Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn Năm Nay

23/11/202400:00:00(Xem: 1292)
bo-sach-vvnm 
Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết lần này bày tỏ nhiều suy nghĩ và tình cảm chân thành của tác giả nhân ngày lễ Tạ Ơn.
 
***
 
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn:
 
- Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay?
 
Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè… Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác.
 
Lễ Tạ Ơn năm đó, năm đầu tiên chị đến Mỹ, chị còn mang ơn một người bạn Mỹ đã giúp đỡ chị bước đầu khi chị chân ướt chân ráo tới Mỹ. Người bạn này đã gủi quà cho chị chiếc áo ấm và tiền bạc để gia đình chị chống chọi với mùa đông giá rét. Biết chị có ý định muốn đi học đại học, người bạn ấy đã hướng dẫn cho chị ghi danh học ở một trường cao đẳng cộng đồng và giúp chị xin tiền hỗ trợ học phí (Financial Aid).
 
Những Lễ Tạ Ơn sau này ở quê hương thứ hai, ngoài việc nói lời cảm ơn với gia đình, bạn bè và các vị giáo sư đã giúp đỡ chị trong những năm tháng chị đi học, chị còn biết ơn tình cảm của các thầy cô giáo dành cho con trai chị từ cấp tiểu học lên đến bậc trung học. Mới ngày nào thằng Huy vào lớp mẫu giáo lúc 3 tuổi, bây giờ nó đã là một sinh viên đại học.
 
Nhớ hồi nó học lớp mẫu giáo nhỏ pre-k3, sáng nào đi học nó cũng khóc nhè, nhất là những buổi sáng mùa đông, có lẽ nó làm biếng đi học. Mỗi buổi sáng đi học, chị dắt nó tới tận lớp để trao nó cho cô Johnson, cô giáo dạy Huy năm mẫu giáo nhỏ. Cô Johnson luôn chào hỏi, nói chuyện với nó vui vẻ cho nó dạn dĩ hơn. Những năm nó học bậc tiểu học, các cô giáo luôn yêu thương nó và dạy cho nó những điều hay lẽ phải bên cạnh việc truyền đạt kiến thức. Cô Johnson là cô giáo Mỹ đầu tiên của nó, rất tận tâm với nghề và thương yêu học trò.
 
Hồi thằng Huy học lớp hai, trong buổi lễ tốt nghiệp, Huy được cô giáo tặng một thanh kẹo sô cô la to nhất bên cạnh những lời khen tặng nồng nhiệt của cô giáo. Nó nhận thanh kẹo trong sự reo hò của các bạn cùng lớp. Chị đến tham dự buổi lễ tốt nghiệp của con trai, chị cảm nhận được tình yêu của cô giáo đối với tất cả các em học sinh trong lớp, đặc biệt đối với Huy. Cô giáo nói Huy không những học giỏi mà còn sẵn lòng giúp các bạn trong lớp học hành. Những bạn nào không hiểu bài, Huy sẳn sàng giải thích và trợ giúp.
 
Lên lớp 4, Huy được cô Marlone đề cử tham gia cuộc thi đánh vần Spelling Bee và Huy chiếm luôn giải nhất toàn trường. Lên lớp 6, Huy được chuyển vào chương trình dành cho trẻ có năng khiếu (Gifted and Talented Program). Lên bậc trung học, có nhiều thầy cô hướng dẫn Huy chọn trường đại học và yêu thương nó như con ruột, trong đó có cô Smith, huấn luyện viên Mark, thầy Williams và cô Roszel, người đã đề cử nó làm đại diện cho trường tham dự vào tuần lễ của Texas Boys State. Nhờ tham dự vào chương trình của Texas Boys State và nhờ những lá thư giới thiệu của thầy Williams, cô Smith, cô Roszel và của một số cô giáo khác, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, Huy đã được nhận vào học viện West Point, một học viện quân sự danh giá của Mỹ,
 
Năm đầu tiên ở học viện West Point là năm học gian khổ nhất vì các tân sinh viên vừa phải vất vả học hành để theo kịp chương trình học căng thẳng của trường, vừa phải tập thích nghi với môi trường binh nghiệp với kỉ luật nghiêm khắc. Như các sinh viên sĩ quan khác, thằng Huy vùi đầu vào học hành. Mùa lễ Tạ Ơn năm thứ nhất xa nhà, vì đường xá xa xôi nên nó quyết định không về thăm nhà vì đi lại trong dịp lễ lạt rất tốn kém và mất nhiều thời gian, chưa kể nhiều chuyến bay thường bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do thời tiết xấu. Huy quyết định sẽ nghỉ lễ ở nhà thầy Pope, vị giáo sư bảo trợ (sponsor), thầy dạy toán của nó tại học viện West Point. Tuy nhiên, những đứa bạn đồng môn tại West Point của Huy lại có một kế hoạch khác dành cho nó. Những người bạn này âm thầm mua vé máy bay cho Huy về nhà nghỉ lễ. Vé đã mua rồi, Huy từ chối không được nên hai má con chị chỉ còn biết cảm tạ tấm lòng của những người bạn này.
 
Tại học viện West Point, có rất nhiều gia đình quân nhân, giáo sư nhận làm gia đình bảo trợ cho các sinh viên sĩ quan ở các tiểu bang xa xôi. Vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, nếu các sinh viên sĩ quan không thể về nhà nghỉ lễ, các em sẽ được gia đình bảo trợ mời đến nhà họ để cùng nhau họp mặt những ngày cuối tuần, những ngày lễ vui vẻ. Thầy Pope, vị giáo sư dạy môn toán, thường xuyên mời Huy và một số sinh viên khác đến nhà thầy vào các ngày cuối tuần. Những lúc có chút thời gian rảnh, Huy và một vài người bạn thường ghé nhà thầy Pope để ăn tối. Đối với Huy, ngôi nhà của thầy Pope là một ngôi nhà xa nhà (A home away from home), nơi Huy được quan tâm và chăm sóc chu đáo.
 
Hàng năm vào mùa thu, khoảng giữa tháng mười, cha mẹ các sinh viên sĩ quan được phép đến trường thăm con của họ vào dịp “Family Weekend”. Đây là dịp để các bậc phụ huynh đến trường thăm con của họ và tổ chức các buổi tiệc để chiêu đãi các sinh viên sĩ quan. Một năm hai lần, một số phụ huynh gốc Việt đã đóng góp tài chánh và công sức để nấu những món Việt như bánh mì, phở, chả giò, chè trái cây, mì xào hải sản, bún thịt nướng, cơm chiên v..v… để đãi các sinh viên gốc Việt và bạn bè Mỹ của các em. Đi học xa, ăn thức ăn Mỹ mỗi ngày, các em sinh viên người Việt rất thèm các món bánh mì, phở, thịt nướng. Thằng Huy và bạn bè của nó luôn được các bậc phụ huynh Việt mời đến dự tiệc.
 
Những lần Huy bận, không thể tham dự các buổi chiêu đãi do các vị phụ huynh gốc Việt tổ chức, các bậc phụ huynh đều để dành cho Huy một phần, khi thì hộp bún thịt nướng, lúc thì hộp mì hải sàn và ly chè trái cây. Các bậc phụ huynh gốc Việt coi Huy và bạn bè của nó là những đứa con nuôi của họ. Tuy chị không thể lên thăm thằng Huy thường xuyên vì điều kiện đi lại khó khăn, Huy vẫn cảm nhận được tình cảm gia đình từ những ba má nuôi của nó.
 
Quả thật không ngoa chút nào khi người Mỹ nói rằng quân đội Mỹ là một gia đình lớn có nhiều thành viên và West Point là một thành viên trong gia đình ấy. Các bậc phụ huynh người Mỹ gốc Việt coi tất cả các sinh viên sĩ quan người Việt là những đứa con nuôi của họ. Huy và các bạn của nó thường được các bậc phụ huynh cho quá giang xe đi mua sắm hoặc đi phi trường mỗi lần về nhà nghỉ lễ. Các bậc phụ huynh có lần chở Huy và bạn bè của Huy đi ăn tiệm ở các nhà hàng gần học viện. Huy và các bạn của Huy thỉnh thoảng ghé nhà các bạn sinh viên ở các thị trấn gần trường để ăn tối. Chị có cảm giác như Huy có ba má nuôi ở rải rác khắp nước Mỹ.
 
Lễ Tạ Ơn năm nay, giống như mọi năm, chị xin cảm tạ nước Mỹ, đất nước đã cưu mang gia đình chị, tạo cơ hội cho gia đình chị có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Giống như mọi năm, chị cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình chị đã yêu thương và quan tâm tới chị. Chị cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp Mỹ đã hướng dẫn chị trong nghề nghiệp hiện tại. Chị cảm ơn các bác sĩ, y tá đã tận tụy chữa trị bệnh cho gia đình chị. Chị cảm ơn con trai đã đem đến cho chị niềm vui của người trồng cây hái trái ngọt. Càng sống lâu năm ở Mỹ, chị càng có thêm nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị cảm ơn các cảnh sát viên đã làm việc ngày đêm để giữ gìn an ninh cho thành phố nơi chị sinh sống. Chị cảm ơn những người lính Mỹ đã hy sinh đời sống cá nhân, âm thầm bảo vệ nước Mỹ để em thơ được học hành và người dân Mỹ được an hưởng thái bình. Chị cảm ơn nước Mỹ đã bảo đảm cho người dân một môi trường sống trong lành, nguồn nước và thực phẩm sạch, hệ thống giao thông an toàn, hệ thống bệnh viện y tế khá tốt. Chị cảm ơn đất trời đã ban tặng cho nước Mỹ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
 
Lễ Tạ Ơn năm nay, chị đặc biệt gủi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô giáo đã dạy con trai chị từ mẫu giáo lên cấp ba, thầy Pope, cô Smith, cô Roszel, huấn luyện viên Mark, thầy Williams, Tuyên, huynh trưởng của Huy, bạn bè của Huy và các bậc phụ huynh Mỹ gốc Việt có con đang theo học ở học viện West Point đã yêu thương và chăm sóc cho Huy như con của mình, những bậc phụ huynh chị chưa một lần quen biết. Chị mượn hai câu thơ để gửi gắm tình cảm yêu thương của chị đến tất cả thầy cô, bạn bè và tất cả ba má nuôi của Huy:
 
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương.
 
Cuối cùng, chị cảm ơn Việt Báo đã cho chị cơ hội nói lời cảm ơn đến tất cả mọi người nhân dịp lễ Tạ Ơn năm nay.
 
 
Nhị Độ Hoàng Mai
Tháng 11, 2024

Ý kiến bạn đọc
24/11/202421:54:44
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 413,054
Đôi lời phi lộ: hai tiếng "cuối đời" tôi dùng không mang ý nghĩa sau bài ký này tôi không tiếp tục viết nữa. Đây chỉ là cái tên tôi đặt dựa theo nội dung tôi muốn diễn đạt dưới đây. ... Kể từ khi việc đưa thân xác người Việt sống lưu vong, mong muốn được chôn cất tại quê nhà không còn rào cản, vợ chồng tôi chọn cách hỏa táng thân xác sau khi mất. Lựa theo cách này vừa đỡ tốn kém vừa dễ dàng mang tro cốt trở về quê hương. Điều mong ước được "lá rụng về cội" tôi đã dứt khoát. Riêng việc chọn cái cội ở nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng chẳng dễ dàng gì! Bởi tôi sinh ra nơi đất Bắc, vợ tôi quê mãi tận cuối phương Nam, nên tôi mất khá nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm.
Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
Tôi thật sự cảm phục các thầy cô dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ. Tất cả là thiện nguyện viên. Họ hy sinh cuối tuần để làm một việc không những không lương mà còn phải đối đầu với những việc không vui như áp lực từ phụ huynh... Tôi xin nhắn gởi một điều đến phụ huynh, các thầy cô và các linh mục. Học tiếng Việt là một điều rất khó đối với các em vì trong tuần các em đi học cả ngày ở trường toàn nói và đọc tiếng Mỹ. Về nhà thì xem TV, coi internet, nghe radio cũng toàn tiếng Mỹ. Mỗi tuần vào nhà thờ học tiếng Việt chỉ có hai tiếng mà nhiều thầy cô lại cứ nói tiếng Mỹ với các em. Trớ trêu là sau khi học xong, lúc đi lễ, các linh mục lại giảng phúc âm cho các em bằng tiếng Mỹ. Xin các linh mục, các thầy cô và phụ huynh nói tiếng Việt với các em càng nhiều càng tốt...
...Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”...
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu, chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị. Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
Khi một mình trong tứ bề hiu quạnh nên tự thân cảm thấy lẻ loi. Đó là cảm nhận riêng tôi khi ngồi đợi xe đò ở vùng kinh tế mới. Thời ấy không mấy ai có cái đồng hồ đeo tay để biết giờ giấc, chỉ biết giấc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc sẽ có chuyến xe đò duy nhất trong ngày về Sài gòn, là xe ngày hôm qua từ Sài gòn lên. Nhớ những hôm sương mù bao phủ núi rừng nên tầm nhìn hạn chế càng cô độc vì cô quạnh, cảm giác lẻ loi len lỏi vào tâm khảm hay từ trong tâm khảm lan toả ra núi rừng âm u, sự lẻ loi và bất lực cho đến khi có ánh đèn vàng mờ đục xuất hiện trong màn sương mù đặc như nước vo gạo là mừng rỡ hôm nay được về nhà vì nhiều hôm ngồi đợi tới mặt trời mọc cũng không có xe vì xe hư xe hỏng gì đó, người ta không chạy ...
... Ừ nhỉ, cũng đến lúc phải quyết định đặt tên cho con là vừa. Mình cứ lo nào là trang trí căn phòng, mua quần áo tã lót, sữa… cho con mà quên mất điều quan trọng là phải cho con một cái tên thật ý nghĩa, chứ đâu phải gọi thằng cu bé là được đâu! Mà biết làm sao khi bên ngoại muốn đặt tên này, bên nội lại muốn đặt tên kia thì làm sao giải hòa được hai bên đây?! Từ chối bên ngoại hay bên nội cũng đều sợ làm buồn lòng họ, vì đây là cháu đầu lòng trong họ nên ai cũng muốn tên mình đưa ra được cha mẹ nó chọn!...
... Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca...
Hồi nhỏ, khi tôi học trường làng, ngoài câu cách ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn” thầy giáo còn cho viết vào vở bài học thuộc lòng đầu tiên: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”(khuyết danh) Bài học thuộc lòng này được cha truyền con nối và theo tôi suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ thời thơ ấu, vào dịp Tết, các chú thím, cô cậu đem biếu ông bà nội hộp trà, cân mứt… Trong năm, vườn nhà thu hoạch được thứ gì thì đem đến cho ông bà thứ ấy - khi quả bí, lúc trái bầu… Khi ông bà ốm đau thì sớm hôm thăm viếng, thuốc thang… Như thế coi như làm “tròn chữ hiếu.”
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Nhạc sĩ Cung Tiến