Hôm nay,  

Sacramento Bây Giờ

22/08/202405:00:00(Xem: 1699)

bo-sach-vvnm


Tác giả Y Châu là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, và đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2015. Sau đây là bài viết mới của ông kể ngắn gọn chuyến về thăm lại thủ phủ Sacramento, 
California.

*

Ngày xưa, lần đầu tiên tôi đi phi cơ là chiếc C-130 Hercules, từ phi trường Trà Nóc, Cần Thơ; chúng tôi mệt nhoài vì tiếng ồn của động cơ khi máy bay cất cánh, rồi sau đó ngủ thiếp đi... khi giật mình tỉnh giấc thì chiếc máy bay vẫn còn ở trên tầng cao? Thông thường thì chúng tôi đến phi trường Tân Sơn Nhất, sao lạ vậy? Không lẽ chúng tôi được đưa đi Đà Lạt, nhưng phi cơ đáp xuống phi trường Nha Trang.

Hơn một năm sau, chúng tôi từ Nha Trang lại lên phi cơ trở lại Cần thơ, với tâm trạng hưng phấn dù không biết được: "ngày sau sẽ ra sao!"

Thời gian vẫn trôi qua, biết bao nhiêu giông bão của cuộc đời... có lúc tưởng chừng như mình không thể vượt qua được, nhưng có lẽ số trời đã định...
Thế rồi cách đây hơn 30 năm, gia đình chúng tôi cùng lên phi cơ rời xa nơi chôn nhau cắt rún Việt Nam định cư xứ người, với tâm trạng lo lắng, phải làm lại từ đầu.

Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam.

Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida.

Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm.

Hai đứa con ở Texas, Nam CA muốn ba mẹ cùng hội ngộ ở Sacramento để thăm viếng bà của chúng gần tuổi trăm, gần đất xa trời (không biết có thể sống thọ đến 100 tuổi, để nhận được quà sinh nhật của Tổng Thống).

Theo lịch trình thì đại gia đình sẽ họp mặt vào mùa hè, nhưng năm nay khí hậu bất thường nhiều thiên tai, bão tố... chúng tôi dời lại, trước ngày khai giảng năm học mới.

Sau nửa ngày ngồi trên máy bay, chờ ở phi trường và đợi lấy hành lý, chúng tôi rời sân bay ra ngoài chờ ông cả đến đón. Tôi chụp hình chỗ tôi đứng với hành lý tôi mang theo, gởi cho ông anh và đợi... Ngoài trời nhiệt độ rất nóng hơn 90 độ F, không khác gì nhiệt độ ở Miami làm chúng tôi mệt nhoài. Tôi đi tới đi lui, nhìn những chiếc xe mới đến... có một chiếc xe vừa đến, tài xế là người Á Đông... nhưng thấy không quen, tôi tới lui nhiều lần thì nghe điện thoại reo, tiếng của ông anh gọi, hỏi tôi đang ở đâu? Rồi hỏi phải tôi mặc áo màu trắng? Tôi trả lời:

- Đúng y chang.

Thì ra ông đậu xe kế bên chỗ tôi đứng là ông anh, nhưng chúng tôi không nhận ra nhau! Khi vào ngồi trên xe anh nói cái đầu tóc tôi hớt trụi lơ, nếu gắn thêm bộ râu thì sẽ giống y chang như... Adolf Hitler Nazi nên anh không dám nhìn lâu, vì quá sợ nên không biết là tôi.


Tôi phân trần:

- Đây là "model thời thượng mùa hè" mà nhiều người đứng tuổi yêu thích, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm được thời giờ và tiền bạc, nhất là khi cầu thủ nổi tiếng Lionel Messi người Argentina về đầu quân cho đội Inter Miami.

Lúc phi cơ còn ở trên cao, khi giảm vận tốc, hạ độ cao để chuẩn bị đáp xuống, tôi ngồi gần vách máy bay, nên kéo ô cửa sổ nhỏ để nhìn ra bên ngoài... Bầu trời mùa hè Sacramento hôm nay trong xanh, thỉnh thoảng có áng mây trắng lửng lơ, xa xa là những con đường xuyên qua các tàng cây xanh tuyệt đẹp.

 Ngồi trên xe, chạy qua khu dân cư mới xây, những con đường nhựa thẳng tắp làm cho thủ phủ California càng thêm quyến rũ người lần đầu đến đây, cũng như người xưa năm cũ, tìm lại dấu chân xưa. Ngày nào nơi đây là những nông trại vắng vẻ, nay được xây dựng thành những ngôi nhà xinh xắn... Người lái xe thì rất lịch sự, chạy đúng vận tốc theo qui định ghi trên bảng bên đường, từ bảng "stop", đến đèn xanh, đèn đỏ... không có cảnh kẹt xe như ở Los Angeles, Miami... thật là một nơi đáng sống.  

Chúng tôi đến nhà ông anh, chừng vài giờ sau thì các con, cháu, chắt từ Houston, Ontanio... cũng đến. Anh chị cả, anh chị ba, dì năm Hoàn Dương, con cháu của ông Bảy, con của ông Út... Theo chương trình, chúng tôi sẽ viếng bà vào ngày thứ Năm, rồi ngày thứ Hai tuần sau bà sẽ về Việt Nam.

Hè về, giọt nắng nhạt nhòa
Lung linh, sợi tóc thướt tha gió đùa.
Đời người, dâu bể, nắng mưa
95 năm tuổi thọ, tiễn đưa người về.
Một nơi, trầm bỗng tiếng ve
Dưới lòng đất mẹ, hàng me... quanh vườn
Ông bà, cha mẹ... yêu thương
Bao năm viễn xứ, vấn vương khứ hồi.
"Nằm im", trong dạ bồi hồi
Quê hương đất tổ bao đời, đổi thay?
Con kinh Cũ, cầu Thầy Cai
Mồ hôi nước mắt, giúp cây bạt ngàn.
Ta đi, về chốn an nhàn
Xin con, cháu chắt bình an, chớ nặng long.
Cho ta đi thoải mái... thong dong
Công thành danh toại... ước mong đấng sanh thành.
Trăm năm, trần thế mong manh
Trở về cát bụi, giúp cây xanh nẩy mầm.
Mùa Hè tháng Tám, chín mươi lăm
Tiếng ve, tiếng quốc râm ran... đón chào.

Cũng nhờ dịp nầy tôi gặp lại những người ngày xưa năm cũ, và những người mới: Liên Huỳnh, Phi Roi (học chung lớp với tôi trường TKN), Huy Hải (con của sư huynh Quang Huy, ở Bảy Núi ngày xưa với chúng tôi, Huy Hải lần đầu tiên mới biết mặt, có giọng nói, phong cách giống y chang như người dân cầu chữ S, Cái Dầu Châu Đốc; làm tôi "cầm lòng không đậu" tưởng nhớ đến sư huynh dường như còn lãng đãng đâu đây! Bên chúng tôi tương trợ nhau trong thời gian lao lý).

Thời gian trôi qua thật nhanh, tôi không thể viếng thăm: thầy Nguyễn Hoài, thầy Thuần, cô Phúc, sư huynh Hoàng Cao Tân Châu... ở San Francisco cách Sacramento không xa, xin quí vị thứ lỗi!

Xin tạm biệt Sacramento, hẹn ngày tái ngộ.
 
Y Châu
 
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,634
Hồi mới qua Mỹ, tôi phải vừa đi làm vừa đi học để tự trang trải cuộc sống. Tôi được một công ty sửa chữa hàng điện tử, mướn vào làm ca đêm, vì ca ngày đã đầy. Ban đêm đi làm, ban ngày đi học cũng khá phù hợp với lịch trình của tôi lúc ấy. Tôi thuê một phòng trọ nhỏ, chỉ về nhà ngủ vài tiếng mỗi ngày trước khi tiếp tục công việc. Tôi làm việc không kể nặng nhọc hay khó khăn vì so với việc làm hồi còn ở Việt Nam thì sá gì với mấy công việc nhẹ nhàng này. Tôi vào hãng với tinh thần thoải mái vì tôi được làm việc trong một môi trường vui vẻ và tôi yêu thích công việc này. Ngược lại, việc học ở trường thì tôi vật lộn với nó như bò kéo xe lên dốc.
Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến