Hôm nay,  

Ngày Trời Cho Làm Người

06/08/202406:00:00(Xem: 2096)

 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài Cay Nghiệt, hiện đang làm cố vấn đầu tư tài chính cho một ngân hàng tại Montreal, Canada. Tác giả cho biết có dự định về hưu non để làm những việc mình từng đam mê như viết lách, đi du lịch, ca hát. Đây là bài mới nhất của tác giả kể một câu chuyện tình với kết thúc có hậu.

 

*

Ngay Troi Cho Lam Nguoi 1
Hình do tác giả cung cấp


Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều… (Vội vàng- Xuân Diệu)
 
Trên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng.
 
Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
 
... Vừa bước ra khỏi cửa trường đại học Larner College of Medicine khi trời sập tối, tôi bắt gặp Sam đang ngồi ngay bãi cỏ trước sân trường, quyển sách Biology (môn sinh vật) để mở trên lòng, đôi mắt kiếng cận xệ xuống mũi theo cái lắc lự đầu của hắn mỗi khi đọc sang một đoạn văn khác, mái tóc vàng quăn tự nhiên xòa xuống trước trán cũng đánh đu theo nhịp điệu ấy; 8:00 tối ngày Chủ Nhật sân trường đai học vắng tanh chẳng còn ai ngoại trừ tôi trong thư viện, và hắn ngoài sân trường.
 
Hắn ngẩng đầu lên khi thấy tôi bước ra, hấp tấp dọn dẹp hết tập sách, tất tả chạy theo tôi hỏi bằng tiếng Mỹ:
 
- Em…em có đói không? …chắc đói lắm phải không? … mình đi ăn Mc Donald nhé…
 
- ….
 
Tôi không thèm trả lời mà thầm bĩu môi, bước đi thật mau ra trạm xe bus để về nhà, tôi thầm khinh hắn nghèo, xem hắn như kẻ “dưới cơ”, không thể nào với tới nàng công chúa kiều diễm, con gái cưng của một bác sĩ có tiếng trong cộng đồng người Việt ít ỏi ở Vermont- Hoa Kỳ.
 
Mẹ tôi luôn tự hào có mình tôi là con gái ngoan duy nhất, học năm cuối ngành y sắp ra trường, bố tôi là một bác sĩ nổi tiếng trong vùng, ông đã hứa hôn làm sui gia với một người Việt giàu nhất nhì vùng này, con trai họ là một kỹ sư có tiếng và được sự tin tưởng của cộng đồng, ai làm công trình lớn đều mời công ty của anh ta cả. Chỉ một điều duy nhất tôi không hài lòng lắm là anh ấy hơn tôi đến 8 tuổi, và suốt ngày bận rộn.
 
Người ta khổ vì thương không phải cách
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ        
 
(Dại khờ- Xuân Diệu)
 
Chàng lính quýnh chạy theo tôi lên bus khi chiếc xe trờ tới, tôi đang lục lọi đếm mấy đồng bạc lẻ trong túi chưa đủ, tôi nghe chàng nói chuyện với anh lái xe bus trẻ tuổi, làm như hai người là bạn thân của nhau:
 
-Hey Jim, are you working currently, give us a ride please! (Bạn làm việc vào ca này sao? Cho chúng tôi đi nhờ một chuyến nhé)
 
Nói xong chàng nheo mắt cười với Jim, Jim cũng vui vẻ trả lời:
 
-Anh tốt quá đã giúp em bao nhiêu thứ việc mà em chưa làm gì lại cho anh cả, cứ việc vào trong xe ngồi tự nhiên với bạn gái anh đi, tối như thế này rồi, trả tiền hay không cũng không sao!
 
Thế là lần đó tôi đi xe bus không trả tiền cùng với Sam.
 
Trong suy nghĩ, tôi coi thường hắn, hắn chỉ có thể quen những hạng tầm thường cỡ như lơ xe đò, tài xế thôi, vậy mà không biết thân phận, đòi với cao! Tôi biết chắc rằng nếu mẹ biết tôi có một người bạn nghèo như thế sẽ không cho tôi quan hệ đâu!
 
Tôi miệt mài cắm cúi học, ở nhà đến thư viện để lo cho mùa thi cử cuối năm; mẹ bận theo bố lên phòng mạch giúp việc tiếp khách làm hồ sơ. Gia đình chúng tôi chỉ gặp nhau vào cuối tuần khi rảnh, còn không thì chỉ viết note gắn trên tủ lạnh.
 
Mỗi lần suy nghĩ một bài nào hóc búa, tôi hay rời khỏi phòng học, ra sau vườn dạo chơi ngắm hoa một lúc để đầu óc thoải mái. Bỗng nhìn qua hàng rào cuối vườn, một cánh tay đưa lên vẫy vẫy, rồi một mái tóc vàng nhấp nhô, tiếp theo là đôi mắt kiếng cận rướn lên:
 
-Alice! Come here… grab it! (lại gần đây… chụp lấy nhé)
 
Tôi đang ngạc nhiên không biết chuyện gì, theo phản xạ tự nhiên, đưa tay ra chụp hộp bánh Mc Donald ném qua cái hàng rào bằng gỗ vây quanh vườn, rớt vào trong lòng.
Khi tôi ngước mặt nhìn lên, hắn đã biến mất từ hồi nào!
 
Tôi đành đem hộp bánh big mac này vào nhà, định ném vào thùng rác; nhưng khi mở tủ lạnh tìm đồ ăn, không thấy món nào đã được làm sẵn, tôi đành thử mở hộp Mc Donald ra xem sao, thấy mùi thơm hấp dẫn, nóng hổi của thịt bằm, lớp cheese chảy xuống rau salad xanh và cà chua đỏ thật bắt mắt, làm bụng kêu réo đói vì đã rất lâu không có dịp ăn. Thế là tôi ngấu nghiến ăn như bị bỏ đói lâu ngày!
 
Còn chai nước coke nữa chứ, rất hiếm khi được uống loại nước nhiều đường này, tôi tu ừng ực như kẻ đi sa mạc khát nước vậy! Khi ăn xong tôi miên man nghĩ về hắn… Hắn cũng không đến nỗi tệ đấy chứ!
 
Thỉnh thoàng hình ảnh gầy gò, cao nhồng tội nghiệp của hắn rớt vào tâm trí tôi, tôi lại xua hắn ra! Tôi vẫn không muốn để ý hay tìm thêm tin tức về hắn, vì tôi muốn ngay lúc này đây phải lo đậu cho xong mảnh bằng bác sĩ để trả hiếu cho ba mẹ cái đã! Chuyện về hắn có gì quan trọng mà phải mất công!
 
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi (Tương tư- Nguyễn Bính)
 
Mùa thi đã gần kề, tôi chạy đua với thời gian, không có thì giờ cho nghỉ ngơi ăn uống mà chỉ ôm quyển sách dầy cộm sáng đêm. Nhưng lạ một điều mỗi lần tôi khát nước ở thư viện đều có một chai đã sẵn sàng mở nắp để bên cạnh. Những phòng trong thư viện chật ních sinh viên, ai cũng thật im lặng đọc đọc, tìm tìm, chỉ nghe tiếng trang sách lật.
 
Có lúc tôi cũng thấy hắn trong thư viện như một bóng ma, lúc ẩn lúc hiện, lục lọi tìm cùng một quyển sách với tôi, nhưng khi tay tôi và hắn chạm nhau, hắn thả ra nhường cho tôi, rồi lướt qua tôi như chiếc bóng vào phòng. Hắn học ngành gì nhỉ? Thôi kệ không thèm quan sát hắn làm gì!
 
Tôi vội vã xếp sách vở vào cặp, rời thư viện lại vào chiều Chủ Nhật; ngày mai thứ Hai sẽ thi sớm; những dây DNA, công thức hóa học quyện vào nhau bập bùng trong đầu óc. Tôi không muốn bị tẩu hỏa nhập ma nên định sẽ về sớm chiều nay, nghỉ ngơi để chuẩn bị tốt cho sáng mai.
 
Trời tháng Sáu lúc nắng lúc mưa, tìm mãi cây dù không thấy trong cặp, tôi men theo mái hiên trường để ra trạm xe bus. Mà sao mưa mỗi lúc một to, chắc ông trời không cho tôi về nhà sớm hôm nay. Không muốn phí thì giờ, tôi ngồi xuống trước cửa trường mở quyển sách ra đọc trong khi chờ đợi mưa tạnh.
 
Những giọt nước tưng tưng bắn vào chân, tôi thu mình nép vào trong, bên trong mái hiên bằng ngói lâu ngày bị vỡ nên mưa nhỏ thì không bị ướt, còn nếu mưa to thì không thể nào che cả thân thể tôi. Tôi đã chủ quan là trời tháng Sáu đã hết lạnh nên sáng ra khỏi nhà không đem dù cũng chẳng đem áo lạnh, bây giờ mới phải co ro như thế này đây.
 
Ngày chủ nhật xe bus rất ít đi ngang qua khu đại học này, phải cả tiếng hay 45 phút mới có một chuyến. Bỗng chiếc xe uber dừng ngay trước mặt tôi, kiếng hạ xuống, tôi nghe giọng nói quen thuộc gọi:
 
- Alice! Come in! … trời sẽ mưa đến tối đấy, vào xe đi tôi cho quá giang về!
 
Mở mắt thật to ngạc nhiên tôi nhìn đôi mắt xanh bi và mái tóc vàng ướt thành lọn trước trán của hắn, hình như hắn đã ốm đi nhiều với đôi má hóp và đôi tay đặt trên tay lái gầy khẳng khiu, tôi khẽ run vì lạnh:
 
- Anh…anh chạy xe uber hả?
 
- Lên xe đi rồi mới nói.
 
Tôi chần chừ… Sao lúc nào hắn cũng xuất hiện như vị cứu tinh của tôi vậy?! Khi tôi khát, tôi đói, tôi cần xe về, hắn đều có mặt là sao? Bộ hắn …rình mọi sinh hoạt của tôi hay sao? Hắn là ai? Ở đâu tới?
 
Hắn lại nói như ra lệnh:
 
- Mở cửa vào đi… ướt hết bệnh bây giờ!
 
Tôi không còn chọn lựa nào khác là mở cửa xe bước vào ngồi cạnh hắn, hắn nhoẻn cười, galant nói:
 
- Đưa dây seat belt đây…
 
Tôi như một cái máy bị hắn thôi miên, tay kéo sợi dây từ phải qua trái đưa cho hắn. hắn chồm qua người tôi, ánh mắt chúng tôi nhìn thẳng vào nhau khi hai khuôn mặt rất gần, tôi nghe tiếng thở nóng của hắn phà vào mặt tôi, còn trái tim tôi thì bóp thật mạnh như ngừng lại. Tôi cúi mặt xuống, hơi thở của hắn ngừng lại ở giữa khuôn mặt tôi một phút, cả hai chúng tôi đều cảm thấy sự gần gũi, quen thuộc, và ngay lúc ấy sự suy nghĩ, tình cảm của tôi ít nhiều đã đặt vào hắn!
 
- Em chăm chỉ ghê, lần đầu tiên anh mới thấy một người con gái học giỏi, thông minh và chăm học như thế! Chắc bài vở đã làu làu hết rồi phải không?
 
- Anh… lái uber lâu chưa?
 
Hắn phá lên cười, đánh tan không khí nặng nề giữa chúng tôi:
 
- Anh lái thỉnh thoảng để kiếm thêm tiền mua sách, đi học… Có ai nuôi đâu!
 
- Anh học ở trường đại học này lâu chưa?
 
Hắn cười cười nửa chơi nửa thiệt:
 
- Học đã rất lâu mà chả bao giờ ra trường cả, hy vọng kỳ này sẽ ra trường được với em!
 
Mưa ngày càng nặng hạt, gió thổi mạnh như muốn lật chiếc xe nhỏ, trường đại học và nhà tôi cách nhau không xa lắm, mà đi mãi vẫn không về được tới nơi, đường bị ngập nước, trước mặt gió và mưa đến không thấy đường, cây quạt mưa bị gãy vì mưa nặng hạt. hắn đề nghị với tôi:
 
- Phải dừng lại đây thôi, xe nhỏ quá không di chuyển được giữa cơn mưa nặng hạt và nước dâng ngập đường thế này, mình…ghé về nhà anh ngồi chờ cho hết mưa nhé…
 
Không hiểu sao tôi lại yên lặng như đồng tình với ý kiến của hắn, hắn vui mừng quay ngoắt xe lại, lái rất cẩn thận chậm chạp và căn chung cư cũ mèm loang lở giành cho các sinh viên nghèo đã hiện ra trước mắt rất gần với trường đại học.
 
Hắn che cho tôi với chiếc áo mưa rộng cũ kỹ, tôi đi bên cạnh hắn nhỏ bé như con mèo con, mưa to đến nỗi chỉ vài bước từ xe vào nhà thôi mà đầu tóc và chân đã ướt mèm.
 
Lần đầu tiên trong đời tôi mới bước vào căn phòng ngủ của người con trai, bên ngoài trông cũ kỹ xấu xí bao nhiêu thì khi mở cửa vào bên trong tuy nhỏ nhưng thật ngăn nắp, sắp xếp đâu vào đó, chiếc giường double ngay ngắn giữa nhà, bên cạnh là chiếc bàn học với thật nhiều sách vở, quyển nào cũng dầy, xếp từ dưới đất lên gần đến trần nhà! Căn bếp nhỏ cũng cực kỳ sạch sẽ với nồi niêu ngay ngắn; quần áo gọn gàng trong chiếc tủ nhỏ gần đấy. Trên tường treo những bức tranh của gia đình ba hắn và hai em trai, không thấy mẹ hắn ở tấm nào cả.
 
Tôi chỉ nhìn, yên lặng và không nói gì cả. Hắn vào bếp lấy cho tôi một ly nước trà nóng với vài lá menthe, vặn nhạc nhẹ nhàng, thấy tóc tôi ướt, hắn lấy chiếc khăn khô phủ lên đầu lau cho tóc khô, hắn khéo léo massage da đầu tôi thật sảng khoái, những ngón tay hắn như có ma lực làm tôi thật thư giãn, hắn đặt tôi lên chiếc giường ngay giữa nhà, bôi dầu và nắn bóp chân tay lưng cổ cho tôi, để xả stress vì thấy tôi học nhiều quá mà không lo đến bản thân. Hắn chỉ cho tôi thấy những đường gân cổ bị cứng vì stress quá.
 
Tiếng nói của hắn thật nhỏ vừa đủ nghe như người kể chuyện:
 
- Mẹ đã chết khi anh lên năm và hai em lên 4 và 3 tuổi vì bệnh ung thư vú mà không biết. Chỉ một mình ba nuôi 3 đứa con ăn học, từ lúc nhỏ các em rất nghe lời anh vì anh thay ba chăm sóc các em khi ba đi làm xa. Bây giờ các em cũng đang học đại học, ba anh em rất thương nhau và hỏi thăm nhau hoài. Anh làm nhiều nghề tay trái lắm như lái xe uber khi rảnh buổi tối, làm bếp cho nhà hàng tàu, làm massage ở nhà cho khách, tiền kiếm được có lúc anh để dành đóng học, mua sách, có lúc giúp cho các em đóng tiền nhà….
 
Tôi như nàng công chúa sống trong nhung lụa từ bé đến lớn, chưa biết cực khổ kiếm tiền ra sao, bất kỳ điều gì cũng đã có sẵn ngay tầm tay, nay nghe hắn tâm sự, tôi thật sự khuất phục, và ngưỡng mộ sức chịu đựng của người thanh niên trẻ bươn chải vì cuộc sống đang đứng trước mặt tôi, có ý chí vươn lên thật mãnh liệt. Mọi điều khó khăn nơi hắn được nhìn bằng sự tích cực.
 
Hắn đỡ tôi dậy khi đã làm massage xong, hắn vuốt lại mái tóc cho tôi thẳng như đang làm với con búp bê vậy. Bỗng nhiên hắn nậng mặt tôi lên, thì thầm:
 
- Alice, I…love you…
 
Trái tim như đập loạn trong tôi, máu như ngừng chảy, không gian quay cuồng, khuôn mặt tôi nóng ran, vẫn không nói gì cả, khuôn mặt ngước lên, đôi mắt từ từ khép lại, hình như tôi đang chờ đợi hành động này từ hắn đã lâu rồi, tôi đón nhận nụ hôn nồng nàn của hắn đến không bao giờ quên được!
 
***
 
Hắn là tình yêu đầu đời của tôi, cũng là tình yêu sâu sắc duy nhất!
Tôi không có can đảm nói cho ba mẹ biết tôi yêu hắn, muốn lấy hắn làm chồng, vì từ trước đến nay cuộc đời tôi đều do ba mẹ quyết định, đến bữa ăn của tôi, chiếc áo tôi mặc cũng đều có người lo lắng, làm sao tôi có thể làm một điều khác với điều ba mẹ đã đặt để?!
 
Tôi chưa tìm hiểu về hắn rõ ràng, ngày ra trường y khoa, tôi mới biết hắn tên thật là Samuel Brant, hắn cũng ra trường như tôi. Hắn đã miệt mài học 6 năm, còn tôi chỉ 4 năm. Niềm vui này nhân đôi vì cả hai chúng tôi cùng theo một ngành, lại yêu nhau say đắm, nên đêm ấy tôi đã nói dối với ba mẹ là ở lại nhà một người bạn gái cùng nhau ăn mừng ngày vui này.
 
Chúng tôi đã cùng uống rượu và đã thật sự thuộc về của nhau vào đêm ấy! Tôi yêu thương và mê đắm hắn đến hơn cả bản thân mình, bất kỳ điều gì tôi có đều đem san sẻ cho hắn!
 
Ta quá say rồi
Sắc ngả màu trôi…
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi? (Say đi em- Vũ Hoàng Chương)
 
Hắn đã ôm hôn tôi đến nghẹt thở, quay tôi vòng tròn khi hay tin tôi có thai ba tuần, hắn sung sướng hạnh phúc bao nhiêu thì tôi bắt đầu lo lắng bấy nhiêu, tôi không thể cứ giấu mãi chuyện này với ba mẹ, tôi phải can đảm đối diện với sự thật thôi! Hắn cũng rất lo sợ cho tôi và thề sẽ mãi mãi đi cùng tôi đến chân trời góc biển nếu có bị ba mẹ đuổi ra khỏi nhà.
 
Y như điều chúng tôi lo lắng, ba mẹ đã không chịu đựng được cơn sốc này, mẹ đã xỉu khi nghe tôi nói đã có thai 3 tuần với Sam, ba thì la mắng tôi là con gái hư thân mất nết, không biết làm sao từ chối với ông bà sui mà ông đã hứa từ bao năm nay; ba mẹ ép tôi phải bỏ cái thai và cấm không được gặp Sam, một tên Tây khố rách áo ôm ấy nữa!
 
Tôi đã khóc ngất, cầu xin đau khổ:
 
- Con xin lỗi ba mẹ hãy tha thứ cho con gái bất hiếu, con biết ba mẹ chỉ có mình con, yêu thương con, nhưng con lại có tình yêu với người mà trái tim con mách bảo, chứ con không thể yêu người ba mẹ yêu được, nếu ba mẹ không chấp nhận Sam và không thương đứa cháu trong bụng này, con đành bất hiếu ra đi…
 
Ba tôi đã tức giận hét lớn:
 
- Nếu muốn đi theo nó thì hãy đi ra khỏi đây và đừng bao giờ trở về nữa!
  
Kể từ ngày rời xa ngôi nhà thân yêu mà tôi đã từng sanh ra và lớn lên, tôi có cuộc sống mới với Sam, học tất cả mọi thứ về làm bếp, dọn dẹp nhà cửa. Căn nhà của Sam chật hẹp nhưng hạnh phúc hơn; tôi cảm động thấy Sam cực khổ nhiều hơn nhưng chàng thật giỏi chịu đựng, muốn làm tôi vui để khuôn mặt đứa con sanh ra sẽ thật vui tươi; ngoài việc đi học ra, Sam còn đi làm thêm 2 jobs nữa để nuôi tôi, còn phải để giành một số tiền cho tôi đi sanh sau này, tôi không còn thấy Sam rảnh rỗi ở nhà mà đến đêm mới nhẹ nhàng mở cửa vào nhà, không dám làm tôi thức giấc mà khẽ nằm xuống bên tôi và ngủ say như chết!
 
Ròng rã đến tháng thứ 8, con tôi đã quẫy đạp trong bụng mẹ, tôi vẫn còn đi học nên hơi cực nhọc, nặng nề. Hôm ấy Sam bận rộn đi làm sáng sớm, chàng có nói với tôi qua phone:
 
- Em ăn sáng xong thì từ từ đi bộ đi học, anh phải làm xong ca mới có thể về trường được…
 
- Anh cứ bỏ học mãi thì làm sao hiểu bài mà thi được đây?
 
- Không sao, anh có vợ thông minh lắm, nàng sẽ lấy cours dùm anh mà! I love you!
 
Vừa cúp phone với Sam, tôi tránh vũng nước, không ngờ lại trượt chân vào hòn đá bị vỡ trên bờ lề, tôi té xuống đất, chỉ thấy đau mông, ai ngờ một dòng máu đỏ chảy ra thấm ướt quần, mọi người xung quanh thấy vậy sợ quá gọi ambulance, họ la hét, lục tung cặp tôi để lấy số phone gọi cho người thân, còn tôi thì đã không còn biết gì nữa.
 
***
 
Khi tôi được chở vào nhà thương một lúc, bác sĩ cho biết là em bé may mắn vẫn không sao, nhưng tôi phải ở lại nhà thương để họ theo dõi thêm vài ngày nữa.
 
Tám tháng chầm chậm trôi qua bên Sam, với đứa bé trong bụng, tôi vẫn cố gắng giữ nụ cười, cố gắng đóng kịch cho tròn vai, không nhắc đến ba mẹ trước mặt Sam, coi như chỉ một thân một mình cô độc sống bên người yêu, học hành và chăm lo cái bầu, nhiều lúc đã làm tôi thật tủi thân, bất hạnh không có người thân bên cạnh để chia sẻ, tôi đã thầm lặng để những giọt nước mắt nóng hổi rơi ướt gối khi nhớ đến mẹ, gia đình và xót xa cho thân phận, cắn răng chịu đựng.
 
Bất ngờ ba mẹ xuất hiện ở cửa phòng, tôi muốn ngồi dậy nhưng không ngồi nổi, té xuống giường lại, ba mẹ lo lắng hỏi thăm:
 
- Con gái, con có sao không? sao lại ra nông nỗi này, mẹ đã nói rồi… Con hiện đang ở đâu? Mẹ hỏi thăm các bạn con mà họ không cho địa chỉ… May mà có người tìm được số phone này trong quyển sách của con khi con bất tỉnh và phone về nhà chứ không thì mãi mãi mẹ không gặp được con… Con yêu quý của mẹ, giận thì ba mẹ la mắng, chứ hổ dữ nỡ ăn thịt con sao? Ba mẹ đâu thể nào bỏ con gái duy nhất của mình, cũng không thể nào để con mang bầu như thế sống khổ cực, cả cái tài sản này ba mẹ làm và dành dụm cho ai chứ?...
 
Ba tôi thêm vào:
 
- Đã 8 tháng nay, ba mẹ hỏi thăm tin con với các bạn mà chả đứa nào cho!...Bạn con thật tốt đấy!... Thôi coi như chuyện cũ bỏ qua, đã đến nước này rồi… Hãy để ba mẹ lo cho các con… Đây là thằng cháu ngoại đầu tiên của nhà mình mà! Tên cháu đã đặt chưa?
 
Tôi không nghe lầm đấy chứ! Tôi đã tìm lại gia đình rồi sao? Thật là một kỳ tích mà! Con trai bé nhỏ của mẹ đã có ông bà ngoại rồi đây, hạnh phúc biết bao! Một cú ngã đau tưởng đã sảy thai, ai ngờ lại là một điều may mắn cho cả gia đình nhỏ chúng ta, papa Sam sẽ vui lắm khi hay tin này!
 
Tôi cảm động tựa đầu vào vai mẹ, người mẹ đã sanh thành ra tôi, tôi chưa trả hiếu được ngày nào đã làm ba mẹ buồn lòng, có con mới biết công lao sanh thành dưỡng dục ra sao, mẹ đã vì con cháu mà bỏ qua lỗi lầm cho tôi, ơn này tôi ghi nhớ suốt đời!
 
Dòng nước mắt hạnh phúc yêu thương của hai mẹ con quyên vào nhau, vòng tay ấm áp của ba vòng qua tôi như che chở, dẫn đát từ đây. Tôi cảm ơn Trời Phật lắm!
 
Đơn giản vì niềm vui này hiếm lắm
Như bình minh lặng nín tiếng chuông ngân
Nếu con được thành cành khô rơi rụng
Nguyện cháy tan theo gió bụi hư không (bài thơ Nga)
 
 
Sỏi Ngọc
 
24 tháng Sáu
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc
11/08/202420:12:14
Khách
>" nhất là tứ kỵ sỹ người có quyền năng nhất trong nhóm, đến sau cùng, vì người này chỉ đến khi có đại thanh lọc. "Một con ngựa nhợt nhạt; và người ngồi trên nó có tên là Thần chết."

Nghe nói Người này trên đường đến, chậm nhất là 2026 cho vấn đề đại thanh lọc, số lượng người chết rất là cao, người thì nói con số có thể là vài trăm triệu hay có thể lên đến 1/4 dân số trên Địa Cầu hay hơn nữa. Củng đúng khi nhìn lại sự tu hành của phe Tôn giáo về vấn đề gìn giử giới luật như cấm sát sanh, nghe nói thuần chay rất là hiếm thấy. còn các giới luật khác thì không có số liệu rõ ràng. Nhưng mà làm sao qua mặt được Tứ kỵ sỹ người thi hành mệnh lệnh của Thượng Đế Nhân Quả, gọi là "thẳng tay trừng trị". như đã nói rồi "Lấy Giới làm Thầy".
11/08/202408:48:02
Khách
Chuyện thật hay, lối viết cũng hay nữa như một nhà văn thực thụ.
08/08/202418:13:16
Khách
Rất cám ơn Andy đã đọc bài và comment nhé
tác giả SN
07/08/202402:44:52
Khách
>" còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng."

Một trong 10 điều răn của Thiên Chúa hay là 1 trong ngũ giới của Phật giáo là "no killing" gọi là "tránh sát sanh" mà ít có người muốn thực hiện kể cả những giới chức trong một số tôn giáo. Mỗi khi có sự thanh lọc thì những kỵ sỹ có nói đến trong kinh Khải Huyền, tuần tự đến, nhất là tứ kỵ sỹ người có quyền năng nhất trong nhóm, đến sau cùng, vì người này chỉ đến khi có đại thanh lọc. "Một con ngựa nhợt nhạt; và người ngồi trên nó có tên là Thần chết."

Nghe nói tháng 11 năm 2019, kỵ sỹ Ngựa Trắng đến đem theo vụ Covid-19 coi như bắt đầu sự nghiệp làm ăn của mình.. "Kỵ sĩ cưỡi ngựa trắng mặc trang phục sặc sỡ và man rợ... Trong khi con ngựa của anh ta tiếp tục phi nước đại, anh ta đang giương cung để gieo rắc dịch bệnh, sau lưng anh ta vung vẩy chiếc ống đựng tên bằng đồng chứa đầy những mũi tên tẩm độc, chứa mầm mống của mọi bệnh tật."

Tháng 2 năm 2022 chiến tranh giữa Ukraine và Nga, sau đó là tháng 10 năm 2023 giữa Israel và các phe, và vô số các vụ chiến tranh, bất ổn, ...tại các nơi khác .Người cưỡi con ngựa thứ hai thường được coi là đại diện cho Chiến tranh. Một con ngựa mình đỏ như lửa, người ngồi trên nó được ban một thanh gươm lớn, hắn được phép lấy đi hòa bình từ Trái đất, khiến những người đàn ông sẽ giết lẫn nhau— Khải Huyền 6:3–4

Kỵ sĩ thứ ba cưỡi một con ngựa đen và thường được hiểu là Nạn đói, khủng hoãng kinh tế, .... vì Kỵ sĩ mang một cặp cân hoặc cân (tiếng Hy Lạp ζυγὸν, zygon), cho biết cách cân bánh mì trong nạn đói.
07/08/202402:37:30
Khách
>"Ngày Trời Cho Làm Người"

Coi như muốn làm thân người thì. Trong Kinh Tương Ứng V " Một người quăng 1 khúc gổ có lổ hông vào đại dương, tại đây có 1 con rùa mù, cứ 1 năm nổi lên 1 lần, mà hy vọng có thể chui qua lổ hổng của khúc gổ". Làm người đã khó mà sinh ra trong một xã hội, một gia đình có điều kiện, ... thì củng cần rất nhiều phước báu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,534
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến