không sợ súng, có biết động đất là cái quái gì đâu? Vì là tỵ nạn "trên răng dưới dép" có gì đễ mà sợ chứ!


Trên chuyến bay từ OK city đến phi trường San Francisco, có một vài người Mỹ biết tôi đến San Francisco,họ đều nói chuyện động đất mới xảy ra tuần vừa qua. Đúng là một tin "Hot" vào thời điểm đó.

Vùng San Jose đúng là thung lũng điện tử của toàn thế giới! Vào thời điểm 25 năm về trước, có khoảng 1000 ngàn hãng điện tử lớn nhỏ khắp vùng Santa Clara, tôi không biết có phải là thời kỳ đó là lúc thời " vàng son" của kỹ nghệ điện tử không? Nhưng việc làm dễ kiếm lắm, khí hậu ôn hoà, thực phẫm Á Đông thì nhiều vô số, dân tỵ nạn như tôi và số người bạn học cũng vừa từ các trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á được định cư tại Hoa Kỳ vừa đi học, vừa đi làm không đến nỗi vất vả lắm so với nổi cơ cực và đói khổ ở Việt Nam. Nhờ có nhiều công việc làm như vậy đã thuê mướn rất nhiều những đồng hương Việt nam qua định cư tại Hoa Kỳ theo hiện HO ( Tù nhân chính trị).

Sáng thức dậy từ 4 giờ đi làm, tối đi học đến 11gìờ đêm, sau 2 năm, tôi đã lấy được bằng Kỹ Thuật Viên điện tử của Đại học Cộng Đồng De Anza (Electronic Techcian) để thăng tiến trong nghề nghiệp và cũng đón "Nàng về dinh" từ New Orleans, Lousiana về Cali.

Hai Vợ chồng đều đi làm cho hãng điện tử "chồng Tách, vợ Ly" theo cách nói của dân San Jose, cày thêm giờ (overtime) đánh thêm chứng khoán từ 1991- 1994 kinh tế rất tốt thắng stock ào ào, mượn thêm tiền (margin) mua option cũng thắng luôn. Sau 4 năm ở Mỹ, tôi đã mua được một ngôi nhà khang trang trong vùng đất được gọi là "Thung Lũng Hoa Vàng" nhà tôi đã sinh được một cháu trai và một cháu gái đúng như câu nói " có nếp, có tẻ".

Nhưng ở đời, không có gì may mắn hoài! Sau biến cố 911năm 2001, kinh tế xuống dốc, hãng dọn ra ngoại quốc vì nhân công rẻ, nên cả hai vợ chồng bị tha thải (lay off). Lại một lần nữa, tôi lại quyết định đi học lại để thay đổi nghề nghiệp trong cuộc đời của tôi và cho cả gia đình trong hòan cảnh mới. Từ một kỹ thuật viên điện tử sang học lại kỹ thuật viên xét nghiệm máu một lãnh vực trong ngành Y tế, mong mỏi góp một bàn tay giúp đỡ Cộng Đồng người Việt tại địa phương.

Thật cám ơn Đấng Bề Trên đã giúp tôi, San Jose nói riêng cũng như đất nước Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội nữa để có một nghề nghiệp vững chắc để lo cho gia đình vì đúng lúc hai đứa con của tôi đang học Trung học và chuẩn bị vào Đại Học.

Tôi đã đi cày hai công việc với hai bệnh viện và đã làm như vậy hơn 10 năm naỵ Hy vọng giấc mơ Mỹ Quốc của tôi sắp thành sự thật vì hai đứa con của tôi đã vào được Truờng Dược Khoa của University of the Pacific. Nếu hai đứa con của tôi thành đạt như ý nguyện, khi về hưu hai vợ chồng có người chăm sóc về thuốc thang khi đau yếu.

Sau 25 năm, lại một trận động đất 6.5 độ nữa vừa đến với vùng Bắc Cali. Nhưng mọi người vẫn vươn lên để sống và xây dựng lại trên đống đổ nát. Tôi vẫn yêu mến vùng đất đã sản sinh ra những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Thung lũng Hoa Vàng San Jose đã cho tôi quá nhiều kỷ niệm đẹp. Đây là vùng đất của nhiều cơ hội để học hỏi, làm việc để thành đạt trong cuộc sống. Bây giờ, tôi đã bước qua tuổi 50, cũng suy nghĩ đến lúc nào mình sẽ về hưu để an hưởng những ngày tháng thảnh thơi trong cuộc sống (Golden Age) sau vài chục năm làm việc vất vả.

San Jose, mùa hạn hán 2014.

Lý Anh Tuấn

Ý kiến bạn đọc
24/09/201421:23:49
Khách
Hay lắm anh Tuấn . Ráng giữ gìn sức khỏe hưởng phúc hậu vận . Bà chị tui thiệt có phúc hihi
23/09/201415:11:21
Khách
Chúc mừng cho gia đình anh Tuấn có thành công đáng kể nơi xứ người. Mong rằng hai cháu của anh thành đạt rồi sẽ uống nước nhớ nguồn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,959,040
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.