Hôm nay,  

Người Đàn Bà Giúp Việc

19/11/202400:00:00(Xem: 1242)
hình  tac gia nguyen mong Giang
Tác giả Nguyễn Mộng Giang (hình TG cung cấp)
 
Tác giả Nguyễn Mộng Giang sinh trưởng tại Việt Nam, nay định cư ở Hoa Kỳ. Bà lần đầu tham gia chương trình VVNM với bài “Đời bỗng quạnh hiu“. Tác giả cho biết sở thích của bà là làm thơ, viết văn, phổ nhạc. Bà đã có được vài tuyển tập truyện ngắn. Sau đây là một truyện ngắn mang nhiều chi tiết kỳ bí và màu sắc “Halloween”, một ngày lễ đáng nhớ trong tháng 10 vừa qua.
 
***
 
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?
 
Thành nhớ đúng vào ngày Halloween năm ngoái chàng dọn đến căn “mobile home” này sau khi ly dị xong với người vợ mang từ Việt Nam sang. Vì không muốn phân chia tài sản lôi thôi, vã lại còn đứa con chung, chàng không muốn thằng bé phải vất vưởng theo mẹ nên đã nhường lại căn nhà cho hai mẹ con ở với số tiền cấp dưỡng hằng tháng do tòa định sẵn. Chàng cuốn gói ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng mà chẳng chút buồn phiền, vì chàng quan niệm tiền bạc là vật ngoại thân, ăn ở sao cho phải đạo làm người mới là quan trọng. Mình còn hai bàn tay thì lại cày tiếp, gây dựng lại từ đầu. Chàng chỉ buồn khi nghĩ đến câu hát: “Anh đã lầm dưa em sang đây...” của nhạc sĩ Lam Phương mà nghe thấm thía cho hoàn cảnh của mình.
 
Tiếng là ra đi với hai bàn tay trắng nhưng thực ra chàng vẫn còn một ít tiền dành dụm sau khi phân chia vì ly dị. Chàng lấy số tiền đó mua một căn “mobile home” để ở. Cũng may “job” còn vững nên chàng không lo, cấp dưỡng thì cấp dưỡng, chàng vẫn ung dung sống với tình trạng độc thân hiện tại. Hằng ngày vẫn có một bà giúp việc do một người bạn giới thiệu đến nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa cho chàng nên cuộc sống cũng không đến nỗi nào.
 
Căn “mobile home” của chàng nằm cách đường Monterey không xa, trong khu “Chateau la salle”, đâu lưng lại với nghĩa trang Oaks hill bằng một hàng rào gỗ chứ không được bằng tường xây. Thành nhớ ngày đầu tiên dọn đến, chàng đã đứng trầm tư hằng giờ trên hành lang lối đi sau nhà nhìn sang phía bên kia khu nghĩa trang mà có cảm tưởng như mình đã được lánh xa trần thế. Đứng trên hành lang nhà, chàng có thể nhìn thấy những ngôi mộ đằng xa phía bên kia nghĩa địa.
 
Dọn đến được vài ngày, mấy cái phên hàng rào phía sau nhà ngăn đôi khu mobile home với nghĩa trang bị sút đinh ngã sang phía bên kia nghĩa địa để hở ra một lỗ hổng to cỡ một người chui lọt. Chàng cũng chẳng buồn báo cáo lên văn phòng để họ cho người đến sửa chữa lại mà còn chui sang lượm mấy phên hàng rào dựng vào một góc bởi không muốn người nằm dưới mộ bị đè. Ngôi mộ trực chỉ ngay lỗ hổng ngó thẳng vào backyard nhà chàng là của một ngươi đàn bà đã đứng tuổi, căn cứ theo những gì chàng đọc được trên tấm mộ bia không có hình, chàng đoán thế. “Mai Thi Ly”, cái tên không bỏ dấu, chàng đoán là một người đàn bà Tàu hoặc Việt Nam cũng không chừng. Mai thị Lý hay Lý Thi Mai viết đảo ngược không thể là tên đàn ông được. Ngôi mộ hình như chẳng được ai chăm sóc bao giờ nên cỏ mọc che gần kín hết mộ bia đặt nằm dưới đất (chứ không phải mộ bia đứng).
 
Từ đó, ngoài giờ làm việc ở sở làm ra, ngày nào chàng cũng chui sang khu nghĩa địa, thơ thẩn tò mò đọc tên người chết trên những ngôi mộ quanh quanh gần đó.  Chàng để ý thấy vào những ngày lễ lớn hoặc những ngày cuối tuần, ngôi mộ nào cũng có bó hoa tươi trước mộ kèm theo đĩa trái cây nếu là mộ Việt Nam hoặc đồ chơi nếu là mộ con nít. Duy nhất chỉ có ngôi mộ chiếu tướng vào nhà chàng là chẳng có ai thăm viếng cả, cho nên chàng đặc biệt chú ý đến ngôi mộ đó nhiều hơn.
 
Chiều hôm nay, sau khi đi làm về, theo thói quen thường lệ, chàng ngã người dài xuống chiếc ghế bành đặt sau hành lang nhà chàng dõi mắt nhìn qua lỗ hổng hàng rào. Ngôi mộ không người thân lại đập vào mắt chàng, chàng giơ tay chào và mỉm cười, mắt lơ đãng ngó sang những ngôi mộ khác. Hình như hôm nay nghĩa địa tươi hơn thì phải? Mộ nào cũng có hoa rực rỡ muôn màu sao ngôi mộ hàng xóm chẳng có một cái gì cả. Rồi chàng sực nhớ đưa tay vỗ vào trán mình “à” lên một tiếng khi nghĩ hôm nay là ngày lễ Halloween. Chàng đứng dậy đi vào nhà kiếm một ít trái cây và cắt vài bông hoa trong vườn nhà đem ra đặt trước ngôi mộ không người thăm viếng thì thầm khấn vái:
 
- Tôi không biết người nằm dưới mộ là ông hay bà? Thôi thì sống hay chết gì thì cũng là... láng giềng với nhau, you (chàng xưng hô như thế để khỏi thắc mắc người dưới mộ là giống đực hay giống cái) đã... dọn đến đây, sát vách với nhà tôi mà you cứ nằm ngó thẳng vào nhà tôi hoài làm tôi nhột quá! Hình như you cũng cô đơn như tôi thì phải? Dọn đến đây một năm rồi, tôi để ý thấy chẳng có ai thăm viếng you bao giờ cả. Nay tôi có ít quà mọn gửi biếu you... ăn lấy thảo (rồi chàng đùa): Nếu you có linh thiêng thì phù hộ cho tôi sớm có đôi có bạn nhưng phải là bạn hiền chứ đừng bạc tình bạc nghĩa như người vợ đầu tiên của tôi thì buồn lắm!
 
Tâm sự với ngôi mộ xong, chàng nhổ sơ cỏ dại cho bớt hoang tàn thì trời cũng bắt đầu hoàng hôn, chàng đứng lên cúi chào người chết rồi chui trở vào nhà mình. Bếp núc lạnh tanh, đồ ăn chẳng có ai nấu, chén bát ngày hôm trước chàng ăn vẫn còn ngổn ngang trong bồn rửa chén. Chàng ngạc nhiên gọi điện thoại hỏi người bạn về người đàn bà vẫn giúp việc cho chàng hằng ngày, mới hay bà ta bị té trật chân không đi được. Thành thở dài gác ống điện thoại đi lục mì gói ăn vậy, ăn xong trời cũng vừa sụp tối, lũ trẻ con đi xin kẹo ồn ào một lúc đâu cỡ độ hai tiếng đồng hồ, từ 7 đến 9 giờ tối thì thưa dần và chấm dứt. Thành cũng tắt đèn vào phòng nằm xem tivi một lát rồi cũng ngủ say sưa.
 
Được một giấc no nê, chàng giật mình thức giấc lắng nghe tiếng lách cách khua động rửa chén bát ngoài nhà bếp, hình như ở trong nhà chàng. Liếc nhìn đồng hồ đã hơn 12 giờ đêm, chẳng lẽ dì Hai (người giúp việc) nửa đêm lại đến làm cho chàng? Thấy lạ, chàng mở cửa phòng lẹp xẹp bước lần ra nhà bếp. Người đàn bà đang rửa dọn nơi cái “sink” rửa chén, quay lại tươi cười chào chàng và tự giới thiệu về mình:
 
- Chào cậu! Tôi là người làm thế cho dì Hai trong lúc dưỡng bịnh. Dì Hai có đưa cho tôi chìa khoá nhà cậu và dặn dò tôi những việc phải làm cho cậu, hy vọng là cậu sẽ hài lòng với những công việc tôi đã làm.
 
Chàng ngạc nhiên:
 
- Nhưng dì Hai làm việc ban ngày...
 
Người đàn bà ngắt lời chàng:
 
- Quên!... Rồi bà ngượng ngập che miệng nói tiếp, xin lỗi đã ngắt lời cậu...
 
Thành cũng lật đật xua tay:
 
- Không sao dì cứ nói tiếp.
 
- Quên nói với cậu là xin cậu cho tôi giúp cậu ban đêm bị ban ngày tôi mắc bận chuyện gia đình, tôi sẽ ráng hết sức nhẹ nhàng để không làm thức giấc ngủ của cậu.
 
Thành ngạc nhiên hỏi lại:
 
- Lớn tuổi như dì thức khuya không thấy mệt sao? Ban ngày dì bận chuyện gì?
 
Người đàn bà không trả lời, cúi mặt nhìn xuống buồn bã, Thành hỏi xong cũng thấy mình bị hố khi hỏi vào chuyện riêng tư của người ta nên chàng lật đật khỏa lấp:
 
- Được rồi, không sao! Dì làm ban ngày hay ban đêm gì cũng không ảnh hưởng gì đến tôi, miễn là nhà cửa, chén bát được rửa dọn sạch sẽ và tôi có cơm ăn hằng ngày là được rồi. Xin lỗi, tôi có thể biết tên dì cho dễ xưng hô được không?
 
Người đàn bà tươi ngay nét mặt:
 
- Dạ được! Cậu cứ gọi tôi là Na, dì Na là được rồi
 
Thành hỏi thêm:
 
- Dì đi như vậy rồi ai đưa đón dì?
 
Dì Na trấn an chàng:
 
- Dạ tôi cũng ở gần đây, cũng trong khu Oaks hill... quên... khu “chateau la salle” này mà thôi! Đi bộ bước sang mấy bước chứ xa xôi gì. Rồi dì cười, già cả rồi cũng nên vận động chút xíu cho nó khoẻ, đi bộ ban đêm cho nó mát, cũng là một phương tiện để tập thể thao vậy mà cậu. Tôi có cái bịnh mất ngủ ban đêm, ngủ ít lắm! Gần sáng mới ngủ được nên kiếm chút việc làm cho qua thì giờ.
 
Thành cũng hỏi cho có lệ:
 
- Ủa! Vậy à! Té ra là hàng xóm cả, bữa nào dì chỉ nhà cho biết coi có gần nhà tôi không, tuy dọn đến đây cả năm rồi nhưng tôi vẫn chưa có dịp đi hết xóm.
 
Từ đó, đêm nào cũng đúng 12 giờ đêm là dì Na đến dọn dẹp và nấu nướng thức ăn cho chàng, dì còn cẩn thận bới “to go” cất vào tủ lạnh để sáng hôm sau chàng xách theo đi làm. Chiều về chàng chỉ việc hâm lại thức ăn trong tủ lạnh, ăn xong chàng cứ quẳng hết vào bồn rửa chén, sáng hôm sau nhà cửa lại gọn gàng và thức ăn lại đầy trở lại. Chàng có cảm tưởng như dì Na là một người mẹ mà chàng là một đứa con đang được chăm sóc từng li từng tí, mà dì nấu ngon thật, thức ăn dì nấu rất hợp khẩu vị của chàng. Nhất là món mì quảng chàng rất mê từ thưở bé, sang Mỹ chưa tiệm ăn nào nấu mà chàng ưng ý.
 
Được hơn một tuần, vì cảm mạo nên chàng phải nghỉ làm ở nhà uống thuốc xong là ngủ li bì. Đến gần 12 giờ đêm thì chàng thức giấc, một lát sau nghe tiếng khóa mở cửa phía sau nhà. Rồi tiếng nước chảy róc rách, tiếng rửa dọn chén bát dù là thật khẽ nhưng chàng cũng vẫn nghe được để biết dì Na đã đến mà mọi khi vì ngủ say quá nên chàng không nghe. Chàng ngạc nhiên khi chợt nghĩ, sao dì Na không đi cửa chính mà lại đi bằng cửa sau? Tuy thắc mắc nhưng chàng vẫn nằm ỳ trên giường vì cơn cảm cúm vẫn còn làm chàng uể oải. Mùi xào nấu thức ăn thơm lừng bay vào trong phòng làm chàng cảm thấy đói cồn cào, chàng xuống giường mở cửa vừa đi vừa hít hà:
 
- Dì Na nấu cái gì mà thơm quá! Làm con đói bụng quá!
 
Dì Na la lên:
 
- Cậu bịnh sao không ở trong phòng nằm nghỉ, tôi đang nấu cháo gừng với hành lá cho cậu ăn giải cảm.
 
Thành tròn mắt:
 
- Sao dì biết bữa nay con bịnh?
 
Hơi lúng túng một chút, dì Na đáp ngay:
 
- Ạ! Bị thấy thức ăn trong tủ lạnh còn nguyên, cậu không bịnh thì là gì?
 
Thành chống cù chỏ lên bàn ăn, hai tay ôm lấy đầu bóp bóp, mặt nhăn lại. Dì Na thấy vậy hỏi:
 
- Cậu thấy khó chịu?
 
Thành gật đầu:
 
- Con nhức đầu, chóng mặt từ sáng đến giờ. Hồi trưa này có uống một chút sữa để chiêu với vài viên thuốc cảm rồi đi ngủ, bây giờ vẫn còn thấy choáng váng. Con thức giấc được một chút thì dì tới.
 
Rồi như sực nhớ ra chàng hỏi:
 
- Uả! Sao dì Na không đi bằng cửa trước mà lại đi bằng cửa sau vậy?
 
Dì Na trả lời tỉnh:
 
- Bị đêm hôm khuya khoắc không muốn gậy sự chú ý cho lối xóm nên tôi tự ý đi cửa sau. Nói rồi dì bước lại rờ trán chàng kêu lên: Trời đất! Cậu nóng quá! Vô đây! Vô đây tui cạo gió cho, một lát là khoẻ ngay thôi. Cạo gió xong, cháo chín, tôi múc cho cậu ăn, ngày mai là hết bịnh liền.
 
Không biết Thành bị sốt hay tại bàn tay dì Na lạnh ngắt mà chàng cảm thấy bàn tay dì như cục nước đá đặt lên trán chàng. Tuy vậy Thành cũng không phản đối, cứ để mặc cho dì Na lôi xềnh xệch chàng sang phòng khách, ấn nằm sấp xuống “salong”, lấy muỗng vạch lưng chàng lên cạo rồn rột, mùi dầu xanh bay khắp cùng. Chàng ngạc nhiên, không biết dì lấy ở đâu ra dầu gió, chàng hỏi:
 
- Chai dầu dì lấy ở đâu ra?
 
Vừa cạo dì vừa trả lời:
 
- Tôi thấy trong hộc tủ nhà bếp.
 
Thành nghĩ có lẽ của dì Hai để lại chứ chàng có đời nào xức dầu. Mới cạo lúc đầu chàng chỉ thấy “đã” chứ chưa thấy đau, có lẽ chàng trúng gió thật nên người ngợm bị tê hết nên không có cảm giác? Cạo được một lát Thành bắt đầu cong người nhăn nhó:
 
- Đau quá dì Na!
 
Dì Na ấn chàng xuống cố cạo nốt vài đường nói:
 
- Chèn ơi! Bầm đen hà cậu à! Cậu trúng gió nặng lắm đó!
 
Cạo xong cái lưng cho chàng, dì chưa tha, còn bắt chàng quay lại cạo thêm vài đường đằng trước ngực nữa mới chịu thôi. Chàng cúi xuống nhìn, thốt giật mình khi thấy những đường sọc đen thui in trên ngực như những chiếc xương sườn nướng “barbeque”. Chàng thảng thốt kêu lên:
 
- Cái gì ghê quá vậy dì Na?
 
Dì Na cười giải thích:
 
- Cậu trúng gió nên cạo nó mới bầm dữ vậy đó! Người bình thường cạo đâu có đỏ.
 
Nói xong dì đi ra bếp, vừa đi vừa nói:
 
- Cậu nằm nghỉ đi, tôi coi cháo nhừ chưa sẽ múc cho cậu một tô, bảo đảm ăn xong ngày mai sẽ hết bịnh.
 
Trong lúc chờ dì Na múc cháo, Thành nằm dài trên chiếc ghế “salong” nơi phòng khách theo dõi chiếc bóng di động mờ mờ như sương khói của dì Na nơi nhà bếp. Dì Na chắc cỡ ngoài 60, hơn chàng cỡ 20 tuổi. Dáng người hơi đẫy đà và trông dì rất khoẻ mạnh, nhưng nước da dì không được hồng hào mà tái tái như người chết, mà hình như người dì cũng lạnh ngắt. Chàng thốt chạnh lòng khi nghĩ dì đi đêm đi hôm nên lên tiếng:
 
- Dì Na à! Dì đi đêm đi hôm như vậy có sợ cảm sương gì không? Khi nãy con thấy tay dì lạnh ngắt.
 
Tiếng dì Na ngoài bếp vọng vào:
 
- Tôi có áo khoác, khăn choàng kỹ lắm cậu ơi! Tôi chẳng bao giờ bị bịnh đâu, cậu lo cho thân cậu đi.
 
Dì Na bưng tô cháo gừng nghi ngút khói thơm lừng mùi hành, tiêu đặt xuống bàn phòng khách ngay trước mặt Thành, chàng ngồi dậy hít hà:
 
- Chà thơm quá! Làm con đói bụng quá! Từ sáng đến giờ chỉ có một ly sữa.
 
Nói rồi chàng bưng tô cháo lên vừa thổi vừa húp xì xụp. Ăn xong, mồ hôi chàng vã ra như tắm. Không biết có phải nhờ cạo gió hay nhờ tô cháo nấu hành gừng mà chàng cảm thấy như đã khoẻ lại nhiều. Dì Na rót cho chàng một ly trà nóng và đi vào nhà tắm lấy cho chàng chiếc khăn mặt để lau mồ hôi. Thành đón lấy ly nước uống một hơi và tấm khăn nhỏ vừa thấm mồ hôi chàng vừa nhìn dì Na cảm động:
 
- Cám ơn dì, không có dì thật con không biết phải nhờ cậy ai.
 
Dì Na gạt đi:
 
- Ơn nghĩa gì cậu, thấy cậu là người thật thà, tốt bụng tôi giúp qua giúp lại vậy mà.
 
Thành nói:
 
- Con có làm gì cho dì đâu mà dì nói giúp qua giúp lại? Hay dì muốn nhờ con làm việc gì?
 
Dì Na cười nửa đùa nửa thật:
 
- Muốn làm mai cho cậu có người chăm sóc mà không biết cậu có chịu không?
 
Thành cười:
 
- Dì có con gái không?
 
Dì Na gật đầu:
 
- Có chứ! Tôi chỉ có một đứa con gái độc nhất, tên nó Trần Mai Mai, nhưng nó đi làm ở tuốt tận “New york” lận! Lâu lâu mới về thăm tôi một lần. Mai mốt nó về, tôi dẫn nó tới chào cậu nghe?
 
Tưởng hỏi đùa chơi ai dè dì Na tới luôn làm Thành ngượng ngập đâm mặc cảm:
 
- Con gái dì nhỏ tuổi hay lớn tuổi? Còn con thì già đầu gần 40 tuổi rồi đó dì! Lại một lần dang dở, có một đứa con trai còn đang phải cấp dưỡng dì biết không?
 
Dì Na gật đầu:
 
- Biết hết! Nhưng ăn thua gì chuyện đó, nếu cậu vẫn còn có ý định lập gia đình thì tôi sẽ cho cậu gặp con gái tôi, nó mới 31 tuổi, chưa có gia đình, cậu muốn không?
 
Thành không gật đầu cũng chẳng từ chối chỉ hỏi lại một câu:
 
- Sao dì biết nhiều về con quá vậy?
 
Dì Na không trả lời, thò tay rút trong túi áo của mình ra một tờ giấy nhỏ gấp làm tư để xuống mặt bàn đẩy đến trước mặt Thành nói:
 
- Đây là số phôn và địa chỉ của con gái tôi, nếu cậu muốn trả ơn cho tôi thì cứ liên lạc với nó xem sao, biết đâu đây là duyên nợ của hai người thì sao?
 
Nói rồi dì bưng tô cháo Thành đã ăn hết đi vào bếp không quên dặn dò chàng:
 
- Khuya rồi cậu nên uống thêm thuốc cảm rồi đi nghỉ đi, bảo đảm ngày mai cậu sẽ hết bịnh.
 
Thành cầm tờ giấy gấp tư của dì Na đi vào phòng ngủ mà chưa vội mở ra đọc ngay, chàng cẩn thận cất nó vào ngăn kéo đựng đồ quan trọng cho khỏi quên để khi cần đến là tìm được ngay.
 
Sáng hôm sau thức dậy, cảm thấy không còn đau ốm nữa, chàng bồi thêm hai viên thuốc cảm cho chắc ăn rồi đi làm như thường lệ. Những ngày sau đó chàng bận bù đầu vì công việc hảng, over time đến tối mịt mới về đến nhà, đặt lưng xuống là chàng ngủ say như chết nên không có dịp gặp lại dì Na. Và chàng cũng chẳng có thời gian để mà chui sang nghĩa địa rù rì tâm sự với ngôi mộ hàng xóm nữa.
 
Tuần lễ sau, vào ngày Chúa Nhật không đi làm, vừa mới sáng sớm là chàng đã nhận được điện thoại của dì Hai báo tin là chân đã hết sưng, sẽ trở lại giúp việc cho chàng. Chàng chúc mừng dì Hai đã lành bệnh luôn tiện hỏi thăm về dì Na và nêu thắc mắc vì chàng chưa trả lương cho dì Na. Dì Hai ngạc nhiên nói đâu có nhờ ai làm dùm đâu?
 
Thành thẫn thờ buông điện thoại xuống trong lòng hoang mang.
 
- Quái lạ! Không biết dì Na là ai mà lại tốt bụng đến giúp chàng như thế?
 
Chàng cảm thấy hối tiếc và quyến luyến khi nghĩ dì Na sẽ không bao giờ đến nữa, chỉ gần gũi một thời gian ngắn ngủi và đôi lần trò truyện với dì Na, mà chàng cảm thấy rất hợp và thân thiết làm sao. Chàng đâm hối hận vì đã lơ là trong việc hỏi thăm nhà cửa của dì Na để bây giờ muốn liên lạc không biết đâu mà lần, tuy vậy chàng vẫn hy vọng đêm nay dì Na vẫn chưa hay biết dì Hai đã lành bệnh mà lại đến giúp chàng lần nữa.
 
Chợt nhớ đến mảnh giấy gấp tư của dì Na, Thành lật đật mở ngăn kéo lấy ra xem, suy nghĩ một lát chàng quay số “...” Đầu giây bên kia reng một chập thì có một giọng nói “answer machine” của một người con gái. Không có ai ở nhà, chàng gác điện thoại chờ khi khác gọi lại chứ không muốn nhắn gì vào trong máy.
 
Buổi trưa dì Hai đến giúp việc, chàng hỏi qua loa vài chuyện rồi ra ngoài ghế bành sau hành lang nằm nghỉ, ánh mắt chàng vô tình nhìn sang lỗ hổng đúng ngay ngôi mộ “chiếu tướng”. Chàng nhổm bật dậy, mới có hơn tuần lễ không sang thăm viếng “bạn”, hình như “nhà” bạn có cái gì lạ? Đã có ai thăm viếng nên có hoa tươi và ngôi mộ được sửa sang lại sạch sẽ, gọn gàng hơn với một tấm mộ bia đứng có gắn hình. Thành phóng nhanh khỏi hành lang, khom người chui qua lỗ hổng đi nhanh lại phía ngôi mộ, tò mò nhìn vào tấm mộ bia mới được viết lại bằng tiếng Việt:
        
Nơi an nghỉ của bà:
         MAI THỊ LÝ
         Sinh ngày mồng 2 tháng Giêng âm lịch năm 1944
         Tại Việt Nam
         Mất ngày 12 tháng 11 âm lịch năm 1996
         Tại Hoa Kỳ.
         Người lập mộ:
         Con gái: Trần Mai Mai.
 
Thành té bật ngửa chống hai tay ra phía sau ngồi phịch xuống đất, khi nhìn thấy tấm hình dì Na gắn trên mộ bia mới đang cười tươi như hoa, ngó chàng đăm đăm như chế nhạo đàn ông con trai gì mà nhát khích, giữa ban ngày ban mặt mà sợ ma.
 
Sự thật Thành không có sợ ma, mà chàng ngạc nhiên quá đổi vì không ngờ sự đùa dai không biết sợ của chàng hay qua tỉ tê tâm sự với ngôi mộ đã khiến cho người nằm dưới mộ cũng phải “sống dậy” thì thật là quá đáng! Khi đã lấy lại bình tĩnh, Thành đứng dậy chắp tay xá xá vài cái trước ngôi mộ của dì Na rồi quay trở về chiềc ghế bành nằm nhắm mắt suy nghĩ. Như vậy không biết chàng có thể gặp lại được dì Na nữa không? Bởi dì Hai đã trở lại làm việc, mà cho dù không có dì Hai cũng chưa chắc dì Na dám xuất hiện trở lại lần nữa khi biết mình đã khám phá ra dì chỉ là một người đã chết. Sao dì Na lại tốt với mình như vậy? Sao dì lại muốn đem con gái gả cho mình? Bao nhiêu cái “sao” hiện ra trong đầu Thành làm chàng ngủ quên lúc nào không hay.
 
Chàng chỉ chợt tỉnh khi những hạt mưa lất phất bay nhẹ vào mặt chàng, dì Hai xong việc đã ra về từ lúc nào. Thành hấp tấp đứng dậy kéo chiếc ghế bành vào sát vách nhà cho khỏi ướt, chợt nhìn thấy một người con gái tóc dài, mặc áo dài trắng che dù quỳ trước mộ dì Na đang lúng túng đứng lên vì cơn mưa chợt đến. Thành khấp khởi mừng trong bụng khi nghĩ cô gái có thể là con gái của dì Na, mà chàng thì đang muốn tìm hiểu về dì Na nên vớ vội lấy tờ báo che lên đầu, chui sang đến sau lưng cô gái gọi khẽ:
 
- Cô Mai Mai.
 
Cô gái giật mình quay lại, không để cô gái lên tiếng chàng nói luôn:
 
- Mưa đã bắt đầu nặng hạt, không kịp cho cô chạy đến office để trú mưa đâu. Tôi quen biết với dì Na, có thể nào mời cô vào nhà tôi trú mưa, nhân tiện có chút chuyện về dì Na muốn kể cô nghe. Chỉ vào lỗ hổng chàng nói tiếp, nhờ cái lỗ hổng này mà tôi quen biết với dì Na, mời cô theo tôi.
 
Cô gái nghe người đàn ông xa lạ gọi đúng tên mình, lại biết được cả “nick name” của mẹ mình thì nghĩ chắc là người quen biết rồi, vả lại nhìn cũng dễ coi chắc không phải người xấu nên theo Thành chui vào nhà.
 
Nơi căn phòng khách ấm cúng cách âm hẳn tiếng gió mưa ngoài trời bởi những lớp kính cửa double. Sau khi đã pha xong hai ly trà nóng và cô gái đã xác nhận mình chính là Trần Mai Mai, Thành bắt đầu lên tiếng. Giọng chàng đều đều, rõ rệt kể lại từng chi tiết một sự diện kiến ly kỳ với dì Na cho người con gái nghe. Câu chuyện đã chấm dứt từ lâu mà người con gái vẫn yên lặng, cúi xuống vân vê tà áo, mái tóc nàng rũ xuống tận lưng, nước da trắng hồng, cặp mắt to, trong sáng được điểm trang thêm bởi hai hàng lông mi rậm đang chớp lia chớp lịa khiến Thành phải buột miệng kêu thầm: “Nàng đẹp quá!” Để phá tan bầu không khí ngượng ngập, Thành lên tiếng:
 
- À! tại sao dì Lý lại có thêm cái tên “dì Na”?
 
Cô gái giải thích:
 
- Dạ Na là nick name của mẹ em.
 
Rồi nàng ngập ngừng hỏi:
 
- Dạ! Xin lỗi anh có phải tên Cao Bửu Thành không ạ?
 
Thành ngạc nhiên:
 
- Sao cô biết được tên tôi?
 
Giọng Mai như reo vui:
 
- Dạ! Mẹ em về báo mộng với em trong giấc mơ...
 
Thành hấp tấp:
 
- Dì Na đã nói gì?
 
Mai Mai cúi đầu đáp nhỏ:
 
- Mẹ em nói có quen với một người thanh niên tên... (nàng thẹn thùng liếc nhìn Thành má ửng hồng nói ngập ngừng) tên... là... tên của anh đó! Mẹ em trách sao lâu quá không về thăm mẹ, con ráng thu xếp về thăm mẹ một chuyến đi, con sẽ gặp được chàng thanh niên tốt bụng đó.
 
Mẹ em mất cách nay đã 10 năm, lúc đó em chỉ mới 21 tuổi, em mồ côi cha lúc còn nhỏ, nghe mẹ em kể lại. Năm 75 cha em đi tù, ở nhà mẹ sanh em được gần hai tuổi thì cha em mất trong trại cải tạo. Mẹ đem em đi vượt biên và ở vậy nuôi em nên mẹ thương em lắm! Mẹ em mất đi chỉ có bạn bè của mẹ lo dùm tang lễ vì em còn đang học năm chót đại học San Jose State nên không có tiền, một năm sau em ra trường và nhận job ở New York. Tuy đi làm, em vẫn tiếp tục học lên, vì chỉ có một mẹ một con, có lẽ mẹ không yên lòng nên hay hiện về trong giấc ngủ để báo mộng cho em chuyện này chuyện nọ.
 
Mỗi năm em đều lấy vacation để về San Jose thăm mộ mẹ. Năm nay em hơi chậm vì phải đợi kết quả chắc chắn xin được “job” ở San Jose rồi mới đi luôn một thể, thì may quá em đã được về dạy lại ở San Jose State. Em đã sửa sang mộ cho mẹ, làm lại tấm mộ bia đứng có gắn hình mẹ bằng chính tiền mồ hôi nước mắt của em làm ra. Rảnh rỗi là em chạy đến thăm mẹ ngay, không ngờ hôm nay lại gặp anh đúng như mẹ đã báo mộng. Trước khi chính thức nhận “job” mới, ngày mai em còn phải quay trở về New York để trả nhà cửa và giải quyết một số giấy tờ cần thiết.
 
Thành gật gù:
 
- Thì ra thế, tôi có gọi điện thoại cho cô mà không có ai bốc phôn.
 
Đến lượt Mai ngạc nhiên:
 
- Làm sao anh có số phôn của em được?
 
Thành cười tủm tỉm trêu nàng:
 
- Thì dì Na cũng… “báo mộng” cho tôi.

Nói rồi Thành chìa tấm giấy gấp tư của dì Na ra cho Mai Mai xem, Mai Mai ngạc nhiên vô cùng khi nhận ra đó là nét chữ của mẹ mình. Không cần viết đoạn kết chắc chắn quý độc giả cũng biết kết quả đoạn cuối như thế nào rồi phải không quý vị? Halloween đến rồi đó! Coi chừng tiếng gõ cửa nhà mình đó!... “Hù!” …  
 
 
Nguyễn Mộng Giang

Ý kiến bạn đọc
26/11/202422:37:09
Khách
Kết thúc có hậu. Chuyện hay quá Tác giả ơi.
20/11/202405:59:04
Khách
Chuyện thật phải không cô. Hay cô ơi. Cảm ơn cô.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,158
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến