Hôm nay,  

Niềm Hy Vọng Trong Mùa Thu

11/11/202400:00:00(Xem: 1487)
Niềm hy vọng mùa thu 3
TG Vĩnh Chánh trong ngày bỏ phiếu 5 tháng 11 năm 2024
 
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết dưới đây ghi lại vài sự việc và cảm nghĩa riêng của tác giả về ngày bầu cử 6 tháng 11 vừa qua.                          
 
*

Tối trước ngày bầu cử, tôi “rà” thời tiết cho ngày mai, một thói quen của mỗi tối trước khi đi ngủ để chọn đúng áo quần cho cháu Bồ Câu mặc ngày mai khi đi học. Kết quả như sau:
 
“Đài chạy tin: nắng đẹp, trời trong xanh
Có chút gió, nhưng ấm áp nguyên ngày
Còn gì vui hơn ngày bầu cử sẽ đến
Người người nhanh chân thành tâm bỏ phiếu”
 
Trong đêm, vợ và chồng sắp xếp chương trình cho ngày mai. Ý chồng thì nên nhanh nhẹn đi bỏ phiếu sáng sớm cho xong việc rồi hẵng làm những việc khác. Nhưng rốt cuộc thì đành theo lời vợ “mình có nguyên cả ngày để đi bầu, chi mà hấp tấp vậy”.
 
Trong đêm, vợ chồng nhắc lại chuyến du lịch tháng 11, 2016, cùng với bốn cặp bạn khác, đến từ các tiểu bang Colorado, Virginia và Florida. Nhóm 10 người này, trong đó có 4 ông Nhảy Dù và 1 ông Không Quân, hẹn gặp nhau tại Costa Rica một ngày trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, giữa Donald Trump và Hillary Clinton. Vì vợ chồng tôi đến phi trường trước, nên tôi có nhiệm vụ thuê chiếc xe van lớn lần lượt đón các cặp khác đến sau. Mọi người cùng thức khuya trong đêm bầu cử, dán mắt vào truyền hình theo dõi tin tức nóng sốt, và tất cả cùng ùa nhau la hét vỗ tay, cạn ly champagne mừng ông Trump đắc cử. Cũng hên cho tôi tối hôm đó nấu món Coq Au Vin bị tổ trác vì cái lò bếp điện không đủ độ nóng thích hợp, nhưng được mọi người tha không bắt lỗi vì ai cũng ham vui chuyện bầu cử.
 
Tám năm sau, trong nhóm 10 người có mặt ăn mừng Tổng thống (TT) Trump năm 2016, một người đã vĩnh viễn ra đi, vợ sang thuyền mới, một cặp khác biệt tích giang hồ, hai cặp thì hờn giận nhau không nhìn mặt nhau nữa. Riêng hai chúng tôi vẫn bình thường liên lạc với từng cặp còn lại. Ôi sự đời!! Huống hồ là “chính chị chính em”!!
 
Trong diễn đàn thân hữu của tôi, có vụ đánh cuộc giữa hai phe, nôm na là phe ghét cá nhân Trump và phe không thích chính sách 4 năm vừa qua của chính phủ Biden và Harris. Vui là ở chỗ không phải để ăn tiền của nhau mà chính để gây quỹ cho sinh hoạt của Hội, vì tiền phe thắng hay thua cũng sẽ gom đưa hết cho anh thủ quỹ.
 
Cá nhân tôi đánh cuộc 10 Đô về phe bà Harris, chẳng qua vì muốn có thêm nhiều tiền cho Hội vì một đàn anh tuyên bố chắc nịch rằng nếu phe Harris thắng thì anh ta sẽ chung gấp 10 lần. Vui là vậy đó! Tuy nhiên việc đánh cuộc cũng đưa đến những bàn cãi khá sôi động trên diễn đàn, phần lớn lịch sự, tuy nhiên cũng không tránh được một vài tiếng nói sực mùi thô bạo kém văn minh, nhất là trong vài tuần trước ngày bầu cử. Tôi hy vọng quỹ của Hội có được thêm trên một ngàn Đô.
 
Sáng thứ Ba, ngày bầu cử, đúng là khí trời ấm áp thật, bầu trời trong xanh, gió mát hiu hiu, người cảm thấy phấn chấn. Tôi cảm tưởng như có một sắp đặt mầu nhiệm nào đó cho thời tiết thuận lợi này sẽ mang đến niềm tin lạc quan và một kết quả mong đợi. Ngay cả Bồ Câu cũng rạng rỡ tươi cười khi ngồi chơi keyboard, chờ xe “bus”. 
 
Niềm hy vọng mùa thu 2
Bé Bồ Câu chuẩn bị đến trường

  Câu chuyện vui bên lề là xe “bus” bỗng trở chứng, tài xế không mở “ramp” xuống cho xe lăn lên xe được. Tôi lo mình sẽ trễ hẹn với nha sĩ vì tài xế phải kêu cầu cứu văn phòng xin cho một xe “bus” khác đến. Trong khi chờ xe “bus” thứ hai, tôi bỗng dùng bàn tay đánh mấy cái liên tiếp khá mạnh vào bên hông xe, rồi bảo ông tài xế thử mở máy. Vậy mà cái “ramp” bỗng tức thời hoạt động lại, khiến ai cũng thở ra thoải mái. Sau khi con gái yên ổn ngồi trong xe bus, cha mẹ rời nhà, trực chỉ Little Saigon. Trước tiên đến văn phòng nha sĩ, rồi đi “vài ba” cái chợ, rồi chồng mời vợ đi ăn trưa, rồi lại đi thêm 2-3 nơi khác mua hàng quà, trước khi quay lại nhà đón cháu Bồ Câu đi học về. Sau khi bà thầy Mỹ tập vật lý trị liệu một giờ rưỡi mỗi ngày trong tuần cho Bồ Câu đến nhà – bà này làm việc với Bồ Câu trên 20 năm qua - chúng tôi rời nhà đến thẳng phòng phiếu tại City Hall của thị xã Mission Viejo.
Chúng tôi chật vật mới đậu xe được vì bãi đậu xe chật kín. Nhìn thấy hàng dài người chờ ngoài phòng phiếu thì mới nhận thấy người đi bầu tay năm nay đông nhất so với các năm 2020 và 2022, dù phòng phiếu mở cửa gần cả tuần vừa qua. Tuần tự theo các thủ tục, chúng tôi nhanh chóng tô đậm các ô dựa trên mẫu giấy bầu ghi dấu sẵn trước ở nhà, nên kết thúc bầu khá nhanh. Chúng tôi thấy vui khi có nhiều cha mẹ đem theo các con nhỏ, như một cách chỉ dạy công dân giáo dục. Chúng tôi cũng không quên dán vào ngực con tem “I Voted”. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Trade Joe mua chai “champagne”, dành mở uống mừng khi có kết quả bầu cử.
 
Sau khi xong cơm tối với gia đình, tôi chuẩn bị một chai Crown Royal Apple Whisky (món quà đặc biệt của Bs. Diệc Kiến Quân mang từ Montreal tặng năm trước), mấy lon Club Soda, bia Bud Light, Coke và một bịch bò khô của Vua Khô Bò, và xin phép vợ mang qua nhà hàng xóm bên cạnh. Ông bà hàng xóm mời tôi sang nhà họ từ cả tuần trước, xem tin tức trong đêm bầu cử. Họ là hàng xóm thân tình của chúng tôi nhiều năm trước đây, từ khi ông chồng mới là Đại Úy ngành Quân Báo trong quân Đội Hoa Kỳ cho đến khi ông xuất ngũ khoảng 4- 5 năm trước với cấp bậc cuối là Đại Tá. Sau xuất ngũ, ông ta làm việc cho Homeland Security cho đến nay.
 
Chúng tôi bắt đầu mỗi người một lon bia lạnh, kể luôn cả bà chủ nhà. Cạn lon bia, tôi mời ông chủ nhà khui chai rượu Whisky Canada, hòa hai shots rượu với Club soda và nước đá cho mỗi ly, ngồi salon lai rai uống, lai rai nhấm khô bò, vừa theo dõi tin nóng sốt trên truyền hình, vừa la hét, vừa bình luận, bàn tán từng kết quả với lần lượt những con số và những hình các tiểu bang đỏ đỏ xanh xanh, các tên tiểu bang, từng thượng nghị sĩ, dân biểu và con số Đại Cử Tri Đoàn tô màu đỏ càng lúc càng nhiều. Dù có bấm xem các đài CNN, ABC, NBC… nhưng chúng tôi chủ ý theo dỏi nhiều nhất với đài Fox. 
 
Đến khoảng gần 10 giờ tối, với kết quả tạm thời Trump đang dẫn đầu với con số 242 Đại Cử Tri Đoàn, truyền thông cho tin Bà Kamal Harris rời trung tâm bầu cử của bà, không muốn chờ đợi kết quả tại chỗ. Có thể chăng tin tức bên trong cho bà biết sẽ thua. Sự kiện này làm tôi nhớ lại năm 2016, lúc du lịch tại Costa Rica cùng nhóm bạn, chúng tôi theo dõi tình hình bầu cử giữa Trump và Hillary. Đến khoảng sau 10 giờ đêm, bà Hillary cũng ra về dù kết quả đang hồi sôi nổi. Và tôi kêu lên “History repeats” với ông bạn hàng xóm, cùng lúc kể lại chuyện từng xảy ra năm 2016 trùng hợp với bầu cử năm 2024. Không những cả hai bà đều bỏ ra về sớm, mà lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có một nam nhân “cả gan” đấu liên tiếp với cả hai nữ nhân mà lại không giữ phép lịch sự Lady First.
 
Sau khi ông hàng xóm và tôi cưa hết gần 3/4 chai Whisky, tôi xin phép về nhà, vì cả hai cũng hơi ngà ngà. Tôi để chai rượu cùng nửa bao khô bò còn lại cho họ vì họ rất khen loại Vietnammese “beef jerky” này. Về nhà, vợ nằm sẵn trên giường, bồn chồn chờ chồng kể tình hình bầu cử. Tôi tóm lược đêm bầu cử với vài con số, nhắc lại câu chuyện “History repeats”. Sau đó nàng thăng, tôi vẫn tiếp tục ngồi nghe cho đến khi Trump đọc diễn văn tuyên bố chiến thắng lúc 11:30 PM tại giờ miền Tây.

Sáng thứ Tư, mới mở mắt tôi liền mở cell ra đọc tin tức. Ông Trump chính thức thắng với con số phiếu áp đảo, vừa cả số phiếu Đại Cử Tri Đoàn và luôn cả số phiếu bầu nhân dân. Cả Thượng Nghị Viện lẫn Hạ Nghị Viện đều vào tay Đảng Cộng Hòa.
 
Với tinh thần lạc quan, vợ chồng chúng tôi đến nhà thờ xem lễ, xin Ơn Trên cho nước Mỹ được sớm ổn dịnh về các mặt chính trị, xã hội, kinh tế và an sinh; các vấn nạn về người di dân bất hợp pháp, các tội phạm, trộm cướp, nạn vô gia cư và hút sách từng làm băng hoại gia đình và làm các các thành phố xuống cấp, chóng được giải quyết thích đáng.
 
Tôi cũng đặc biệt cầu xin cho Tân Tổng Thống Donald Trump có đủ khôn khéo và tinh thần hòa giải vượt mọi trở ngại để đưa nước Mỹ thịnh vượng và tốt đẹp trong tương lai. Đồng thời thúc đẩy và vãn hồi tình trạng chiến tranh tại Ukraine và tại Trung Đông.
 
Với niềm tin Tổng Thống Trump học được sự khôn ngoan và kiên nhẫn qua những khó khăn mà ông đã vươt qua trong mấy năm vừa qua. Ông cần phát huy trách nhiệm mà đại đa số dân nước Mỹ ủy thác cho ông khi họ chọn bầu ông làm Tổng Thống, bằng cách chinh phục mọi tầng lớp trong xã hội, ngay cả những đối thủ khác chính kiến, lắng nghe ý kiến xây dựng để cùng nhau đưa nước Mỹ trở nên đoàn kết hơn, tốt đẹp hơn và hùng cường hơn.
 
Để được như vậy, chúng ta cũng nên bỏ qua những bất đồng chính kiến, nhất là tránh bôi bác chửi nhau nặng nề, vì không những sẽ đưa đến mất mát tình bạn mà còn đưa chúng ta đến những suy nghĩ cực đoan. Chuyện trước mắt là nên chọn thái độ hòa nhã, và lắng nghe, xem Tổng thống vừa được đa số chọn là Tổng thống của mình dù mình không bầu. Cầu mong cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung và các nhóm, các diễn đàn thân hữu của những người tỵ nạn từng cho là thuộc thành phần quốc gia chống Cộng sản (CS), xin đừng bao giờ quên kẻ thù chung của chúng ta mãi mãi là bọn Cộng Sản. Xin đừng mắc mưu chúng luôn tìm mọi cách chuyển hướng tinh thần chống CS của chúng ta qua một hướng khác để làm xói mòn sự đoàn kết của chúng ta, và làm chúng ta chia rẽ. Trong khi ấy cộng đồng người Việt tỵ nạn chỉ là một phần tử quá nhỏ nhoi để có thể đóng một vai trò then chốt trong điều hành và quyết định hướng đi của con thuyền Hoa Kỳ vĩ đại.
 
Chiều cùng ngày, tôi lại sang nhà ông bà hàng xóm người Mỹ, mang theo chai champagne. Khi nâng ly với nhau, cả ba chúng tôi đều chúc cho một nước Mỹ đoàn kết, thịnh vượng và điều chỉnh lại hướng đi hợp tình hợp lý cho thế giới nể phục hơn.
 
Ngày 6 tháng 11, năm 2024
Vĩnh Chánh
 
 
 
           
 
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc
24/12/202416:05:08
Khách
Niềm Hy Vọng?
Theo Trúc Phương/Người Việt
‘Big Tech’ và cuộc chạy đua vào quỹ đạo Trump: Cuộc vui chóng tàn?
23 December 2024
"Văn hóa doanh nghiệp Mỹ đang thay đổi với những hình ảnh chưa từng có. Chưa có giai đoạn nào mà giới doanh nghiệp sừng sỏ làng tư bản Mỹ lại lăng xăng “nịnh” chính quyền như đang chứng kiến, trong trường hợp cụ thể này là Tổng Thống tân cử Donald Trump – chuyện vốn chỉ xảy ra ở các nước độc tài hoặc cộng sản."
27/11/202416:14:20
Khách
Hàng triệu nguời ở Mỹ vui thì cũng có hàng triệu nguời Mỹ quân cán chánh chế độ cũ, hàng triệu nguời Canada, Mexico, Tàu, Ukraine, Âu châu lo buồn. Nguời thì sợ bị trả thù, kẻ thì sợ bị Nga thanh toán, nguời thì lo bị thuế quan hàng không bán đuợc.
27/11/202412:15:22
Khách
Elon Musk là tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng không thấy cho tiền từ thiện. Ông tỷ phú tổng thống thì không đóng thuế, tránh đi quân dịch. Báo chí Cộng Sản VN khoái ông TT tỷ phú vì ổng chỉ trích chiến tranh VN, là TT Mỹ đầu tiên và duy nhất cầm cờ đỏ sao vàng, và sắp bỏ tiền xây sân golf lớn ở Yên Bái VN. Chánh phủ Trump hăm doạ nhiều nguời chế độ cũ và hăm doạ trừng phạt hai nuớc bạn Canada và Mexico. Giống như Cộng Sản, Trump cai trị trên sự sợ hãi.
Tuy nhiên Biden và đảng DC phí tiền quá nhiều mà không nghĩ đến hậu quả vật giá mà dân Mỹ gánh nặng. Dân Mỹ phải trả thuế và chịu lạm phát để Biden viện trợ hàng trăm tỷ cho ngoại quốc. Hôm qua Biden lại muốn Medicare trả tiền cho các thuốc chống mập phì mà không nghĩ đến Medicare part D sẽ tăng tiền đóng góp hàng tháng cho tất cả nguời gia`. Biden làm theo giáo điều chánh tri. mà không nghĩ đến hậu quả cho dân Mỹ. Thành ra đảng DC thua to năm 2024.
20/11/202416:16:27
Khách
Tái Ông Thất Mã. Chánh trị thay đổi xoay vần, thời lai đồ điếu thành công dị, anh hùng gặp thời thế thế thơì phải thế.
Theo thuyết nhân quả nghiệp của nhà Phật thì vui hay buồn chỉ là nhân quả .
18/11/202415:41:03
Khách
Tuy Trump là nguời có nhiều khuyết điểm nhưng đảng Dân Chủ thua to 2024 vì họ tự bắn vào đầu làm mất trí tuệ. Biden tung tiền phung phí cho thế giới từ việc tặng hàng tỷ đô la vaccine cho đến 100 tỷ viện trợ chiến tranh và hàng ngàn tỷ cho các chuơng trình quốc nội gây lạm phát vật giá gia tăng. Mỗi khi đổ xăng hay mua thực phẩm dân chúng oán hận vi` vật giá. Ðể hàng triệu di dân kể cả cán bộ CS VN và TQ tự do chui rào qua Mỹ cũng làm nhiều nguời bất mãn. Kỳ bầu cử 2024, phe Dân Chủ đã đánh mất giới thợ thuyền và nông dân là hai lực lượng nòng cốt của đảng Demoratic Farmer Labor (DFL) party. Hy vọng ông Robert Kennedy Jr. sẽ dẹp đám Mafia trong ngành y tế và giảm chi phí y tế cho dân chúng ngang với Canada và Âu châu. Vật giá nuớc Mỹ rẻ hơn Canada và Âu châu nhưng Y tế lại quá đắt đỏ, giá thuốc toa bác sĩ tại Mỹ gấp 3-5 lần Âu châu mà dân Mỹ bị FDA cấm mua thuốc đuợc bảo hiểm trả tại Canada thì đã đến lúc Mỹ giải tán FDA, Heath Services, để lập cơ quan mới. Hy vọng Trump có thể cổi đuợc một phần xích xiềng của Mafia Y tế cho dân Mỹ.
17/11/202402:02:38
Khách
Dầu sao đi nữa thay đổi chế độ ở Mỹ vẫn êm thắm hơn chánh phủ đệ nhị VNCH năm 1963. Chủ Tịch hội đồng cách mạng lúc đó là tuờng Duơng Văn Minh. Ông cho dẫn các tư lệnh binh chủng đến rồi hỏi có ủng hô cách mạng không, ai trả lời không hay lừng khừng là bị quân cảnh dẫn ra bắn bỏ. Cao Văn Viên cũng bị quân cảnh dẫn đi sắp bị bắn nhưng nhờ tuớng Ðính cứu kịp đưa vào trú ẩn trong phòng tuớng Khiêm. Năm 1975, Tổng Thống VNCH D V Minh đầu hàng, một Trung tá CS đến dinh Ðộc Lập nhưng ông DVM Minh không bị trói tay đánh đập và đâm chết như phe cách mạng VNCH giết TT Diệm 1963 sau khi ông đầu hàng. Phiá CS năm 1975 cũng không bắn bỏ các sĩ quan VNCH không chịu ủng hộ cách mạng mà chỉ đưa họ vào tù cải tạo. Sau cách mạng 1963, vì hành động bắn giết các cấp chế độ cũ Tổng Thống Mỹ Johnson gọi cấp lãnh đạo VNCH là "thugs". Vì thiếu thiện cảm với chánh phủ VNCH, Mỹ bỏ rơi Nam VN cho CS.
17/11/202401:41:04
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
17/11/202400:37:23
Khách
Kinh nghiệm của VN cho thấy các viên chức chánh phủ Biden bị gán là "có nợ máu" với Trump nên đi tị nạn ở nuớc ngoài truớc khi bị phe Trump sờ gáy. Tháng 10, 1963 Mỹ đã yêu cầu ông Diệm nghe lời Mỹ nhưng ông Diệm không nghe. Sau khi TT Diệm bị lật đổ thì không những 3 anh em ong Diệm bi giết, tư lệnh Hải Quân, TL Lực Luợng Ðặc Biệt, và có lẽ TL Không Quân cũng bị giết. Ngay cả cấp nhỏ như hạ sĩ Biệt Kích Nguyễn văn Hinh nhảy ra Bắc trở về cũng phải trình diện Ðại Tá Lam Sơn vì bị nghi là Cần Lao. Ðoàn Công Tác Miền Trung bị thanh trừng và giải tán, P Q Ðông bị tử hình, Ðặng Sĩ ra toà. Theo hồi ký Biến Ðộng Miền Trung của Liên Thành thì đến 1967, Cảnh sát Huế sợ hãi không dám bắt cán bộ CS mà khi xin lệnh Quận Truởng và Tỉnh Truởng bắt cán bộ CS thì hai ông này sợ tìm cách vắng mặt để không phải ra lệnh. Ðến 1968 thì phe CS tại Huế nổi lên trả thù chôn sống 5000 nguời. Sau 1975 dù CS nói cách mạng khoan hồng nhưng những nguời bị CS gọi là có nợ máu phải bị tich thu tài sản, đi vào tù cải tạo vài tháng đến 17 năm. Nhiều nguời chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. TT Thiệu có nói "Ðừng tin những gì .." . mà không ai chịu nghe nên mắc nạn. Dù cũng có tin là hoà giải hoà hợp đoàn kết sau kỳ bầu cử nhưng phải phòng. Các ông trong chánh phủ Biden như BT Tư Pháp và Công tố đặc biệt truy tố Trump và nhan vien FBI ập vào nhà Mar a Largo tịch thu tài liệu mật và passport của Trump đang có nguy cơ bị Bộ TP của Trump truy tố theo lời hưá của phe Trump rồi phải tốn tiền luật sư khi ra toà. Thẩm phán vụ tiền bịt miệng New York nay cũng sơ hãi Trump không dám kết án Trump dù đã hơn 4 tháng sau khi jurors kết tội, có lẽ ông thẩm phán không muốn bỏ nuớc Mỹ đi tị nạn. Rồi còn bà công tố tiểu bang Georgia cũng sắp bị sờ gáy.
Hồi 2021 nhiều nguời kể cả Putin khuyên Trump nên đi ra nuớc ngoài tị nạn nhưng Trump cứng cỏi không đi. Sau đó thì Trump bị vô số kiện tụng và nhiều vụ ám sát. Những nguời theo Trump xông vào quốc hội cũng bị xử tội quá nặng dù nhiều nguời đi vào cửa chỉ vì tò mò hơn là chống đối. Những nguời tham gia vụ ngày 6 tháng 1 đáng lẽ phải đi tị nạn chánh trị nuớc ngoài rồi trở về Mỹ sau ngày 20 tháng 1, 2025 thì tránh đuợc tù tội. Ðuợc làm vua thua làm giặc. Sau khi đi tị nạn mà không thấy có trả thù thì trở lại Mỹ sống, cẩn tắc vô ưu.
13/11/202417:48:11
Khách
Cũng mong hy vọng nuớc Mỹ cuờng thịnh. Nhưng vì Trump khuyến khích tiền crypto nên dân Mỹ ham lời sẽ đổ xô mua và dùng tiền ảo nhu Bitcoin, Etherium trong giao dịch. Một khi tiền ảo thành phổ thông thay thế đồng đô la thì kinh tế Mỹ sập đổ vì đồng đô la không mua đuợc hàng trên thế giới, và ngân hàng dự trữ liên bang Fed Res Bank không còn khả năng cứu kinh tế Mỹ. Có thể nuớc Mỹ sẽ sập đổ bất ngờ vì tiền ảo nhu Liên Sô năm 1991. Chính vì lý do tiền ảo giết tiền thật nên Ấn Ðộ, TQ, VN, và nhiều quốc gia cấm tiền ảo. Ngoài ra các nuớc khác trong BRICS cũng muốn thay tiền đô la Mỹ khi Mỹ mang quá nhiều nợ nần. Mỗi năm chánh phủ Mỹ bán hơn 1 trillion ngân khố phiếu để tài trợ ngân sách và nếu đô la mất thế thì không ai mua, và Mỹ sẽ lâm vào lạm phát phi mã vì in quá nhiều tiền không có giá trị quốc tế.
13/11/202417:41:25
Khách
DAU TIEN ELON MUSK HO TRO TT TRUMP VI TINH THAN YEU NUOC MY , MAGA, MAGA, MAGA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,198
Hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi, chú Khải gửi về từ năm 1978, nhưng mãi đến cuối năm 1982, khi ba tôi được thả ra khỏi "trại cải tạo" Vĩnh Phú, thì má tôi mới xúc tiến việc nộp đơn xin xuất cảnh, diện đoàn tụ gia đình. Ở vào thời điểm đó, khi những chuyến bay chính thức rời Sài Gòn đi Mỹ, Pháp, hay Canada hãy còn lác đác như lá mùa thu, thiệt tình mà nói ai trong nhà tôi cũng đều không thấy nhen nhúm một tia hy vọng nào cả. Đi vượt biên tốn năm ba cây vàng cho một đầu người mà còn bị bắt lên bắt xuống, đằng này cả gia đình tôi lại trông mong vào tờ giấy bảo lãnh để được đi chính thức cả nhà, nghe qua như chuyện thần thoại nghìn một đêm lẻ!
Phải chăng khi ta viết về một người chết là ta giúp cho người chết không bị thời gian lãng quên?! Là cho phép người chết sống lại, cho dù trên trang giấy trừu tượng, để cảm nhận người chết đang hiện hữu với ta, gần gũi với ta trong thương nhớ mà đôi khi lúc còn sống ta lại phần nào hững hờ vì không gian và thời gian không cho phép. Tuy chết là hết, nhưng có những cái chết bi hùng, chết “đẹp” đáng ngưỡng mộ. Là những cái chết khác lạ trong đời thường. Như của Harakiri, coup de grâce/phát súng ân huệ ngoài chiến trường, tự vận của những tướng quân hay tự sát tập thể với trái lựu đạn nổ giữa niềm uất hận không muốn buông súng. Nhiều cái chết rất bình thường xẩy ra trong giấc ngủ hay đột ngột do tai nạn, và thường nhất là cái chết do các bệnh nan y, đến từ từ, với nỗi sợ hãi và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, cho người bệnh và thân nhân.
Những con vật được nuôi trong nhà, gọi chung là gia cầm thì con chó được loài người thuần hóa sớm nhất từ loài sói xám và được nhắc đến nhiều trong văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây với những từ ngữ ngọt ngào: trung thành, tình nghĩa, khôn ngoan, thân thiện... Nhưng không hiểu tại sao người Việt mình khi giận hờn nhau thường đem con chó ra chửi: “đồ chó,” “cái mặt chó,” “cái đồ chó đẻ!”. Lúc bực bội những chuyện ngoài đường, về nhà con chó chạy ra ngoắc đuôi mừng rỡ, ông chủ lại cho nó một đá cho hả giận… mặc dù nó chẳng có tội tình gì - nó cúp đuôi, tiu nghỉu chạy trốn - chẳng hiểu tại sao (?). Trong nhà vợ chồng cãi nhau, chó là con vật đầu tiên bị mang tai họa. Vì không biết làm sao cho bớt ấm ức, bèn đá con chó, chửi con mèo… Bởi thế, mới có thành ngữ “mắng chó chửi mèo” hay “chỉ chó mắng mèo” là vậy. Thật khốn khổ cho cuộc đời con chó!
Bạn bè rủ đi “Cruise” gần nửa tháng qua ba thành phố của tiểu bang Alaska và Canada. Tôi cảm thấy ông xã không được khỏe và bản thân mình cũng vậy, nên đang còn lưỡng lự. Nhưng L (ông xã) thúc giục tôi cố gắng chuyến này bởi khó có cơ hội đi cùng với bạn bè, còn ông thì không thích đi du lịch. Hèn gì mấy năm trước hai người đến bưu điện làm thẻ passport, ông nhất định không chịu làm nhưng lại thúc giục tôi tiến hành.
Hắn mỉm cười một mình. Hắn vừa nghĩ tới hai chữ “vu vơ” mà một tác giả dùng làm tựa đề cho loạt bài viết về văn chương trong một website văn học có uy tín. Lý do là vì hắn cũng đang vu vơ về việc viết văn. Bản thân hắn không quan trọng nên những gì thuộc về hắn cũng không quan trọng. Tất cả chỉ là...vu vơ.
Lần đó gia đình chúng tôi bay qua Texas để dự lễ ra trường High School của Kevin, thằng cháu, con trai út của ông anh Tư. Đại gia đình đi thành một phái đoàn, kéo đến hội trường của trường học, nhìn đám trẻ tưng bừng nhốn nháo, hớn hở vui cười, gọi tên nhau í ới, lòng tôi cũng vui theo. Chương trình bắt đầu, cả hội trường im phăng phắc, sau các thủ tục ban đầu, các bài phát biểu của các thầy cô giáo, hiệu trưởng, là phần phát biểu cảm tưởng của người thủ khoa, valedictorian. Đó là một cậu bé Mỹ da trắng, cao ráo, khuôn mặt sáng sủa, có nụ cười thật dễ mến...
Hồi mới qua Mỹ, tiếng Mỹ dở ẹt mà Bách cũng lấy được bằng lái xe hơi trong vòng ba tuần từ ngày đặt chân xứ này. Tuần đầu lo thủ tục giấy tờ thẻ an sinh, thẻ căn cước. Tuần thứ hai đậu viết, tuần thứ ba đậu lái. Nhanh thần tốc. Thế mà sau 30 năm ở Mỹ, hắn phải thi viết hai lần, thi lái bốn lần mới đậu bằng lái xe mô-tô 1.000 phân khối Harley-Davidson. “Anh mướn cái mô-tô nhỏ 300 cc thôi cho dễ thi. Có $20 một ngày à,” người giám thị DMV vừa khuyên vừa an ủi hắn. “Hoặc anh vào trường học có $400 đô một khoá ba tuần rồi thi ở đó luôn cho dễ.” “Thank you chị nhưng đậu bằng xe nhỏ rồi chạy xe lớn chỉ có chết sớm. Tôi sẽ thi lại cho đến khi đậu.”...
Ông bà có cả thảy 9 người con. Không may, anh Tư và anh Tám mất sớm. Chị Bảy lúc nhỏ, hay bị giật kinh phong. Càng ngày, biến chứng càng trầm trọng, trở thành thần kinh, phải cho vào bệnh viện tâm thần. Cũng may, những người con còn lại đều thành đạt, nên ông bà cũng được an ủi, và đỡ cảm thấy bứt rứt khi nghe miệng đời dèm pha: “Nhà đó chắc thất đức lắm, nên con cái mới bị vậy.”
Tôi chẳng rõ hình ảnh chiếc Xích Lô len vào tâm trí tự hồi nào; lại khiến lòng tôi xao xuyến trong lần đầu nhìn loại xe đạp ba bánh này trưng bày bên ngoài một cửa hàng chuyên bán nước mía, trong khu thương mại khá sầm uất tại Little Saigon quận Cam, sau bao năm sống xa đất nước. Sau này tôi thấy ở nhiều nơi khác nữa, như ở khu mua sắm Hong Kong, trên đường Bellaire, tên Việt là đại lộ Saigon bên Houston Texas. Nơi đây có tới hai chiếc Xích Lô đặt trang trọng trước một siêu thị thật lớn, người đi qua đi lại thường dừng bước nhìn ngắm, hay chụp vài tấm ảnh. Rồi còn bao nhiêu chiếc Xích Lô sáng loáng, nhỏ nhắn xinh xinh được trưng bày ngày một nhiều thêm nơi phòng khách trong các ngôi nhà bạn hữu tôi từng có dịp ghé thăm. Tôi cảm thấy Xích Lô giống một thứ gì thân thương của người Việt Nam như lũy tre làng, con trâu, luống cày, chiếc xuồng ba lá,…
Cả đám đang tán gẫu cười đùa rôm rả, chợt im bặt khi thấy bóng thằng Edgar đang từ xa xăm xăm đi đến. Nó dẫn một khứa lão mới toanh tới và giới thiệu: - Hey Steven, đây là ông Robert, từ hôm nay ông ấy sẽ nhập với nhóm của anh. Mọi người bắt tay và tự giới thiệu tên mình với ông Robert. Steven cũng bắt tay ông ấy, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất là đôi mắt ông Robert sáng quắc, sáng trưng trên gương mặt đen như hắc ín, chưa bao giờ mà Steven thấy một người da đen nào có đôi mắt sáng đến như thế. Cánh mũi thì giống hệt cặp sừng con trâu rừng, đôi chân bước đi hơi khập khiễng. Ông Robert cao hơn Steven cả một cái đầu, tướng tá săn chắc và gọn gàng chứ không ồ ề ục ịch như tụi thằng Kasame, thằng Gred...Ông Robert tiếp xúc với công việc và nhanh chóng tiếp thu, chỉ một buổi là làm thành thạo như mọi người.
Nhạc sĩ Cung Tiến