Hôm nay,  

Hawaii : Thiên Đường Nơi Hạ Giới

13/12/202400:00:00(Xem: 1806)
Hawaii 2
Ảnh tác giả Huỳnh Thanh Tú

Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư sang Mỹ năm 2001. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas, trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến du lịch của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm nay với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa”.  Sau đây là bài viết kể chi tiết về chuyến du lịch Hawaii của bà và con gái, đưa người đọc cùng tác giả du hành đến những địa danh nổi tiếng của hòn đảo này.

*
        
Ngày xưa ,lâu lắm tôi vẫn thường nghe ba mẹ kể về Hạ-Uy-Di (Hawaii), về Trân- Châu-Cảng (Pearl Habor). Đây là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ, nơi mà vào Thế chiến thứ hai (ngày 7-12-1941) đã bị Nhật bất ngờ tấn công, dội bom gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Ngày nay những chứng tích về trận chiến lịch sử  vẫn còn lưu lại nơi đây. Tôi mơ ước có dịp đi đến vùng đảo thơ mộng này, nhưng ở VN thời bấy giờ ước muốn một chuyến đi như vậy là điều không tưởng.

Đài tưởng niệm USS Arizona tại Peal Habor
Đài tưởng niệm USS Arizona tại Peal Habor.
          
Sau khi định cư tại Mỹ, tôi đem ý định này nói với con gái, con tôi cũng đồng lòng. Hai mẹ con sẽ book tour du lịch đi thăm Hawaii, một nơi được mệnh danh “Thiên đường hạ giới”
          
Là Tiểu-Bang thứ 50 của Mỹ, Hawaii nằm giữa Thái-Bình-Dương cách San Francisco vào khoảng 2,400 miles về hướng tây, đặc biệt không cùng biên giới với bất cứ một quốc gia nào kể cả nước Mỹ.
            
Hawaii là một quần thể gồm 132 đảo, được hình thành do sự phun trào của núi lửa cách đây hơn 800,000 năm, hầu hết là những đảo nhỏ, chỉ có 8 đảo lớn là có người sinh sống: Hawaii, Kanai, Halekata, Maui, Lanai, Oahu, Mauna Loa và Mauna Kea.  Trong số này Oahu là đảo quan trọng nhất vì có Thủ phủ Honolulu và quân cảng Pearl Habor của Tiểu bang Hawaii.
            
Với không khí trong lành, quanh năm mát mẻ, trời nước bao la, phong cảnh thiên nhiên đầy màu sắc đẹp tuyệt vời, nhất là cuộc sống bình an, vui vẻ và thân thiện của dân bản xứ, Hawaii đúng là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng của các đại-gia, những bậc thượng-lưu quyền thế
trên Thế-giới.
            
“The Life of the Land is Perpetuated in Righteousness” (Sự sống của vùng đất được trường tồn trong lẽ phải).  Đây là câu châm ngôn của người Hawaii, họ rất hãnh diện về vùng đất họ đang sống vì  những đặc điểm mà không nơi nào có:
  
-  Đa số dân Hawaii đều có nguồn gốc từ các nước Nhật, Tàu, Âu châu, Bắc Mỹ, Phi-Luật-Tân.
-  Nhiều núi lửa nhất,trong đó có cái còn đang hoạt động: Nilania.
-  Có ngọn núi lửa cao nhất Thế giới: Mauna Kea.     
 - Thánh địa của các Đại gia giàu nhất Thế-giới.
-  Nhiều vũ điệu nổi tiếng nhất Thế giới: Điệu múa Hula là linh hồn của người Hawaii.
-  Aloha là lời chào hỏi thân thiết đầy yêu thương và hạnh-phúc và đặc biệt nó cũng là câu nói khi từ giả hoặc chia tay nhau.
-  Tuyệt đối không cờ bạc dưới mọi hình thức:  người dân Hawaii coi trọng giá trị gia đình và cho rằng cờ bạc là một tệ nạn xã hội. Luôn tự hào không cần cờ bạc vẫn là Thiên đường của hạ giới.
-  Tiểu bang duy nhất có cung điện Hoàng-gia Vua Kamahameh. Đây cũng là nơi du lịch nổi tiếng.
-  Sở hữu lời nguyền kỳ bí: Những tảng đá núi lửa nhắc nhở sức mạnh của thiên nhiên. Ai lấy đá núi lửa đem về nhà là một hành động bất hợp pháp, sẽ gặp rủi ro,không may mắn cho bản thân và gia đình.
-  Điểm giao lộ giữa TBD, là một vị trí chiến lược quan trọng của Hoa-Kỳ với Úc,Nhật, Đại-Hàn và Đông-Nam-Á.
-  Là một Tiểu Bang hái ra tiền nhờ trồng cây me Hitachi cho Nhật bản.
-  Tự hào là nấc thang lên Thiên-đường: Núi Haiku.
-  Hoa tượng trưng chung cho người Hawaii là hoa dâm bụt (Hibiscus).
        
Ngày  6- 19-24: Tôi dậy sớm, sắp xếp hành trang cho chuyến đi. Đúng 9:00am, con cùng tôi lái xe ra phi trường IAH (International Houston Airport). Sau khi gởi xe,chúng tôi được xe đưa vào sân bay làm thủ tục check in.  12:30pm máy bay cất cánh, đây là chiếc B 777 của hảng United Air line.
 
Máy bay lớn, chỗ ngồi thoải mải và bay trực tiếp không dừng. Dùng cơm trưa xong tôi ngủ một giấc, đến 3:00pm (giờ Hawaii) thì máy bay đáp xuống phi trường Quốc tế Honolulu, đây là phi trường chính của TB Hawaii.Được biết Honolulu là Thủ phủ của Hawaii và nằm về phía Đông nam của đảo Oahu, một hòn đảo lớn thứ ba và đông dân nhất,được hình thành do sự phun trào của hai núi lửa riêng biệt là Wai’anea và Ko’olau.

Xe đón chúng tôi về Khách sạn Oasis, nhận phòng ở tầng 10 nhìn ra biển. Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi cùng đi dạo phố.  Bãi biển rất gần nên mọi người thoải mài mặc đồ tắm ra biển nếu không muốn tắm ở hồ bơi cùa KS.Không khí trong lành,mát mẻ với những cơn mưa không ướt áo làm tôi nhớ đến VN làm sao...

Dân Hawaii sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng bản xứ.

Cờ của tiểu bang có 8 sọc ngang  với ba màu trắng, xanh đậm và đỏ tượng trưng cho 8 đảo cùng cờ Liên hiệp Anh nằm ở góc trái bên trên.

Còn một vài chi tiết khá đặc biệt mà chúng ta cần nên biết:
- Cấm sử dụng túi nhựa từ năm 2015 để bảo vệ môi trường.
- Cà phê ngon và đắt nhất Thế giới.
- Môn trượt sóng được phát minh tại đây.
- Hawaii không có rắn cũng không có các loại thú dữ như cọp, gấu, beo, sư tử.
- Vật giá rất đắc đỏ vì hầu hết các loại thực phẩm đều phải nhập cảng từ nước ngoài.

Trời đã về chiều, chúng tôi ghé vào một quán ăn của Nhật, gọi món Poke (có cá hồi hun khói và cơm). Đây là món ăn mà người bản xứ thich nhất. Trở lại Khách sạn lúc 9:00pm, sau một ngày khá mệt mỏi, chúng tôi đã có được một giấc ngủ thật ngon cho đến sáng.

6-20-24: Sau khi ăn điểm tâm tại KS, đúng 8:00am xe đón chúng tôi đi thăm Trân-Châu-Cảng. Tàu nhỏ đưa mọi người ra đài tưởng niệm USS Arizona, nằm ngay trên xác chiến hạm Arizona đã bị không quân Nhật đánh chìm vào ngày 17-12-1941, biến cố này đã đưa Mỹ tham dự vào Thế chiến thứ 2.  Sau đó chúng tôi đến China Town, rất tiếc là ở đây bị cúp điện liên tiếp 3 ngày nên các hàng quán đều đóng cửa.  Chúng tôi đến International Island Country Market, nơi đây có rất nhiều quán ăn và cả phở nữa.

 Hawaii 1
                                                    
Vào quán, chúng tôi chọn ăn một món bánh nổi tiếng của Hawaii tên là  Poi. Đối với người bản xứ, loại bánh này mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và quan trọng. Nó được làm  bằng cách nghiền nát phần thân của cây khoai sọ, nấu vừa chín và ủ vài ngày bánh lên men. Khi thưởng thức bánh Poi ta sẽ cảm nhận được vị chua nhè nhẹ khá lạ miệng nhưng rất ngon.
 
Sau khi thăm vườn cây cỏ lạ Lei’Ohu Hall, chúng tôi trở về ghé vào lâu đài của vua King Kamahameh, nơi đây có nhiều cây cổ thụ to lớn che mát cả một  khoảng sân trước cửa lâu đài.

5:00pm chúng tôi lên tàu Star of Honolulu ra khơi, vừa dùng cơm tối vừa xem mặt trời lặn trên  biển Hạ-Uy-Di, đồng thời thưởng thức chương trình văn nghệ với những màn múa bụng thật tuyệt vời. Mãi đến 10:00pm mọi người mới trở về KS.

6-21-24: 5:30 sáng, chúng tôi ra phi trường Honolulu để đáp chuyến bay lúc 7:00am đến đảo Maui. 9:30am cả đoàn được đưa lên núi.  Xe chạy dọc theo bờ biển ngang qua khu nhà bị hỏa hoạn năm ngoái vẫn chưa được xây lại. Cả một khu vực rộng lớn hơn 2,000 căn nhà đều bị cháy rụi với số tử vong lên đến cả ngàn người. Người ta tưởng niệm bằng hình thức để di ảnh của người quá cố cùng cờ của nước họ dọc theo đường của khu nhà. Xe đưa mọi người đến bãi tắm Mama Fish House, nơi đây tôi thấy rất nhiều rùa đủ cỡ lớn nhỏ, đang nằm phơi nắng trên bãi cát,khi nghe tiếng động chúng vội bò xuống nước. Đến mùa sinh sản, chúng bò lên đẻ trứng rồi vùi xuống cát trước khi ra biển.Vùng biển của đảo Maui cũng là nơi hàng năm  người ta ước tính có khoảng 6,000 con cá voi từ Alaska về đây để kết bạn và giao phối.Cuộc hành trình này chúng phải mất từ 6 đến 8 tuần lễ để đến nơi . 

Hawaii 4Hawaii 3
         
Xe chạy dần lên đỉnh Ho’okipa Beach Park, ở cao độ này ta mới thấy sức gió mạnh vô cùng. Nhìn chung quanh là biển cả mênh mông với những con sóng bạc đầu trải dài đến tận chân trời ,đúng là tạo hóa đã tạo ra một bức tranh thủy mặc đẹp tuyệt vời.
         
Chúng tôi được hướng dẫn đi vào một  thung lũng tên là Kepaniwar Park và Heritage Gardens với nhiều cây cối xanh tươi.  Nơi đây là khu di sản và vườn cây rất rộng lớn của các sắc dân sống ở Hawaii như: Nhật, Tàu, Phi-Luật-Tân, Tây- Ban- Nha, Bồ-Đà-Nha… 
            
Maui có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều sân golf nổi tiếng chỉ dành cho giới thượng lưu.
            
Đi dần về phía nam, ghé vào mũi Dragon’s Teeth (Răng rồng) và một số ghềnh núi nhô ra biển giống như những con khủng long (dinosaur) đang vươn mình uống nước.
          
Chúng tôi vào ăn trưa ở một quán ven đường có tên là China Boat (có lẽ là của người Tàu)

Tôi gọi món Laulau, đây là món ăn được làm bằng thịt (bò hoặc heo), cá  nhỏ ướp gia vị bọc trong lá khoai môn và hấp chin ăn với cơm hay mì ống. Cách chế biến đơn giản, không có gì đặc biệt nhưng ăn rất ngon miệng.  Đúng 5:30pm mọi người ra sân bay để trở lại Honolulu.
    
6-22-24:  9:30am đến điểm hẹn tại Shopping Ross để đi Polynesian Culyural Center One Place Like No Other (cách Honolulu 1giờ30 phút lái xe).  11:00am đến nơi, vào Hukilau Market Place nhận vé vào cữa. Chúng tôi vừa uống nước dừa,vừa ăn kem và xem các vũ công múa đê đón chào du khách. Được hướng dẫn xuống thuyền có 2 người chèo đi một vòng len lỏi vào những khu nhà tượng trưng cho các bộ tộc trong mô hình như:Samoa,Aotearoa (New Zealand) Fiji, Hawaii, Tahiti, Tonga.  Sau đó chúng tôi đi bộ qua Mission Setlement học tiêng Hawaiilian, đến Tonga học cách xếp lá dừa thành con cá,chong chóng…, ghé Hawaii xem những trò chơi kỹ năng, đi thuyền độc mộc ở Fiji và thử món ăn nấu với nước dừa ,một món ăn truyền thống của người iSamoa.3:00pm vào Hawaii Journey Theater xem phim ngắn” Bình Minh của Sự Sống”.

4:30pm ăn tối ở Gateway Buffet.  Mọi người lên xe bus tiếp tục đi một vòng khu dân cư, viếng thăm khu Thánh đường của đạo Mormon.
 
6:30pm đến Pacific Theatre xem Show buổi tối. Đây là sân khấu lộ thiên được xây trên một khu đất rộng có sức chứa hàng ngàn người.  Nơi đây chúng tôi đã được thưởng thức vở kịch”Hơi thở của cuộc sống”với nội dung thật cảm động, đã nói lên hết những khó khổ và tranh chấp ban đầu giữa người dân các đảo để có được sự đoàn kết, thống nhất trong tình yêu thương như ngày hôm nay.  Sau đó là phần biểu diễn múa lửa của các diễn viên rất điêu luyện và đẹp mắt.  Show diễn chấm dứt lúc 8:30pm.  Mọi người lên xe trở về lại Khách sạn.
 
6-23-24:Sau khi ăn sáng,chúng tôi tiếp tục đi Little Island và New Added Optional. Dọc theo bờ biển Waikiki, nơi nào cũng đông nghẹt người.  Được biết Waikiki trước đây là bãi cát màu đen, Chính phủ đã mua cát từ Cali và Úc châu trải lên nên bãi biển mới đẹp như bây giờ.
           
Qua mũi Diamond Head Beach,tất cả xuống xe ngắm cảnh núi non hùng vĩ.Xe tiếp tục chạy thẳng đến Hanauma,và Holona Blow Hole. Cứ vài đợt sóng dội vào bờ là các hốc nước lại tung bọt lên thật cao tạo nên những cột nước trắng xóa trông đẹp vô cùng. Đến mũi Mokapu,tôi nhìn thấy cột hải đăng vươn cao trong nắng giữa vùng nước biển mênh mông.Bãi biển sạch và rất đông người tắm nên xe cũng bị kẹt hàng dài.
           
Về đến khách sạn lúc 11:30am, đã có xe chờ sẵn đưa chúng tôi đi tiếp đến Big Cicler Island.  Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là China man Head trông từ xa giống như mũ  của người Tàu.  2:30pm  ghé vào quán ăn dùng cơm trưa, tôi gọi món Kahuku ,là món đặc sản của vùng này,chỉ có tôm nướng ăn với cơm trắng,đơn giản nhưng rất ngon miệng. Đến Sun Beach, bãi biển thật đông người.Nhìn từ trên cao thấy họ đang trượt ván trên sóng trông thật đẹp mắt.

Qua Hakiwa Beach,đây là nơi bơi lặn. Tất cả mọi người đang vui đùa trên bãi trông thật vô tư, bởi họ đã bỏ lại sau những lo âu  vất vả hằng ngày, đến đây chỉ mục đích hưởng thụ mà thôi.
   
North Shore Market là một khu chợ bán đủ các loại trái cây và đồ dùng cho du khách sử dụng ở biển.  Vào Green World Coffee Farm, chúng tôi được uống thử nhiều loại café miễn phí.  Cafe thật ngon, tôi đã mua một ít và vài gói hạt Macadamia đề về làm quà tặng.
    
Cuối cùng xe rẽ vào Đồn điền trồng thơm Dole ( Dole Pineapple Plantation), nơi đây tôi được thưởng thức kem  thơm và nhìn các loại thơm màu đỏ, vàng, xanh.  Rất tiếc, vì không đủ thời gian nên chúng tôi không có cơ hôi đi quanh đồn điền  bằng xe lửa nhỏ để xem đầy đủ hơn.
    
Dole là một thương hiệu thơm nổi tiếng trên Thế giới, trái to và rất ngọt ai cũng ưa thích.
    
Trên đường về,xe chạy qua những trang trại  rộng ngút ngàn với những hàng thơm được trồng thẳng tắp trông thật đẹp.
            
Về đến Khách sạn trời cũng đã bắt đầ tối.  Ngoài đường phố người đi đông nghẹt.  Các hàng quán nhộn nhịp,người ta xếp hàng nối đuôi nhau để vào mua hàng.  
         
Pháo bông được bắn lên nổ tung những bông pháo nhiều hình dạng và đầy màu sắc sáng rực cả một góc trời trông đẹp làm sao. Chúng tôi cũng xuống phố, ra biển, hòa đồng với mọi người hưởng không khí trong lành, rộn ràng, đầy niềm vui và hạnh phúc rất dễ thương này. Quanh tôi những tiếng chào hỏi Aloha…  Aloha nghe thật thân thương đầy tình cảm.
   
6-24-24: Sau khi ăn sáng, mẹ con tôi ra ngắm biển lần cuối trước khi trở về. Tiếp đến chúng tôi ghé thăm chùa Nhật Bản ở trung tâm Thành phố, đây là ngôi chùa nhỏ nhưng rất yên tĩnh và trang nghiêm. 
            
Trở lại Khách sạn lúc 12:30pm, sắp xếp hành trang, lên sân bay Honolulu để đáp chuyến bay về lại Houston, Texas.
           
Với một diện tích khiêm nhường, nhưng Hawaii có rất nhiều danh lam thắng cảnh.Từ những bãi biển rộng lớn với nước xanh cát trắng sóng vỗ quanh năm đến những cánh rừng trải dài theo đồi núi và hang động, những núi lửa đã ngưng họat động hay vẫn còn nham thạch phun trào và nhất là những chứng tích của trận chiến khốc liệt tại căn cứ hải quân Trân- Châu-Cảng đang còn hiện hữu.  Và thật là một thiếu sót nếu không nói đến sự đa dạng của nền văn hóa Hawaii vì họ đã có nguồn gốc từ các quốc gia trên Thế giới.  Dân Hawaii rất hiếu khách, hiền và vui tính, nụ cười luôn nở trên môi dễ gây thiện cảm với người đối diện. Bao nhiêu đó cũng đủ làm cho Hawaii đẹp,hấp dẫn, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên Thế giới. Hawaii đúng là môt trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng tuyệt vời, xứng danh là “Thiên-đường nơi hạ giới” .
                                               
Khi tôi đến, đất là nơi tôi ở,
                                                
Khi tôi đi, đất đã hóa tâm hồn.
                                   
Aloha Hawaii. Chào tạm biệt, hẹn ngày gặp lại.
                                                                                                                                                                                 
Huỳnh-Thanh-Tú.                                                                           

Ý kiến bạn đọc
27/12/202415:55:46
Khách
Trich Tuoi Tre VN (dịch Google News):
"Israel khẩu chiến với Giáo hoàng Francis về sự độc ác ở Gaza
tác giả: DUY LINH
news google
22/12/2024. Vụ không kích khiến 7 trẻ em ở Gaza thiệt mạng làm dấy lên những lời qua tiếng lại giữa Israel với Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Tòa thánh Vatican.
Israel đáp trả phát ngôn của Giáo hoàng Francis về sự độc ác ở Gaza
"Hôm qua, họ đã không cho Thượng phụ của Jerusalem vào Gaza như đã hứa. Hôm qua, trẻ em đã bị đánh bom. Đây là sự tàn ác, đây không phải là chiến tranh. Tôi muốn nói điều này vì nó đã chạm đến trái tim của tôi" Giáo hoàng Francis nói với các thành viên cấp cao của Tòa thánh Vatican ngày 21-12.
Trước đó một ngày, theo một cơ quan cứu hộ dân sự của người Palestine tại Dải Gaza, 12 người trong cùng một gia đình đã thiệt mạng khi Israel không kích trúng nhà của họ tại Jabalia phía bắc Gaza."
Mỹ tiếp tế bom đạn vô giới hạn cho Do Thái làm ác nên dân Mỹ trả nghiệp báo. Nguời Công Giáo phải đi theo đuờng lối đạo đức mà Giáo Hoàng đề xuớng. Người Phật tử phải tránh nghiệp báo do tiền bạc mình đóng thuế để sản xuất vũ khí. Cả thế giới thấy Do Thái làm tội ác chiến tranh nhưng dân Mỹ bị TTTT bưng bít tin tức nên không biết là Mỹ giúp kẻ ác.
Báo Tuổi Trẻ có đăng bài về những trẻ sơ sanh Palestine bị chết vì lạnh muà đông mà không có suởi trong lều nylon tạm trú tại Gaza vì dân Gaza bi. Do Thái đuổi đi ra khỏi nha`. Tin này bị cấm đăng tại Mỹ vì kiểm duyệt. NBC News cũng có đoạn video nguời chị từ Mỹ về Gaza gặp lại 2 đứa em nhỏ có nguời anh trai vì ở lại Gaza lo cho em nhỏ bị đánh bom chết. Thật là tàn ác khi dân Mỹ đang vui chơi hội hè mà không biết vũ khí bom đạn do dân Mỹ đóng thuế gây cảnh tang thuơng. Trong trận Mậu Thân, quân CS cũng tràn vào thành phố như Huế, Kontum, và Sài Gòn nhưng các thành phố này không bị san bằng thành gạch vụn và dân chúng không bị đuổi ra khỏi nhà để sống trong lều vải như ở Gaza. Nhìn vào Gaza thì thấy Do Thái và Hamas cũng tàn ác ngang với Ðức Quốc Xã.
Nguời bản xứ Hawaii nguời Nhật có đạo đức cao nên họ mới là con cái của Thuợng Ðế và Haiwaii, Nhật mới là thiên đuờng.
22/12/202414:57:06
Khách
"Hôm qua, trẻ em đã bị đánh bom", ngài nói. "Đây là sự tàn ác. Đây không phải là chiến tranh. Tôi muốn nói điều này vì nó chạm đến trái tim".
Ðức Giáo Hoàng hôm qua lại lên án tội ác do Mỹ ủng hộ tiếp tế súng đạn tại Trung Ðông. Mỹ và Do Thái đã giết chết VNCH năm 1975 dù Mỹ đã cuớp chánh quyền VNCH năm 1963 để leo thang chiến tranh, nạn nhân gồm quân cán chánh tù cải tạo, nguời vuợt biên chết trên biển, nguời bị mất hết tài sản sau khi VNCH sập đổ. Ngoài VNCH, nạn nnân của Mỹ chiến đấu cho Do Thái gồm Iraq, Afganistan, Libya, Yemen, va` Lebanon. Từ sau năm 2000, hai quốc gia giết nguời dân nhiều nhất là Mỹ và Do Thái, thứ ba là Nga với 30 ngàn dân Ukraine. Muời điều răn nói "Thy shall not kill" nhưng bị coi thuờng. Quốc gia nào cũng có lý do giết khủng bố nhưng giết 100 thuờng dân để giết 1 khủng bố là tội ác. Trích bản tin VB sau đây.
"Đức Giáo hoàng Francis mở đầu bài phát biểu Giáng sinh thường niên của mình với các hồng y Công giáo lãnh đạo các bộ phận khác nhau của Vatican bằng những gì dường như ám chỉ đến các cuộc không kích của Israel hôm thứ Sáu đã giết chết ít nhất 25 người Palestine ở Gaza. "Hôm qua, trẻ em đã bị đánh bom", ngài nói. "Đây là sự tàn ác. Đây không phải là chiến tranh. Tôi muốn nói điều này vì nó chạm đến trái tim".
Đức Giáo hoàng, với tư cách là người lãnh đạo của Giáo hội Công giáo La Mã với 1,4 tỷ thành viên, thường thận trọng khi đứng về phe nào trong các cuộc xung đột, nhưng gần đây ông đã lên tiếng nhiều hơn về chiến dịch quân sự của Israel chống lại nhóm chiến binh Hamas của Palestine. Trong các trích đoạn trong sách được xuất bản vào tháng trước, giáo hoàng cho biết một số chuyên gia quốc tế cho rằng "những gì đang xảy ra ở Gaza có đặc điểm của một cuộc diệt chủng".
21/12/202414:51:34
Khách
Theo TG Phan Cao Tri:
"Saturday, December 21, 2024
Chính phủ Mỹ vào năm tới có 16 tỷ phú làm việc:
Tổng thống Donald Trump
Elon Musk, bộ DOGE
Vivek Ramaswamy,bộ DOGE
Linda McMahon, Bộ trưởng Giáo dục
Doug Burgum, Bộ trưởng Nội vụ
Howard Lutnick, Bộ trưởng Thương mại
Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính
Stephen Feinberg, Phụ tá bộ trưởng quốc phòng
Charles Kushner, Đại sứ ở Pháp
Warren Stephens, Đại sứ ở Anh
Jared Isaacman, NASA
Kelly Loeffler, GĐ quản lý doanh nghiệp nhỏ SBA
Steve Witkoff, Giám đốc các vấn đề Trung Đông
Massad Boulos, Cố vấn các vấn đề Trung Đông
David Sacks, giám đốc AI và tiền điện tử
Frank Bisignano: giám đốc an sinh xã hội.
21/12/202413:48:30
Khách
Ngày xưa thế giới chỉ có 2 cuờng quốc cai trị dân trên sự sợ hãi là Nga và Tàu. Nay cả 3 siêu cuờng Nga, Tàu và Mỹ cũng cai trị dân trên sự sợ hãi trả thù. Khi Trump đe dọa truy tố Facebbok Mark Zuckenberg và Amazon Jeff Bezo, cả hai lật đật cống hiến 1 triệu USD cho quỹ làm lễ nhậm chức. Sau đó các tỷ phú khác bị đe dọa cũng phải nộp tiền chuộc tội. Nguời dân Mỹ đã bỏ phiếu chọn chế độ trả thù và sợ hãi vì XHCN của phe Dân chủ trong 4 năm qua quá tệ. Năm 1938, dân Ðức cũng bầu cho Hitler làm Chancellor vì chánh phủ truớc làm kinh tế Ðức suy thoái. Kết quả là Hitler quá khích đưa Ðức vào địa ngục. Thiên đuờng Mỹ rồi cũng có nguy cơ sập đổ nếu Mỹ đi vào đuờng sai lạc. Nhà Phật giải thích đó là luật Nhân Quả.
21/12/202413:20:31
Khách
Nuớc Mỹ bây giờ đảo điên và thiên đuờng cha ông nuớc Mỹ gầy dựng đang có nguy cơ sập đổ. Quốc hội và chánh phủ bị tỷ phú Lã Bất Vi Elon Musk và cac tỷ phú Do Thái khuynh đảo. Hôm qua Musk xúi dục quốc hội không thông qua ngân sách và suýt đóng cửa chánh phủ Mỹ. Dù không đuợc dân bầu nhưng Musk đã cuớp chánh quyền Mỹ, mà nguời ta gọi là bóng hình của tổng thống (shadow president), không cần đảo chánh. Hàng chục tỷ phú Mỹ nay quy hàng tân Tổng thống bỏ ra hàng triệu tiền bóc lột nguời tiêu thu. để giúp lễ đăng quang tân tổng thống. Thế giới, Liên Hiệp Quốc, Toà quốc tế và Giaó Hoàng đã lên án tội ác chiến tranh nhưng bộ máy chiến tranh Mỹ làm ngơ tiếp tục cung cấp vũ khí tàn khốc giết dân Gaza kể cả đàn bà trẻ em, nhân viên y tế và nhân viên từ thiện quốc tế. Cách đây vài năm, một nguời da trắng bắn chết 10 nguời da đen vô tội trong siêu thị tại New York mà không bị tội tử hình . Nhưng gần đâu anh chàng Lugi Mangione bắn chết một nguời da trắng giàu có nhưng tham lam làm chết hàng ngàn bệnh nhân của United Heathcare thì bị New York kết tội rất nặng và liên ban kết tội tử hình. Tại sao giết 10 nguời da đen không bị tử hình mà chỉ giết 1 nguời da trắng là bị liên bang kết tội tử hình? Vì 10 nguời kia là da đen nghèo, còn ông da trắng thì là rất giàu, chủ tịch công ty. Nuớc Mỹ bị nhà giàu cai tri. nên giết nguời trong giới cai trị là tử hình, nhưng giết hàng chục nguời nghèo chỉ là cỏ rác. Ở Mỹ Tổng Thống hiếp dâm, gian lận, bạo loạn không bị tù, con Tổng Thống phạm tội cũng không bị tù, nhưng dân nghèo chỉ vi phạm lưu thông có nhiều nguời bị cảnh sát giết chết trên đuờng phố. Theo luật thì giết nguời thì phải vào tù, nhưng việc kết tội gắt gao anh Lugi Mangione cho thấy repressive regime Mỹ đang cai trị dân như Assad, Putin, và Kim Un. Chánh phủ mới đe doạ trả thù tù tội nguời chế độ cũ cai trị nuớc Mỹ trên sự sợ hãi mà dân Mỹ it ai dám phản đối. Một số phe Tin Lành cuả ông Billy Graham, cũng đồng ý với chủ truơng trả thù khi họ vận động cho cho Trump năm 2024.
15/12/202414:49:06
Khách
Nguời bản cứ Hawaii thánh thiện khác với những kẻ tuyên truyền tự cho mình là con cái của Thuợng Ðế. Nếu dân tộc thật là con của Thuợng Ðế thì con nguời sống thoải mái hạnh phúc không phải tham lam chiếm đất đai của cải nguời khác. Thuợng Ðế bảo vệ nên quốc gia không cần có vũ khí tàn khốc, không cần giết nguời khác để sống. Còn kẻ dối trá lưà lọc cái miệng lúc nào cũng vũ trang, lúc nào cũng cuớp bóc tài sản, làm chuyện tàn ác để bị thế giới kết tội diệt chủng hay tội phạm chiến tranh vì biết Thuợng Ðế sẽ trừng phạt. Nguời dân Hawaii, Tahiti, Fiji, nguời da đỏ Mỹ châu, Ðan Mạch, Na Uy, Thụy Ðiển sống hạnh phúc thoải mái không phải tham gia chiến tranh chiếm tài sản dất đai kẻ khác mà vẫn có mức sống cao. Họ ở hiền gặp lành, cứu vớt nguời tị nạn, gây nhân tốt đuợc quả tốt, không gây nghiệp báo cho các dân tộc khác. Nếu Thuợng Ðế muốn có con cái thì họ là những dân tộc hiền đức đuợc nhận làm con. Báo SaigonNhỏ 15 thang 6 đăng tin hàng ngàn nguời dân Gaza bị bao vây bỏ đói như sau:
"Dải Gaza: Người khỏe ăn cỏ để sống, kẻ bệnh nằm chờ chết
Mai Lâm – 15 tháng 6, 2024
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho biết một số người dân Gaza hiện phải uống nước thải và ăn cỏ và thức ăn chăn nuôi để sống qua ngàỵ Theo AFP.
Bà Hanan Balkhy, giám đốc khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, cảnh báo về thảm họa nhân đạo mà người Palestine ở Gaza đang phải đối mặt khi chiến sự Hamas – Israel vẫn diễn ra dữ dội....";
13/12/202414:38:11
Khách
Hawaii đúng là thiên đuờng hạ giới mà thế giới ít nơi nào có đuợc. Florida bị bão lốc, California bị động đất cháy rừng. Cái hay của Waikiki beach mà cả thế giới không bắt kịp là có nhà hàng sang trọng bên cạnh McDonald bình dân, không hút thuốc, không ô nhiễm, đuờng sá bãi biển sạch sẽ, không bị móc túi, nhà tắm, toilet miễn phí cách nhau khoảng 500 mét. Các nuớc tân tiến Âu Châu phải trả tiền khi xài toilet, nhà tắm và toilet ở bãi biển hiếm hoi, móc túi trộm cắp công khai. Ở Á Châu thì toilet không có giấy. Nguời dân Á Châu quen thói đánh cắp giấy vệ sinh đem về nên toilet ở Á Châu không thể cung cấp giấy miễn phí. Ðiều này cho thấy dân trí nơi du lịch rất quan trọng để nơi đó thành thiên đàng hạ giới. Cảnh Việt Nam đẹp nhưng dân trí thấp nên rác rến đầy, móc túi, trộm cắp, tràn lan, toilet mất vệ sinh, đuờng cao tốc không có toilet, nên VN dù có cảnh thiên nhiên đẹp nhưng không tạo đuợc thiên đuờng cho du khách. Dân bản xứ Hawaii thánh thiện, không bon chen, biết tận huởng thiên nhiên mới thật đúng là con cái của Thuợng Ðế đang sống trên thiên đàng hạ giới. Dân các nuớc khác hung dữ, phạm tội ác chiến tranh, xâm lăng các nuớc khác chiếm đoạt tài sản. Dù họ tự xưng là con cái Thuợng Ðế nhưng thật ra họ là con cháu của quỷ Satan gây tang tóc cho nhân loại. Ai đến đuợc Hawaii là thấy thiên đàng.
Tuy nhiên quốc gia như Mỹ mà có quá nhiều kẻ tham lam, đạo đức suy đồi, các tỷ phú tranh nhau đóng góp tiền bạc cho Tổng Thống để làm giàu thì quốc gia sẽ lâm suy thoái và tự diệt vong.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,724
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Nhạc sĩ Cung Tiến