Hôm nay,  

Bão và Mất Điện

26/07/202400:00:00(Xem: 1759)

ĐIỆN 1
Hình do tác giả cung cấp
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, thầy giáo hưu trí, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông kể về những ngày mất điện vừa qua ở tiểu bang Texas.
 
***
 
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
 
Nhưng ở xứ sở Huê Kỳ, nơi được mệnh danh là nước Mỹ hùng mạnh, “number one” của thế giới, mà thiên tai, bão tố cuồng phong, làm người dân phải mất mạng, điêu đứng, sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” thì quả là điều... hiếm và ít xảy ra, đặc biệt là vụ mất điện hay cúp điện đem lại sự thống khổ cho nhiều người, chắc cũng là điều... khó tưởng tượng? Song sơ sơ qua vài cơn bão và lốc xoáy gần đây ở tiểu bang Texas, như vụ năm 2021, một cơn bão tuyết ( trăm năm có một), đã khiến đường xá đóng băng, hơn 4,5 triệu ngôi nhà không có điện gây ra tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước, lương thực, thực phẩm và nhiều nguồn cung cấp khác...Năm 2023, một trận lốc xoáy... nhẹ ghé vào, cũng gây ra cảnh, cây cối gãy đổ, nhà sập và mất điện vài ngày.
Mới đây nhất, là cơn bão Beryl đã đổ bộ vào khu vực phía đông nam Texas vào khuya ngày 7 tháng 7 năm 2024 mà theo USA Today miêu tả là: “Bão Beryl đã mạnh lên từ cơn bão nhiệt đới, trở lại thành một cơn bão cuồng phong với cường độ bão cấp I, đổ bộ vào bờ biển Texas...” gây cảnh bão lũ trên nhiều khu vực, nhà cửa, cây cối gãy đổ, hư hại và cuốn trôi nhiểu xe cộ, tài sản của người dân. Ít nhất đã có 3 người dân thiệt mạng. Bão tố, cuồng phong là hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên, là thiên tai mà con người chỉ mới có thể dự đoán để phòng chống, nhưng không thể xóa bỏ hay dẹp tắt được.
 
Trong phạm vi bài viết, người viết xin được đề cập đến chuyện “mất điện”, “cúp điện”, liên quan đến hoạt động của hầu hết mọi người trong xã hội “hiện đại” ngày nay, và gây nên những chuyện “dở khóc, dở cười” khi việc cúp điện bị kéo dài đến vài ba ngày, hoặc lên đến cả tuần lễ như trong cơn bão Beryl ở Texas vừa qua.
 
Mất điện, cúp điện ở Mỹ, không như ở quê nhà của người Việt, bình thường chỉ mươi, mười lăm phút là nguồn điện được giải quyết, lại có ngay, vì tất tần tật, mọi thứ liên quan đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân Mỹ đều liên quan đến nguồn năng lượng của điện, từ nguồn gas, nguồn nước, ăn uống, sinh hoạt, tắm giặt đều gắn liền với điện. Điện là phương tiện duy nhất trong cuộc sống sinh hoạt của từng gia đình. Mất điện, có thể kéo theo cúp nước, mà ở Mỹ, 100 phần trăm người dân đều xài nước máy, mà người Việt trước đây hay gọi là nước “phông-tên”, không có chuyện dùng nước ao, nước giếng hay nước sông hoặc dùng giếng khoan như ở quê nhà, vậy nên, thiếu nước một vài giờ, thậm chí một ngày, còn khả dĩ chịu đựng được, chứ vài ba ngày là coi như chỉ có... kêu trời, do đó, rút kinh nghiệm, hai nguồn điện nước, phần lớn, nhiều nơi đã tách riêng ra để dễ xử lý, phòng khi mất “một mà thành hai” như đã kể.
 
Hầu hết bếp núc ở Hoa Kỳ, phần lớn sử dụng bếp điện, bếp điện từ. Một số nơi còn sử dụng bếp gas, bằng khí đốt, do đó cúp điện, kéo theo là... treo nồi, niêu. Không có ai xài bếp đun củi xưa như trái đất, hay bếp dùng than như còn thấy ở Việt Nam. Kể cả bếp bắng hơi gas, thì khi bật bếp, hay cụ thể là “khởi động bếp” cũng cần có điện... giúp sức, tạo thành tia lửa, để bếp bật cháy. (Riêng chuyện này, quý ông có sáng kiến dùng hộp quẹt để mồi, còn hầu hết quý bà thì không dám, thà là... treo niêu, nhịn đói, lỡ khóc, lỡ cười là vậy!). Bếp núc lạnh ngắt, vì anh điên... nặng, thì cái tủ lạnh kế bên cũng đã bắt đầu mè nheo, khóc... ròng. Nước chảy lênh láng, vì không có điện, ngăn lạnh, ngăn đá rỉ nước. Đồ ăn, tích trữ cho cả tuần, thậm chí cả tháng không đi chợ, bắt đầu lên nấm mốc, ôi thiu. Báo hiệu cái đói đã bắt đầu trầm trọng. Các bà vợ, nội trợ, lôi hết đồ ăn, thức uống dự trữ trong tủ lạnh ra mà than vắn thở dài, hỏi thăm anh điện chừng nào mới có và... trở về?
 
Qua ba ngày, với cái bụng lưng lững, óc ách vì mì gói, lương khô. Muốn oder thức ăn, cơm cháo. Thậm chí cái bánh Pizza, cũng gian nan, khó khăn, vì chợ búa, quán tiệm, cũng hạ màn, đóng cửa vì không có điện... Đúng là tức điên... nặng, trong khi “nhà đèn”, các công ty điện thì cũng án binh bất động, im lặng là vàng. Dân tình bắt đầu xôn xao, ngóng tìm những nơi có ánh sáng đèn điện để di tản, lánh nạn.
 
Thời tiết lúc này đang là hè, hanh khô, nên nhiệt độ sau mấy ngày mưa rả rích, cũng bắt đầu tăng lên, 8, 9 mươi độ F. Ngoài trời, trong nhà, nhất là ở Texas, cái nóng hầm hập, kinh hồn, lại cần đến quạt máy, máy lạnh, mà ông điện thì vẫn còn thọ thương, loay hoay, cứu chữa, cũng đành mà cầu... kinh, niệm Chúa, Phật cho con trẻ, người già nhanh chóng bước qua kiếp nạn này, bằng những cái quạt nan, quạt giấy tự chế, luôn tay quạt suốt ngày.
 
Mất điện, cúp điện tất nhiên cái món Wifi, Internet cũng cúp mất tiêu trong bộ nhớ của cellphone, laptop. Kể cả điện thoại bình thường cũng chập chờn lúc có, lúc không. Thói quen chơi game của trẻ em, cũng bị cúp. Quý ông, quý bà thích lướt Web xem chuyện ta bà thế giới hay tám chuyện trên Facebook, Ticktok cũng phải ngậm ngùi mà cho qua. Ở không, hưỡn lúc này, thì chỉ có việc... đọc sách báo giấy, món ăn tinh thần, từ lâu lắm bị bỏ quên, hay đọc truyện chưởng, truyện ngôn tình mới có dịp được ghé mắt, nhâm nhi cho quên... bụng đói, thậm chí mùi hôi thân thể vì đã gần một tuần thiếu... tắm!
 
Cúp điện, mất điện, lẽ dĩ nhiên là nhiều hãng, xưởng cũng nhốn nháo đóng cửa. Các cơ quan hành chính của chính phủ cũng khó khăn trong việc làm việc, giải quyết bức xúc của người dân bởi điều quan trọng nhất là nguồn năng lượng để hàng loạt máy tính và mạng lưới internet hoạt động, nơi chứa hàng triệu dữ liệu cần thiết cho hoạt động của các cơ quan chính phủ. Tất nhiên, những cơ quan chính phủ, hay các tổ chức, bệnh viện đều có trang bị hệ thống máy phát điện riêng, nhưng vẫn không thể sử dụng lâu dài, với hoạt động và sự cần thiết của hàng ngàn, hàng triệu người dân đang nóng lòng, chờ giải quyết những việc liên quan đến an sinh xã hội.
 
Nhắc đến máy phát điện, trong cuộc sống hiện nay, nhiều nhà riêng của dân, khá giả, có điều kiện, đều có thể sắm và trang bị cho gia đình mình một máy phát điện riêng, chí ít là một máy phát điện mi-ni, cỡ nhỏ. Song máy phát điện cũng chỉ sử dụng cho một thời gian ngắn, hay những dụng cụ có công suất điện năng nhỏ. Điều tệ hại, là khí thải do máy phát điện thải ra ngoài không khí rất nguy hiểm và độc hại. Bởi thế, mà trong suốt thời gian mất điện, thỉnh thoảng điện thoại lại reo lên inh ỏi, báo tin nhắn “khẩn cấp” của Sở cảnh sát, cảnh báo người dân không sử dụng máy phát điện để trong nhà! Phải đặt xa cửa ra vào, cửa sổ, và đặt xa nhà ít nhất là 20 feet! Người già, trẻ em, phải tránh xa, luồng khí thải của máy phát điện, vì đó là loại khí rất độc hại, có thể làm chết người như chơi. Và nếu thực tế, trong một khu dân cư, giả sử có vài chục căn nhà, nhà nào cũng “chơi” cái máy phát điện, thì chắc... nguyên “xóm” không chóng thì chày cũng “ngõm củ tỏi” vì ô nhiễm và...điện hại!
 
Ai đã từng mong ngóng, chờ đợi, khi nhà bị cúp điện, mất điện mới hiểu và thông cảm cho những “nạn nhân” bất đắc dĩ của điện. Trông ngóng, mong chờ còn hơn thuở “mong mẹ đi chợ về”, ra, vô, bật công tắc... đèn, rồi ngồi đặt ra hàng lô, hàng lốc câu hỏi, tại sao thế này, tại sao thế nọ. Một nước Mỹ hùng cường, giàu mạnh mà... “dở ẹt” vì cúp điện, mất điện. Tại sao còn “cổ lổ sĩ” đi dây điện trên mặt đất, trên đường, để gió giật, cây gãy đổ làm ảnh hưởng? Tại sao không đi âm dưới lòng đất cho đỡ bị... thiên tai? Kiểu than thân, trách phận rồi oán... giận luôn mấy công ty điện lực của Huê Kỳ. Bụng dạ lầu bầu: “ Qua cái đận này, dứt khoát sẽ bái bai, công ty...a, b, c này để nhảy qua công ty a, b, c... phẩy cho sướng”. Rồi bấm điện thoại, hỏi thăm chỗ này, chỗ nọ, xem người thân, bạn bè đã có điện chưa mà... thèm và ao ước!
 
Trong khi hàng triệu người dân bị mất điện mà như ngồi trên đống... bùng nhùng của dây điện, trách cứ ông nhà đèn, thì một anh bạn làm nhân viên ở một công ty điện lực lớn của tiểu bang cũng như ngồi trên... lò lửa. Anh bạn than vãn, điện thoại anh liên tục bị... khủng bố bởi hằng hà lô lốc người quen, thân nhân, bạn bè, gọi đến “hỏi thăm” chừng nào có điện, đến nỗi anh phải tắt luôn điện thoại để khỏi bị quấy rầy! Anh còn cho biết, cả chục cái điện thoại của công ty, ngày nào cũng bị “cháy máy” vì hàng ngàn cuộc gọi của người dân gọi đến chất vấn, than vãn thậm chí... chửi rủa một cách thậm tệ, trong khi công ty đã điều hết lực lượng công nhân, xe cộ trực tiếp xuống từng khu vực mất điện để kiểm tra và sửa chữa. Chưa kể còn liên kết với các tiểu bang lân cận nhờ đưa người đến giúp sửa chữa các lưới điện.
 
Trên đường đi, người viết đã tận mắt chứng kiến hàng ngày, từng đoàn xe cẩu, xe nâng, xe chuyên dụng của ngành điện lực, sơn màu trắng, nối đuôi nhau chạy đến các khu vực bị mất điện, hay bị cúp điện vì giông bão. Họ tất bật từ sáng sớm đến chiều tối, sửa chữa các trạm biến thế, hệ thống dây trên cao, kể cả hệ thống dây ngầm dưới mặt đất. Vừa sửa chữa hệ thống điện, vừa dọn dẹp, cưa, chặt những hàng cây gãy đổ, cuốn theo hệ thống lưới điện, vô cùng vất vả. Mới hiểu và thông cảm với ngành điện. Họ mới chính là những người ngồi trên... chảo lửa. “Tứ bề thọ... dây điện và cả những trách móc, giận dữ” của người dân. Quả thực, càng lắm “hiện đại” càng dễ bị... “ điện hại” là những lúc như thế này đây.
 
Có người muốn chuyển sang xài điện năng lượng mặt trời, đỡ bớt dây nhợ. Nghe đồn, tiểu bang cũng khuyến khích và hổ trợ người dân lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nhưng, bão giông, lốc xoáy, cuồng phong hay băng tuyết cũng đâu có tha những tấm pin năng lượng, hay đè sập, thổi bay mái nhà, cuốn luôn cả hệ thống kính lắp đặt? Thiên tai thì chỉ biết... “Trời kêu ai nấy dạ” thôi.
 
Bỗng toàn bộ căn nhà... sáng rực lên, quạt trần, máy lạnh cùng đồng loạt lên tiếng. Đám trẻ hò reo: “There’s electricity!” (Có điện rồi), như khi còn ở quê nhà. Hạnh phúc bỗng vỡ òa, choáng ngợp...
 
Chính Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,403
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến