Hôm nay,  

Chuyện Người Việt Trên Xứ Mỹ

15/11/202400:00:00(Xem: 2351)
 Trái Tim Việt
 
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, sinh sống ở Atlanta trên 20 năm. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2023. Sau đây là câu chuyện khá thương tâm về cuộc đời một người Việt nơi xứ Mỹ cũng gợi cho ta vài điều suy ngẫm.

***
   
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
 
Chú Kiệt là một cựu quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong một trận đánh trước 1975, chú bị quân Bắc Việt bắt sống và chú bị ở tù nhiều năm ngoài Bắc. Chuyện đau khổ, đói rét và bệnh tật trong nhà tù thì có lẽ không cần phải kể ra vì ai ai cũng biết.
 
Sau khi được phóng thích, chú Kiệt và gia đình qua Mỹ diện HO. Chú được bảo trợ và đưa về sinh sống tại thành Ất Lăng (Atlanta) từ ngày ấy cho đến tận bây giờ. Chú chưa một lần ra khỏi tiểu bang, chưa một lần về Việt Nam, cũng có thể nói là chú chẳng còn cơ hội nào để về lại Việt Nam nữa, mọi cánh cửa đã đóng chặt!
 
Chú Kiệt khi mới qua Mỹ cùng vợ và ba đứa con, hai vợ chồng chú làm công nhân trong một hãng rau gần nhà, công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ hay tiếng Anh, chỉ cần chăm chỉ làm. Làm ở hãng rau rất cực nhọc và lương thấp, nhiệt độ trong hãng lúc nào cũng chỉ 30 độ F. Công nhân mặc ba bốn lớp áo quần mà vẫn lạnh run, công việc tiếp xúc với rau và nước nên càng thêm lạnh, nhiều người sanh bệnh đau khớp nặng nề, những ai chịu không nổi thì đành bỏ việc. Tía vợ tôi cũng làm ở hãng này một thời gian là nghỉ, các khớp ngón tay cứng đơ vì tiếp xúc lạnh lâu ngày.
 
Công việc cực khổ là vậy nhưng vợ chồng chú Kiệt vẫn phải bám đến cùng vì không làm thì không biết sống bằng cách nào khác. Thế rồi một hôm tai họa ập đến. Chú Kiệt vì quá keo kiệt, quá bủn xỉn, tiết kiệm từng li từng tí. Chú không cho mở điện để tiết kiệm tiền, trong nhà đốt đèn cầy. Khi chú và vợ còn đang làm việc ở hãng thì đèn cầy làm cháy căn trailer, cả ba đứa con bị chết cháy.
 
Chú Kiệt ở tù nhiều năm, chịu nhiều di chứng tâm lý nên thần kinh không được minh mẫn, giờ lại thêm cú sốc kinh khủng này nữa nên tinh thần của chú càng tệ hơn. Vợ chú là cô Hồng bị trầm cảm nặng nề một phần cũng chính sự keo kiệt đến cay nghiệt của chú. Cô Hồng hầu như không tiếp xúc với ai cả, mức độ trầm cảm của cô Hồng nặng đến độ người ta không cho làm nữa. Cô Hồng mất việc nằm nhà, lang thang đi lấy lon, giấy cạc tông…  suốt nhiều năm cô lủi thủi gần như không nói năng, âm thầm như một cái bóng, sống như một hình nhân, không một ai tiếp xúc với cô.
 
Căn Trailer bị cháy, ba đứa con chết thảm, đời chú Kiệt từ đây coi như chấm hết! Chú Kiệt và cô Hồng sống vất vưởng như hình nhân ở giữa cuộc đời này. Hãng bảo hiểm bồi thường một số tiền khá lớn, cộng với sự quyên góp của nhiều người hảo tâm, sau đó mua được căn nhà khá lớn ở đường Robert. Tôi không nhớ rõ là ai đứng ra mua lại căn nhà cho chú, căn nhà khá to lớn thuộc địa phận của thành phố Morrow. Vợ chồng chú ở tại căn nhà này từ đó cho đến bây giờ.
 
Căn nhà rất đẹp, có basement, vườn hoa, xích đu...nhưng chỉ trong vòng vài năm chú đã biến căn nhà thành một ổ chuột, một ổ chuột đúng nghĩa chứ không hề tỷ dụ, ví von hay nói quá. Chú Kiệt không có bằng lái, không biết lái xe, chỉ với chiếc xe đạp cà tàng vậy mà một ông già nhỏ thó ấy đã góp nhặt tha về nhà đủ thứ hằm bà lằng, những thứ mà người ta vứt đi, bỏ rác. Hễ thấy vật gì người ta bỏ là chú tha về nhà. Người Việt mình có câu: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.
 
Thật đúng như vậy, căn nhà chú Kiệt đầy chất ngất đồ đạc vô dụng, chất từ basement lên đến tận trần nhà, trong nhà không có lối đi, đồ ăn thức uống hôi thối kinh khủng, chuột làm ổ không biết bao nhiêu mà kể. Ngoài sân vườn chú đào cả mấy chục cái hầm, dùng những thùng phuy nhựa  đặt xuống để chứa nước mưa. Cả khu vườn và sân nhà như một khu địa đạo hay một bãi chiến trường vậy.  Khi tôi viết những dòng chữ này tôi không biết dùng từ ngữ gì để mô tả hết sự kinh khủng của căn nhà chú Kiệt cũng như sự kỳ quặc quái đản của chú.
 
Khi mua nhà thì điện, nước, gas đầy đủ nhưng sau đó thì cắt hết. Suốt bao nhiêu năm dài chú hứng nước mưa để dành dùng vào việc nấu ăn, tắm rửa. Chú chặt cây trong vườn để nấu nước, nấu cơm...Thật không biết sử dụng cái hình dung từ nào để nói cho mọi người hiểu hết cái hoàn cảnh và con người chú Kiệt, cái hoàn cảnh chú tự tạo ra cho mình, có thể nói chú như người rừng vậy!
 
Có thể khẳng định trường hợp chú Kiệt và nhà của chú là độc nhất, chưa thấy trường hợp thứ hai. Đừng nói là chỉ ở tiểu bang Georgia, có thể nói cả nước Mỹ cũng không có căn nhà thứ hai như thế! Cô Hồng (vợ chú) giờ thì gần như là người câm, cả ngày không nói một lời, đã vậy lại bị đột quỵ nằm một chỗ đến độ loét cả thịt. Tất cả những gì trong căn nhà này từ con người đến hiện trường thật chẳng khác gì địa ngục.
 
Sự việc kéo dài nhiều năm, mãi đến năm rồi chúng tôi quyết định làm cái gì đó cho chú. Anh Khoa Vương, một nghị viên của thành phố Morrow và là một doanh nhân trẻ rất thành đạt trên thương trường. Em Mai Dương, một bạn trẻ cũng thành đạt trên thương trường vừa tích cực trong mọi công việc xã hội, thể thao, văn nghệ… Bà Maria, một phụ nữ người Mễ Tây Cơ sống gần nhà chú Kiệt, vẫn thường đem tặng thức ăn cho hai vợ chồng chú.
 
Chúng tôi và một số bạn trẻ đến nhà chú dọn dẹp trong nhiều tuần liền. Chúng tôi phải mướn đến mười hai thùng rác (Dumpster) loại lớn nhất mới dọn hết được số rác trong nhà chú Kiệt. Dọn dẹp đã mệt nhưng còn mệt hơn nữa khi chú Kiệt cứ chạy theo giữ lại, hoặc kéo lại những món đồ vô dụng ấy. Chú tiếc của, chú không muốn bỏ những thức rác ấy, cứ thế giằng co vì vậy mà tốn thêm thời gian. Quý vị khó có thể tưởng tượng nổi đồ đạc rác rến nhiều đến độ mười hai thùng rác ở trong căn nhà. Mùi hôi thối kinh khủng, chuột chạy rần rật cả bầy… Thật không sao tả nổi! Chúng tôi phải mặc đồ bảo hộ, mang khẩu trang chứ dơ dáy hôi thối không sao chịu nổi.
 
Trong lúc dọn dẹp tôi phát hiện ra số tiền mặt mà chú giấu diếm khắp nơi trong nhà, số tiền lên đến 4,900 dollars. Chú Kiệt có nhà (căn nhà của chú nếu tính theo giá thị trường ở Georgia thì cũng 200,000 dollars, còn như so với giá ở Cali thì không dưới 1.000.000 dollars), có tiền trong nhà bank, có tiền mặt, có trợ cấp thực phẩm… lẽ ra chú có một cuộc sống cũng tươm tất đầy đủ như mọi người, tất cả cũng vì tính keo kiệt, bủn xỉn mà sinh ra cái hoàn cảnh đáng thương như thế. Cái tính cách đã hình thành và số phận phải chịu như thế. Cũng có thể một phần từ sang chấn tâm lý của những năm tháng trong tù, một phần từ sự khác biệt môi trường sống trong những năm mới qua Mỹ… tất cả đã tạo thành số phận của vợ chồng chú Kiệt. Chú đã biến cuộc sống của chú và người thân của chú thành bi kịch cũng chỉ vì tính cách của chú.
 
Mai Dương là một bạn trẻ rất nhiệt tình năng nổ, có năng lực và uy tín. Mai Dương đứng ra kêu gọi bạn bè quyên góp được hơn 25,000 đô la để chi trả dọn dẹp và mướn thợ sửa sang lại căn nhà. Sau đó Mai Dương còn kêu gọi bạn bè mua lại giường ngủ, mùng mền, bàn ghế và nồi niêu song chảo mới hoàn toàn cho chú. Có một điều trớ trêu là hình như chú đã quen sống với cái ổ chuột, căn nhà sửa sang lại khang trang, vật dụng mới tinh sạch sẽ… thì chú Kiệt lại không thích, chú oán trách những người giúp chú, chú la lối sao vất hết đồ đạc của chú. Chú nói chú thích căn nhà cũ của chú chứ không thích căn nhà mới này, thật hết biết luôn!
 
Tình hình cô Hồng càng thê thảm hơn, không ai chăm sóc, không thân bằng quyến thuộc, không con cái… Cuối cùng Mai vận động để đưa cô Hồng vào viện dưỡng lão, từ đó cô Hồng được chăm sóc về y tế  cũng như việc ăn uống đều tốt đẹp hơn. Bản thân chú Kiệt chẳng có một giấy tờ gì cả, Mai Dương lại phải chở chú đi khắp nơi để xin cấp lại giấy tờ tùy thân. Mai Dương chở chú Kiệt đi bác sĩ khám sức khỏe thân thể lẫn thần kinh. Phải nói là vô cùng khó khăn và rất mất thời gian, chú làm mất hết giấy tờ và cũng đã lâu nên việc làm lại giấy tờ đòi hỏi thời gian khá nhiều tuần, vì không không có giấy tờ hợp lệ nên tiền trong nhà bank chú cũng không thể lấy được. Tinh thần chú Kiệt không minh mẫn, nhớ nhớ quên quên,  ấy vậy mà số tiền bao nhiêu thì chú nhớ chính xác không sai một xu.
 
Mới tuần rồi chú lại gây chuyện, chú hoang tưởng cho là hàng xón lấy cắp đồ của chú, chú qua đập xe người ta. Cảnh sát đến còng tay bỏ tù. Mai Dương lại bỏ công sức và thời gian ra để đi giúp chú. Nhờ luật sư Phạm & Nguyen cùng đi để xin bảo lãnh chú về, xin giảm tiền phạt  và chứng minh cho tòa thấy  thần kinh chú không bình thường.
 
Mai Dương là một cô gái trẻ, duyên dáng, đã tốt nghiệp đại học Georgia State, đã từng mở công ty vận tải và hiện giờ là chủ  nhà hàng phở King Express sát bên trường đại học Georgia State. Mai Dương còn là một Phật tử thuần thành, nhiệt tâm, cáng đáng nhiều việc cho chùa. Mai Dương đứng ra vận động gây quỹ xây dựng chùa, tổ chức xin tài trợ, xin giấy phép...Phải nói Mai Dương là trụ cột, là phụ tá đắc lực của chùa HA. Ngoài ra Mai Dương còn tình nguyện dạy tiếng Việt cho trẻ em ở chùa HA trong suốt mười mấy năm nay. Chùa HA mà không có Mai Dương thì không biết sẽ ra sao?
 
Hiện tại Mai Dương là hội trưởng của nhóm từ thiện Trái Tim Việt và vừa là thủ quỹ. Nhóm Trái Tim Việt hình thành cách đây mười năm, ban đầu chỉ là những Phật tử của chùa HA, sau đó mở rộng ra bạn bè khắp nơi của Mai Dương. Chúng tôi đã quyên góp và gởi về Việt Nam để giúp những bệnh nhân, ngưởi nghèo khổ, cô nhi qủa phụ và những người lính VNCH (họ vốn không được giúp đỡ từ các hội đoàn lớn, vì không đủ tiêu chuẩn). Nhân đây xin một lần ghi nhận công sức, tâm huyết, năng lực của bạn trẻ Mai Dương. Nhờ sự vận động của Mai Dương mà bạn bè của Mai Dương đóng góp rất nhiều, năm rồi chúng tôi gởi về Việt Nam hơn 100,000 dollars làm từ thiện ở Bình Định, Huế, Đồng Nai…

Tháng Mười vừa qua, Mai Dương đứng ra tổ chức một chương trình ca nhạc từ thiện để gây quỹ cho nhóm Trái Tim Việt. Chương trình thành công tốt đẹp, tuy nhiên cũng gặp không ít những lời chống đối, chê bai, đàm tiếu và vu khống. Tôi cứ tự hỏi: “Ở đâu ra mà Mai Dương có sức làm việc kinh khủng như thế?  Nào là lo việc nhà hàng, việc chùa,việc từ thiện, gây quỹ, chơi thể thao, văn nghệ, hoạt động công ích xã hội...”. Cộng đồng người Việt thật sự cần có những người có năng lực, nhiệt tình và tâm huyết như thế.
 
Có một điều đáng tiếc là hình như người Việt mình ở đâu cũng vậy, luôn luôn kình chống nhau, chia rẽ nhau, đấu đá nhau, phỉ báng mạ lỵ nhau. Cộng đồng người Việt ở Georgia này cũng không ngoại lệ, chia bè phái phe nhóm gây náo loạn từ đời thường và trên mạng xã hội. Các phe nhóm đấu đá kịch liệt, nhẹ nhất là nói vu vơ, phao tin không căn cứ và nặng hơn là chụp đủ thứ mũ cho nhau. Người Việt là sắc dân nhiều mũ nón nhất, thẳng tay chụp mũ, ụp nón cối lên đầu những ai mà mình không thích hay những ai khác ý kiến với mình. Chủ tịch cộng đồng lẽ ra phải là người tạo sự đoàn kết mọi người, lẽ ra phải dung hòa để cùng nhau hoạt động, đằng này chủ tịch lại là người gây thị phi, gây chia rẽ nặng nề.
 
Những việc tranh chấp nội bộ, can dự vào tranh chấp ở chùa chiền, ủng hộ sư nầy, trục xuất sư kia, đặt để người theo phe cánh mình, riết rồi Phật tử chùa QM bỏ đi hết ráo. Chùa QM là ngôi chùa đầu tiên ở Georgia, chùa có truyền thống sinh hoạt rất tốt, Phật tử rất đông nhưng bây giờ thì vắng như chùa Bà Đanh. Phật tử ngao ngán việc tranh chấp đấu đá trong chùa, mọi người lẳng lặng bỏ đi, chẳng ai muốn dính dáng đến những việc như thế.  Việc cuồng Trump, tổ chức đón rước Trump, tổ chức đi lên Washington DC để tham gia bạo loạn 6/1 (cũng may là FBI chưa sờ gáy đến)… Những sự việc như thế gây nên sự náo loạn trong cộng đồng, gây phân hóa nặng nề trong cộng đồng.
 
Riêng trường hợp chú Kiệt thì chẳng thấy cộng đồng xuất hiện, chẳng thấy cộng đồng ra tay giúp đỡ chú. Giả sử không có em Mai Dương không biết đời chú Kiệt sẽ như thế nào. Cũng xin nói cho rõ ràng là giữa chú Kiệt và Mai Dương hoàn toàn không có quan hệ họ hàng hay bà con chi cả. Hiện tại Mai Dương còn giữ những chứng từ về lô đất để sau này vợ chồng chú Kiệt chết sẽ chôn vào đấy. Lô đất này do những người hảo tâm đóng góp mua để chôn cất ba đứa con chú chết cháy. Những ngày tháng sắp tới chắc chắn vợ chồng chú Kiệt có việc gì chắc cũng chỉ có Mai Dương đứng ra cáng đáng chứ chẳng có ai đủ nhiệt tình.
 
Trời cuối thu thời tiết đã lạnh lắm rồi, ngôi nhà chú Kiệt giờ khang trang, sạch sẽ, có điện nước đầy đủ. Chú Kiệt sống một mình. Cô Hồng nằm trong viện dưỡng lão, ba đứa con đã chết. Chú không có bà con hay họ hàng thân thích ở Mỹ. Chú vẫn thường đạp xe vào viện dưỡng lão thăm cô Hồng. Chú vẫn đạp xe đi lang thang và nhặt nhạnh đồ người ta bỏ ra để tha về nhà. Căn bệnh keo kiệt, bỏn xẻn, tiếc của vẫn bám riệt lấy chú. Cũng chính căn bệnh này mà thành ra tính cách và số phận như thế. Hình như khá nhiều người Việt ở Mỹ cũng có cái bịnh tiếc của, món đồ gì cũng muốn giữ dù đã không còn xài nữa. Nhiều người vẫn ngày ngày đi chợ đồ cũ tha về đủ thứ… Nhà nào cũng chất đồ đạc ngập cả garage, basement…
 
Chú Kiệt ngày càng già, càng yếu, tinh thần vốn đã không minh mẫn thì càng già càng xuống hơn nữa, nói lắp bắp cà lăm một câu hết cả mấy phút không xong. Chú không thiếu tiền, chú có tiền già, có tiền trợ cấp thực phẩm, có tiền nhà bank và ngay căn nhà cũng khá to hơn nhà của đa số người làm công nhân hãng xưởng lương bấm giờ. Cái chú thiếu là sự minh mẫn để biết sống, biết sử dụng đồng tiền, biết buông bỏ những thứ không cần thiết...
 
Cũng may là đời còn có người có tấm lòng nhân ái, có năng lực, có sự nhiệt tâm tận tình giúp chú. Nếu không có Mai Dương, Khoa Vương, bà Maria và các bạn trẻ khác phụ dọn nhà thì chú sẽ chui rúc trong cái đống rác khổng lồ ấy cho đến hết đời. Nếu không có Mai Dương chở chú đi làm lại giấy tờ, chở đi bác sĩ, bảo lãnh ra khỏi nhà tù, dàn xếp những rắc rối do chú gây ra...Không biết giờ này chú sẽ ra sao?
 
Tiểu Lục Thần Phong
 
Ất Lăng thành, 2023
 
Chú thích: Nhóm Trái Tim Việt (Vietheart) đã được chính phủ tiểu bang cấp giấy phép tổ chức vô vụ lợi. điều này giúp các vị đóng góp cho nhóm sẽ được khấu trừ khi khai thuế.

Trong mấy tháng gần đây, tinh thần chú Kiệt càng tệ hơn, chú bị hoang tưởng nên cho là ông Mỹ láng giềng ăn cắp đồ đạc của chú. Chú qua nhà ông ấy đập xe của người ta. Cảnh sát bắt chú Kiệt bỏ tù chờ ngày ra tòa. Thế là Mai Dương lại đứng ra cáng đáng mọi việc, nhờ cả luật sư Ethan Pham để bảo lãnh chú Kiệt về. Tòa ra án phạt mấy ngàn, việc này chắc cũng lại phải nhờ Mai Dương quyên góp trả cho chú thôi!
 

Ý kiến bạn đọc
18/11/202420:18:46
Khách
Tiếng Mỹ gọi những người như chú Kiệt là hoarder, những người này có bệnh " rối loạn tích trữ " ( hoarding disorder), một bệnh về tâm thần khiến họ khó có thể chia tay đồ đạc. Có khoảng 2.6 phần trăm dân Mỹ mắc bệnh này. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi và những người mắc các chẩn đoán tâm thần khác, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm.

Những người mắc bệnh này tích trữ có quá nhiều đồ vật và họ cất giữ một cách hỗn loạn. Họ có thể gặp khó khăn khi vứt bỏ đồ đạc, ngay cả khi những đồ vật đó ít hoặc không có giá trị. Họ cũng có thể cảm thấy đau khổ khi nghĩ đến việc phải vứt bỏ đồ đạc.
18/11/202415:42:29
Khách
Cảm ơn anh Steve viết bài hay, tội chú và gia đình. Mình cũng đồng ý số phận 1 phần thôi, chủ yếu là mình phải có sức khỏe để tự lo cho mình, lạc quan để sống. Mọi người đều có may mắn được làm người, nên phải sống tốt để giúp mình và giúp những người xung quanh, như Mai Dương và luật sư..... Chúc mọi người một mùa lễ nữa an lành hạnh phúc và đón năm mới 2025 tốt đẹp hơn.
18/11/202414:53:04
Khách
Chuyện thật hay và thuơng tâm. Ai cũng chịu cái nghiệp nhân quả do việc mình làm. Tuy nhiên khi tiểu bang cho bà Hồng vaò duỡng lão miễn phí dù ông chồng còn sống ở nhà là may mắn lắm. Nhiều tiểu bang bây giờ bắt bệnh nhân nằm nhà cho thân nhân chăm sóc rồi cho y tá đến nhà săn sóc mỗi ngày vài giờ để tiết kiệm ngân sách. Nhờ nghèo nên ông Kiệt đuợc chánh phủ và nhóm từ thiện Trái Tim Việt cô Mai Duơng lo hết. Nếu là nguời trung lưu có thể phải mất số tiền khá lớn nuôi bà vợ trong nhà duỡng lão. Chuyện này cho thấy cõi đời xoay theo chuyện Tái Ông Thất Mã, rủi may xoay vần. Nếu Ông Kiệt không đi HO mà ở lại VN thi` tuy sống cùng khổ nhưng không mất 3 đưá con. Tuy còn sống nhưng có lẽ hai vợ chồng bị dằn vặt cho đến cuối đời vì 3 đứa con bị chết. Ở Mỹ vẫn có những chuyện bi đát như gia đình ông Kiệt. Nhiều nguời Mỹ không đuợc chánh phủ trả tiền nằm duỡng lão có khi phải tự kết liễu đời mình như nhịn ăn, không uống thuốc hay uống thuốc quá liều, để tránh chi phí y tế ở Mỹ quá lớn làm gánh nặng cho gia đình. Giá y tế quá cao của Mỹ cũng giết nguời.
Quan điểm chánh trị của tác giả chỉ là ý kiến của nguời trong nuớc tự do nên nguời khác quan điểm không nên buồn. Hồi 1975 đại đa số (90-95%) quân dân miền Nam bị Cộng sản mê hoặc không chịu ra đi sớm để rồi mất tài sản tiền bạc, vào tù cải tạo, sắp hàng cả ngày chỉ để mua vài kg khoai, rồi mãi một hai ba năm sau mới sáng mắt ra đi vuợt biên. Chân lý ai đúng ai sai cũng phải cần vài năm mới rõ.
18/11/202403:56:01
Khách
"Bạn ngữ mặt phun nước miếng lên trời bạn tự hứng lấy thôi."(Trích)
Chính xác!
Chúc mừng bạn !
Xin tặng bạn (bonus):"Người ta dù dùng nước tiểu nhào trộn ,vẫn nhào nặn được tượng.Thậm chí còn có thể thờ lạy "
Cũng chúc mừng bạn luôn !
Kính,
17/11/202419:37:01
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
17/11/202419:28:25
Khách
“Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”

Câu này đại khái như thuyết Nhân Quả trong tôn giáo -- What Goes Around Comes Around. Có 1 lần tôi đi chơi với 1 vị tu sỹ Bắc Tông (Việt Nam, Trung Hoa, Đài Loan, Đại Hàn, ...) , và 2 vị tu sỹ Nam Tông (Cam Bốt, Thái Lan, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, ...) theo lới mời của vị tu sỹ Bắc Tông đi thăm viếng 1 trong khu vực có Chùa do đệ tử ông ta quản lý, và ông ta có rất nhiều Chùa trên nước Mỹ.

Đến giờ ăn trưa, hai vì tu sỹ Nam Tông chỉ ăn bửa cuối trong ngày trước Ngọ là 12:00 giờ trưa. Thành ra phải kiếm trên phone tiệm ăn vegetarian gần freeway (Bắc Tông không chuyên về Thiền nên ăn có chút động vật như Trứng, Sữa, honey,....thì củng không sao, tôi chuyên về Thiền nên né dính dáng từ động vật, vì chấn động lực của động vật thấp hơn Người, chấn động lực của Người thì thấp hơn thiên nhân từ 28 cỏi Trời trong Tam Giới, càng lên cao thì chấn động lực càng vi tế)

Tiệm Yummi Thái vegetarian thì đóng cửa thứ hai, nên ghé Little Caesar có bán vegetarian Pizza, Cheese bread thì tu sỹ Bắc Tông và tôi thì ăn củng tạm được, tôi vì ham đi chơi nên đành phải chịu, nói sao đó ngày mai mình thiền thêm chút chút rửa các chấn động lực từ động vật -- gọi là You are what you eat. Riêng 2 tu sỹ Nam Tông thì lấy thêm 2 hộp gà chiên để ăn chung với vegetarian pizza và cheese bread. Tôi là dân đi làm từ hi tech nên nói với ông tu sỹ Bắc Tông xin trả tiền, ông ta đã lái xe chở cả nhóm, đi và về gần 8 tiếng mà bắt trả chi phí ăn nữa thì tội quá.

Sao này có nói chuyện với 1 tay chuyên về Thiền của Bắc Tông từ Việt Nam (trên 8 năm) , Nam Tông từ Miến Điện (6 năm) và Mật Tông ở Bhutan, Nepal, tiểu Tây Tang -- là nơi ở của Đại Lai Lạt Ma củng 6 năm nữa. Nghe nói Phật giáo quãng cáo Ahimsa -- phép bố thí về sinh mạng cho chúng sinh và trong giới luật của Phật thì No Killing thì đứng đầu. Thì tay này có nói "Nói là một chuyện nhưng làm là chuyện khác,
coi như họ rao giãng những chuẩn mực mà họ không hề sở hữu. giới tu sỹ còn không giữ nổi thì nói chi quần chúng, thành ra họ phải gặt nhửng cái quả mà họ đã gieo trồng. Muốn quả lành mà không gieo nhân lành thì làm sao mà có, nếu không có sát nghiệp thì không có chiến tranh --- hà thời thế giới động đao binh -- hay là kỵ sỹ cới ngựa đỏ trong kinh Khải Huyền "một con ngựa đỏ đi ra. Người cưỡi ngựa được ban cho quyền cất hòa bình khỏi đất, cầu cho người ta giết hại lẫn nhau, và người ấy được ban cho một thanh gươm lớn"

Nhìn lại số phận của đất nước Tây Tạng (Mật tông) như thế nào. Cón Nam Tông thì cận đại có Cam Bốt bị cộng sãn Miên giết gần mấy triệu người, Tích Lan thì bị nội chiến nhiều năm trước, bây giờ thì khủng hoãng kinh tế, ....Miến Điện thì chia 5 xẻ 7 đánh nhaư tùm lum, Thái Lan thì nội chiến miền Nam, Vua thì lo ăn chơi hơn lo cho nhân dân. Phe Bắc Tông có Bhutan có 1 vị Vua được coi như là Bồ Tát khuyến khích dân gây nhân Thiện như ăn chay, trồng cây, bão vệ môi truờng, ....Thôi thì Tam giới là vậy, không chịu thì phải vượt 28 tầng Trời ra đi không trở lại.
17/11/202405:42:33
Khách
Cãm ơn anh Thần Phong đã viết bài nầy, rất hay!
16/11/202421:54:07
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài rất hay, nhưng đừng nên phán tích Việc cuồng Trump, tổ chức đón rước Trump, tổ chức đi lên Washington DC để tham gia bạo loạn 6/1 (cũng may là FBI chưa sờ gáy đến)…Vì TT Trump là vị lãnh đạo Tài Ba, được mọi người kính trọng ngưỡng mộ, chứ không phải TT rãnh để kêu gọi mọi người làm những trò giơ bẩn như bạn nghĩ đâu. Bạn ngữ mặt phun nước miếng lên trời bạn tự hứng lấy thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,629
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến