Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn Năm Nay

23/11/202400:00:00(Xem: 1291)
bo-sach-vvnm 
Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết lần này bày tỏ nhiều suy nghĩ và tình cảm chân thành của tác giả nhân ngày lễ Tạ Ơn.
 
***
 
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn:
 
- Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay?
 
Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè… Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác.
 
Lễ Tạ Ơn năm đó, năm đầu tiên chị đến Mỹ, chị còn mang ơn một người bạn Mỹ đã giúp đỡ chị bước đầu khi chị chân ướt chân ráo tới Mỹ. Người bạn này đã gủi quà cho chị chiếc áo ấm và tiền bạc để gia đình chị chống chọi với mùa đông giá rét. Biết chị có ý định muốn đi học đại học, người bạn ấy đã hướng dẫn cho chị ghi danh học ở một trường cao đẳng cộng đồng và giúp chị xin tiền hỗ trợ học phí (Financial Aid).
 
Những Lễ Tạ Ơn sau này ở quê hương thứ hai, ngoài việc nói lời cảm ơn với gia đình, bạn bè và các vị giáo sư đã giúp đỡ chị trong những năm tháng chị đi học, chị còn biết ơn tình cảm của các thầy cô giáo dành cho con trai chị từ cấp tiểu học lên đến bậc trung học. Mới ngày nào thằng Huy vào lớp mẫu giáo lúc 3 tuổi, bây giờ nó đã là một sinh viên đại học.
 
Nhớ hồi nó học lớp mẫu giáo nhỏ pre-k3, sáng nào đi học nó cũng khóc nhè, nhất là những buổi sáng mùa đông, có lẽ nó làm biếng đi học. Mỗi buổi sáng đi học, chị dắt nó tới tận lớp để trao nó cho cô Johnson, cô giáo dạy Huy năm mẫu giáo nhỏ. Cô Johnson luôn chào hỏi, nói chuyện với nó vui vẻ cho nó dạn dĩ hơn. Những năm nó học bậc tiểu học, các cô giáo luôn yêu thương nó và dạy cho nó những điều hay lẽ phải bên cạnh việc truyền đạt kiến thức. Cô Johnson là cô giáo Mỹ đầu tiên của nó, rất tận tâm với nghề và thương yêu học trò.
 
Hồi thằng Huy học lớp hai, trong buổi lễ tốt nghiệp, Huy được cô giáo tặng một thanh kẹo sô cô la to nhất bên cạnh những lời khen tặng nồng nhiệt của cô giáo. Nó nhận thanh kẹo trong sự reo hò của các bạn cùng lớp. Chị đến tham dự buổi lễ tốt nghiệp của con trai, chị cảm nhận được tình yêu của cô giáo đối với tất cả các em học sinh trong lớp, đặc biệt đối với Huy. Cô giáo nói Huy không những học giỏi mà còn sẵn lòng giúp các bạn trong lớp học hành. Những bạn nào không hiểu bài, Huy sẳn sàng giải thích và trợ giúp.
 
Lên lớp 4, Huy được cô Marlone đề cử tham gia cuộc thi đánh vần Spelling Bee và Huy chiếm luôn giải nhất toàn trường. Lên lớp 6, Huy được chuyển vào chương trình dành cho trẻ có năng khiếu (Gifted and Talented Program). Lên bậc trung học, có nhiều thầy cô hướng dẫn Huy chọn trường đại học và yêu thương nó như con ruột, trong đó có cô Smith, huấn luyện viên Mark, thầy Williams và cô Roszel, người đã đề cử nó làm đại diện cho trường tham dự vào tuần lễ của Texas Boys State. Nhờ tham dự vào chương trình của Texas Boys State và nhờ những lá thư giới thiệu của thầy Williams, cô Smith, cô Roszel và của một số cô giáo khác, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, Huy đã được nhận vào học viện West Point, một học viện quân sự danh giá của Mỹ,
 
Năm đầu tiên ở học viện West Point là năm học gian khổ nhất vì các tân sinh viên vừa phải vất vả học hành để theo kịp chương trình học căng thẳng của trường, vừa phải tập thích nghi với môi trường binh nghiệp với kỉ luật nghiêm khắc. Như các sinh viên sĩ quan khác, thằng Huy vùi đầu vào học hành. Mùa lễ Tạ Ơn năm thứ nhất xa nhà, vì đường xá xa xôi nên nó quyết định không về thăm nhà vì đi lại trong dịp lễ lạt rất tốn kém và mất nhiều thời gian, chưa kể nhiều chuyến bay thường bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do thời tiết xấu. Huy quyết định sẽ nghỉ lễ ở nhà thầy Pope, vị giáo sư bảo trợ (sponsor), thầy dạy toán của nó tại học viện West Point. Tuy nhiên, những đứa bạn đồng môn tại West Point của Huy lại có một kế hoạch khác dành cho nó. Những người bạn này âm thầm mua vé máy bay cho Huy về nhà nghỉ lễ. Vé đã mua rồi, Huy từ chối không được nên hai má con chị chỉ còn biết cảm tạ tấm lòng của những người bạn này.
 
Tại học viện West Point, có rất nhiều gia đình quân nhân, giáo sư nhận làm gia đình bảo trợ cho các sinh viên sĩ quan ở các tiểu bang xa xôi. Vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, nếu các sinh viên sĩ quan không thể về nhà nghỉ lễ, các em sẽ được gia đình bảo trợ mời đến nhà họ để cùng nhau họp mặt những ngày cuối tuần, những ngày lễ vui vẻ. Thầy Pope, vị giáo sư dạy môn toán, thường xuyên mời Huy và một số sinh viên khác đến nhà thầy vào các ngày cuối tuần. Những lúc có chút thời gian rảnh, Huy và một vài người bạn thường ghé nhà thầy Pope để ăn tối. Đối với Huy, ngôi nhà của thầy Pope là một ngôi nhà xa nhà (A home away from home), nơi Huy được quan tâm và chăm sóc chu đáo.
 
Hàng năm vào mùa thu, khoảng giữa tháng mười, cha mẹ các sinh viên sĩ quan được phép đến trường thăm con của họ vào dịp “Family Weekend”. Đây là dịp để các bậc phụ huynh đến trường thăm con của họ và tổ chức các buổi tiệc để chiêu đãi các sinh viên sĩ quan. Một năm hai lần, một số phụ huynh gốc Việt đã đóng góp tài chánh và công sức để nấu những món Việt như bánh mì, phở, chả giò, chè trái cây, mì xào hải sản, bún thịt nướng, cơm chiên v..v… để đãi các sinh viên gốc Việt và bạn bè Mỹ của các em. Đi học xa, ăn thức ăn Mỹ mỗi ngày, các em sinh viên người Việt rất thèm các món bánh mì, phở, thịt nướng. Thằng Huy và bạn bè của nó luôn được các bậc phụ huynh Việt mời đến dự tiệc.
 
Những lần Huy bận, không thể tham dự các buổi chiêu đãi do các vị phụ huynh gốc Việt tổ chức, các bậc phụ huynh đều để dành cho Huy một phần, khi thì hộp bún thịt nướng, lúc thì hộp mì hải sàn và ly chè trái cây. Các bậc phụ huynh gốc Việt coi Huy và bạn bè của nó là những đứa con nuôi của họ. Tuy chị không thể lên thăm thằng Huy thường xuyên vì điều kiện đi lại khó khăn, Huy vẫn cảm nhận được tình cảm gia đình từ những ba má nuôi của nó.
 
Quả thật không ngoa chút nào khi người Mỹ nói rằng quân đội Mỹ là một gia đình lớn có nhiều thành viên và West Point là một thành viên trong gia đình ấy. Các bậc phụ huynh người Mỹ gốc Việt coi tất cả các sinh viên sĩ quan người Việt là những đứa con nuôi của họ. Huy và các bạn của nó thường được các bậc phụ huynh cho quá giang xe đi mua sắm hoặc đi phi trường mỗi lần về nhà nghỉ lễ. Các bậc phụ huynh có lần chở Huy và bạn bè của Huy đi ăn tiệm ở các nhà hàng gần học viện. Huy và các bạn của Huy thỉnh thoảng ghé nhà các bạn sinh viên ở các thị trấn gần trường để ăn tối. Chị có cảm giác như Huy có ba má nuôi ở rải rác khắp nước Mỹ.
 
Lễ Tạ Ơn năm nay, giống như mọi năm, chị xin cảm tạ nước Mỹ, đất nước đã cưu mang gia đình chị, tạo cơ hội cho gia đình chị có được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Giống như mọi năm, chị cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình chị đã yêu thương và quan tâm tới chị. Chị cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp Mỹ đã hướng dẫn chị trong nghề nghiệp hiện tại. Chị cảm ơn các bác sĩ, y tá đã tận tụy chữa trị bệnh cho gia đình chị. Chị cảm ơn con trai đã đem đến cho chị niềm vui của người trồng cây hái trái ngọt. Càng sống lâu năm ở Mỹ, chị càng có thêm nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị cảm ơn các cảnh sát viên đã làm việc ngày đêm để giữ gìn an ninh cho thành phố nơi chị sinh sống. Chị cảm ơn những người lính Mỹ đã hy sinh đời sống cá nhân, âm thầm bảo vệ nước Mỹ để em thơ được học hành và người dân Mỹ được an hưởng thái bình. Chị cảm ơn nước Mỹ đã bảo đảm cho người dân một môi trường sống trong lành, nguồn nước và thực phẩm sạch, hệ thống giao thông an toàn, hệ thống bệnh viện y tế khá tốt. Chị cảm ơn đất trời đã ban tặng cho nước Mỹ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
 
Lễ Tạ Ơn năm nay, chị đặc biệt gủi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô giáo đã dạy con trai chị từ mẫu giáo lên cấp ba, thầy Pope, cô Smith, cô Roszel, huấn luyện viên Mark, thầy Williams, Tuyên, huynh trưởng của Huy, bạn bè của Huy và các bậc phụ huynh Mỹ gốc Việt có con đang theo học ở học viện West Point đã yêu thương và chăm sóc cho Huy như con của mình, những bậc phụ huynh chị chưa một lần quen biết. Chị mượn hai câu thơ để gửi gắm tình cảm yêu thương của chị đến tất cả thầy cô, bạn bè và tất cả ba má nuôi của Huy:
 
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương.
 
Cuối cùng, chị cảm ơn Việt Báo đã cho chị cơ hội nói lời cảm ơn đến tất cả mọi người nhân dịp lễ Tạ Ơn năm nay.
 
 
Nhị Độ Hoàng Mai
Tháng 11, 2024

Ý kiến bạn đọc
24/11/202421:54:44
Khách
Cảm ơn Tác giả chia sẻ một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 413,047
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến