Hôm nay,  

Ma Cũ Ma Mới

16/07/202402:20:00(Xem: 2360)

 

Giai Danh Du vvnm12122023
TG Lại Thị Mơ (người thứ hai từ phải) nhận giải Danh Dự VVNM 2023

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải Đặc Biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Bài viết dưới đây là vài nét tản mạn về đời sống người Việt khi mới định cư nơi xứ người.
 
*
 
Đồng hương đồng xóm đồng làng
Đồng nào cũng chẳng to hơn đồng tiền.
 
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “.
 
Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
 
Tôi nào có biết giữ trẻ là nghề “rất hiếm “, dễ gì kiếm ra, vì chẳng ai thèm làm. Lúc đó tiền giữ một đứa trẻ là 75 đồng/ tuần, bắt buộc phải trả nguyên tuần, tôi là “ma mới” không hề biết. Ngơ ngơ ngác ngác mới qua theo diện tị nạn, được chính phủ giúp chút đỉnh tạm thời để ổn định đời sống. Buổi tối học nghề, ban ngày giữ trẻ kiếm được đồng nào hay đồng nấy. Ma cũ là những người qua trước chắc cũng qua cảnh này, nên rành sáu câu, “ép giá” chỉ trả 10 đồng/ ngày, giữ ngày nào trả ngày đó. Giống y như tiền “bố thí”.
 
Người nọ rỉ tai người kia: Bà này giữ tốt lắm. Thế là họ bỏ mối cũ (mắc) mang cho tôi giữ 8 đứa con nít, “ngày đực ngày cái “, không có gì bảo đảm có đủ 8 đứa mỗi ngày. Tiền “bố thí “ hay tiền cho ăn mày, cũng không khác nhau mấy. Theo như “giao ước“ cha mẹ mang thức ăn tới, nhưng chỉ được vài hôm lúc đầu. Sau đó vì “bà này tốt quá “, thế là sau khi ôm đứa trẻ vô cửa, họ quăng cái vèo một gói popcorn, hay một gói nui khô (macaroni and cheese), một lọ baby food nhỏ xíu cho một đứa trẻ 2 tuổi ăn nguyên ngày.
 
Dù sao cũng phải nấu ăn cho hai thằng con. Mà thức ăn ở Mỹ rẻ rề. Chẳng lẽ cho con bé xíu chưa đủ răng ăn bắp nổ trừ cơm. Ngày xưa mẹ vẫn nói “thương con người thì mới mát con mình “, thương người như thể thương thân. Thế là sau mấy tháng đứa nào đứa nấy tròn quay, ngoan ngoãn nghe lời răm rắp.
 
Khi mẹ hay ông ngoại tới đón, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên khi thấy con cháu ngồi ngay ngắn chung quanh bàn ăn, trước mặt là chén cơm có canh nóng đàng hoàng. Đứa biết múc thì tự ăn, đứa chưa biết thì bà vú đút, dỗ dành cho tới khi chén nào cũng không còn một hột.
 
- Trời ơi! Ở nhà nó toàn ăn kẹo. Chẳng bao giờ chịu ăn cơm có canh, chẳng bao giờ chịu ăn rau.
 
Tại sao lại “chẳng bao giờ? “ Cái gì cũng phải tập, con nít mà. Bà già này còn dạy được cả má nó, huống gì nó. Mẹ túi bụi đi làm, để cho bà ngoại ngồi xe lăn trông chừng, hễ cháu khóc là quăng cho cục kẹo. Không có bánh kẹo bày ra trước mắt, lấy gì đòi? 

Nhà khác để ông ngoại trông cầm cự cho tới khi cha mẹ cháu về. Ông chở cháu đi vòng vòng mua thuốc lá, vé số, tiện thể mua cho cháu những chai nước có màu xanh đỏ tím vàng, uống cho tiện, kèm theo một gói fastfood. Thức ăn hàng ngày của cháu là French fries, gà chiên, pizza. Ăn no rồi cháu lăn ra ngủ, mẹ làm nails tới 10 giờ đêm mới về, thế là yên chí. Ăn quen fastfood, tới khi có giỗ chạp, tiệc tùng, thức ăn nấu ở nhà, cháu không chịu ăn. 

Chỉ mấy tháng bà vú giữ, mọi thói hư tật xấu biến mất. Không có bánh kẹo, chỉ có trái cây, sữa, juice, cơm canh. Vậy mà sau 2 năm bà vú giải nghệ, vì đã học xong đi làm. Trở về với cha mẹ, vẫn bổn cũ soạn lại. Bận bù đầu lại mua fast food làm món ăn hàng ngày. Cuối cùng gặp lại, cháu nào cũng ú na ú núc.
 
Ma mới làm thợ mà cứ “ló đuôi “ thầy. Chẳng qua đọc được tiếng Anh, nhưng nghe chưa quen, chỉ loạng quạng lúc đầu thôi. Sau một thời gian ngắn có nhiều người rỉ tai nhau, mang giấy tờ tới nhờ ma mới đọc giùm, vì hoàn toàn miễn phí.
 
Lúc đó người Việt cũng bắt đầu đông, không phải như trước kia chỉ có vài chục người. Mất nước gần 5 thập niên, ma cũ nhất là những người thoát được vào giờ thứ 25. Tới giai đoạn thuyền nhân rất nhiều người trong số đó sống ở ven biển ít học, may mắn đi được. Tới khi định cư nơi không có người Việt, họ gặp nhiều trở ngại. Tôi tới năm 94, họ nói 15 năm trước, ở đây chỉ có 5 gia đình người Việt. Lúc đó ma cũ là những người giỏi tiếng Anh, bắt nạt ma mới, chỉ nhờ điền một trang giấy khi xin thẻ xanh, nhưng “chặt đẹp” mỗi người phải trả 50$ tiền mặt, gia đình bao nhiêu người cứ việc nhân lên.
 
Có trường hợp giúp mua nhà còn “rùng rợn” hơn. Người mua không biết chữ, vì cùng là đồng hương nên nói sao nghe vậy. Có được căn nhà mừng rối rít, trả ơn trả huệ. Nhà chưa trả xong nên ngân hàng thu luôn cả tiền thuế nhà (property tax) và nợ ngân hàng. Người mua chỉ biết mỗi tháng trả đúng số tiền qui định, không hề biết chi tiết. Bí mật chỉ lộ ra khi nhờ tôi làm giấy tờ cho con đi học mẫu giáo. Sau khi đưa bằng khoán căn nhà (Deed), họ còn đưa cho tôi xem toàn bộ hồ sơ mua bán nhà. Khi tôi đọc cho họ nghe tiền down chỉ có 5%, người vợ ôm mặt khóc mếu máo nói đưa đủ 20%. Dĩ nhiên họ không hề biết phải trả thêm PMI (pre mortgage insurance) cho tới khi trả đủ 20% mới xoá.
 
Nghĩ mình may mắn vì được chính phủ giúp đỡ ban đầu, nên tôi cũng không hề phiền hà bị ép giá khi giữ trẻ, miễn có thêm chút đỉnh để cầm cự lúc ban đầu. Giữ trẻ chỉ tạm thời “chữa cháy“, nên tôi không ganh ghét với họ, mà còn tội nghiệp cảnh “vặt đầu cá vá đầu tôm“ quay cuồng trong sinh kế. 

Cha mẹ của những đứa trẻ tôi giữ đều kiếm sống bằng những nghề lao động. Dần dần cũng có người trở thành chủ tiệm ăn, tiệm nails, tiệm giặt. Hầu như các tiệm có chủ người Việt mở cửa suốt tuần, vì tiền thuê tiệm trả đủ 30 ngày/ tháng. Phải ráng cày để bù đắp mọi chi phí. Luật qui định 13 tuổi trẻ em mới được ở nhà không có người lớn giám sát. Nhưng rất nhiều trẻ em chỉ chừng 7 hay 8 tuổi mỗi sáng đã tự lên xe bus tới trường, khi về cũng tự về nhà. Cha mẹ còn bận trông nom cửa tiệm, về nhà rất khuya, lúc đó con đã đi ngủ.
 
Con học hành ra sao cũng chẳng biết. Cứ mỗi năm lên lớp, hết trung học cũng có tờ chứng nhận học xong. Tuổi thiếu niên (teen) là tuổi “nguy hiểm” nhất, rất cần sự quan tâm của cha mẹ. Nhưng họ lại thở phào coi như nhẹ gánh. Con gái dính bầu, con trai  vướng ma túy. Tôi sửng sốt khi nghe tin con bé ngày xưa tôi giữ, khóc nhèo nhẹo cả ngày, sắp sửa sanh mà bà mẹ không hề hay biết.
 
Cuộc sống nơi xứ người chỉ khó khăn lúc ban đầu. Nếu cha mẹ làm ít lương, ngoài tiền học miễn phí từ mẫu giáo tới hết lớp 12, chính phủ còn cho thêm tiền ăn trưa, đi học thì có xe bus đưa đón.
 
Mọi người thường nhìn “nghề“ ở xứ tạm dung làm “ tiêu chuẩn” đánh giá. Nha sĩ thứ thiệt, khi em bảo lãnh qua theo diện chị em (12 năm) đã khá lớn tuổi, nên đành đi làm nails. Cô giáo từng là giám khảo chấm giáo viên dạy giỏi, qua Mỹ một nách hai con nhỏ và ông chồng già tù tội, đành ở nhà giữ trẻ, tối đi học tóc. Ông cựu tù đi học sửa xe, chấp nhận đổi “một lấy hai (Master)“ bị người ta khi dễ, coi thường. Không thể đi học lại đại học, thì làm thợ, nhưng hai con sẽ ăn học nên người, đó là  đổi “một lấy hai“.
 
“Don't judge the man by his looks.” Ma mới là người không có lực mà cũng chẳng có thế, nên bà nha sĩ và bà cô giáo ráng “nín thở qua sông“ cho hết cơn bỉ cực. Ép giá cũng chẳng khác chi lường gạt. Bớt xén những đồng tiền nhỏ nhoi của người đang gặp khó khăn, tức là đang tự hạ giá trị của mình đó. Đừng quên chẳng có gì giấu mãi dưới ánh sáng mặt trời.
 
Lại thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
18/07/202411:46:15
Khách
Ðáng tiếc là có một số nguời thích chèn ép lợi dụng nguời mới đến định cư thay vì giúp đỡ nguời lâm nạn lỡ buớc làm phuớc. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Hồi tôi mới đến Mỹ có chị Vân nguời đã định cư ở Mỹ từ truớc 1975 tuy không phải là nguời bảo trợ nhưng trong nhà nuôi sinh viên cũ và mới đến định cư đi học đại học hay đi làm không lấy tiền. Tôi vẫn nhớ ơn chị Vân đã có lòng từ thiện cho tạm trú trong những ngày đầu bơ vơ. Lịch sử tị nạn sẽ tái diễn sau khi Trump đắc cử và ép buộc Ukraine phải chấp nhận cho quân Nga đóng quân trên lãnh thổ Ukraine để rồi bị tiêu diệt chỉ vì Trump muốn dành tiền để bảo vệ Do Thái, y hệt như Kissinger đã làm với Nam VN qua HÐ Paris 1973. Ðúng là thiên mệnh.Nguời ám sát hụt Trump không sửa đuợc số phận nuớc Mỹ và thế giới giống như Kinh Kha ngày xưa không sửa đuợc lịch sử nuớc Tàu. Ai biết tuơng lai nuớc Mỹ và thế giới sẽ ra sao?
Năm 1975, Vua Faisal của Saudi Arabia thấy Mỹ tu` chối 300 triệu cho VNCH nên ông muốn cho VNCH muợn 300 triệu để mua vũ khí. Tuy nhiên có lẽ Kissignger và Do Thái muốn VNCH "chết phức cho rồi" giết nguời để lấy của nên vua Faisal bị ám sát. Ðúng là vận số 20 triệu nguời miền Nam bị bỏ đói 20 năm và triệu nguời bị tù tội, chết trên biển, chết trong tù, và gần 3 triệu nguời phải bỏ nhà cửa tài sản ra đi nên vua Faisal bị ám sát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,250
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến